您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Nhận định, soi kèo Sogdiana vs Dinamo Samarqand, 22h00 ngày 28/6: Hy vọng cửa trên
NEWS2025-01-17 03:43:12【Nhận định】5人已围观
简介ậnđịnhsoikèoSogdianavsDinamoSamarqandhngàyHyvọngcửatrêlich thi dau c2 Hư Vân - lich thi dau c2lich thi dau c2、、
很赞哦!(754)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Augsburg vs Stuttgart, 23h30 ngày 12/1: Thiên nga gẫy cánh
- 4 món cực kỳ tốt cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt
- Có các dấu hiệu này, bạn cần đề phòng ung thư buồng trứng
- Cận cảnh gần 1.300kg vú heo, lưỡi vịt, trứng non trôi nổi phát hiện ở TPHCM
- Nhận định, soi kèo U19 Huế vs U19 Hoàng Anh Gia Lai, 15h00 ngày 14/1: Trả nợ sòng phẳng
- Lợi ích khi dùng VNeID tích hợp giấy chuyển tuyến, hẹn tái khám
- Làm thế nào để thoát khỏi sự cương cứng không mong muốn?
- Tái tạo ngực cho bệnh nhân ung thư vú: miễn phí phẫu thuật 100%
- Nhận định, soi kèo Brentford vs Plymouth Argyle, 22h00 ngày 11/1: Dưỡng sức
- Hỏng thận chỉ vì tập thể dục mà quên mất điều này
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Genoa vs Parma, 18h30 ngày 12/1: Thất vọng cửa trên
Gánh nặng bệnh tật nặng nề
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có hơn 2 triệu ca tử vong trên toàn cầu năm 2019 là do phơi nhiễm hóa chất. Trong đó, gần một nửa được cho là do phơi nhiễm chì.
Phơi nhiễm chì còn gây ra 21,7 triệu năm sống trong khuyết tật, bao gồm 30% gánh nặng toàn cầu về khuyết tật trí tuệ vô căn, 4,6% về tim mạch và 3% về bệnh thận mãn tính.
Gần đây, việc giảm sử dụng chì trong xăng, sơn, hệ thống ống nước và hàn đã dẫn đến việc giảm đáng kể nồng độ chì trong máu trong dân số toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nguồn phơi nhiễm chì, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp và trung bình.
Theo Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD), khoảng 815 triệu trẻ em bị nhiễm độc chì có tình trạng liên quan đến rối loạn tim và thận, suy giảm thông minh, hành vi bạo lực và tử vong sớm.
Năm 2019, khoảng 5,5 triệu người chết vì bệnh tim mạch do nhiễm độc chì, gấp ba lần số người chết vì ung thư phổi.
Nghiên cứu đánh giá các nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn do ô nhiễm hóa chất tại các khu xử lý chất thải nguy hại ở Châu Á cho thấy, hơn 189.700 trẻ em ở 7 quốc gia có nguy cơ bị suy giảm trí thông minh, do tiếp xúc với hàm lượng chì cao trong nước và đất.
Nhiều nguy cơ nhiễm chì bủa vây trẻ em Việt
Tại Việt Nam, trẻ em có nguy cơ nhiễm chì từ nhiều nguồn như hoạt động từ các làng nghề, khu vực khai khoáng, đồ chơi, thực phẩm, thuốc gia truyền (thuốc cam), đất, nước... Tuy nhiên, nghiên cứu về tình hình nhiễm độc chì ở trẻ em vẫn còn hạn chế.
Các kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy bức tranh tổng quan về thực trạng nhiễm độc chì máu ở những khu vực có nguy cơ cao. Đơn cử, theo nghiên cứu trên 311 trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TPHCM), mức chì máu (BLL - Blood lead levels) trung bình là 4,97 μg/dL.
Trong đó, 7% trẻ có mức chì lớn hơn 10 μg/dL. Trẻ sống tại Bình Dương hoặc Đồng Nai, có độ tuổi trên 12 tháng liên quan đến mức chì máu cao hơn. BLL trung bình của trẻ ở TPHCM thấp hơn rõ rệt so với một nghiên cứu khác về trẻ sống gần các hoạt động tái chế chì.
Còn tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2021, đơn vị này đã tiếp nhận và điều trị cho 89 trẻ nhiễm độc chì do dùng thuốc cam. Trong đó, có hơn 60% trẻ dưới 1 tuổi.
