您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Thắng Trung Quốc, Việt Nam vào chung kết bóng chuyền CLB nữ châu Á
NEWS2025-02-08 06:58:34【Thời sự】4人已围观
简介Với lợi thế trên sân nhà,ắngTrungQuốcViệtNamvàochungkếtbóngchuyềnCLBnữchâuÁ24h tu24h24h、、
Với lợi thế trên sân nhà,ắngTrungQuốcViệtNamvàochungkếtbóngchuyềnCLBnữchâuÁ24h tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam (mang tên gọi Sport Center 1) toàn thắng 3 trận vòng bảng tại giải vô địch các CLB châu Á 2023, giành ngôi nhất bảng A.
Tại vòng bán kết, Thanh Thúy và các đồng đội "đụng" đại diện đến từ Trung Quốc là CLB Liaoning Donghua. HLV Nguyễn Tuấn Kiệt tung ra đội hình mạnh nhất, quyết chơi sòng phẳng với đối thủ.
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/5/1/tuyen-bong-chuyen-nu-viet-nam-3-1268.jpg)
Ở set 1, tuyển nữ Việt Nam chơi ngang ngửa với Liaoning Donghua trong khoảng thời gian đầu. Tuy nhiên, Liaoning Donghua chơi tấn công rất tốt, ghi những điểm số quyết định để giành chiến thắng 25/17.
Những tưởng đội bóng đến từ xứ sở hơn 1 tỷ dân có thể kết thúc nhanh ở set 2 khi dẫn 7/2, nhưng sau đó tuyển nữ Việt Nam chơi đầy nỗ lực, giành từng điểm số, san bằng 17/17. Trận đấu trở nên nghẹt thở khi hai đội hòa 23/23.
Ở thời điểm quyết định, được hơn 3.000 CĐV tiếp lửa, các cô gái Việt Nam xuất sắc ghi 2 điểm, qua đó thắng set 2 với tỷ số 25/23.
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/5/1/tuyen-bong-chuyen-nu-viet-nam-2-1269.jpg)
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/5/1/tuyen-bong-chuyen-nu-viet-nam-1-1270.jpg)
Thừa thắng xông lên, tuyển nữ Việt Nam hạ đối thủ 25/18 ở set 3. Bước vào set đấu quyết định, dù Liaoning Donghua chơi rất cố gắng nhưng không thể ngăn cản được chủ nhà Việt Nam giành chiến thắng 25/16, chung cuộc thắng 3-1, giành vé vào chung kết.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam vào tới chung kết giải bóng chuyền vô địch các CLB nữ châu Á. Đối thủ của Thanh Thúy và các đồng đội là Diamond Food Fine Chef - Air Force (Thái Lan). Trận đấu diễn ra vào lúc 19h30 ngày 2/5 tại Nhà thi đấu Vĩnh Phúc.
很赞哦!(3)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Smouha vs Pyramids, 21h00 ngày 7/2: Chấm dứt thăng hoa
- Món ngon: Cách làm nem rán thơm ngon
- Người đàn ông U70 làm nghề quét dọn để có tiền đi du lịch
- Mẹ già nghèo khổ: "Thương con vắn số, tội các cháu sắp mồ côi"
- Nhận định, soi kèo Mohun Bagan Super Giant vs Punjab, 21h00 ngày 5/2: Niềm vui đứt đoạn
- Ngành in trước thách thức số hoá
- Không thời gian tập 6: Trung tá Đại suýt bị nước cuốn trôi
- Họa sĩ nhí Xèo Chu dùng tiền bán tranh giúp học sinh nghèo Quảng Trị
- Nhận định, soi kèo Vallecano vs Valladolid, 3h00 ngày 8/2: Tiếp cận top 5
- Đề xuất dùng xe điện đưa đón học sinh ở TP HCM
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo LD Alajuelense vs Herediano, 09h00 ngày 6/2: Lại hòa 1
Hoài Anh chia sẻ kỷ niệm đón sinh nhật bên đồng nghiệp vào năm ngoái. Ảnh: FBNV.
Các đồng nghiệp nhắn nhủ BTV Hoài Anh mọi người sẽ "tụ tập" mừng sinh nhật cô khi hết mùa dịch. Một người bạn của Hoài Anh gửi lời chúc: "Chúc mừng sinh nhật bạn tôi. Không được tung tăng như năm trước nhưng vẫn thật nhiều yêu thương, bạn nhé".
