您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Đoàn thanh niên VNPT tặng quà, động viên hiệp sĩ ở Bình Dương
NEWS2025-02-08 21:05:52【Kinh doanh】4人已围观
简介- Cảm kích hành động nghĩa hiệp của các hiệp sĩ đường phố ở Bình Dương,ĐoànthanhniênVNPTtặngquàđộngvgia xang dau hom naygia xang dau hom nay、、
![](http://img.vietnamnet.vn/logo.gif)
Cảm kích trước tấm lòng nghĩa hiệp của các hiệp sĩ đường phố ở Bình Dương như thông tin “Nỗi lòng cay đắng mang tên “hiệp sĩ đường phố” mà VietNamNet đã thông tin, trong ngày 12/7 vừa qua đoàn thanh niên của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) thuộc Bộ Thông tin Truyền thăm đã đến thăm động viên tình thần đối với các hiệp sĩ đường phố xứ Gốm.
Thăm hỏi, tặng quà “hiệp sĩ” Nguyễn Tăng Tiên |
很赞哦!(84783)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Mohun Bagan Super Giant vs Punjab, 21h00 ngày 5/2: Niềm vui đứt đoạn
- NSƯT Thanh Quý 'Thương ngày nắng về' chảy máu cam đầy áo vẫn tiếp tục diễn
- Chấm điểm bằng tửu lượng, thầy giáo bị đình chỉ
- Tiết lộ sức mạnh hung thần 'thú mỏ vịt' Su
- Nhận định, soi kèo Bodrum vs Antalyaspor, 19h30 ngày 5/2: Khó tin cửa trên
- Đồng phục tiếp viên hàng không gợi cảm nhất thế giới
- Clip 23 phút vụ cô giáo đánh học sinh ở TP Hồ Chí Minh
- Sao Việt hôm nay 2/1: Chí Trung hạnh phúc bên bạn gái doanh nhân kém 18 tuổi
- Nhận định, soi kèo Antigua GFC vs Malacateco, 08h00 ngày 6/2: Tạm chiếm ngôi đầu
- Chuyện tình cổ tích kỳ lạ của cặp sao Hoa ngữ sau vụ đâm xe
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Sabah Baku vs Sumqayit, 21h30 ngày 5/2: Chủ nhà giành vé
Song Ji A (hay YouTuber Free Zia) nổi lên thành ngôi sao nhanh chóng sau khi tham gia show Địa ngục độc thânnhờ có gu thời trang sang chảnh và hình tượng tiểu thư con nhà giàu.
Tuy nhiên, cô nhanh chóng bị cư dân mạng phát hiện sử dụng hàng nhái các nhãn hiệu nổi tiếng như Gucci, Dior, Channel,... thậm chí đăng bài quảng cáo cho các thương hiệu trong khi mặc hàng nhái. Ngay cả khi đã viết thư tay xin lỗi, Song Ji A và gia đình vẫn bị chỉ trích gay gắt.
Song Ji A với hình tượng "tiểu thư sang chảnh" Sau đó, Song Ji A đã đăng tải video xin lỗi dài gần 4 phút, xóa tất cả bài đăng trên Instagram hơn 3,6 triệu lượt theo dõi và đặt chế độ ẩn danh tất cả video trên kênh YouTube hơn 1,9 triệu người đăng ký. Đồng thời, cô cũng hứa sẽ chịu trách nhiệm về hành vi của mình và mong cộng đồng mạng ngừng chỉ trích và đổ lỗi cho gia đình cô.
Song Ji A đăng tải video xin lỗi:
Song Ji A bày tỏ trong video xin lỗi: "Đầu tiên, tôi xin lỗi vì đăng tải video muộn. Tôi cũng xin lỗi vì đã khiến nhiều người lo lắng và phiền lòng.
Liên quan đến những tranh cãi gần đây, tôi thừa nhận đã sử dụng hàng nhái, đây là lỗi của tôi. Với tư cách là một YouTuber, lẽ ra tôi phải cẩn thận với mọi hành động nhưng tôi lại sử dụng hàng nhái khiến giá trị của các thương hiệu bị tổn hại và người ủng hộ, tin tưởng tôi thất vọng.
Lúc đầu, tôi mua những sản phẩm đó vì thấy đẹp và có vẻ được nhiều người yêu thích. Nhưng sau đó, tôi không đủ tỉnh táo để ngừng lại rồi ngày càng chìm sâu vào hành vi đó. Tôi hối hận và cảm thấy thật tệ khi nghĩ về quá khứ của bản thân. Lẽ ra, tôi phải nỗ lực nhiều hơn nữa và nhìn lại bản thân khi được nhiều người yêu mến, nhưng tôi không làm được.
