Toan tính của Mỹ khi cho Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa ATACMSMinh PhượngMinh Phượng

(Dân trí) - Việc Ukraine được Mỹ cho phép dùng tên lửa ATACMS tấn công sâu vào lãnh thổ Nga đã buộc Moscow phải định nghĩa lại an ninh tuyến sau.

Toan tính của Mỹ khi cho Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa ATACMS  - 1

Tên lửa ATACMS khai hỏa (Ảnh minh họa: AFP).

Ukraine đã hành động

Như vậy sau nhiều lần nâng lên, đặt xuống, cuối cùng Washington cũng "bật đèn xanh" cho Kiev sử dụng tên lửa đạn đạo chiến thuật lục quân (ATACMS) mà Mỹ viện trợ, tập kích sâu trong lãnh thổ Nga. Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/11 xác nhận Ukraine đã hành động.

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, Kiev bắt đầu các cuộc tấn công quy mô lớn bằng tên lửa ATACMS, tập kích một số cơ sở ở Nga. Thông tin chính thức về thương vong và quy mô tàn phá vẫn đang được làm rõ nhưng thực tế việc sử dụng những tên lửa tầm xa này đã được xác nhận.

"Kết quả của trận chiến chống tên lửa, các kíp chiến đấu của hệ thống phòng không S-400 và Pantsir đã bắn hạ 5 tên lửa và làm hư hại một quả khác. Các mảnh vỡ của nó rơi xuống khu vực kỹ thuật của một cơ sở quân sự ở vùng Bryansk, gây ra đám cháy và được dập tắt kịp thời", Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Việc sử dụng ATACMS trở nên khả thi vì trước đây, những tên lửa này được cho là đã bị cài phần mềm khống chế, không cho phép chúng vượt ra ngoài biên giới Ukraine.

Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov gọi những hành động này là "một vòng leo thang xung đột mới" và nhấn mạnh rằng, điều đó sẽ khiến xung đột leo thang nghiêm trọng.

Việc sử dụng ATACMS của Ukraine tấn công lãnh thổ Nga, cũng gây lo ngại trong cộng đồng quốc tế. Một số nhà phân tích phương Tây cảnh báo rằng, những hành động như vậy có thể ảnh hưởng đến tiến trình xung đột, cũng như làm gia tăng căng thẳng giữa Nga và các nước NATO.

Để đáp trả, hôm 21/11 Nga đã phóng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm thế hệ mới, đánh trúng một nhà máy quốc phòng của Ukraine ở Dnipro. Phòng không Ukraine đã bó tay, không thể đánh chặn.

Tuy nhiên, bất chấp đòn răn đe cứng rắn của Moscow, đêm 24-25/11, Ukraine tiếp tục sử dụng tên lửa ATACMS mang đầu đạn chùm tập kích một sân bay quân sự của Nga ở vùng Kursk. Hiện chưa rõ liệu vụ việc này có được coi là căn cứ để leo thang căng thẳng hơn nữa hay không?

Toan tính của Mỹ khi cho Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa ATACMS  - 2

Bản đồ tầm bắn và vùng ảnh hưởng của các loại tên lửa Ukraine trên lãnh thổ Nga (Ảnh: Rybar).

Toan tính của Mỹ

Chính quyền của Tổng thống Biden, sau nhiều tháng cân nhắc và do dự, cuối cùng đã bật đèn xanh cho Ukraine tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Nga, bằng ATACMS tầm xa, đánh dấu sự leo thang đáng kể về năng lực mà Kiev có.

Trọng tâm ban đầu của các cuộc không kích sẽ là lực lượng Nga và Triều Tiên tập trung tại khu vực Kursk. Từ đầu tháng 8, Quân đội Ukraine (AFU) đã chiếm một số khu vực ở tỉnh Kursk, với diện tích khoảng 1.000km2. Để đánh bật quân Ukraine và giành lại lãnh thổ bị chiếm đóng, Nga được cho là đã tập hợp một lực lượng gồm 50.000 quân, trong đó có khoảng 10.000 binh sĩ Triều Tiên.