Là một trong những gương mặt quen thuộc dẫn bản tin thời sự của VTV và được nhiều người yêu mến, những ngày qua, Hoài Anh cập nhật nhiều thông tin hữu ích về cách phòng chống Covid-19 để chia sẻ với khán giả. Cô khuyên mọi người nên bình tĩnh, biết chọn lọc thông tin để theo dõi, không hoang mang tinh thần.
Trong một bản tin do Hoài Anh và đồng nghiệp dẫn dắt, khán giả được hướng dẫn các biện pháp đơn giản nhưng cụ thể để bảo vệ bản thân trước nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 2 m với người có biểu hiện ho, không đưa tay lên mặt, rửa tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn, xà phòng... là những phương pháp đề phòng được đề cập.
Ngoài ra, bản tin cũng khuyến cáo mọi người không nên sử dụng chung bát đũa, cốc chén với người khác trong thời gian này, luôn mang theo bình nước bên mình.
BTV Hoài Anh dẫn bản tin thời sự, nói về cách phòng Covid-19.
Hôm 14/3, BTV Hoài Anh gửi lời động viên tinh thần các khán giả thông qua trang cá nhân. Cô viết: "Hãy là một ngày mới không có thêm một ca nhiễm nào, có được không? Dù sao thì, cách ly không có nghĩa là dương tính! Dương tính không có nghĩa là sẽ bị nặng, hay nguy kịch... Hãy bắt đầu ngày mới với con số đáng nhớ này bạn nhé, rằng khoảng hơn 80% các ca nhiễm sẽ có biểu hiện nhẹ, và sẽ khỏi bệnh (thông tin từ các bác sĩ chuyên khoa). Đừng quá hoang mang, bạn thân yêu. Và hôm nay, mình chọn màu xanh, màu hy vọng".
(Theo Zing)
BTV Hoài Anh lên tiếng về nghi vấn sửa mũi
- Khi có người thắc mắc mũi BTV Hoài Anh hiện tại trông có phần nhỏ hơn so với trước kia, nữ BTV chia sẻ khuôn mặt cô 100% là 'ba mẹ cho sao để vậy'.
">BTV Hoài Anh nhớ kỷ niệm sinh nhật bên đồng nghiệp ban Thời sự
Paju cách không xa thủ đô Seoul nhưng nhịp sống chậm rãi và yên bình hơn rất nhiều. Ảnh: Chang W.Lee/The New York Times. Trong khi nhiều người biết đến thành phố thông qua căn cứ quân sự, Paju cũng là địa điểm đặt trung tâm xuất bản phức hợp của quốc gia. Tên chính thức là Khu Công nghiệp quốc gia, Xuất bản Văn hoá và Thông tin Paju nhưng thường được gọi là Thành phố sách Paju.
Khoảng 900 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến sách, bao gồm các nhà in, công ty phân phối, xưởng thiết kế, xếp dọc các con phố. Biển hiệu “Thành phố sách Paju” xuất hiện ở mọi nơi.
Thành phố sách Paju mở cửa từ năm 1998 với sứ mệnh “tích cực hỗ trợ văn hoá và nghệ thuật dựa trên sách”. Ảnh: Chang W.Lee/The New York Times. Sau gần một thập kỷ lên kế hoạch và chuẩn bị, năm 1998 chính phủ Hàn Quốc đã thành lập tổ hợp xuất bản tại đây. Thành phố sách Paju là một phần trong nỗ lực hiện đại hoá đất nước. Ngành công nghiệp sách của quốc gia này từng bị phân tán rải rác. Tuy nhiên, theo Lee Sang-yeon - người quản lý Trung tâm Xuất bản Văn hoá và Thông tin Châu Á, một trong những cơ sở lớn của Paju, việc đó không mang lại hiệu quả.
Khi tập hợp tất cả các nhà xuất bản lớn nhất vào một nơi, Hàn Quốc hy vọng có thể sản xuất và phân phối tốt hơn phần lớn văn hóa phẩm. Sách là một ngành kinh doanh lớn ở quốc gia này. Theo Hiệp hội Xuất bản Hàn Quốc, hơn 115 triệu cuốn đã được bán trên toàn quốc vào năm 2022.