Tôi muốn các bạn hiểu rằng tình cảm của tôi dành cho các Pringies (người hâm mộ) là chân thành ngay từ ngày đầu mở kênh YouTube. Tuy nhiên, rất nhiều Pringies bị tổn thương vì tôi sử dụng hàng nhái. Tôi mong mọi người hiểu rằng tình cảm của tôi luôn chân thành và tôi muốn gửi lời xin lỗi tới các bạn.
Tôi đã chuyển tất cả các video trên YouTube sang chế độ riêng tư để bản thân suy ngẫm và kiểm điểm. Tôi sẽ chịu trách nhiệm cho những sai lầm của mình.
Kể từ khi tranh cãi về hàng nhái xảy ra, mỗi ngày tôi đều suy nghĩ về những lời khuyên và sự chê trách, nhận ra những khuyết điểm của bản thân, sống trong sự hối hận và suy ngẫm về hành vi của mình. Tôi chân thành xin lỗi''.
Trà My
Theo Koreaboo
Song Ji A bị loại khỏi chương trình truyền hình
Sau khi nổi tiếng nhờ 'Địa ngục độc thân', Song Ji A được mời tham gia chương trình Point of Omniscient Interfere. Tuy nhiên, đài MBC đã quyết định xóa bỏ cảnh quay của cô.
">Song Ji A 'Địa ngục độc thân' đăng video xin lỗi sau lùm xùm dùng hàng giả
Nhiều lỗi sai trong Vua tiếng Việt được chỉ ra (Ảnh chụp màn hình).
Không thể phủ nhận, chương trình này với sự tham gia của đông đảo người chơi ở mọi tầng lớp, lứa tuổi, nghề nghiệp, quốc tịch đã thu hút được sự quan tâm lớn của công chúng.
Tuy nhiên, việc chương trình liên tục bị tố gặp lỗi và nhiều "sạn" thời gian qua khiến không ít người cảm thấy nuối tiếc.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, tên chương trình Vua tiếng Việtcó phần to tát so với một game show truyền hình, không nên dùng chữ "vua".
Chia sẻ với Dân trívề vấn đề này, PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Việt ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, đặt tên chương trình là "Vua tiếng Việt" hoàn toàn không ổn.
Lý do là bởi tên gọi này kích thích lòng kiêu ngạo vô lối, đặc biệt là với lớp trẻ. Nhắc đến "vua" là nhắc đến người cao nhất, người làm luôn làm đúng, nói đúng, không ai sánh bằng. Người trẻ vì thế sẽ hiểu người thi hoặc người giành giải Vua tiếng Việtsẽ là người giỏi tiếng Việt nhất.
"Gọi "Vua tiếng Việt" thực ra là một kiểu câu view nhưng trong trường hợp này rất không nên vì gây phản cảm về mặt văn hóa. Ngay từ lần đầu nghe thấy tên gọi này tôi đã cảm thấy không phù hợp, không đảm bảo chất văn hóa của một chương trình truyền hình phát trên đài trung ương.
Theo tôi, chương trình nên đổi thành những cái tên dung dị, khiêm nhường hơn như "Thi tiếng Việt", "Tiếng Việt tinh hoa"… Những tên gọi này nhã nhặn, phù hợp với nội dung chương trình", PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt nhấn mạnh.
Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông cũng chỉ ra rằng, chương trình nhận là "Vua tiếng Việt" nhưng liên tục bị tố gặp sai sót. Việc sai sót này vô cùng nguy hiểm với công chúng.
Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là phương tiện giao tiếp. Nếu chương trình sai sót sẽ dễ dẫn đến sai sót trên nhiều lĩnh vực. Người xem chương trình, đặc biệt là người trẻ, học sinh sẽ tiếp nhận kiến thức sai. Người chơi cũng ảnh hưởng về tâm lý, hoang mang khi dự thi, mất niềm tin, nhầm lẫn giữa đúng và sai.
"Điều nguy hại nữa là khi phát sóng cái sai thì người ta xem được, nhưng khi chương trình đính chính chưa chắc mọi người đã biết. Người xem sẽ cảm thấy cách giải thích trước đó là đúng và sẽ sử dụng trong các hoạt động giao tiếp hoặc dùng để viết bài, làm văn. Tiếng Việt sẽ theo đó mà lệch lạc.
PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt (Ảnh: Hồng Anh).
Trong bối cảnh tiếng Việt bị sử dụng lung tung, nhiều người muốn xem chương trình để tìm đến cái chuẩn nhưng chương trình lại có nhiều "sạn", nhiều lỗi thì sẽ khiến công chúng "dễ nhiễm" sai theo", chuyên gia này nhấn mạnh.