Việc sử dụng ATACMS tấn công vào lãnh thổ Nga, bổ sung thêm phương án tiến công mới cho Ukraine. Với tầm bắn lên tới 300km, những tên lửa ATACMS, sẽ cung cấp cho Ukraine khả năng đánh vào các mục tiêu quan trọng nằm sâu trong các khu vực do Nga kiểm soát. Ngoài Kursk, phạm vi tấn công của ATACMS có thể mở rộng sang các tỉnh giáp biên giới khác của Nga.

Việc Washington cho phép Kiev sử dụng ATACMS tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, được coi là phản ứng trực tiếp đối với sự hỗ trợ quân sự ngày càng tăng của Triều Tiên đối với Nga. Các thông tin của tình báo phương Tây cho thấy, số lượng quân Triều Tiên được triển khai để hỗ trợ các hoạt động của Nga có thể tăng lên tới 100.000 người.

Nga và Triều Tiên đến nay tiếp tục bác bỏ cáo buộc Triều Tiên đưa quân đến Nga để tham chiến, cho rằng những cáo buộc này là vô căn cứ. Mặt khác, Moscow nêu rõ, kể cả kịch bản Bình Nhưỡng đưa lính đến Nga cũng không vi phạm luật pháp quốc tế.

Dù vậy, các chuyên gia nhận định, bằng cách nhắm mục tiêu vào liên quân Nga - Triều, Ukraine muốn phá vỡ liên minh đang phát triển này và làm suy yếu khả năng củng cố lực lượng của Moscow.

Trước đó, Ukraine đã đệ trình một danh sách các mục tiêu tiềm năng cho Washington, bao gồm các kho đạn, kho nhiên liệu và sân bay quân sự nằm cách biên giới hàng trăm km. Việc lựa chọn các mục tiêu phản ánh một chiến lược được tính toán, nhằm làm suy yếu khả năng hậu cần và hoạt động của Nga, có khả năng buộc quân đội của nước này phải chuyển sang thế phòng thủ nhiều hơn.

Việc Mỹ chính thức cho phép Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong khả năng của Kiev, trong việc tiến hành các cuộc tấn công chính xác sâu trong lãnh thổ Nga. Sự phát triển này, mở ra một chiều hướng mới cho cuộc xung đột đang diễn ra, với những tác động sâu sắc đến cả các hoạt động quân sự chiến lược và các tính toán địa chính trị.

ATACMS - được biết đến với độ chính xác cao và tầm bắn xa, có thể phóng từ hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS hoặc M270, có tầm bắn lên tới 300km, tùy thuộc vào biến thể - cho phép lực lượng Kiev tấn công vào các cơ sở hạ tầng quan trọng và các trung tâm hậu cần của Nga mà trước đây nằm ngoài tầm với của họ.

Việc Kiev triển khai trên chiến trường loại vũ khí uy lực này đã chứng minh khả năng phá vỡ các tuyến tiếp tế và cấu trúc chỉ huy của Nga, đồng thời nó không chỉ là một bản nâng cấp kỹ thuật cho kho vũ khí của Ukraine, mà còn báo hiệu một sự thay đổi trong nguyên tắc hoạt động của lực lượng Kiev.

Bằng cách tấn công vào an ninh hậu phương của Nga, Ukraine tìm cách làm suy yếu các lợi thế về hậu cần và hoạt động của Moscow. Các kho hậu cần, vũ khí và các nút giao thông quan trọng để duy trì các hoạt động tiền tuyến đang bị đe dọa trước loại tên lửa này.

Điều này có thể buộc quân đội Nga phải điều chỉnh chiến lược hậu cần của mình, bằng cách phân tán các kho hậu cần thành những kho nhỏ hơn, hoặc chuyển các kho này xa hơn khỏi tiền tuyến, như vậy sẽ làm khó khăn thêm chuỗi cung ứng.