Con đường chính đưa chì vào cơ thể là qua đường tiêu hóa. Đói, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, đặc biệt thiếu các ion như sắt, canxi, kẽm làm hấp thu chì qua đường tiêu hóa tăng lên. Hơn nữa, sự hấp thu chì diễn ra ở trẻ nhanh hơn người lớn, và hoạt động chơi đùa của trẻ cũng làm tăng tỷ lệ hấp thu chì.
Bên cạnh đó, trẻ cũng là đối tượng hít khói chì nhiều hơn người lớn. Theo thống kê, mỗi điếu thuốc lá có thể chứa 4-12mg chì, và trung bình có 20% lượng chì đó được người hút thuốc hấp thụ qua khói thuốc. Trẻ cũng rất dễ bị tổn thương da do độc tính chì. Khí dung chứa chì có thể gây kích ứng da và mắt.
Chì qua nhau thai nên mẹ bị ngộ độc thì con cũng bị ngộ độc. Nồng độ chì trong máu của con bằng 80% nồng độ chì trong máu mẹ. Thậm chí, chì có thể đi qua sữa mẹ, nhưng thông tin về con đường tiếp xúc này chưa đầy đủ.
Rất cần giải pháp kiểm soát phơi nhiễm chì ở trẻ em
Ngộ độc chì cấp tính có thể gây chán ăn, táo bón, đau bụng và nôn mửa. Nhiễm độc cấp tính nghiêm trọng gây thiếu máu, đặc biệt ở trẻ em. Bệnh não cấp tính trong thời thơ ấu có thể chuyển thành bệnh não mãn tính. Tăng huyết áp ở người lớn có liên quan đến ngộ độc chì khi còn nhỏ.
Các dấu hiệu và triệu chứng của phơi nhiễm chì mãn tính bao gồm mất trí nhớ hoặc khả năng tập trung ngắn, trầm cảm, buồn nôn, đau bụng, mất khả năng phối hợp, tê và ngứa ran ở tứ chi. Mệt mỏi, khó ngủ, đau đầu, nói ngọng và thiếu máu cũng gặp trong nhiễm độc chì mãn tính.
Trẻ bị nhiễm độc mãn tính thường có hành vi hung hăng và không chịu chơi. Theo WHO, giai đoạn bào thai và trẻ nhỏ dễ bị nhiễm độc chì, do tỷ lệ hấp thụ chì ăn vào cao gấp 4-5 lần so với người lớn từ một nguồn nhất định.
Hệ thần kinh trung ương là một trong những cơ quan mà độc tính chì phát huy tác dụng có hại và lâu dài nhất, đặc biệt nghiêm trọng nếu phơi nhiễm xảy ra trong giai đoạn đầu đời. Não là cơ quan nhạy cảm nhất với tiếp xúc chì. Trong não đang phát triển của trẻ em, sự hình thành khớp thần kinh bị ảnh hưởng rất nhiều ở vỏ não.
Để điều trị nhiễm độc chì, thông thường bệnh nhân sẽ được dùng liệu pháp thải chì bằng thuốc gắp chì. Một số chất chống oxy hóa (như puerarin, beta-carotene hay N-acetylcystein) cũng có thể giúp loại bỏ chì khỏi cơ thể.
Vì nhiễm độc chì tác động nghiêm trọng đến hệ thần kinh đang phát triển của trẻ em, do đó, trẻ cần phải tránh tiếp xúc chì. Việc xét nghiệm chì máu có thể chẩn đoán nhiễm độc chì, nhưng chỉ cho biết mức độ nhiễm độc gần đây.
"Giảm phơi nhiễm từ các nguồn chì trong khu dân cư, khu công nghiệp, thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm và các sản phẩm tiêu dùng khác là rất cần thiết, để ngăn ngừa và kiểm soát phơi nhiễm chì ở trẻ em", nhóm báo cáo chia sẻ.
Phó giáo sư Nguyễn Vũ Trung, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cho biết, là một trong những đơn vị trực thuộc Bộ Y tế có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về y tế dự phòng, y tế công cộng, Viện luôn nỗ lực giải quyết các vấn đề trên dựa trên y học bằng chứng, ứng dụng các thành tựu nghiên cứu khoa học trong chăm sóc sức khỏe người dân.
Hội nghị khoa học chủ đề "Bệnh truyền nhiễm và các vấn đề y tế công cộng sau đại dịch Covid-19" được tổ chức nhằm chia sẻ, cập nhật các kết quả nghiên cứu khoa học mới nhất về bệnh truyền nhiễm mới nổi, tái nổi; kháng kháng sinh, nghiên cứu vaccine mới, quản lý chất lượng phòng xét nghiệm, bệnh không lây nhiễm cũng như các vấn đề y tế công cộng khác sau đại dịch.