Theo PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt, khi xây dựng chương trình về tiếng Việt, nhà đài phải thật thận trọng. Chương trình cần có bộ máy biên tập giỏi, đặc biệt phải có những cố vấn am hiểu nhiều lĩnh vực của nghiên cứu ngôn ngữ (ngữ âm, ngữ pháp, chính tả, lịch sử tiếng Việt…). Nếu không có những người làm chương trình giỏi hoặc đội ngũ cố vấn chặt chẽ thì lầm lẫn sẽ xảy ra liên tục.
Nhìn nhận một cách khách quan, vị chuyên gia này cho rằng, mục tiêu của chương trình Vua tiếng Việtrất hay, giúp ích cho cuộc sống nên được đông đảo người dân đón nhận.
Tuy nhiên, để chương trình có chất lượng hơn, nhà đài nên thay đổi tên chương trình cho phù hợp, chỉnh lý về cách làm, thận trọng khi lựa chọn các câu hỏi, đáp án. Đặc biệt, với những trường hợp sai sót nên có sự cầu thị, tiếp thu, xin lỗi và đính chính kịp thời để công chúng không học theo cái sai.
'Vua tiếng Việt' bị chê nhiều sạnKhán giả chỉ ra nhiều lỗi sai của chương trình "Vua tiếng Việt". Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công phân tích một số lỗi về chính tả, nhầm lẫn về phương ngữ... của ban biên tập cũng như cố vấn chương trình.">
Tên gọi chương trình 'Vua tiếng Việt' quá kiêu ngạo, gây phản cảm?
Chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc so với trung bình cả nước. Đánh giá về mức độ chuyển đổi số, đại diện Cục Chuyển đổi số Quốc gia cho hay, giá trị cả 3 trụ cột chuyển đổi số là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số tại khu vực này năm 2021 đều tăng so với năm 2020. Cụ thể, chính quyền số tăng 0,0586, kinh tế số tăng 0,1574 và xã hội số tăng 0,1107.
Trung du và miền núi phía Bắc là khu vực được đánh giá có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, nhiều di sản văn hóa đặc sắc, với hơn 30 dân tộc anh em đang sinh sống.
Các tỉnh phía Bắc cũng sở hữu nhiều điểm đến du lịch hấp dẫn như di tích chiến trường Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Thác Bản Giốc, Hang Pắc Bó (tỉnh Cao Bằng), Cột cờ Lũng Cú (tỉnh Hà Giang), Khu di tích Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ), Cây đa Tân Trào và An toàn khu ATK (tỉnh Tuyên Quang), Khu ATK Định Hoá (tỉnh Thái Nguyên), Sapa (tỉnh Lào Cai)... Đây là những điều kiện để các địa phương phát triển du lịch.
Ông Nguyễn Phú Tiến cho biết, trong chuyển đổi số, sẽ không thể có một hình mẫu chung, do đó, các tỉnh cần tìm những cách làm phù hợp với đặc thù, lợi thế của địa phương mình.
Ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Chuyển đổi số Quốc gia. Để thúc đẩy chuyển đổi số các tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc, Cục Chuyển đổi số Quốc gia khuyến nghị, các tỉnh cần thúc đẩy phát triển hệ sinh thái du lịch trong khu vực. Chuyển đổi số du lịch không còn chỉ là thắng cảnh, danh lam, mà quan trọng hơn là trải nghiệm của khách du lịch.
Bên cạnh đó, các tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc cũng nên phát triển đặc thù riêng theo thế mạnh của địa phương mình. Đó là các mô hình nông nghiệp - lâm nghiệp thông minh, đưa các sản phẩm nông, lâm sản lên sàn thương mại điện tử và số hoá chuỗi cung ứng xuất khẩu.
Kinh nghiệm, bài học từ các mô hình chuyển đổi số
Tại Hội thảo, đại diện một số tỉnh cũng đã chia sẻ một số cách làm hay trong việc triển khai các mô hình thí điểm chuyển đổi số tại địa phương mình. Đây là những bài học kinh nghiệm để nhiều địa phương khác tham khảo trong quá trình chuyển đổi số.
Theo ông Nguyễn Thúc Mạnh - Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Yên Bái, chuyển đổi số là cơ hội để một tỉnh nghèo như Yên Bái dù “đi sau”, nhưng có thể “đuổi kịp, tiến cùng”, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các tỉnh, thành phố khác. Do vậy, Yên Bái rất quyết tâm, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và huy động hệ thống chính trị các cấp và toàn dân làm chuyển đổi số.