Về mặt chiến lược, sự cho phép của Mỹ, nhấn mạnh sự tự tin ngày càng tăng của Washington, vào khả năng sử dụng vũ khí hiện đại "một cách có trách nhiệm" của Ukraine. Nhà Trắng trước đây đã thận trọng trong việc cung cấp các quyền như vậy, một phần vì lo ngại về khả năng leo thang hoặc sử dụng sai mục đích.

Sự thay đổi trong chính sách của Washington, phản ánh cả tính cấp thiết của việc hỗ trợ các nỗ lực phản công của Ukraine và một sự "đánh cược" được tính toán rằng, Ukraine có thể duy trì kỷ luật hoạt động, ngay cả khi giao tranh với các mục tiêu trong lãnh thổ Nga.

Đối với Moscow, việc triển khai ATACMS đại diện cho một loạt thách thức mới. Các hệ thống phòng không của Nga, mặc dù rất mạnh mẽ ở một số chiến trường nhất định, nhưng hiệu quả không đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ rộng lớn mà chúng phải bảo vệ.

Các cuộc tấn công chính xác tầm xa của ATACMS, sẽ thử thách khả năng và tính linh hoạt của hệ thống phòng không của Nga, đặc biệt là ở những khu vực gần các trung tâm hậu cần quan trọng.

Điều này sẽ tạo ra một tình thế "tiến thoái lưỡng nan" về mặt chiến lược: việc tập trung quá mức các hệ thống phòng không, để bảo vệ các mục tiêu quan trọng có thể khiến các khu vực khác bị "hở". Trong khi việc phân tán các hệ thống phòng không để bảo vệ nhiều mục tiêu, sẽ làm giảm hiệu quả chung của chúng.

Chiêu kích thích tâm lý của các cuộc tấn công bằng ATACMS cũng không thể bị bỏ qua. Các cuộc tấn công sâu có khả năng làm xói mòn tinh thần của quân đội Nga, những người có thể coi các khu vực hậu phương ngày càng không an toàn.

Đồng thời, công chúng Ukraine có thể coi các hoạt động này là bằng chứng về năng lực ngày càng tăng của lực lượng vũ trang nước nhà và khả năng chống lại một đối thủ lớn hơn nhiều. Trên trường quốc tế, động thái này sẽ giúp Kiev củng cố về khả năng phục hồi và quyết tâm, có khả năng khiến dư luận quốc tế ủng hộ họ hơn nữa.

Tuy nhiên, không thể bỏ qua những rủi ro leo thang liên quan đến các cuộc tấn công ATACMS. Nga liên tục coi các biện pháp như vậy là khiêu khích, các quan chức Điện Kremlin thường xuyên cảnh báo về "hậu quả không thể lường trước", để đáp trả sự can dự được cho là của NATO hoặc Mỹ.

Trong khi điều khoản sử dụng ATACMS vẫn là một thỏa thuận song phương giữa Washington và Kiev, thì những hàm ý của nó lại vang vọng khắp liên minh NATO, nơi các quốc gia thành viên phải cân nhắc những rủi ro của các hành động trả đũa tiềm tàng từ Moscow.

Khi cuộc xung đột tiếp tục diễn biến, ATACMS đang định nghĩa lại phép tính chiến lược cho cả hai bên.

Đối với Ukraine, những tên lửa này cung cấp một công cụ làm suy yếu sự gắn kết hoạt động của Nga và có khả năng làm thay đổi cán cân trong các chiến trường cục bộ.

Đối với Nga, chúng đặt ra một vấn đề mới và cấp bách cần giải quyết trong một cuộc chiến đã được chứng minh là phức tạp và kéo dài hơn nhiều so với dự đoán.

