您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Trao 54 giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam năm 2020
NEWS2025-02-01 13:59:50【Thế giới】9人已围观
简介Sự lựa chọn thông minh cho các thành phốNăm 2020 là năm đầu tiên giải thưởng Thành phố thông minh Vilich van sulich van su、、
Sự lựa chọn thông minh cho các thành phố
Năm 2020 là năm đầu tiên giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam - Vietnam Smart City Award 2020 được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức với mục đích khuyến khích,ảithưởngThànhphốthôngminhViệtNamnălich van su cổ vũ các đơn vị đã và đang có những đóng góp để thông minh hóa các đô thị tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển các đô thị thông minh tại Việt Nam.
Lễ công bố và trao giải thưởng thành phố thông minh Việt Nam 2020 được tổ chức tối ngày 24/11 tại Hà Nội, có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, nguyên Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân và Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng.
Chủ tịch VINASA Trương Gia Bình cho rằng, lễ trao giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam này là sự kiện truyền cảm hứng để thúc đẩy phát triển các môi trường sống thông minh, tốt đẹp hơn. |
Chia sẻ tại sự kiện, Chủ tịch VINASA Trương Gia Bình bày tỏ sự ủng hộ với quan điểm cho rằng “càng nghèo càng phải làm thành phố thông minh, càng nghèo càng phải chuyển đổi số”. Theo ông, cũng như việc các gia đình đầu tư cho con cái học hành, tạo dựng sự nghiệp thành công bằng năng lực trí tuệ, xây dựng thành phố thông minh là cách đầu tư thông minh để các thành phố, đô thị có thể phát triển kinh tế, xã hội một cách nhanh và bền vững.
“Thành phố thông minh là sự lựa chọn thông minh có thể giúp các thành phố quy hoạch, quản lý, điều hành thành phố hiệu quả, mang lại cuộc sống xanh, tiện ích, thịnh vượng, kết nối cho người dân và là bệ phóng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội”, ông Bình nhấn mạnh.
Trao 54 giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2020
Tại buổi lễ, 54 giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2020 đã được trao cho các đơn vị, doanh nghiệp theo 3 nhóm: các thành phố thông minh, các dự án bất động sản thông minh và các giải pháp công nghệ số cho thành phố thông minh.
Ở nhóm giải thưởng dành cho các đô thị thông minh, Ban tổ chức đã chọn trao 4 giải thưởng và 3 Bằng khen. |
Cụ thể, trong 4 giải của nhóm giải thưởng cho các thành phố thông minh, Móng Cái giành giải ở lĩnh vực “Thành phố điều hành, quản lý thông minh”; Đà Nẵng đạt giải ở cả 3 lĩnh vực “Thành phố dịch vụ công thông minh”, “Thành phố hạ tầng số thông minh” và “Thành phố hấp dẫn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”.
Thành phố Đà Nẵng là đơn vị đã giành được 3/4 giải thưởng ở nhóm giải dành cho thành phố thông minh. |
Ở nhóm giải thưởng dành cho các dự án bất động sản, 2 giải thưởng “Dự án bất động sản thông minh” và “Tòa nhà thông minh” đã lần lượt được trao cho dự án Vinhomes Ocean Park của Công ty cổ phần Vinhomes và dự án Hoang Huy Grand Tower của Công ty cổ phần Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy.
Các giải pháp công nghệ số cho thành phố thông minh, theo Ban tổ chức, là nhóm giải thưởng nhận được sự quan tâm nhiều nhất. “Việc tất cả 20 hạng mục giải thưởng đều có đơn vị tham gia đề cử đã phần nào thể hiện mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp công nghệ cho cuộc tăng tốc triển khai thành phố thông minh”, đại diện Ban tổ chức chia sẻ.
Từ các đề cử, Ban tổ chức đã chọn trao 43 giải thưởng cho các giải pháp công nghệ xuất sắc ở 14 lĩnh vực: Giải pháp chính quyền số; Hạ tầng số cho thành phố thông minh; Giải pháp ứng dụng cho công dân/cộng đồng thông minh; Giải pháp an toàn thông tin; Giải pháp du lịch thông minh; Giải pháp thanh toán thông minh;
Giải pháp giao thông thông minh; Giải pháp giáo dục thông minh; Giải pháp nông nghiệp thông minh; Giải pháp an ninh, an an toàn, cấp cứu, cứu nạn; Giải pháp y tế thông minh; Giải pháp môi trường thông minh; Giải pháp cho nhà máy thông minh; Giải pháp cho tòa nhà/căn hộ thông minh.