Sứ mệnh của thành phố sách “tích cực hỗ trợ văn hoá và nghệ thuật dựa trên sách” - có thể được nhìn thấy ở các tòa nhà trên khắp thành phố. Photopia, một công trình kiến trúc màu tím thanh bình uốn lượn như sóng biển, đóng vai trò là xưởng sản xuất và xử lý ảnh. Trụ sở chính của công ty xuất bản Duel Nyouk có cấu trúc hình học cao chót vót giống như loại phương tiện vận tải từng xuất hiện trong phim Chiến tranh giữa các vì sao.
Về cơ bản, mọi toà nhà trong thành phố Paju đều hoạt động trong lĩnh vực xuất bản sách. Photopia là một xưởng sản xuất, xử lý ảnh dành cho ngành công nghiệp in ấn. Ảnh: Chang W.Lee/The New York Times. Những quán cà phê cổ kính, nơi du khách có thể vừa nhâm nhi đồ uống vừa đọc sách, nằm rải rác trên các góc phố của Paju. Mọi thứ đều được thiết kế để bảo tồn và lan tỏa tình yêu dành cho sách.
Cơ sở quan trọng của Thành phố Sách Paju là nơi Lee làm việc, Trung tâm Xuất bản Văn hoá và Thông tin Châu Á, một khu phức hợp 5 tầng, bao gồm cơ sở giáo dục, phòng tổ chức sự kiện và không gian triển lãm, đồng thời đóng vai trò là hạt nhân xã hội và nghề nghiệp cho các nhà xuất bản địa phương. Trung tâm thu hút gần 10.000 du khách mỗi năm.
Thư viện trung tâm với hàng chục nghìn đầu sách được trưng bày và lưu trữ. Ảnh: Chang W.Lee/The New York Times. Theo Lee, ở tầng một của tòa nhà Forest of Wisdom là thư viện trung tâm với hàng chục nghìn cuốn sách được trưng bày và hàng chục nghìn cuốn khác đang được lưu trữ. Những giá sách cao từ sàn đến trần, một số cao hơn 7,5m xếp dọc các bức tường.
Du khách có thể tham quan bộ sưu tập khổng lồ của 'Forest of Wisdom' và khu phức hợp bao gồm khách sạn dành cho những ai muốn qua đêm với không gian sách. Ảnh: Chang W.Lee/The New York Times. Thành phố sách Paju cũng là một trung tâm nổi tiếng trong việc giữ gìn các văn bản, kiểu chữ cổ. Bảo tàng chữ in thành phố sách, liền kề với toà thị chính, là nơi lưu giữ bộ sưu tập các dụng cụ in ấn truyền thống, bao gồm 35 triệu khối ký tự kim loại.
Một khoá thực hành in ấn được tổ chức tại Trung tâm Xuất bản Văn hoá và Thông tin Châu Á. Ảnh: Chang W.Lee/The New York Times. Bên trong một phòng trưng bày dụng cụ in ấn truyền thống. Ảnh: Chang W.Lee/The New York Times. Thật dễ hiểu khi Paju là địa điểm ghé thăm yêu thích của các trường học. Vào một buổi chiều thứ 6 của tháng 10, các học sinh lớp một trong bộ đồng phục đồng phục đọc sách dọc cầu thang, một số ngồi theo cặp, số khác ngồi một mình. Ở một nơi khác, một lớp học sinh trung học cuối cấp đã khám phá quy trình in ấn và xuất bản thông qua bài học thực hành.
Thành phố sách Paju là địa điểm tham quan quen thuộc của các trường học. Ảnh: Chang W.Lee/The New York Times. Mỗi mùa Thu, Paju tổ chức lễ hội sách, quy tụ đông đảo tác giả, nghệ sỹ và độc giả yêu sách. Sự kiện năm nay bao gồm các triển lãm nghệ thuật, nhạc sống, cuộc thi đánh máy - trong đó các thí sinh, ngồi bên máy đánh chữ nối tiếp nhau, được đánh giá dựa trên tốc độ và độ chính xác - và tất nhiên, có nhiều cơ hội để thưởng thức văn hóa của những cuốn sách.