Hội nghị cũng là nơi chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm giữa các nhà khoa học, nhà hoạt động chính sách, nhà quản lý đến từ các đơn vị trong và ngoài ngành y tế, các viện nghiên cứu, trường đại học, trung tâm kiểm soát bệnh tật, bệnh viện, tổ chức sức khỏe trong nước và quốc tế.
">Nguồn nhiễm độc chì bủa vây trẻ em Việt: Tác động nghiêm trọng đến trí não
Lễ ký kết chuyển giao chuyên môn kỹ thuật giữa Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM và Bệnh viện huyện Bình Chánh (Ảnh: BV).
Buổi lễ ký kết đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh răng hàm mặt tại Bệnh viện huyện Bình Chánh.
Cụ thể, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM sẽ tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt của Bệnh viện huyện Bình Chánh.
Bên cạnh đó, Bệnh viện huyện Bình Chánh sẽ được hỗ trợ trong việc tiếp nhận và điều trị các trường hợp bệnh nhân phức tạp. Khi có những trường hợp vượt quá khả năng của cơ sở tuyến huyện, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM sẽ tiếp nhận.
Hai đơn vị cam kết phối hợp chặt chẽ cùng xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ hợp tác phát triển lâu dài, bền vững, theo từng giai đoạn cụ thể.
Việc hợp tác nêu trên sẽ giúp người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế hiện đại ngay tại địa phương, giảm tải cho tuyến trên và tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.
"Chúng tôi sẽ tận dụng tối đa các nguồn lực và cơ hội để xây dựng một chuyên khoa răng hàm mặt vững mạnh, không chỉ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh hiện tại mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành y tế địa phương", bác sĩ Cường khẳng định.
Song song lễ ký kết, 2 bệnh viện cũng đã phối hợp tổ chức chương trình khám, điều trị răng miệng miễn phí cho 100 người dân có hoàn cảnh khó khăn, người cao tuổi trên địa bàn huyện Bình Chánh, với nhiều loại hình dịch vụ như trám răng, nhổ răng, cạo vôi răng...
Trong đó, nhiều trường hợp đã được làm hàm giả tháo lắp, tìm lại nụ cười đẹp sau thời gian bị ảnh hưởng cả về chức năng ăn uống lẫn thẩm mỹ.
Cùng với sự hỗ trợ của Phòng Y tế huyện và Trung tâm Y tế huyện Bình Chánh, các y bác sĩ đã mang đến những niềm vui, giúp người dân giải quyết nhiều vấn đề về răng miệng.
Hiện nay, khoa Răng Hàm Mặt của Bệnh viện huyện Bình Chánh có 6 nhân sự, gồm 4 bác sĩ, 1 cử nhân phục hình răng và 1 cử nhân điều dưỡng. Khoa đang không ngừng nỗ lực tập trung vào các kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú như chữa răng, nhổ răng, làm răng giả, điều trị một số bệnh vùng hàm mặt.
Nhờ đó, nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng của người dân tại huyện Bình Chánh và các vùng lân cận đang được đáp ứng ngày càng tốt hơn. Theo Giám đốc Bệnh viện huyện Bình Chánh, trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục đầu tư và phát triển chuyên khoa răng hàm mặt, để người dân thấy hài lòng và tin tưởng khi đến điều trị.
">100 người dân vùng ven TPHCM được bác sĩ 2 bệnh viện "tìm lại nụ cười"
Đại sứ Marc E. Knapper nhận định hợp tác y tế là một trong những trụ cột của quan hệ song phương Việt - Mỹ (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Trong lĩnh vực y tế, đến năm 2004, Việt Nam được chọn là một trong 15 nước được ưu tiên nhận viện trợ từ "Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp AIDS của Tổng thống Mỹ" (PEPFAR) trị giá 15 tỷ USD để chống lại đại dịch HIV/AIDS trên toàn cầu.
Cũng theo Đại sứ Mỹ, năm 2013, cùng với Uganda, Việt Nam là một trong hai quốc gia được chọn để triển khai Sáng kiến An ninh Y tế Toàn cầu.