Với việc có tới 15 nền tảng, giải pháp được trao giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2020, FPT là 1 trong 5 đơn vị xuất sắc nhất, cùng với VNPT, Viettel, Vinhomes và thành phố Đà Nẵng. |
Trong 43 giải pháp công nghệ số được trao giải, có 8 giải pháp xuất sắc được xếp hạng 5 sao. Đây là những giải pháp tính năng xuất sắc nổi bật đáp ứng các khía cạnh của hệ sinh thái công nghệ cho thành phố thông minh.
Theo thống kê, riêng 43 giải pháp số cho thành phố thông minh từ 22 doanh nghiệp công nghệ được trao giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2020 đã có tổng doanh thu trên 1.207 tỉ đồng với tổng số nhân lực là 59.405 người.
Đặc biệt, 5 giải thưởng xuất sắc nhất của giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2020 đã được trao cho: FPT, VNPT, Viettel – các doanh nghiệp xuất sắc cung cấp giải pháp công nghệ cho thành phố thông minh; Vinhomes – Doanh nghiệp xuất sắc cung cấp bất động sản thông minh; và thành phố Đà Nẵng là đô thị duy nhất được trao giải thưởng dành cho các đô thị.
8 giải pháp công nghệ số cho thành phố thông minh được xếp hạng 5 Sao- Trung tâm điều hành thông minh (VNPT IOC) của Công ty VNPT IT, tập đoàn VNPT (lĩnh vực giải pháp chính quyền số)
- Nền tảng tích hợp và xử lý dữ liệu FPT - FPT. Fortuna của Công ty Hệ thống thông tin FPT (lĩnh vực hạ tầng số cho thành phố thông minh)
- VNPT IoT Platform của Công ty VNPT IT, tập đoàn VNPT (lĩnh vực hạ tầng số cho thành phố thông minh)
- Thẻ thông minh đa ứng dụng và Hệ sinh thái thẻ thông minh của Công ty cổ phần tập đoàn MK (lĩnh vực giải pháp ứng dụng cho công dân/cộng đồng thông minh)
-Nền tảng điều hành an ninh mạng tập trung FPT.EagleEye mSOC của Công ty Hệ thống thông tin FPT (lĩnh vực an toàn thông tin).
- Hệ sinh thái giao thông thông minh Viettel (Viettel ITS – Intelligent Transport System) của Tổng công ty giải pháp doanh nghiệp Viettel, tập đoàn Viettel (lĩnh vực giải pháp giao thông thông minh)
- Hệ sinh thái IoT cho quan trắc và quản lý chất lượng không khí thông minh PAM Air của Công ty cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L (lĩnh vực giải pháp môi trường thông minh)
- Giải pháp Chiếu sáng G-S-HCL (Green-Smart-Human Centric Lighting) trong tòa nhà, căn hộ thông minh của Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (lĩnh vực giải pháp cho tòa nhà/căn hộ thông minh).
很赞哦!(32)
相关文章
- Soi kèo góc Tottenham vs Leicester, 21h00 ngày 26/1
- Căng thẳng giữa 2 sàn giao dịch lớn làm chao đảo thị trường tiền mã hóa
- Tiến sĩ trẻ say mê chữa bệnh cho tôm
- Khả Ngân lột xác từ 'màn hình phẳng' thành mỹ nhân vòng 1 sexy
- Nhận định, soi kèo Shams Azar FC vs Chadormalou Ardakan, 19h00 ngày 27/1: Tin vào chủ nhà
- Khởi tố một hiệu trưởng vì lập khống hồ sơ 'rút ruột' ngân sách
- Fan bủa vây Lisa nhóm BlackPink tại sân bay
- Vợ trẻ Tuấn Hưng thuận hòa với mẹ chồng nhờ bí quyết trong tay người chồng
- Nhận định, soi kèo Sociedad vs Getafe, 22h15 ngày 26/01: Điểm tựa sân nhà
- Nhiều bệnh viện ở TP.HCM thiếu thuốc hiếm, bác sĩ phải đổi phác đồ
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc Fulham vs MU, 2h00 ngày 27/1
Trường ĐH Giao thông Vận tải công bố điểm chuẩn trúng tuyển theo kết quả học bạ năm 2020 của cả 2 cơ sở Hà Nội và TP.HCM, theo đó ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng với mức điểm chuẩn cao nhất 26.65 điểm.
Điểm xét tuyển là tổng điểm ba môn học trong tổ hợp xét tuyển (điểm trung bình cả năm lớp 10 + điểm trung bình cả năm lớp 11 + điểm trung bình học kỳ I năm lớp 12) + điểm ưu tiên (nếu có) từ ngưỡng điểm được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển trở lên.