Một cuộc thi đánh máy trong khuôn khổ lễ hội sách thường niên tại Paju. Ảnh: Chang W.Lee/The New York Times. Học sinh Thủ đô thích thú trải nghiệm triển lãm sách dịp cuối tuầnTriển lãm sách ‘Lenofiato’ do Libreria Project tổ chức là điểm dừng chân lý tưởng cho những người yêu sách, góp phần lan tỏa lòng nhân ái và tri thức trong cộng đồng.">Khám phá thành phố sách lớn nhất Hàn Quốc
Mua được chiếc xe ô tô không lâu, sau niềm vui có được tài sản giá trị, giúp gia đình thực hiện những chuyến đi cho công việc, về quê…, giờ tôi lại lâm vào cảnh khó xử, thậm chí khó chịu khi thỉnh thoảng lại được bạn bè, anh em trong họ hỏi mượn xe.
Việc người thân, bạn bè hỏi mượn xe khiến nhiều người khó xử Không cho mượn thì sứt mẻ tình cảm, còn cho mượn xe tâm trạng lúc nào cũng nơm nớp lo người mượn đi không giữ gìn, gây tai nạn, vừa ảnh hưởng đến chất lượng xe, vừa gặp phải những rắc rối pháp lý. Chỉ đến khi thấy người mượn xe đỗ xe trước cửa nhà, xe vẫn an toàn thì tôi mới thở phào nhẹ nhõm.
Có ông anh họ gọi điện mượn xe với lý do hết sức nghiêm trọng - đưa bố đẻ đi khám thầy lang tít trên Phú Thọ. Lúc trả xe, xăng cạn gần hết bình, xe đầy bùn đỏ của đất đồi, ông anh nhẹ nhàng trả chìa khóa xe rồi vui vẻ ra về. Lần đầu cho mượn chẳng ai tính toán gì nhưng hai lần mượn xe sau, mỗi khi tạm biệt, xe vẫn trong tình trạng như thế, còn ông anh sau khi trả chìa khóa cho khổ chủ vẫn vô tư lướt đi như vị thần gió.
Nhiều người mượn xe nhưng khi trả không có ý thức Choáng nhất là lần cho cậu bạn mượn xe, ngày thường vẫn chén chú chén anh, chẳng nhẽ lần đầu tiên bạn hỏi mượn xe lại từ chối. Mặc dù bạn được cấp giấy phép lái xe ô tô gần hai năm nhưng hiếm khi đụng đến xe ô tô vì không có xe, còn thuê xe đi đâu đó càng không vì lương có hạn, chẳng dại gì vừa bỏ tiền đổ xăng rồi trả phí thuê xe. Muốn về quê, cả nhà ra bắt xe khách rõ vất.
Thế là cũng vì ngại quá mà cho mượn. Mượn thì cho mượn nhưng lo ngay ngáy. Rồi những tình huống không hay cũng thành hiện thực, do không lái quen nên sau khi tránh một chiếc xe công nông trên con đường bê tông khá hẹp, cậu bạn đã cho cả xe lao xuống con mương cạnh đó.
Người trên xe may mắn chỉ bị xước xát nhẹ, xe không bị thủy kích nhưng bản thân tôi cũng phải mất nửa tháng làm khô lại nội thất, thay thế nhiều bộ phận phần gầm xe, nhựa cản trước, đèn pha. Bực mình nhất là tiền sửa xe bạn mới chỉ đưa một nửa, còn lại xin khất vì nhà chẳng còn đồng nào. Đến khổ.
Đừng vì cả nể mà cho mượn xe Tết đến rất gần rồi, ai chứ những người hay uống rượu bia, người không có kinh nghiệm lái xe là phải “lắc” đầu tiên. Thân đến đâu cũng không cho mượn. Nếu họ mượn xe của mình chở người thân đi đâu đó không những gây nguy hiểm cho bản thân, gia đình, thiệt hại cho chủ xe mà còn tạo ra những ẩn họa cho cả cộng đồng. Bài học nhãn tiền đầy ra đấy.
Xe là tài sản bảo đảm an toàn cho người điều khiển nhưng khi gặp người không có kinh nghiệm thì nó còn là thứ vũ khí nguy hiểm cho cộng đồng.