Yên Bái đang vận hành cùng lúc nhiều mô hình chuyển đổi số hoạt động của người dân và chính quyền các cấp. Ảnh: Vân Anh Cách làm của Yên Bái là triển khai đồng bộ, làm từ trên xuống, xác định các thể chế về chuyển đổi số, sau đó triển khai thực hiện, xây dựng củng cố hạ tầng, đặc biệt là nền tảng cơ bản về chuyển đổi số. Điển hình là các hạ tầng như Trung tâm dữ liệu tập trung Data Center của tỉnh, trung tâm giám sát an toàn an ninh mạng (SOC)…
Ở chiều ngược lại, với phương pháp từ dưới lên, các mô hình chuyển đổi số tại Yên Bái thực hiện theo nguyên tắc “3 được”: Nhìn được, sờ được và nắm được.
Về cơ bản, các mô hình chuyển đổi số tại Yên Bái còn được thực hiện theo kiểu “vết dầu loang”. Đầu tiên là đánh giá thực tiễn vấn đề, xây dựng mô hình chuyển đổi số ở phạm vi, quy mô phù hợp, sau đó tổ chức thí điểm triển khai, đánh giá, rút kinh nghiệm trước khi nhân rộng.
Chia sẻ kinh nghiệm của địa phương mình, Phạm Tất Thành, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch tỉnh Lào Cai cho hay, là một tỉnh có thế mạnh về du lịch, Lào Cai đã tích cực triển khai chuyển đổi số ngành du lịch, áp dụng công nghệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách.
Cổng du lịch thông minh tỉnh Lào Cai. Đây là địa phương đang rất tích cực chuyển đổi số trong hoạt động du lịch. Lào Cai hiện đã có bản đồ du lịch số và ứng dụng du lịch thông minh trên smartphone. Địa phương này cũng có cả hướng dẫn viên ảo, số hóa dữ liệu để tự động trả lời du khách bằng 2 ngôn ngữ Việt, Anh thông qua chatbot tự động 24/24h, ở cả dạng âm thanh và chữ viết trên cổng du lịch và các mạng xã hội.
Theo ông Phạm Tất Thành, Lào Cai đã ứng dụng công nghệ số trong việc thống kê du khách. Các dữ liệu này có thể được phân loại theo nhu cầu, thói quen, số lượng, độ tuổi, giới tính, địa điểm, mức chi tiêu, thời gian lưu trú, thời gian chuyến du lịch,..., từ đó phục vụ cho công tác quản lý và xúc tiến du lịch. Tỉnh này cũng đã ứng dụng công cụ kỹ thuật để đánh giá chất lượng, mức độ hài lòng của du khách đối với sản phẩm và dịch vụ du lịch.
Không chỉ vậy, trong quá trình chuyển đổi số ngành du lịch, Lào Cai còn xây dựng các tour tham quan, điểm tham quan ảo và các chuyến du lịch tương tác để phục vụ du khách. Hoạt động xúc tiến du lịch trên các kênh truyền thông số cũng được quan tâm đẩy mạnh.
Cách Hải Phòng nâng tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến từ 18% lên trên 94%
Với cách làm khác biệt là tính toán cụ thể thực trạng từng đơn vị để giao chỉ tiêu trong tổng thể giải pháp đồng bộ, quyết liệt và liên tục, Hải Phòng đã vượt mục tiêu về phát triển dịch vụ công trực tuyến.">Chuyển đổi số để trung du và miền núi “đi sau”, nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”
Kèo vàng bóng đá Liverpool vs Tottenham, 03h00 ngày 7/2: Lật ngược tình thế
“Đánh gậy” bản quyền Quốc ca Việt Nam
Nhạc Quốc ca trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam - Lào tại AFF Cup 2020 bị tắt tiếng (trên nền tảng YouTube) khiến dư luận “dậy sóng”. Họa sĩ Văn Thao - con trai cố nhạc sĩ Văn Cao bày tỏ nỗi bức xúc: “Vụ việc các kênh YouTube tắt tiếng Quốc cađã xảy ra và đây không phải lần đầu. Họ đã xâm phạm bản quyền của quốc gia… Tiến quân cahoàn toàn là tài sản của Nhà nước, của nhân dân. Tôi tin là các cơ quan chức năng sẽ làm rõ vấn đề này”.
Họa sĩ Văn Thao - con trai cố nhạc sĩ Văn Cao. Nhiều độc giả của VietNamNet cho rằng câu chuyện như “trò hề” khi “cha đẻ” không lấy tiền, kẻ ăn theo thì kiếm lợi. Bạn Phạm Long chia sẻ: “Đến Quốc cacòn phải có “bản quyền” mới được sử dụng? Đúng trò hề...”. Độc giả Phạm Chương đề nghị các ban ngành vào cuộc: “Chẳng lẽ một quốc gia có chủ quyền lại phải xin phát bài Quốc cacủa chính quốc gia mình hay sao? Đề nghị Bộ VH-TT&DL làm rõ”.