Mức điểm trúng tuyển từng ngành cụ thể như sau:
ĐH Huế cũng đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển theo phương thức xét kết quả học tập ở cấp THPT (học bạ) vào đại học hệ chính quy của các trường đại học thành viên, các khoa trực thuộc và Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị.
Điểm xét tuyển là kết quả học tập các môn trong tổ hợp môn xét tuyển ở cấp THPT của 2 học kỳ năm học lớp 11 và học kỳ I năm học lớp 12.
Điểm trúng tuyển cụ thể như sau:
Hiện tại, ĐH Huế đang tiếp tục nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển bổ sung đợt 1 theo phương thức xét kết quả học tập ở cấp THPT.
Điều kiện xét tuyển là tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển phải >=18.0 (chưa nhân hệ số và chưa cộng điểm ưu tiên).
Riêng các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên thì điều kiện xét tuyển là học sinh đã tốt nghiệp THPT phải có học lực lớp 12 xếp loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên và tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển phải >= 24.0 (chưa nhân hệ số và chưa cộng điểm ưu tiên).
Thời gian đăng ký xét tuyển đến ngày 30/8.
Thúy Nga
Vì sao điểm chuẩn vào đại học có thể tăng mạnh?
Đại diện nhiều trường đại học cho biết với thực tế kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa diễn ra, các trường có thể yên tâm xét tuyển từ kết quả thi và dự đoán điểm chuẩn sẽ tăng.
">ĐH Ngoại thương công bố điểm trúng tuyển phương thức xét học bạ
Ông Lâm Văn Quản, Chủ tịch Hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM Ông Hoàng Thái Sơn, Trưởng nhóm nghiên cứu về GEDSI (hiện đang công tác tại Cục Quản lý và chất lượng, Bộ GD-ĐT), cho rằng, một trong những lý do dẫn đến sự gia tăng người học là vấn đề về GEDSI liên quan giáo dục nghề nghiệp đã được đề cập trong nhiều văn bản chỉ đạo của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Ngoài ra, hiện nay có nhiều chương trình giáo dục nghề nghiệp được thiết kế mở, gắn với yêu cầu của doanh nghiệp, có lồng ghép các yếu tố bình đẳng giới, người khuyết tật và hòa nhập xã hội. Đồng thời, chất lượng đào tạo ngày càng cao và sự phát triển nhanh, đòi hỏi nhu cầu nhân lực của lĩnh vực logistics đã giúp người học có nhiều cơ hội việc làm, cải thiện thu nhập.
Phụ nữ, người khuyết tật và các đối tượng thiệt thòi yếu thế bắt đầu nhận thấy môi trường học tập trong lĩnh vực này phù hợp hơn, nhiều cơ hội nghề nghiệp và việc làm bền vững.
Tuy nhiên, theo PGS.TS Bùi Văn Hưng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II, hiện nay sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật trong một số ngành được coi là “ngành của nam giới” như xếp dỡ cơ giới tổng hợp, quản lý kinh doanh vận tải và các ngành nghề khác liên quan đến lĩnh vực điều khiển phương tiện, thiết bị; khai thác, kỹ thuật, bốc xếp; an ninh, an toàn và kỹ thuật trong lĩnh vực logistics vẫn còn thấp.
“Đây cũng là một vấn đề cần xem xét trong việc đào tạo nghề cho người khuyết tật gắn với việc làm bền vững, giúp họ hòa nhập, làm việc trong thị trường lao động nói chung và lĩnh vực logistics nói riêng”, ông Hưng nói.
Để tăng cường sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật và hòa nhập xã hội trong giáo dục nghề nghiệp lĩnh vực logistics, PGS.TS Bùi Văn Hưng cho rằng cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, các giải pháp quan trọng nhất là phải thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước về GEDSI trong giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh công tác truyền thông, hướng nghiệp, đào tạo phải đáp ứng thị trường lao động và việc làm; cải thiện cơ sở vật chất, môi trường học tập, các điều kiện sinh hoạt, làm việc nhằm tạo điều kiện, động viên, khích lệ phụ nữ, người khuyết tật và đối tượng thiệt thòi tham gia.
Bà Phạm Ngọc Diễm, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM, cho rằng: “Một trong những yếu tố quan trọng để bảo đảm sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật trong giáo dục nghề nghiệp là cần có môi trường học tập và lao động thân thiện, bao gồm môi trường vật chất như: lối đi, thang máy, buồng thay đồ, nhà vệ sinh, thời gian nghỉ ngơi, làm việc, nghỉ thai sản phù hợp với phụ nữ và người khuyết tật; môi trường tinh thần như mọi người được cảm thấy được đối xử bình đẳng, công bằng, không có sự kỳ thị, phân biệt đối xử để họ cảm thấy yên tâm, tự tin với môi trường học tập và lao động”.