Từ những chuyện trên mới thấy “phải biết lắc, gật đầu đúng người”. Nhiều khi mang tiếng là “ki-bo” cũng được.
(Theo Cartimes)
Theo bạn, có nên cho bạn bè mượn xe ô tô? Khi nào thì hãy từ chối và khi nào thì có thể đồng ý cho mượn xe? Mọi ý kiến chia sẻ, tin bài, ảnh, video cộng tác xin gửi về chuyên trang qua email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Rẻ kỷ lục, ô tô Suzuki 2019 chốt giá 136 triệu đồng
Sau những ấp ủ từ tháng 12 năm ngoái, hãng ô tô giá rẻ Maruti Suzuki đã chính thức công bố phiên bản thế hệ mới 2019 với giá từ 136- 185 triệu đồng.
">Bị bạn mượn xe: Thà mang tiếng ki bo còn hơn lo rủi ro
Nhận định, soi kèo Al Nassr vs Al
Ngày 8/7, Thuận, 34 tuổi, bị TAND TP HCM phạt mức án 4 năm tù về tội Môi giới mại dâm.
Liên quan đến vụ án, Phạm Đỗ Nhật Duy bị phạt 3 năm 6 tháng; Lê Thị Thu Thảo (cùng 38 tuổi) nhận 3 năm tù về cùng tội danh.
">Người điều hành đường dây mại dâm của giới showbiz lĩnh án
Nghệ sĩ Lệ Giang. Trả lời VietNamNet, NSƯT Lê Giang cho biết Giám đốc âm nhạc của chương trình - nhạc sĩ Huy Tuấn - đã nhận đặt hàng của BTC viết riêng bài nhạc kết hợp đàn bầu, violin và múa. Tác phẩm của chị biểu diễn do nhạc sĩ Hồ Hoài Anh sáng tác. Anh xuất thân là một nghệ sĩ đàn bầu và là giảng viên của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam nên hiểu cây đàn và ấp ủ nhiều ý tưởng cho tác phẩm. Chị, nhạc Hồ Hoài Anh đã trao đổi với nhau và cùng nghệ sĩ Bùi Công Duy cố gắng lột tả hết tinh thần, hơi thở thời đại trên nền âm nhạc kết hợp giữa nhạc cụ truyền thống và nhạc cụ phương Tây, để nói lên sự hội nhập của Việt Nam và ý tưởng của nhạc sĩ muốn gửi gắm.
Nghệ sĩ cho biết cảm thấy vô cùng may mắn, vinh dự và tự hào khi nhận được lời mời của Ban tổ chức cách đây khoảng 1 tháng. Chị đã từng được đón cờ và tham gia biểu diễn ở Philippines, nay lại được biểu diễn trong lễ khai mạc ở Việt Nam nên rất bất ngờ và muốn thông qua cây đàn "rất Việt Nam" mang ngôn ngữ, tiếng nói chung hiện đại đến với khán giả. Ngoài tâm trạng hồi hộp mong chờ và háo hức, NSƯT Lệ Giang cho biết sân khấu khai mạc khác biệt với tất cả những sân khấu lớn, nhỏ trước đây chị từng biểu diễn vì background đều là khán giả nên rất hưng phấn và mong chờ.
Nghệ sĩ Bùi Công Duy. Nghệ sĩ Bùi Công Duy chia sẻ rất vinh dự và tự hào khi được hòa mình cùng với các nghệ sĩ biểu diễn trong sự kiện trọng đại của đất nước mang tầm quốc tế, với sự quyết tâm và nỗ lực cao nhất để thể hiện hình ảnh đất nước chủ nhà với những kỳ vọng lớn vào đợt SEA Games lần này. Từ góc độ nghệ sĩ, với bất kỳ chương trình nào, không riêng gì SEA Games, các nghệ sĩ chuyên nghiệp đều sẽ cống hiến và thể hiện hết khả năng với khán giả.
"Niềm vui, trách nhiệm, sự thể hiện cũng như cảm xúc như được nhân đôi, thậm chí nhiều hơn vì phải rất nhiều năm mới có một kỳ SEA Games, lại biểu diễn trong sự kiện được truyền hình trực tiếp không chỉ phạm quốc gia nên tôi vừa hãnh diện, tự hào và lo lắng làm sao để thể hiện tốt nhất vị thế của nước chủ nhà, kỳ vọng của đất nước và hình ảnh đại diện Việt Nam", nghệ sĩ chia sẻ.