Kết quả của dự án này là vào năm 2014, Việt Nam trở thành một trong 30 quốc gia đầu tiên được chọn để nhận hỗ trợ từ Chính phủ Mỹ nhằm phát triển các hệ thống mô hình để thúc đẩy Chương trình Nghị sự An ninh Y tế Toàn cầu. Việt Nam cũng là một trong 10 quốc gia ưu tiên nhận hỗ trợ kỹ thuật và tài chính trực tiếp từ CDC Mỹ.
"Đặc biệt trong đại dịch Covid-19 vừa qua, thông qua cơ chế Covax, Mỹ đã viện trợ cho Việt Nam gần 50 triệu liều vaccine và 34 tủ đông âm sâu để bảo quản vaccine", Đại sứ Mỹ nhấn mạnh.
Đáng chú ý, năm 2021, Bộ Quốc phòng Mỹ đã trao tặng một máy giải trình tự gen thế hệ mới cho Bệnh viện Bạch Mai, để hỗ trợ công tác giám sát, phát hiện các biến chủng mới của Covid-19.
Ngược lại, khi Mỹ đang trong tình cảnh khó khăn vào mùa xuân năm 2020, Việt Nam cũng đã cung cấp rất nhiều khẩu trang và thiết bị y tế.
Chia sẻ tại buổi làm việc, PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh, sự hỗ trợ kịp thời của Mỹ đã góp phần giúp Việt Nam vượt qua đại dịch, giảm thiểu nhiều thiệt hại nhất có thể.
"Chúng ta đang tiến tới mốc 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ. Năm 1995, tôi là cậu sinh viên năm thứ 5. Khi tôi biết Đại sứ Mỹ đầu tiên tới Việt Nam, tôi cảm thấy vô cùng phấn khởi. Hai nước đã khép lại quá khứ và mở ra trang mới rất hào hùng cho quan hệ hai nước", PGS Cơ nói.
Bên cạnh đó, với việc được tài trợ máy giải trình tự gen và hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân sự về công tác này, Bệnh viện Bạch Mai đã trở thành một trong những phòng xét nghiệm lâm sàng đầu tiên tại Việt Nam có khả năng độc lập phân tích trình tự gen.
Đẩy mạnh hợp tác đào tạo, nghiên cứu
Theo báo cáo từ khoa Vi sinh, kể từ khi được Mỹ tài trợ, cơ sở này đã thực hiện xét nghiệm RT-PCR cho 868 chủng bệnh phẩm hô hấp, qua đó phát hiện 500 mẫu bệnh phẩm dương tính virus cúm.
Trong số này, bệnh viện đã giải trình tự 222 mẫu bệnh phẩm và phát hiện 91 mẫu cúm A H1N1 và 65 mẫu cúm A H3N2.
Đáng chú ý, trong tháng 6, bệnh viện đã phát hiện chủng A H1N1 từ lợn, góp phần trong công tác cảnh báo về dịch.
"Sự hỗ trợ về nâng cao nhân lực cho Bệnh viện Bạch Mai không chỉ dừng lại cho riêng Bệnh viện chúng tôi. Với vai trò là bệnh viện tuyến đầu, chúng tôi sẽ mở rộng tập huấn cho các phòng xét nghiệm ở các tuyến dưới", PGS Cơ chia sẻ.
Trong chuyến công tác của Đại sứ Marc E. Knapper và phái đoàn Mỹ lần này, Bệnh viện Bạch Mai bày tỏ mong muốn Đại sứ Marc E. Knapper sẽ tiếp tục quan tâm và giúp đỡ bệnh viện triển khai các hoạt động về hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật.
Một trong số đó là hỗ trợ về công tác tổ chức hoạt động hệ thống cấp cứu, đặc biệt là hệ thống cấp cứu ngoại viện. Theo Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Mỹ là nước có hệ thống cấp cứu ngoại viện rất hiện đại và hiệu quả.
Qua đó, bệnh viện có thêm những cơ hội được học hỏi, nâng cao chất lượng và trình độ chuyên môn để phục vụ người bệnh ngày một tốt hơn.
Đáp lại đề xuất của Bệnh viện Bạch Mai, Đại sứ Marc E. Knapper và phái đoàn Mỹ hứa sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ bệnh viện trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đưa quan hệ hợp tác về y tế giữa hai nước sẽ ngày càng phát triển và bền chặt.
">Đại sứ Mỹ: Hợp tác y tế là một trong các trụ cột của quan hệ Việt
Nhận định, soi kèo Venezia vs Inter Milan, 21h00 ngày 12/1: Trở lại cuộc đua
U nguyên bào thần kinh là loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ dưới 1 tuổi.