Ngay sau đó, Bộ VH-TT&DL lên tiếng khẳng định: Pháp luật của Việt Nam quy định nghiêm cấm bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, dưới bất kỳ hình thức nào có hành vi ngăn chặn, cản trở việc phổ biến tác phẩm này một cách trực tiếp hay gián tiếp (bao gồm trên mạng) theo quy định pháp luật. Bộ VH-TT&DL yêu cầu tất cả các cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm, không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến Quốc caViệt Nam.
Sao kê các hoạt động từ thiện của sao Việt
Giữa tháng 9/2021, mạng xã hội liên tục xôn xao về hoạt động từ thiện của một số nghệ sĩ nổi tiếng ở Việt Nam như vợ chồng Thuỷ Tiên - Công Vinh, Hoài Linh... Người thì bị tố giải ngân chậm, người lại dính lời đồn thiếu minh bạch… Nhiều độc giả của VietNamNet bày tỏ sự ủng hộ giới nghệ sĩ và các hoạt động từ thiện nhưng cũng không ít ý kiến nghi ngờ. Từ đó, những từ khoá "minh bạch, sao kê" được nhắc đến thường xuyên, thể hiện một đòi hỏi hoàn toàn chính đáng.
Thuỷ Tiên trước làn sóng của người hâm mộ đòi 'sao kê'. Độc giả có biệt danh "Sao Kê" chia sẻ: “Thật tâm từ thiện sao phải sợ và né, những người ăn chặn mới sợ, cây ngay sao sợ chết”. Bạn QuocViet lại đại diện một luồng ý kiến khác: “Xã hội phải luôn luôn có phản biện, chứ không phải ai cũng chỉ tuân theo một ý như robot. Và chuyện đòi công khai sao kê là hoàn toàn bình thường và đó là trách nhiệm của người làm từ thiện”.
Chiều 28/12, sau nhiều tháng vào cuộc tra soát hoạt động từ thiện của Thủy Tiên, đại diện Cục Cảnh sát hình sự cho biết đã có kết quả bước đầu xác minh việc thu, chi tiền từ thiện của ca sĩ này: “Lượng tiền vào tài khoản và số tiền đi ủng hộ, xác định số tiền vào còn ít hơn số tiền các cá nhân đã đi ủng hộ các tỉnh”.
Làm sạch showbiz Việt, Quy tắc ứng xử ra đời
Cùng với sự phát triển của mạng xã hội, chưa bao giờ showbiz Việt nhiễu loạn như hiện nay. Năm 2021 trôi qua, không ít sao Việt vướng tai tiếng: nhiều nghệ sĩ đưa tin sai về Covid-19, Hoài Linh giải ngân tiền từ thiện chậm, Jack có con với bạn diễn... Quan điểm của độc giả VietNamNet là nghệ sĩ không có vùng cấm và khán giả chính là bồi thẩm đoàn. Nhiều ý kiến thậm chí còn đề nghị biện pháp xử phạt mạnh tay, ví như tẩy chay, “phong sát” các nghệ sĩ thiếu chuẩn mực...
Trang Trần từng bị phạt 7.5 triệu đồng vì nói tục, chửi bậy trên mạng xã hội. Bạn Nhật Minh chia sẻ với VietNamNet rằng nghệ sĩ chân chính không lạm dụng chiêu trò: “Nghệ sĩ tài năng thì không bao giờ dùng chiêu bẩn để PR cho bản thân, chúng ta thấy mấy người mẫu nghệ sĩ không có tài năng thì lại hay phát ngôn và hành động rất vô văn hóa cốt để mọi người biết đến mình càng nhiều càng tốt”. Còn độc giả Le Phung The quan niệm: “Rất nên làm và làm ngay như Trung Quốc và Hàn Quốc, dẹp triệt để những người tự nhận nghệ sĩ, vô văn hóa, không có liêm sỉ. Đồng thời phải có quy định, chế tài xử lý các hãng giải trí, các gameshow nhố nhăng”.
Ý kiến của độc giả đã được trả lời khi giữa tháng 12/2021, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng ký ban hành Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Bộ quy tắc ứng xử gồm 3 chương, 11 điều, trong đó chương I quy định: Mục đích, phạm vi, đối tượng, giải thích từ ngữ; chương II Quy tắc ứng xử; chương III là Tổ chức thực hiện.