Lâm Anh
Bỏ tập đoàn đa quốc gia, thủ khoa Ngoại thương trải nghiệm học ở 4 nước miễn phíTừng trở thành “hiện tượng” vì biết sử dụng 4 ngôn ngữ khác nhau và là thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Ngoại thương, Hòa khiến nhiều người bất ngờ khi quyết định rời khỏi một tập đoàn đa quốc gia để “gap year” 1 năm.">Nữ sinh học ngành logistics ở Việt Nam tăng
Vũ Thị Nga Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Nhân Quyền (bên trái) và Lê Thị Lộc tại cơ quan công an (Ảnh: Báo Hải Dương) Trước khi vào năm học mới, lãnh đạo trường mầm non này đã họp riêng và lựa chọn 12 cán bộ, giáo viên làm công tác điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm học 2019-2020 trong 2 ngày (7 và 8/8/2019). Mỗi giáo viên làm công tác điều tra phổ cập sẽ được hỗ trợ 150.000 đồng/ngày từ ngân sách.
Tuy nhiên, sau khi hoàn thành công việc, hiệu trưởng đã không thực hiện đúng chế độ, chính sách đối với những người có trong danh sách thực hiện công tác phổ cập theo quy định. Cùng với đó, để rút được tiền từ ngân sách, Lộc đã lập khống hồ sơ, chứng từ đối với 19 người không tham gia công tác điều tra phổ cập giáo dục nhưng có danh sách nhận tiền làm việc này.
Bằng thủ đoạn trên, năm 2019, Lộc đã lập khống hồ sơ để rút tổng số 16,8 triệu đồng từ ngân sách Nhà nước.
Bên cạnh đó, từ khi về nhận công tác tại Trường Mầm non xã Nhân Quyền đến tháng 1/2019, Nga với vai trò là hiệu trưởng đã ký hợp đồng thuê ông N.T.H (sinh năm 1952) là người địa phương làm bảo vệ cho trường với tiền công thực tế 2,3 triệu đồng/tháng (thời điểm này, ngân sách cấp cho các trường để chi trả tiền thuê bảo vệ là 2,3 triệu đồng/người/tháng).
Từ tháng 1/2019, ngân sách Nhà nước cấp cho các trường để chi trả tiền thuê bảo vệ là 3 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, để trục lợi tiền chênh lệch hằng tháng, Nga chuyển cho Lộc lập chứng từ rút tiền từ ngân sách, trong khi đó, chỉ trả ông H. 2,3 triệu đồng/tháng.
Từ đó, Lộc đã lập khống hồ sơ, chứng từ để rút tiền từ ngân sách chi trả tiền công bảo vệ từ tháng 1/2019 đến tháng 11/2021 với mức chi 3 triệu đồng/tháng, lớn hơn số tiền chi thực tế 700.000 đồng/tháng. Bằng thủ đoạn trên, Nga và Lộc đã trục lợi tổng số tiền 24,5 triệu đồng.
Từ các thủ đoạn lập khống hồ sơ, chứng từ, Nga và Lộc đã gây thiệt hại cho tài sản của nhà nước và các cá nhân là 37,7 triệu đồng.
Theo đánh giá của Cơ quan CSĐT Công an huyện Bình Giang, hành vi của các đối tượng Nga, Lộc đã trực tiếp xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước và lợi ích hợp pháp của các cá nhân.
Mặc không đúng đồng phục để quay phim, học sinh bị 'bêu' trên bục giảng
Những học sinh không mặc đồng phục đúng quy định để quay phim, chụp hình ở Trường Tiểu học Hồng Sơn (TP Vinh, Nghệ An) đã bị yêu cầu đứng lên bục giảng, chụp ảnh gửi vào nhóm phụ huynh.">Khởi tố một hiệu trưởng vì lập khống hồ sơ 'rút ruột' ngân sách
Soi kèo phạt góc Genoa vs Monza, 02h45 ngày 28/01
- Nhiều người thường quan niệm chỉ có đại học mời là cánh cửa mở ra tương lai tươi sáng. Thế nhưng chàng trai Nguyễn Văn Thiết (SN 1995 - Nghệ An) dường như đã có một lựa chọn khá "ngược" khi quyết định từ bỏ chương trình đại học để học nghề.