Màn múa hoa sen với đạo cụ là 120 lá sen trắng dài 2 m, tạo hình 11 cánh, tượng trưng cho 11 quốc gia Đông Nam Á cũng là điểm nhấn của chương trình qua phần biểu diễn của NSƯT Đặng Linh Nga. Tiết mục "Hồn sen Việt" có phần âm nhạc của nhạc sĩ Lê Thanh Tâm, kết hợp với giọng opera của Lê Như Ngọc Mai được phóng tác dựa trên những làn điệu dân ca Bắc Bộ.
Bà Trần Ly Ly cho biết tiết mục là sự kết hợp truyền thống và hiện đại, giữa khán đài rộng lớn, tinh thần Việt Nam hướng đến sự mềm mại. Việt Nam giàu truyền thống nhưng vẫn luôn luôn đón nhận sự phát triển mới của quốc tế. Việt Nam muốn tạo ra con đường thân thiện tràn đầy tình yêu thương, nồng hậu chào đón bạn bè năm châu để phát triển du lịch, văn hoá và kinh tế Việt Nam.
Chia sẻ với VietNamNet, nhạc sĩ Huy Tuấn - Giám đốc âm nhạc của chương trình - cho biết ê-kíp chỉ có khoảng 45 ngày để có thể sáng tác, hoà âm, phối khí, ghi âm để hoàn thiện 120 phút âm nhạc cho đêm khai mạc SEA Games 31. Anh cùng các nhạc sĩ trẻ, nhà soạn nhạc, sáng tác khí nhạc như Lưu Quang Minh, Lê Thanh Tâm, Quân Nguyễn, Cao Nhật Trung, Hồ Hoài Anh, Hazuny, Nguyễn Thanh Bình... dốc sức để các tiết mục được hoàn thiện trong thời gian sớm nhất.
Nhạc sĩ Huy Tuấn và đạo diễn sân khấu Hoàng Công Cường làm việc với các cộng sự cho phần nghi lễ rước cờ Tổ quốc. “Phong cách âm nhạc xuyên suốt chương trình chính là những tiết tấu âm nhạc đương đại, được ưu chuộng nhất hiện nay kết hợp với nhạc cụ cổ truyền dân tộc cùng những giai điệu châu Á pha trộn với những mảng hoà âm Tây Âu và đâu đó có một chút màu sắc của âm nhạc World music, ngôn ngữ âm nhạc đương đại, thậm chí là kết hợp cả những tiết tấu của nhạc Funk, R&B, electro-pop rất thời thượng”, nhạc sĩ Huy Tuấn chia sẻ.
Ban Giải trí
">Màn kết hợp ‘có một không hai’ giữa đàn bầu và violin lễ khai mạc SEA Games 31
Nghệ sĩ xăm hình Trung Tadashi. (Ảnh nhân vật cung cấp). Ghét xăm hình
Trong căn phòng mát lạnh cùng tiếng nhạc dịu êm, nghệ sĩ xăm hình Trung Tadashi (tên thật Trần Nhật Trung, SN 1978, quận 1, TP.HCM) tỉ mỉ đặt bút vẽ trên da khách hàng. Anh tập trung cao độ, phác thảo hình con rồng trong văn hóa Á Đông với thần thái dũng mãnh, bí ẩn.
Trung Tadashi được biết đến như một nghệ sĩ xăm hình nghệ thuật nổi tiếng trong và ngoài nước. Tuy nhiên ít ai biết anh từng là người căm ghét nghệ thuật xăm hình.
Với anh lúc ấy, xăm hình là điều gì đó rất xấu và chỉ dành cho những thành phần bất hảo. Nhận thức đó khiến anh ác cảm với người có hình xăm và thợ xăm hình.
Tuy nhiên, suy nghĩ này nhanh chóng tan biến khi anh buộc phải đến Nhật Bản để quên đi đam mê hội họa của mình. Từ khi còn rất nhỏ, Trung đã được mẹ dạy vẽ để lấp đầy chuỗi ngày nhàm chán nơi rừng hoang.