Quyết định này nhanh chóng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người yêu mến làng giải trí Việt và cả độc giả VietNamNet. Bạn Đông Vũ chia sẻ: “Phải thật quyết liệt và mạnh mẽ trong vấn đề quản lý nghệ sĩ, giới được coi là giàu có và nổi tiếng, mang tầm ảnh hưởng lớn tới xu hướng nhận thức của giới trẻ. Không để họ có những phát ngôn, việc làm thiếu đạo đức, thiếu chuẩn mực xã hội được”.
Lùm xùm của Hồ Văn Cường và mẹ nuôi Phi Nhung
2021 là một năm buồn với người hâm mộ Phi Nhung. Giọng ca Bậu ơi đừng khóc qua đời vì Covid-19 nhưng trước đó, ồn ào với cậu con trai nuôi Hồ Văn Cường về tiền thưởng từ một cuộc thi và cát-xê… khiến nhiều người tiếc nuối. Độc giả VietNamNet có người ủng hộ Phi Nhung nhưng cũng không ít bạn đồng tình với Hồ Văn Cường.
Hồ Văn Cường là cái tên được nhắc nhiều trong năm 2021 vì lùm xùm liên quan tới mẹ nuôi - ca sĩ Phi Nhung. Không lâu sau khi nữ ca sĩ qua đời, đại diện Phi Nhung thông báo đã bàn giao đủ số tiền cho Hồ Văn Cường. Chuyện hợp tác giữa Cường và công ty của mẹ nuôi cũng dừng lại ở đây. Giọng ca trẻ cho biết: “Mọi chuyện đã được giải quyết, con mong mọi người sẽ thôi nhắc về vấn đề này để những chuyện buồn sẽ qua đi. Bản thân con cũng không muốn nhớ về những chuyện không vui đó nữa".
Ấy thế mà người đã khuất vẫn không được yên bởi sự xuất hiện của nhiều nhân vật không liên quan, gồm cả đồng nghiệp Phi Nhung… Những người yêu mến Vbiz chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm. Bạn Nguyễn Hùng chia sẻ trong một bình luận ở VietNamNet: “Phàm đạo làm người thì phải biết ông bà đã dạy cho chúng ta nghĩa tử là nghĩa tận. Hồ Văn Cường 18 tuổi, đã là thanh niên trưởng thành thì sẽ biết làm gì, biết đúng, biết sai, biết đạo lý làm người và đặc biệt Cường hạnh phúc hơn các cháu khác là vẫn còn cha, mẹ ruột để chăm lo dạy bảo và định hướng tương lai... Vậy nên để em ấy yên!''.
Phim 'Hương vị tình thân' gây tranh cãi nhất năm
Bộ phim có sự tham gia của nhiều diễn viên truyền hình hot như: Mạnh Trường, Phương Oanh… nhận được nhiều phản ứng “đến là ngộ” từ khán giả và cả bạn đọc VietNamNet. Ban đầu, hầu hết khán giả đều yêu thích, sau đó là bực bội rồi chê bai, thậm chí doạ tắt TV… Mọi chủ đề liên quan đến Hương vị tình thân, từ nội dung, tình tiết, vai chính - phụ, đến chuyện ăn mặc, chuyện diễn viên khóc trên phim xấu hay đẹp..., đều trở thành chủ đề bàn luận.
Riêng độc giả VietNamNet thì có vô số phản hồi khác nhau. Sau những lời có cánh dành cho phần 1, tới phần 2, hầu hết đều bực bội” vì kết cấu phim chưa chặt chẽ, nhiều tình tiết lê thê, các nhân vật được xây dựng không hợp lý, tạo hình lỗi mốt, thời lượng phát sóng ngắn nhưng quảng cáo thì quá nhiều… Bạn Dan Do khẳng định: “Hương vị tình thândài nhất và cũng là phim dở nhất. Vay mượn sao chép kịch bản phim nước ngoài đưa quá nhiều chi tiết xa lạ không đúng với bản sắc người Việt”.
Hương vị tình thân hiện là bộ phim Việt nắm giữ nhiều kỷ lục nhất trên sóng giờ vàng VTV khi là phim có số tập dài nhất (136), phát sóng liên tục trong thời gian dài nhất (hơn 6 tháng, từ giữa tháng 4/2021 đến cuối tháng 10/2021).
Con gái út diva Mỹ Linh “gây bão” vì ăn mặc nổi loạn
Mỹ Anh - con gái của Mỹ Linh và nhạc sĩ Trương Anh Quân là một cô bé tài năng và cá tính. Nhưng cá tính của cô bé lại khiến dư luận dậy sóng vì sự cố “tụt quần khoe vòng 3”. Nhiều độc giả của VietNamNet nêu quan điểm “thật tiếc cho con gái Mỹ Linh”.