Quyết định này của anh từng vấp phải sự hoài nghi của không ít người. Tuy nhiên, anh đã khiến mọi người phải ngỡ ngàng khi giành huy chương vàng kỳ thi Tay nghề ASEAN rồi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Sau khi ra trường, Thiết được tập đoàn lớn mời về công tác. Mới đây anh được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp lựa chọn trở thành 1 trong 10 Đại sứ Kỹ năng nghề. Từ trải nghiệm thực tế của mình, anh tự tin đưa ra lời khuyên: “Tôi nghĩ, các bạn trẻ đừng ngại khi chọn cho mình con đường học nghề”.
Nguyễn Văn Thiết (đứng giữa) trong lễ vinh danh Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2016 “Tôi từng nghĩ học nghề là kém sang”
Quê Thiết ở xã nghèo Nghi Công Nam (Nghi Lộc, Nghệ An). Chàng trai 9X lớn lên với nhiều hoài bão. Năm 2013, Thiết tốt nghiệp THPT và đỗ nguyện vọng 2 một trường đại học ở Vinh. Sau khi theo học một thời gian, cảm thấy ngành học không đúng mong ước của mình, anh đã rút hồ sơ, xin đi làm.
Ý chí kiên cường của chàng trai 9X được rèn luyện qua gian khổ “Mọi người cho rằng quyết định của tôi là hồ đồ nhưng tôi thấy, hàng năm, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học không kiếm được việc làm khá cao, vì họ học chuyên ngành không đúng với năng lực, sở thích của mình. Chỉ khi học thứ mình thích, mình mới đam mê và dành thời gian cho nó”, Thiết tâm sự.
Anh cho rằng, mọi sự lựa chọn có thể không hoàn hảo nhưng mỗi người sẽ biết bản thân mình thích gì và làm được gì.
Bên cạnh đó, lý do Thiết rời giảng đường còn vì hoàn cảnh gia đình. Anh kể, bố mẹ sinh được 3 người con, chị gái anh phải nghỉ học từ năm lớp 10, vào miền Nam kiếm tiền phụ giúp bố mẹ, anh trai cũng học nghề ngoài Hà Nội.
Sau khi nghỉ học, Thiết bắt đầu đi làm thuê, dự định kiếm tiền, ôn thi thêm 1 năm nữa. “Tôi muốn thi bằng được vào ngôi trường đại học mình mơ ước”.
Nỗi lo cơm áo và tháng ngày trầy trật với nắng gió mưu sinh, chàng trai xứ Nghệ thấm thía hơn bao giờ hết sự vất vả của công việc chân tay. Thời gian anh làm bốc vác gạo, mỗi tháng kiếm được 3 triệu đồng, mồ hôi chưa ráo, đã hết tiền. “Tôi nhận ra, muốn giàu phải bán chất xám, chẳng ai bán sức khỏe, sức lực”, Thiết nhớ lại.
Cũng vào lúc đó, anh trai Thiết, Nguyễn Văn Long báo tin đã giành giải Nhất thi nghề quốc gia và được chọn vào đội tuyển đại diện Việt Nam tham gia kỳ thi Tay nghề ASEAN lần thứ 10 (2014). Tại cuộc thi này, Long xuất sắc giành huy chương vàng, vượt qua nhiều đối thủ đến từ các quốc gia trong khu vực.
Khi ấy Long đang học khóa 2, học nghề lắp đặt và điều khiển điện tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội. Chứng kiến những gì anh trai đạt được, Thiết nộp hồ sơ xin vào trường anh trai học.
“Người ta hỏi tôi, tại sao đang học đại học lại bỏ đi học nghề? Như vậy có buồn không? Thực sự, tôi cũng buồn. Vì ngày đi học cũng thuộc diện học giỏi, có năng lực. Bạn bè học đại học về làng ai cũng nức nở khen", Thiết tâm sự.
Anh cũng chia sẻ, thời gian đầu anh còn suy nghĩ học nghề là kém sang, ai hỏi cũng xấu hổ không nói. Thế nhưng, nhìn vào thành tựu anh trai đạt được, Thiết nuôi ước mơ giành tấm huy chương Vàng Tay nghề ASEAN giống anh trai.
Chuỗi ngày học xa nhà, Thiết ở trong kí túc xá. Anh nhớ lại, bữa chính là mì gói, thi thoảng mới có miếng thịt, quả trứng. Anh đặt mục tiêu tiết kiệm, mỗi tháng chỉ chi tiêu 700 nghìn đồng cho ăn uống. Mùa đông năm 2015, thời tiết khắc nghiệt, Thiết nằm trên chiếc giường tầng với manh chiếu cũ kỹ, anh mặc nhiều lớp quần áo chống rét để ngủ. Vì nếu bỏ tiền ra mua chăn, sẽ lạm vào tiền ăn.