Anh kể: “Tôi sinh ra ở TP.HCM nhưng vì nghèo quá, ba mẹ phải lên Tây Nguyên làm kinh tế mới. Tuổi thơ của tôi gắn với những vạt rừng, ruộng lúa, nương khoai… Lo con không có gì để giải trí, mẹ dạy tôi vẽ.
Bà dạy tôi vẽ ngôi sao 5 cánh, khuôn mặt của chú bộ đội, công an... Mỗi khi hoàn thành bài vẽ, tôi đều được mẹ và người lớn trong gia đình khen. Từ đó, tôi mê vẽ và mơ ước trở thành họa sĩ”.
Trước khi trở thành nghệ sĩ xăm hình, anh từng rất ghét công việc này. Tuy vậy, khi trưởng thành, mẹ anh không muốn con trai nối gót người em từng là họa sĩ vẽ tranh, biển quảng cáo nhưng vẫn nghèo của mình. Bà muốn con xuất ngoại để mở ra cánh cửa tương lai mới.
Anh nghe lời, rời Việt Nam sang Nhật Bản làm việc trong ngành điện tử. Tuy nhiên, suốt thời gian 5 năm sinh sống và làm việc tại Nhật, điều hấp dẫn anh nhất là văn hóa, nghệ thuật, những hình tượng tâm linh của nước này.
Mỗi lúc có thời gian, anh đều đến ngắm cảnh, chụp ảnh, vẽ lại những phong cảnh, linh vật trong công viên, đình, chùa ở Nhật Bản. Rồi một lần, anh được xem cuốn phim giới thiệu về nghệ thuật xăm hình.
Những hình ảnh ấy khiến anh ngỡ ngàng. Chúng khác hoàn toàn những gì anh hiểu, biết về nghề này trước đây. Anh tìm hiểu và đam mê rồi về nước thử sức với công việc xăm hình. Để phát triển nghề, anh đăng ký học và tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM.
Sau khi đến với nghệ thuật xăm hình, anh lồng ghép nét đẹp văn hóa Á Đông vào những hình xăm của mình. (Ảnh chụp lại). Tuy vậy, anh không muốn những hình xăm do mình thực hiện chỉ đơn giản là nét mực khắc trên cơ thể khách hàng. Anh muốn chúng chứa đựng, truyền tải được nhiều thông điệp hơn.
Sau những khắc khoải để tìm ra hướng đi cho mình, anh quyết định khai thác thể loại hình xăm mang đậm nét văn hóa Á Đông như: hình rồng, phượng hoàng, hạc trắng, sư tử… Trong đó, anh đặc biệt thành công trong việc khắc họa hình ảnh rồng Á Đông lên cơ thể khách hàng.
Anh tâm sự: “Đằng sau những hình xăm tôi thực hiện đều có câu chuyện, giá trị văn hóa riêng của nó. Hình xăm rồng là một ví dụ. Rồng là linh vật huyền thoại, xuất hiện trong văn hóa nước Việt cổ đại và nhiều quốc gia châu Á khác.
Cùng với chim phượng hoàng, rồng là một trong những biểu tượng quan trọng nhất của nền văn hóa Á Đông, là biểu trưng của quyền lực hoàng gia. Có thể nói, hình tượng rồng trở thành một yếu tố quan trọng trong nền văn hóa và tâm linh trải qua nhiều thời kì lịch sử của châu Á”.
Hình tượng phượng hoàng, một trong những linh vật, biểu tượng quan trọng nhất của nền văn hóa Á Đông. (Ảnh chụp lại). Nón lá, tà áo dài, làng quê Việt Nam
Sau hơn 10 năm làm nghề, Trung Tadashi mong mỏi những hình xăm của mình sẽ giới thiệu đến thế giới những nét đẹp của văn hóa Á Đông. Thế nên, anh quyết định thực hiện cuốn sách: "Sự mê hoặc từ nghệ thuật xăm hình - Enchantment from Tattoo Art" được phát hành song ngữ Việt – Anh.
Vừa qua, cuốn sách được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - VietKings xác lập Kỷ lục Việt Nam với nội dung: Sự mê hoặc từ nghệ thuật xăm hình - Enchantment from Tattoo Art - Cuốn sách đầu tiên tại Việt Nam giới thiệu về nghệ thuật xăm hình Á Đông bằng song ngữ Anh - Việt.