Bộ trang phục khiến Mỹ Anh nhận "cơn mưa gạch đá". Tuy nhiên, không ít người lại ủng hộ Mỹ Anh. Theo họ, Mỹ Anh cứ nổi loạn đi, miễn đừng phạm pháp. Bạn Hà Thu chia sẻ: “Đừng quy chụp góc nhìn của mình lên người khác, mỗi người một cuộc đời. Chúng ta có quyền cảm thán về hình ảnh của người khác không phù hợp với mắt nhìn của mình, nhưng không nên bắt họ phải thay đổi vì mình”.
Cuối cùng dù có thế nào, Mỹ Anh cũng cần sự cảm thông, giơ cao đánh khẽ từ cộng đồng. Bởi như lời của Thạc sĩ Lê Minh Huân (giảng viên khoa Tâm lý học, ĐH Sư phạm TP.HCM), các phản hồi hoặc động thái tích cực khi ứng xử với cộng đồng mạng nên được ghi nhận và xem đó như là bài học có giá trị mà Mỹ Anh đã học được.
Lê Cúc(tổng hợp)
Những mối tình chị em lệch chục tuổi công khai năm 2021
2021 là năm 'được mùa' của showbiz Việt khi loạt sao nữ công khai hẹn hò với người kém mình hàng chục tuổi.
">'Điểm danh' vấn đề giải trí được phản hồi nhiều nhất năm 2021
Ca sĩ Sam Smith thu hút sự chú ý từ người hâm mộ sau khi mặc trang phục theo chủ đề ma quỷ. Khi các hình ảnh, clip từ buổi biểu diễn của Sam Smith lan truyền, nhiều người chỉ trích anh đang gây chú ý thông qua các màn trình diễn bị '"tình dục hóa".
Nhiều người chế giễu Sam Smith vì hình ảnh phản cảm và tuyên bố sẽ không cho con xem anh biểu diễn. "Tôi sẽ không đưa con mình đến buổi hòa nhạc của Sam Smith, nó phải phù hợp với lứa tuổi nhất định", một người dùng mạng xã hội cho biết.
Sam Smith. Sam Smith năm nay 30 tuổi, là ca sĩ - nhạc sĩ người Anh. Anh nổi tiếng từ năm 2012 khi hợp tác với Disclosure trong đĩa đơnLatch.Tháng 5/2014, Sam Smith công khai là người đồng tính và cho biết, nhiều bài hát trong album nói về những mối tình đơn phương.
Năm 2015, Sam Smith thắng lớn tại giải Grammy lần thứ 57 khi giành được 4 trong tổng số 6 đề cử quan trọng. Các giải thưởng bao gồm: Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất, Album nhạc Pop xuất sắc, Ca khúc của nămvà Bản ghi âm của năm.
Đỗ Phong(Theo koimoi.com
'Nữ diễn viên đẹp nhất thế giới' gây khiếp đảm với tạo hình ma quái
">Lupita Nyong’O - nữ diễn viên da màu từng dẫn đầu danh sách những phụ nữ đẹp nhất 2014 do tạp chí People của Mỹ bình chọn hóa thân vào vai một bà mẹ đáng sợ trong phim kinh dị 'Chúng ta' (Us).
Sam Smith bị chỉ trích vì ăn mặc phản cảm, lố lăng
Việc định danh tài khoản trên các mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook, YouTube, TikTok là điều cần làm sớm. Ảnh: Trọng Đạt VietNamNetliên hệ với TikTok tại Việt Nam và được cho biết nếu có quy định thì TikTok sẽ tuân thủ nghiêm túc. Cũng theo đại diện của TikTok, khi có cơ sở pháp lý, việc định danh tài khoản cá nhân trên nền tảng sẽ dễ dàng hơn và có thể làm một cách nhanh chóng. Bởi thực tế, tài khoản định danh có giá trị cao hơn tài khoản vãng lai rất nhiều, nhưng phải có khung pháp lý thì mới yêu cầu người dùng thực hiện được. Chẳng hạn như trên TikTok, thực tế với những tài khoản mua bán hàng thì có định danh chiếm khoảng 30%, còn lại khoảng 30% là các tài khoản “ảo”, ít được sử dụng.