" />

Toan tính của Mỹ khi cho Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa ATACMS

Toan tính của Mỹ khi cho Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa ATACMS

Minh PhượngMinh Phượng

(Dân trí) - Việc Ukraine được Mỹ cho phép dùng tên lửa ATACMS tấn công sâu vào lãnh thổ Nga đã buộc Moscow phải định nghĩa lại an ninh tuyến sau.

Toan tính của Mỹ khi cho Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa ATACMS  - 1

Tên lửa ATACMS khai hỏa (Ảnh minh họa: AFP).

Ukraine đã hành động

Như vậy sau nhiều lần nâng lên, đặt xuống, cuối cùng Washington cũng "bật đèn xanh" cho Kiev sử dụng tên lửa đạn đạo chiến thuật lục quân (ATACMS) mà Mỹ viện trợ, tập kích sâu trong lãnh thổ Nga. Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/11 xác nhận Ukraine đã hành động.

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, Kiev bắt đầu các cuộc tấn công quy mô lớn bằng tên lửa ATACMS, tập kích một số cơ sở ở Nga. Thông tin chính thức về thương vong và quy mô tàn phá vẫn đang được làm rõ nhưng thực tế việc sử dụng những tên lửa tầm xa này đã được xác nhận.

"Kết quả của trận chiến chống tên lửa, các kíp chiến đấu của hệ thống phòng không S-400 và Pantsir đã bắn hạ 5 tên lửa và làm hư hại một quả khác. Các mảnh vỡ của nó rơi xuống khu vực kỹ thuật của một cơ sở quân sự ở vùng Bryansk, gây ra đám cháy và được dập tắt kịp thời", Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Việc sử dụng ATACMS trở nên khả thi vì trước đây, những tên lửa này được cho là đã bị cài phần mềm khống chế, không cho phép chúng vượt ra ngoài biên giới Ukraine.

Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov gọi những hành động này là "một vòng leo thang xung đột mới" và nhấn mạnh rằng, điều đó sẽ khiến xung đột leo thang nghiêm trọng.

Việc sử dụng ATACMS của Ukraine tấn công lãnh thổ Nga, cũng gây lo ngại trong cộng đồng quốc tế. Một số nhà phân tích phương Tây cảnh báo rằng, những hành động như vậy có thể ảnh hưởng đến tiến trình xung đột, cũng như làm gia tăng căng thẳng giữa Nga và các nước NATO.

Để đáp trả, hôm 21/11 Nga đã phóng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm thế hệ mới, đánh trúng một nhà máy quốc phòng của Ukraine ở Dnipro. Phòng không Ukraine đã bó tay, không thể đánh chặn.

Tuy nhiên, bất chấp đòn răn đe cứng rắn của Moscow, đêm 24-25/11, Ukraine tiếp tục sử dụng tên lửa ATACMS mang đầu đạn chùm tập kích một sân bay quân sự của Nga ở vùng Kursk. Hiện chưa rõ liệu vụ việc này có được coi là căn cứ để leo thang căng thẳng hơn nữa hay không?

Toan tính của Mỹ khi cho Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa ATACMS  - 2

Bản đồ tầm bắn và vùng ảnh hưởng của các loại tên lửa Ukraine trên lãnh thổ Nga (Ảnh: Rybar).

Toan tính của Mỹ

Chính quyền của Tổng thống Biden, sau nhiều tháng cân nhắc và do dự, cuối cùng đã bật đèn xanh cho Ukraine tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Nga, bằng ATACMS tầm xa, đánh dấu sự leo thang đáng kể về năng lực mà Kiev có.

Trọng tâm ban đầu của các cuộc không kích sẽ là lực lượng Nga và Triều Tiên tập trung tại khu vực Kursk. Từ đầu tháng 8, Quân đội Ukraine (AFU) đã chiếm một số khu vực ở tỉnh Kursk, với diện tích khoảng 1.000km2. Để đánh bật quân Ukraine và giành lại lãnh thổ bị chiếm đóng, Nga được cho là đã tập hợp một lực lượng gồm 50.000 quân, trong đó có khoảng 10.000 binh sĩ Triều Tiên.