Khi bào thai phát triển, hầu hết các tế bào thần kinh phát triển và cuối cùng trở thành các tế bào thần kinh trưởng thành trước khi sinh hoặc trong vài tháng đầu sau sinh. Tuy nhiên một số trường hợp, các nguyên bào thần kinh không phát triển chính xác. Thay vì trở thành các tế bào thần kinh trưởng thành, chúng tiếp tục phát triển và phân chia.
Trong một số trường hợp, những nguyên bào thần kinh bất thường này đơn giản là chết đi, tuy nhiên trong một số trường hợp hiếm hoi, chúng phát triển thành u nguyên bào thần kinh.
Vì thế, đây là loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ em dưới 1 tuổi. Khi trẻ lớn lên từ thời thơ ấu, những nguyên bào thần kinh bất thường này sẽ ít có khả năng phát triển bình thường hoặc chết đi và nhiều khả năng biến thành u nguyên bào thần kinh.
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác của việc tại sao một số nguyên bào thần kinh phát triển bình thường, còn những nguyên bào khác thì không. Các nghiên cứu đang bắt đầu chỉ ra mối quan hệ giữa sự phát triển của u nguyên bào thần kinh và những thay đối bất thường với ADN trong nguyên bào thần kinh.
Những đột biến ADN này làm cho các tế bào nguyên bào thần kinh có cấu trúc nhiễm sắc thể bất thường (quá nhiều hoặc quá ít nhiễm sắc thể). Cấu trúc nhiễm sắc thể bất thường có thể làm cho các nguyên bào thần kinh phát triển thành u nguyên bào thần kinh và nó cũng có thể ảnh hướng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của các u nguyên bào thần kinh.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, ADN bất thường này được di truyền từ cha mẹ. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp đó là kết quả của những thay đổi gen ngẫu nhiên xảy ra tại một số thời điểm trong quá trình phát triển của trẻ.
Với trẻ mắc u nguyên bào thần kinh nguy cơ thấp, tỷ lệ sống thêm bệnh không tiến triển trong 2 năm là 90% và sống thêm toàn bộ là 95%. Tuy nhiên, có tới 2/3 số trẻ mắc u nguyên bào thần kinh được chẩn đoán sau khi đã có di căn hạch hoặc di căn tới các phần khác của cơ thể.
">Loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ dưới 1 tuổi
PGS.TS Nguyễn Trung Anh, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương (Ảnh: P.V).
"Già hóa dân số đã và đang là thách thức lớn trên toàn cầu. Trong khi đó, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi còn hạn chế.
Trong khi đó, trung bình một người Việt trên 60 tuổi mắc 3-4 bệnh, đặc biệt, những người trên 80 tuổi có thể mắc trên 6 bệnh. Ngoài bệnh tật, người cao tuổi Việt Nam còn có sức khỏe yếu kém phải phụ thuộc nhiều vào sự trợ giúp của người chăm sóc, dụng cụ hỗ trợ trong cuộc sống.
Đây là gánh nặng rất lớn cho bệnh nhân cũng như gia đình, đặc biệt là vấn đề chăm sóc. Hiện Việt Nam rất thiếu bác sĩ chuyên ngành lão khoa, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi", PGS.TS Trung Anh thông tin.
Số người già cần chăm sóc y tế tăng lên, trong khi nhân lực, bác sĩ chuyên ngành lão khoa còn thiếu, dẫn đến tình trạng quá tải ở các bệnh viện và cơ sở y tế.
Theo Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương, việc thiếu hụt các bác sĩ chuyên ngành lão khoa và dịch vụ chăm sóc dài hạn cũng là một thách thức lớn, đòi hỏi Việt Nam phải đầu tư nhiều hơn vào đào tạo và cải thiện chất lượng dịch vụ y tế dành cho người cao tuổi.
Trong khi đó, ở nhiều nước châu Âu và Mỹ, người 80 tuổi vẫn khỏe, vẫn tập thể dục, thể thao hàng ngày. Và từ rất sớm, các nước này đã tập trung vào vấn đề chăm sóc người cao tuổi.
Họ chăm sóc người cao tuổi tốt hơn, họ có điều kiện giáo dục cho người cao tuổi biết cách tự chăm sóc sức khỏe cho mình.
Trong 2 ngày diễn ra hội nghị, các báo cáo viên đã tập trung vào chính sách về xây dựng và phát triển hệ thống Lão khoa và cập nhật những hướng đi mới trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thông qua những bài báo cáo và chia sẻ từ các chuyên gia y tế đầu ngành tại Việt Nam cũng như trên thế giới.