Hiện nay, ngoài việc giới thiệu nét đẹp văn hóa Á Đông qua hình xăm, Trung Tadashi mong muốn đam mê của mình có thể lan tỏa niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước.
Đó là lý do anh vẽ, xăm lên cơ thể khách hàng hình ảnh tà áo dài, chiếc nón lá, cảnh làng quê Việt Nam thanh bình yên ả…
Tuổi thơ nam nghệ sĩ gắn liền với hình ảnh làng quê. Khi sang Nhật, anh cũng thường vẽ làng quê Việt Nam để đỡ nhớ nhà. Thật bất ngờ, các bức tranh có chủ đề này của anh đều được người nước ngoài yêu thích.
Những hình xăm khắc họa thiếu nữ Việt Nam mặc áo dài, đội nón lá được người nước ngoài ưa chuộng. (Ảnh chụp lại). Thấy vậy, anh cố gắng vẽ nhiều hơn để tặng cho những ai yêu thích với hy vọng có thể giới thiệu phong cảnh, nét đẹp của làng quê Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Sau này, khi bắt đầu đến với nghệ thuật xăm hình, anh cũng chú trọng lồng ghép mong muốn trên vào công việc của mình.
Anh nói: “Sau nét đẹp văn hóa, nghệ thuật Á Đông, tôi mong muốn những hình xăm do mình thực hiện không chỉ mang ý nghĩa trang trí mà còn truyền tải, giới thiệu những giá trị, nét đẹp văn hóa của đất nước Việt Nam.
Thế nên ngay khi bắt đầu công việc xăm hình, tôi đã chú trọng việc phát triển những hình ảnh mang đậm nét văn hóa của quê hương như: tà áo dài, chiếc nón lá, phong cảnh làng quê với con trâu, cái cày, đồng lúa…”.
Khi biết Trung Tadashi có thể vẽ, xăm những nét đẹp văn hóa Việt Nam, nhiều khách hàng là người nước ngoài, Việt kiều tìm đến nhờ anh thực hiện.
Nếu khách hàng nước ngoài thường thích xăm hình ảnh thiếu nữ Việt Nam đội nón lá trong tà áo dài trắng thì khách Việt kiều lại thích xăm hình phong cảnh làng quê Việt Nam lên cơ thể.
Trong khi đó, Việt kiều lại thích hình xăm vẽ cảnh làng quê Việt Nam của anh. (Ảnh chụp lại). Họ mong muốn khắc lên da thịt nét đẹp đặc trưng của cố hương. Không như tranh vẽ, hình xăm trên da là mãi mãi và phải trải qua khoảng thời gian chịu đựng đau đớn để hoàn thành.
“Khách phải là người yêu quê hương, đất nước lắm mới chấp nhận, xăm những hình ảnh ấy. Do vậy, mỗi khi có khách chọn xăm những bức hình làng quê, tà áo dài Việt Nam tôi rất hạnh phúc, tự hào”, anh chia sẻ.
">Mong hỗ trợ miễn phí người khuyết tật muốn theo nghề
Nghệ sĩ xăm hình Trung Tadashi đoạt giải Nhất giải châu Á hình xăm trắng đen nhỏ, giải Nhì giải châu Á hình xăm màu lớn (năm 2013). Anh cũng từng dự lễ hội xăm hình Nordic Ink Festival 2018 ở Đan Mạch và thắng 4 giải thưởng lớn; giành 5 chiến thắng ở lễ hội xăm hình tại Mỹ năm 2022…
Hiện, anh có mong muốn dạy nghề miễn phí cho những người khuyết tật có đam mê với nghệ thuật xăm hình. Anh nói: “Tôi đã đào tạo nghề cho một bạn khuyết tật. Đến nay, bạn đã có thể tự mở tiệm, nuôi sống bản thân từ nghề này.
Do đó, tôi mong muốn hỗ trợ, đào tạo những bạn khuyết tật thực sự có đam mê, yêu thích bộ môn xăm hình. Bằng cách này, các bạn khuyết tật có thể tìm được công việc phù hợp, đem lại thu nhập tốt".
Người đàn ông lan tỏa tình yêu quê hương qua những hình xăm độc đáo