Ý chí kiên cường được tôi rèn qua những nhọc nhằn đã khiến Thiết ngày càng bản lĩnh, mạnh mẽ. Anh từng bước chinh phục đỉnh cao khi giành được chiến thắng tại các cuộc thi nghề trong và ngoài nước.
Hiện Thiết có công việc với mức lương cao, cuộc sống dư dả. Đầu năm 2017, Thiết và anh trai đã dành dụm được khoản tiền xây dựng cho bố mẹ căn nhà khang trang ở quê.
Vòng nguyệt quế cho người chiến thắng
Mặc dù muộn gần 1 học kỳ, nhưng Thiết học đuổi kịp các bạn rất nhanh. Chàng sinh viên trẻ "đánh liều" đăng ký cuộc thi Tay nghề Quốc gia. Những buổi ôn luyện bên máy móc, mạch điện và con số khiến Thiết hoa mắt. Nhưng anh không chịu lùi bước, hỏng thì làm lại.
“Càng dành thời gian cho việc nghiên cứu, tôi càng thấy sức hấp dẫn của ngành nghề mình theo đuổi. Các ý tưởng nối tiếp nhau xuất hiện. Nhiều lần ở trong phòng thực hành cả ngày đến quên ăn, quên nghỉ”, chàng trai 9X chia sẻ.
Nguyễn Văn Thiết đã giành được huy chương vàng kỳ thi Tay nghề ASEAN Ban đầu Thiết lắp ráp một thiết bị hết 4 tiếng, sau rút ngắn còn 2 tiếng, rồi 45 phút và đến lúc bước vào kỳ thi Quốc gia, Thiết chỉ lắp trong vòng 25 phút. Giành giải nhất Quốc gia, Thiết lên đường sang Malaysia thi tài ở nhóm nghề Tự động hóa công nghiệp tại kỳ thi Tay nghề ASEAN lần thứ 11 (năm 2016).
Ngày thi đầu tiên, Thiết và đồng đội phải đứng liên tục nhiều tiếng đồng hồ, mồ hôi túa ra mờ hết chiếc kính bảo hộ. Kết quả, đoàn Việt Nam hoàn thành đầu tiên trong 2 tiếng 45 phút, trong khi thời gian BTC quy định là 5 tiếng.
Ngày thứ 2, hai chiếc cầu chì bị thiếu ruột nên đoàn Việt Nam về thứ hai sau 4 tiếng 53 phút, cách đoàn chủ nhà Malaysia 1 phút.
Ngày thứ 3, với đề bài bằng tiếng Anh, sau 7 tiếng lập trình, đoàn Việt Nam vượt lên dẫn đầu. Cuộc thi năm đó, Thiết và đồng đội đã xuất sắc giành huy chương vàng quý giá.
Con đường học nghề đã giúp Thiết gặt hái thành công, vinh dự trở thành một trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2016.
Suốt thời gian học nghề, Thiết được nhận học bổng của trường. Bố mẹ ở quê không phải chu cấp. Ngay từ năm cuối tại trường cao đẳng, đã có nhà tuyển dụng đến đặt vấn đề mời Thiết về làm việc sau khi ra trường. Anh quyết định vừa làm vừa học để nâng cao thêm kiến thức, tay nghề đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Trong vai trò một Đại sứ Kỹ năng nghề, anh chia sẻ: “Các đại sứ nghề cần giúp các bậc phụ huynh và bạn trẻ hiểu đúng về giáo dục nghề nghiệp. Khi bạn trẻ đã có nghề tốt, thì sẽ có việc tốt và tương lai tốt. Nghề nào cũng vậy, kiến thức có mà không trau dồi, luyện tập sẽ không thể phát huy. Bởi vậy, mỗi người phải học hỏi, bồi dưỡng kiến thức không ngừng nghỉ".
Hồng Phượng
"Hội nhập giáo dục nghề nghiệp đã được chuẩn bị công phu"
“Hội nhập giáo dục nghề nghiệp là một quá trình lâu dài, đã được chuẩn bị khá công phu và có lộ trình, chứ không phải đến ngày nay chúng ta mới bàn”, ông Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo Chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
">Chàng trai xứ Nghệ bỏ ngang đại học rẽ sang con đường học nghề
Đối với bé M.A, khối phồng vùng mu đau, cứng chắc nên bé được chẩn đoán là thoát vị buồng trứng nghẹtđến muộn dẫn tới hoại tử buồng trứng nên phải cắt bỏ một bên buồng trứng.