Việc sử dụng ATACMS tấn công vào lãnh thổ Nga, bổ sung thêm phương án tiến công mới cho Ukraine. Với tầm bắn lên tới 300km, những tên lửa ATACMS, sẽ cung cấp cho Ukraine khả năng đánh vào các mục tiêu quan trọng nằm sâu trong các khu vực do Nga kiểm soát. Ngoài Kursk, phạm vi tấn công của ATACMS có thể mở rộng sang các tỉnh giáp biên giới khác của Nga.

Việc Washington cho phép Kiev sử dụng ATACMS tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, được coi là phản ứng trực tiếp đối với sự hỗ trợ quân sự ngày càng tăng của Triều Tiên đối với Nga. Các thông tin của tình báo phương Tây cho thấy, số lượng quân Triều Tiên được triển khai để hỗ trợ các hoạt động của Nga có thể tăng lên tới 100.000 người.

Nga và Triều Tiên đến nay tiếp tục bác bỏ cáo buộc Triều Tiên đưa quân đến Nga để tham chiến, cho rằng những cáo buộc này là vô căn cứ. Mặt khác, Moscow nêu rõ, kể cả kịch bản Bình Nhưỡng đưa lính đến Nga cũng không vi phạm luật pháp quốc tế.

Dù vậy, các chuyên gia nhận định, bằng cách nhắm mục tiêu vào liên quân Nga - Triều, Ukraine muốn phá vỡ liên minh đang phát triển này và làm suy yếu khả năng củng cố lực lượng của Moscow.

Trước đó, Ukraine đã đệ trình một danh sách các mục tiêu tiềm năng cho Washington, bao gồm các kho đạn, kho nhiên liệu và sân bay quân sự nằm cách biên giới hàng trăm km. Việc lựa chọn các mục tiêu phản ánh một chiến lược được tính toán, nhằm làm suy yếu khả năng hậu cần và hoạt động của Nga, có khả năng buộc quân đội của nước này phải chuyển sang thế phòng thủ nhiều hơn.

Việc Mỹ chính thức cho phép Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong khả năng của Kiev, trong việc tiến hành các cuộc tấn công chính xác sâu trong lãnh thổ Nga. Sự phát triển này, mở ra một chiều hướng mới cho cuộc xung đột đang diễn ra, với những tác động sâu sắc đến cả các hoạt động quân sự chiến lược và các tính toán địa chính trị.

ATACMS - được biết đến với độ chính xác cao và tầm bắn xa, có thể phóng từ hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS hoặc M270, có tầm bắn lên tới 300km, tùy thuộc vào biến thể - cho phép lực lượng Kiev tấn công vào các cơ sở hạ tầng quan trọng và các trung tâm hậu cần của Nga mà trước đây nằm ngoài tầm với của họ.

Việc Kiev triển khai trên chiến trường loại vũ khí uy lực này đã chứng minh khả năng phá vỡ các tuyến tiếp tế và cấu trúc chỉ huy của Nga, đồng thời nó không chỉ là một bản nâng cấp kỹ thuật cho kho vũ khí của Ukraine, mà còn báo hiệu một sự thay đổi trong nguyên tắc hoạt động của lực lượng Kiev.

Bằng cách tấn công vào an ninh hậu phương của Nga, Ukraine tìm cách làm suy yếu các lợi thế về hậu cần và hoạt động của Moscow. Các kho hậu cần, vũ khí và các nút giao thông quan trọng để duy trì các hoạt động tiền tuyến đang bị đe dọa trước loại tên lửa này.

