您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh

Gia đình đặc biệt trong ký túc xá của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

NEWS2025-01-18 21:06:52【Kinh doanh】3人已围观

简介Cả hai gia đình vốn không thân thiết,đìnhđặcbiệttrongkýtúcxácủaTrườngĐHBáchkhoaHàNộtối nay có đá bantối nay có đá banh khôngtối nay có đá banh không、、

Cả hai gia đình vốn không thân thiết,đìnhđặcbiệttrongkýtúcxácủaTrườngĐHBáchkhoaHàNộtối nay có đá banh không vì hoàn cảnh tương đồng đã chọn cách đồng hành cùng nhau trong những tháng ngày tiếp theo, tại ký túc xá của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

“Chung bát đũa là gia đình đấy”

Năm nay, ký túc xá của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đón hơn 1.100 tân sinh viên. Trong số đó, Minh và Quân là hai trường hợp đặc biệt nhất.

Trước ngày khai giảng, gia đình Quân quyết định cho con ở lại trong ký túc xá, đồng thời bố trí người thân tới cùng để tiện đưa đón em đi học - như cách 12 năm qua Quân được đưa đến trường. Lắng nghe câu chuyện của gia đình Quân, anh Nguyễn Tất Mây - bố của Minh đắn đo, sau đó cũng đề đạt nguyện vọng xin được tới ở cùng.

Bốn người gồm hai tân sinh viên, hai phụ huynh được ban quản lý sắp xếp trong một căn phòng rộng hơn 25 m2, cùng ăn uống, sinh hoạt giống như một gia đình.

{ keywords}

Đưa con đi học xong, các ông bố về đi chợ rồi chuẩn bị nấu cơm. Bốn người nấu ăn chung như một gia đình.

Để thuận tiện cho việc đi lại, phòng của Minh và Quân được bố trí ở tầng 1 với lối đi riêng được thiết kế độ dốc vừa phải, giúp xe lăn có thể lên được.

Ngay cả các trang thiết bị trong phòng cũng được lắp đặt vừa vặn giúp hai em dễ dàng sử dụng.

Anh Nguyễn Tất Mây xúc động: “Từ giờ, Minh đã có thêm một người bạn để cùng đồng hành, sẻ chia”.

“Các con đều nỗ lực, lạc quan, chúng tôi thấy việc mình làm thật nhỏ bé”

Nguyễn Tất Minh từng được biết tới với tình bạn đẹp kéo dài hơn 10 năm. Không may mắn như nhiều đứa trẻ khác khi có đôi chân và một tay co quắp, Minh được tới trường nhờ vào “đôi chân” của người bạn thân Ngô Minh Hiếu.

Trong kỳ tuyển sinh đại học vừa qua, Hiếu đỗ vào Trường ĐH Y Dược Thái Bình. Hai người bạn bắt đầu phải sống xa nhau.

{ keywords}

Nguyễn Tất Minh cùng bố - anh Nguyễn Tất Mây sống tại khu ký túc xá Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

Kể từ tháng 3, bố của Minh bị tai nạn ngã gãy chân khi làm thợ khai thác đá. Mọi thu nhập trong gia đình phải phụ thuộc vào đồng lương ít ỏi đi làm thuê trong công ty giày da của mẹ. Dưới Minh còn một em trai đang theo học lớp 9.

Minh ra Hà Nội, chưa quen đường sá cũng chưa có bạn thân, anh Nguyễn Tất Mây thay vợ đưa con tiếp tục tới trường.

Chưa có dự định gì xa xôi, anh Mây nói sẽ ở lại trong ký túc xá, tạm thời ở nhà nấu cơm, giặt giũ, hai lần mỗi ngày đẩy xe lăn đưa con tới trường, cõng con lên giảng đường, đến khi tan học lại đón con về.

Việc cõng cậu con trai 40kg lên cầu thang với anh có đôi chút khó khăn do sau tai nạn, đinh ở chân vẫn chưa được rút. Vì vậy, những ngày Minh phải học trên tầng 5, hai bố con chật vật mãi mới đưa được Minh vào lớp học.

Dù vậy, anh Mây vẫn vui vẻ bởi cũng nhờ khoảng thời gian này, hai bố con thực sự được gần gũi và gắn kết với nhau.

{ keywords}

Quân có thể trạng yếu, nhưng vẫn nỗ lực học tập và đỗ vào ngành Toán - Tin, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

Gặp được gia đình em Nguyễn Đức Quân, với anh như một cơ duyên. Hai bậc phụ huynh hàng ngày cùng cõng con tới trường, sau đó thay phiên nhau đi chợ, nấu cơm, giặt giũ.

Quân có thể trạng yếu hơn Minh. Em không thể tự đi. Nếu có chống nạng, Quân cũng chỉ đi được vài bước. Chứng xương thuỷ tinh khiến Quân hay bị gãy tay chân và kém hấp thụ.

Mấy ngày nay, bố mẹ phải về quê đi làm để duy trì công việc, người bác từ Hải Phòng thay bố mẹ Quân lên chăm cháu.

Những tiết học bắt đầu từ 6h45 sáng, người bác dậy sớm để cõng cháu đến trường. Chỉ kịp đi bộ tới chợ cách đó hơn 1 cây số, anh Trần Văn Nhuận lại tất tả tới lớp để đón cháu về.

“Có những người bạn mới khiến cả Quân và Minh đều rất phấn khởi. Các con đều nỗ lực và lạc quan nên chúng tôi thấy việc mình làm cũng thật nhỏ bé.

Quân nói rằng ở ký túc xá rất vui vì các bạn phòng bên thường xuyên sang chơi đùa, trò chuyện. Vì thế, ngày nào cũng có bạn tới thăm, mang cả rau củ sang nấu ăn cùng bạn”, anh Nhuận kể.

Điều khiến anh băn khoăn nhất là lên Hà Nội thứ gì cũng đắt đỏ hơn ở quê. Do đó, hai phụ huynh dự định khi các con đã dần quen với lịch học sẽ tìm kiếm công việc nào đó để trang trải chi phí sinh hoạt. 

“Ở đây chúng tôi chỉ biết động viên nhau, coi nhau giống một gia đình", anh Nhuận bộc bạch.

{ keywords}

Ông Nguyễn Hữu Khôi, Giám đốc Trung tâm Quản lý ký túc xá Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, với trường hợp đặc biệt như Minh và Quân, nhà trường đều tính toán để thuận tiện nhất cho sinh viên và gia đình.

Trường Bách khoa cũng đã tính đến chuyện bố trí công việc cho hai phụ huynh trong ký túc xá để có thêm thu nhập. Tuy nhiên, việc này cần tính toán kỹ, bởi lịch học hàng ngày của các em không cố định.

"Nhà trường vẫn mong muốn gia đình dù có đi làm vẫn cần đảm bảo ưu tiên hàng đầu là chăm sóc cho các con một cách chu toàn nhất", ông Khôi nói.

Thúy Nga

Nam sinh '10 năm cõng bạn' đưa bạn thân dự lễ khai giảng ĐH Bách khoa Hà Nội

Nam sinh '10 năm cõng bạn' đưa bạn thân dự lễ khai giảng ĐH Bách khoa Hà Nội

Sáng nay (15/10), Ngô Minh Hiếu - cậu học trò "10 năm cõng bạn tới trường" - từ quê bắt xe ra Hà Nội để dự lễ khai giảng đầu tiên thời đại học của cậu bạn thân Nguyễn Tất Minh.

很赞哦!(9)

站长推荐