Đây không phải trường hợp đầu tiên phải cắt bỏ buồng trứng, hay cắt ruột do thoát vị bẹn nghẹt. Thực tế khoa Phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức, hàng năm tiếp nhận một vài trường hợp thoát bị bẹn nghẹt đến muộn. Sau phẫu thuật khả năng phục hồi chậm hơn do tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc.
"Trường hợp bé M.A sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh sản của bé trong tương lai", PGS Hoa nhận định. Do vậy bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần cho con khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm, phòng ngừa các biến chứng.
Lý do bất ngờ khiến nhiều người bị nhầm lẫn giới tínhBệnh nhân ngoại hình nam giới, 28 tuổi, chỉ cao 1,4m, từ nhỏ chỉ quen "tiểu ngồi", đến gặp bác sĩ vì khó khăn trong "chuyện ấy" và mãi chưa có con, không ngờ lại thuộc trường hợp rối loạn phát triển giới tính thể hiếm gặp.">Nguyên nhân khiến bé gái 5 tháng tuổi ở Hà Nội hoại tử buồng trứng
- - Trưa 21/9, Bộ GD-ĐT đã gửi tới các cơ quan báo chí ý kiến của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ về việc sử dụng sách giáo khoa (SGK)làm sao để tránh lãng phí.
Bộ GD-ĐT kiểm tra việc in và phát hành sách giáo khoa
TP.HCM cam go viết sách giáo khoa mới
Sách giáo khoa nhiều nước có cách thiết kế bài học tương tự
Thứ trưởng Độ giải thích rằng: Thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Chính phủ đã giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT) xây dựng chương trình, tổ chức biên soạn SGK để thực hiện trên phạm vi cả nước. SGK biên soạn theo Chương trình Giáo dục phổ thông hiện hành (gọi tắt là Chương trình 2000) được triển khai ở các cơ sở giáo dục từ năm học 2002-2003.
Phiên bản SGK hiện nay là phiên bản đã được sử dụng ổn định từ nhiều năm nay.
Khi biên soạn SGK hiện hành, các tác giả đã xây dựng hệ thống bài tập trong SGK theo hướng đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức trình bày nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời giúp học sinh làm quen với các dạng bài tập khác nhau trong kiểm tra, đánh giá theo xu thế chung của các nước phát triển.
Một giờ học của học sinh miền núi. Ảnh: Lê Anh Dũng Do đó, ngoài các câu hỏi, bài tập dạng truyền thống (bài tập tự luận), các tác giả có đưa vào SGK các dạng bài tập trắc nghiệm với các hình thức đặc thù như điền khuyết, lựa chọn đúng/sai, cặp đôi (nối kết)…
Do đặc thù của môn học, ngoài các câu hỏi, bài tập dạng truyền thống (bài tập tự luận), đối với một số SGK, nhất là SGK Toán 1, Tiếng Anh, các tác giả có đưa vào các dạng bài tập trắc nghiệm và các dạng bài tập khác với “câu lệnh” ngắn gọn, dễ hiểu và rõ ràng như: Điền/Viết vào chỗ chấm hoặc ô trống, lựa chọn Đúng/Sai, Nối, Khoanh, Vẽ, Đánh dấu, Tô màu,…
Bộ GD-ĐT cũng dẫn ra các so sánh với quá khứ và so sánh với các nước khác để cho thấy cách thiết kế bài học như trên đã từng xuất hiện.
Chẳng hạn, các SGK Toán 1 xuất bản giai đoạn 1976-1979; sách Toán 2 xuất bản giai đoạn 1980-1989; sách Toán 1 xuất bản giai đoạn 1990-2002, đều có các dạng câu hỏi, bài tập trên.
Các SGK Toán của các nước tiên tiến trên thế giới cũng đều thiết kế các dạng bài học với hình thức tương tự.
Tuy không yêu cầu học sinh làm bài hay viết trực tiếp vào SGK mà cần làm vào vở viết hoặc vở bài tập nhưng nếu giáo viên không hướng dẫn ngay từ đầu năm học và nhắc nhở thường xuyên thì các em sẽ có thói quen viết trực tiếp vào SGK, gây lãng phí dư luận phản ánh.
Sẽ sửa thiết kế khi làm SGK mới để tránh lãng phí
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho hay: Về quan điểm chỉ đạo, Bộ GDĐT xác định: SGK cần được sử dụng, bảo quản tốt để có thể sử dụng lại được khi cần thiết, tránh lãng phí cho gia đình học sinh, xã hội.
Trong sách giáo viên có yêu cầu nhắc nhở học sinh không viết vào sách để SGK có thể sử dụng được nhiều lần.