Điều này có thể buộc quân đội Nga phải điều chỉnh chiến lược hậu cần của mình, bằng cách phân tán các kho hậu cần thành những kho nhỏ hơn, hoặc chuyển các kho này xa hơn khỏi tiền tuyến, như vậy sẽ làm khó khăn thêm chuỗi cung ứng.

Về mặt chiến lược, sự cho phép của Mỹ, nhấn mạnh sự tự tin ngày càng tăng của Washington, vào khả năng sử dụng vũ khí hiện đại "một cách có trách nhiệm" của Ukraine. Nhà Trắng trước đây đã thận trọng trong việc cung cấp các quyền như vậy, một phần vì lo ngại về khả năng leo thang hoặc sử dụng sai mục đích.

Sự thay đổi trong chính sách của Washington, phản ánh cả tính cấp thiết của việc hỗ trợ các nỗ lực phản công của Ukraine và một sự "đánh cược" được tính toán rằng, Ukraine có thể duy trì kỷ luật hoạt động, ngay cả khi giao tranh với các mục tiêu trong lãnh thổ Nga.

Đối với Moscow, việc triển khai ATACMS đại diện cho một loạt thách thức mới. Các hệ thống phòng không của Nga, mặc dù rất mạnh mẽ ở một số chiến trường nhất định, nhưng hiệu quả không đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ rộng lớn mà chúng phải bảo vệ.

Các cuộc tấn công chính xác tầm xa của ATACMS, sẽ thử thách khả năng và tính linh hoạt của hệ thống phòng không của Nga, đặc biệt là ở những khu vực gần các trung tâm hậu cần quan trọng.

Điều này sẽ tạo ra một tình thế "tiến thoái lưỡng nan" về mặt chiến lược: việc tập trung quá mức các hệ thống phòng không, để bảo vệ các mục tiêu quan trọng có thể khiến các khu vực khác bị "hở". Trong khi việc phân tán các hệ thống phòng không để bảo vệ nhiều mục tiêu, sẽ làm giảm hiệu quả chung của chúng.

Chiêu kích thích tâm lý của các cuộc tấn công bằng ATACMS cũng không thể bị bỏ qua. Các cuộc tấn công sâu có khả năng làm xói mòn tinh thần của quân đội Nga, những người có thể coi các khu vực hậu phương ngày càng không an toàn.

Đồng thời, công chúng Ukraine có thể coi các hoạt động này là bằng chứng về năng lực ngày càng tăng của lực lượng vũ trang nước nhà và khả năng chống lại một đối thủ lớn hơn nhiều. Trên trường quốc tế, động thái này sẽ giúp Kiev củng cố về khả năng phục hồi và quyết tâm, có khả năng khiến dư luận quốc tế ủng hộ họ hơn nữa.

Tuy nhiên, không thể bỏ qua những rủi ro leo thang liên quan đến các cuộc tấn công ATACMS. Nga liên tục coi các biện pháp như vậy là khiêu khích, các quan chức Điện Kremlin thường xuyên cảnh báo về "hậu quả không thể lường trước", để đáp trả sự can dự được cho là của NATO hoặc Mỹ.

Trong khi điều khoản sử dụng ATACMS vẫn là một thỏa thuận song phương giữa Washington và Kiev, thì những hàm ý của nó lại vang vọng khắp liên minh NATO, nơi các quốc gia thành viên phải cân nhắc những rủi ro của các hành động trả đũa tiềm tàng từ Moscow.

Khi cuộc xung đột tiếp tục diễn biến, ATACMS đang định nghĩa lại phép tính chiến lược cho cả hai bên.

Đối với Ukraine, những tên lửa này cung cấp một công cụ làm suy yếu sự gắn kết hoạt động của Nga và có khả năng làm thay đổi cán cân trong các chiến trường cục bộ.

Đối với Nga, chúng đặt ra một vấn đề mới và cấp bách cần giải quyết trong một cuộc chiến đã được chứng minh là phức tạp và kéo dài hơn nhiều so với dự đoán.