Đặc biệt, nhằm tăng cường nguồn nhân lực y tế cho chuyên ngành Lão khoa, các chuyên gia sẽ cùng trao đổi, thảo luận về việc xây dựng khung chương trình đào tạo bác sĩ chuyên ngành này; thảo luận về hướng chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người cao tuổi với sự tham gia của Công tác xã hội và Điều dưỡng lão khoa.
Các nội dung chuyên ngành về dự phòng, điều trị và chăm sóc các bệnh lý mạn tính và cấp tính của người cao tuổi như sa sút trí tuệ, đột quỵ, động kinh, Parkinson... cũng được thảo luận, trao đổi.
">Ngoài 60 tuổi, nhiều người già bệnh chồng bệnh
Phẫu thuật nội soi hoàn toàn cắt cực trên dạ dày, miệng nối thực quản - dạ dày được thực hiện bằng tay cho bệnh nhân (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Khi bà H.T.K. (91 tuổi) phát hiện bệnh ung thư dạ dày, gia đình chọn giải pháp chăm sóc giảm nhẹ, không dám phẫu thuật vì sợ bà phải chịu thêm đau đớn. Tuy nhiên, bà K. muốn đi khám để điều trị.
Khi đến khám tại Bạch Mai, bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nội soi cắt đoạn dạ dày, nạo vét hạch, được chuyển sang Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Gan mật tụy.
Ca mổ kéo dài trong khoảng 3 tiếng, các bác sĩ thực hiện thành công cắt đoạn dạ dày, nạo vét hạch. Chỉ 2 ngày sau phẫu thuật, bà K. đã có thể ăn cháo và đi lại nhẹ nhàng. Sau 5 ngày, sức khỏe của bà K. hồi phục gần như bình thường.
TS.BS Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Gan mật tụy cho biết, phẫu thuật nội soi ngày nay được sử dụng để điều trị các bệnh lành tính và ác tính. Phẫu thuật nội soi hoàn toàn (nghĩa là toàn bộ các thao tác, kể cả các miệng nối đều được thực hiện qua nội soi) để điều trị ung thư dạ dày và đại tràng tuy là kỹ thuật khó, phức tạp nhưng đã trở thành kỹ thuật thường quy tại khoa, đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân so với mổ mở nói chung và phẫu thuật nội soi hỗ trợ với miệng nối ngoài cơ thể nói riêng. Với những phương pháp này, sau khi nội soi cắt dạ dày hay đại tràng xong vẫn phải mở nhỏ thành bụng để đưa dạ dày, ruột ra ngoài ổ bụng thực hiện miệng nối.
Đây là phương pháp can thiệp ít xâm lấn, an toàn với vết mổ nhỏ, tỷ lệ biến chứng thấp. Miệng nối được thực hiện trong cơ thể nên phần ruột lành được giữ ổn định tại chỗ, không bị co kéo làm tổn thương thành dạ dày, ruột và mạch máu nuôi miệng nối; đường mở nhỏ vừa đủ để lấy bệnh phẩm ở vị trí thẩm mỹ, ít nguy cơ thoát vị và nhiễm trùng.
Trong trường hợp kết hợp với phương pháp lấy bệnh phẩm qua đường lỗ tự nhiên thì sau mổ người bệnh gần như không có sẹo mổ, đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của người bệnh, nhất là với bệnh nhân trẻ tuổi, là nữ giới.
Đặc biệt, do phần ruột lành ít bị sang chấn, co kéo, thành bụng ít bị tổn thương sau phẫu thuật nội soi hoàn toàn nên bệnh nhân hồi phục hồi rất nhanh sau mổ, lưu thông ruột trở lại rất sớm ngay sau mổ.
Tuy nhiên, làm miệng nối trong cơ thể trong phẫu thuật nội soi là kĩ thuật khó, phức tạp, nhiều nguy cơ, chỉ sơ xuất nhỏ có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, đòi hỏi trình độ tay nghề bác sĩ, cũng như đầy đủ vật tư trang thiết bị phẫu thuật. Do vậy, hiện nay phẫu thuật nội soi hoàn toàn điều trị các bệnh lý ung thư dạ dày, đại tràng mới chỉ được thực hiện ở một số trung tâm lớn đáp ứng được các yêu cầu trên, kể cả ở nước ngoài.
">Bệnh nhân 91 tuổi được phẫu thuật nội soi chữa ung thư dạ dày