Cụ thể, trong phần thông tin gửi cho báo chí, Bộ GD-ĐT đã liệt kê các văn bản để minh chứng cho việc đã chỉ đạo các cơ sở sử dụng SGK tiết kiệm.
Chẳng hạn, ngay từ năm học đầu tiên (2002-2003) triển khai thay SGK mới ở lớp 1, cùng với việc quán triệt trong các khóa bồi dưỡng, tập huấn giáo viên, CBQL chuẩn bị cho việc thực hiện SGK mới, Bộ GD-DT đã có Công văn số 6176/TH ngày 19/7/2002 về việc Hướng dẫn thực hiện mục tiêu, kế hoạch dạy học lớp 1 theo Chương trình và SGK mới.
Trong Công văn (mục 4. Thiết bị dạy học) có nêu rõ: “Các trường cần xây dựng tủ sách dùng chung để tạo điều kiện cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn sách. SGK cần được luân chuyển sử dụng trong nhiều năm”.
Năm học 2004-2005, Bộ GD - ĐT tiếp tục ban hành Công văn số 7590/GDTH ngày 27/8/2004 về việc Hướng dẫn giảng dạy các môn học ở lớp 3 cho các vùng, miền và các lớp dạy học 2 buổi/ngày. Trong Công văn (mục 4. Sử dụng sách) có yêu cầu: “Giáo viên căn cứ vào văn bản phân phối chương trình môn Tiếng Việt để thực hiện các bài dạy trong SGK Tiếng Việt 3, hướng dẫn học sinh sử dụng SGK một cách có hiệu quả (tận dụng cả kênh hinhg và kênh chữ) nhằm đạt được các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của môn học. Cần nhắc nhở học sinh có ý thức giữ gìn (không được viết, vẽ,… vào sách) để sử dụng SGK được lâu bền”.
Để khắc phục tình trạng SGK chỉ sử dụng một lần, gây lãng phí như phản ánh của dư luận, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo, yêu cầu các địa phương, các nhà trường hướng dẫn học sinh không nên viết vào sách và giữ gìn, bảo quản sách cẩn thận để có thể sử dụng được lâu dài.
Giáo viên trong quá trình dạy học cần hướng dẫn học sinh làm bài tập, viết kết quả, trả lời câu hỏi vào vở viết, vở bài tập.
Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang yêu cầu Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam kiểm tra, rà soát đánh giá cụ thể việc in ấn và phát hành SGK để có đề xuất chỉnh sửa cụ thể thiết kế nhằm hạn chế tối đa việc học sinh ghi vào SGK, gây lãng phí.
Sắp tới, khi tổ chức biên soạn sách giáo khoa theo Chương trình GDPT mới, Bộ GD-ĐT sẽ quán triệt với các nhà xuất bản tham gia biên soạn SGK và các Hội đồng thẩm định quốc gia về vấn đề này để khắc phục tình trạng học sinh viết vào SGK, tránh lãng phí như hiện nay.
Chiều 21/9, ông Hoàng Lê Bách, Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục cho biết, từ năm 2011 đến nay giá SGK không tăng.
Thực tế mỗi năm có gần 35% lượng SGK cũ được học sinh sử dụng lại. Cụ thể, năm 2018 cả nước có gần 17 triệu học sinh. Theo danh mục SGK được Bộ GD-ĐT phê duyệt từ lớp 1 đến lớp 12 thì trung bình mỗi học sinh cần 10,5 bản sách. Nếu tất cả học sinh đều dùng SGK mới thì số lượng cần in là 170 triệu bản. Trong khi đó, năm 2018 số lượng SGK được NXB GD VN phát hành là 110 triệu bản, đáp ứng nhu cầu của gần 65% học sinh; số còn lại là sử dụng sách cũ, mượn thư viện hoặc dùng chung.
Ông Bách cũng lưu ý cần phân biệt rõ SGK và sách tham khảo. SGK do Bộ GD-ĐT ban hành, sử dụng thống nhất trong toàn quốc, thông thường là sách học sinh và sách giáo viên. Còn sách tham khảo là học sinh chọn mua theo nhu cầu, ngoài NXB GDVN thì còn nhiều NXB khác cũng xuất bản.Song Nguyên
"TP.HCM không soạn sách giáo khoa riêng cho thành phố"
Đại diện Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, đế đón đầu chủ trương "một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa (SGK)" trong những năm tới, địa phương này đang lấy SGK giáo khoa cũ viết lại theo phương pháp mới.
">Bộ Giáo dục: 'Tái sử dụng sách giáo khoa để tránh lãng phí'