Trong khi đó, phía Google không đưa ra bình luận gì vì đây là vấn đề liên quan đến thông tin cá nhân của người dùng. Nhưng theo anh T.S. một người đang quản lý nhiều kênh giải trí lớn trên YouTube tại TP.HCM, các tài khoản YouTube của Google đều đã thực hiện định danh, bởi nếu người dùng không tiến hành xác minh sẽ bị hạn chế rất nhiều thứ, ví dụ việc upload (đăng tải) các nội dung video có thời gian dài. Nền tảng này sẽ định danh cơ bản bằng số điện thoại và gần như quản lý được người dùng đang hoạt động trên đó. Anh T.S. cũng ủng hộ việc cơ quan chức năng yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới định danh tài khoản của người dùng, bởi sẽ giảm bớt được tình trạng lừa đảo online đang diễn ra gây nhức nhối cho xã hội trong thời gian qua.
Riêng với mạng xã hội Facebook, VietNamNetcũng đã gửi câu hỏi và đang chờ phản hồi về việc yêu cầu định danh tài khoản người dùng. Thực tế từ trước đến nay khi người dùng tại Việt Nam đăng ký tài khoản Facebook đều được yêu cầu xác minh bằng giấy tờ do nhà nước cấp như chứng minh nhân dân, căn cước công dân hay hộ chiếu và khuyến khích các tài khoản phải dùng tên thật. Người dùng xác minh tài khoản khi gặp sự cố sẽ được nền tảng hỗ trợ, còn nếu không tài khoản đó sẽ không thể khôi phục khi bị hack, hay biến mất khi có các đợt càn quét tài khoản “ảo”.
Rất nhiều người dùng cũng đã thể hiện sự đồng tình về việc định danh tài khoản này, họ cho rằng nếu làm tốt sẽ hạn chế được tình trạng lừa đảo, tin giả… Chủ tài khoản sẽ có trách nhiệm hơn với thông tin mình đưa lên trên các mạng xã hội. Theo ông Nguyễn Duy Vĩ, Giám đốc công ty truyền thông Buzi tại TP.HCM, việc thực hiện định danh sẽ giúp cho môi trường thông tin trên các mạng xã hội trở nên lành mạnh hơn.
“Không định danh người ta có thể vô tư đưa các thông tin tiêu cực, hay thậm chí lập ra các hội nhóm chia sẻ thông tin dạng ‘đánh đấm, cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp một cách vô tư mà không quan tâm đến hậu quả do mình gây ra, vì thế cần sớm định danh người dùng trên mạng xã hội để hạn chế tình trạng này”, ông Vĩ chia sẻ thêm.
Vẫn còn vấn nạn tài khoản “ảo”
Theo anh Khôi Nguyễn, một người đang làm các dịch vụ mạng xã hội tại TP.HCM, điều đáng lo ở đây là người dùng vẫn có thể dùng hình thức định danh “ảo”, kiểu như dùng các công cụ (tool) tạo ra hàng loạt các giấy tờ giả do cơ quan chức năng cung cấp… để xác minh. Với cách thức này, họ vẫn có thể “lách” để tạo ra hàng loạt tài khoản giả mạo trên các mạng xã hội.
Anh T.S. cũng cho rằng, để dẹp được các tài khoản “ảo” hiện nay là một điều vô cùng khó, có thể thấy từ TikTok đến các tính năng như Watch, Reels của Facebook, các tài khoản “ảo” được tạo ra vô vàn và ngay cả các mạng xã hội này cũng không cản nổi. Những người làm nghề kiếm tiền trên mạng (MMO) có rất nhiều cách để khai thác lỗ hổng của các nền tảng để kiếm tiền trên đó hoặc phục vụ các mục đích xấu. Bằng cách giả mạo IP hay lợi dụng các lỗ hổng trong các quy định lập tài khoản của các mạng xã hội xuyên biên giới, hàng loạt tài khoản “ảo” vẫn liên tục được tạo ra. Có thể thấy, hơn 80% các tài khoản “ảo” trên các mạng xã hội xuyên biên giới hiện nay được tạo phục vụ cho mục đích quảng cáo kiếm tiền, còn lại phục vụ cho các mục đích khác, trong đó có cả chính trị. Nên đây là một thách thức rất lớn cho cơ quan quản lý.
Tuy nhiên, các ý kiến đều bày tỏ hy vọng: Dù khó nhưng cơ quan chức năng sẽ có các giải pháp để hạn chế tối đa trong thời gian tới tình trạng trên, bởi khi đã có khung pháp lý rõ ràng, sẽ có tính răn đe với các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Sẽ yêu cầu định danh tất cả chủ tài khoản Facebook, TikTok, YouTubeViệc xác thực cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, số điện thoại với thông tin nhân thân đầy đủ, định danh tài khoản mạng xã hội đã góp phần làm chuyển biến tình hình đấu tranh với tội phạm mua bán người.">
Yêu cầu định danh tài khoản Facebook, YouTube, TikTok: Nhận được nhiều ủng hộ