您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Soi kèo phạt góc Gangwon vs Pohang Steelers, 17h00 ngày 29/9
NEWS2025-02-02 04:40:26【Thể thao】0人已围观
简介èophạtgócGangwonvsPohangSteelershngàlichbongdahomnay Hoàng Tài - 29/09/20lichbongdahomnaylichbongdahomnay、、
很赞哦!(6)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Nottingham vs Brighton, 19h30 ngày 1/2: Mòng biển gãy cánh
- ADG chính thức trở thành nhà phân phối ủy quyền của Kingston tại Việt Nam
- Tay vợt 16 tuổi Phương Anh xuất sắc giành 2 HCV pickleball ở giải thế giới
- Đen Vâu ra MV cùng nhạc sĩ Trần Tiến, Thảo Tâm 'Mắt biếc' cổ vũ SEA Games 31
- Nhận định, soi kèo Bremen vs Mainz, 02h00 ngày 1/2: Trở lại mạch thắng
- Bán hàng online bằng KOL triệu view, startup mỹ phẩm nam câu triệu USD từ cá mập
- Nhân rộng mô hình giáo dục đại học định hướng ứng dụng
- Elon Musk muốn hủy thương vụ mua Twitter
- Nhận định, soi kèo Sharjah vs Dibba Al
- Diễm Quỳnh khoe ảnh thanh xuân rực rỡ
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Pumas UNAM vs Deportivo Toluca, 10h05 ngày 30/1: Lợi thế sân nhà
- Cuộc đời lận đận, gồng từng phút chiến đấu với ung thư của Mai Phương:
Sao Việt 29/3: Phùng Ngọc Huy từng có thời gian yêu diễn viên Mai Phương nhưng sau đó đã chọn sự nghiệp ở Mỹ. Cả 2 có một con gái chung là Lavie. Dù không ở bên nhau, cả 2 đều quan tâm và giành tình yêu cho con gái. Anh đã đổi avatar trang cá nhân trong thời điểm thông tin Mai Phương qua đời được thông tin trên mạng. Ca sĩ Thanh Thảo động viên sau này anh đưa con gái sang Mỹ chăm sóc, có như vậy mới bù đắp được cho bé. Nghe tin Mai Phương từ trần vì ung thư phổi, Hồ Ngọc Hà đã chia sẻ đoạn tin nhắn cố diễn viên gửi cho mình. Đây là tin nhắn cảm ơn của Mai Phương gửi cho “nữ hoàng giải trí” khi cô may mắn nhận được sự giúp đỡ từ Hồ Ngọc Hà. Trong tin nhắn của mình, nữ diễn viên bày tỏ sự kính trọng với giọng ca “Cả một trời thương nhớ’ dù hai người ngoài đời chưa hề làm việc hay quen biết nhau. ''Lời Phương nhắn cho mình. Hơn 1 năm từ ngày biết Phương bệnh rồi mình nhắn Ốc Thanh Vân cho mình góp một ít quà mong Phương vượt qua lúc khó khăn. Một tin nhắn cũng đủ để nói lên tất cả về tình người dành cho nhau. Dù có điều gì xảy ra thì sự tử tế vẫn luôn ở lại.” – Hồ Ngọc Hà chia sẻ. Trấn Thành cũng có đôi lời gửi tới diễn viên Mai Phương: “Bắt người ta xinh đẹp làm chi mà tình duyên thì lận đận, sự nghiệp cũng không mấy suôn sẻ, cố gắng vượt qua hết mọi khó khăn, vừa có được niềm vui và hy vọng lại đối diện với bệnh nan y. Cho đến khi ra đi cũng ngay một thời điểm không thuận lợi cho mọi người đến bên bạn để nói 1 lời tạm biệt. Quá sức chịu đựng! Tôi đang cố rà lại ký ức để nhớ xem Phương – bạn tôi hạnh phúc nhất là khi nào? Mơ hồ lắm!”. Dịch bệnh kéo dài khiến nhiều show diễn liên tục bị huỷ nhưng nghệ sĩ Thanh Thuỷ vẫn bảy tỏ sự lạc quan: “Nghệ sĩ than khổ khi không có show nhưng phải nghĩ đến nhiều người khác còn khổ hơn mình. Cả thế giới lao đao vì dịch bệnh thì nghệ sĩ thất thu là không đáng gì”. Hari Won đã xuống tận miền Tây và trao hơn 1.600 bình nước lọc cùng 100 phần quà hỗ trợ cho đồng bào bị thiệt hại do hạn mặn gây ra. Ngay từ ban đầu, cô không kêu gọi trên trang cá nhân và chỉ âm thầm thực hiện cho đến khi hoàn thành mới chia sẻ công khai. MC Phan Anh vui mừng tiết lộ mình được giảm tiền thuê mặt bằng: "Mình cũng cảm ơn cô chủ nhà đã bớt tiền thuê văn phòng, cửa hàng từ tháng 2. Đóng cửa thế này chắc cô cũng miễn luôn tháng 4. Cuộc sống luôn có nhiều điều ấm áp". Lưu Hương Giang khoe eo thon ở tuổi 36 và chia sẻ: “Chơi 1 môn thể thao cũng là 1 cách thử thách bản thân, đến lúc đuối lắm rồi chỉ muốn bỏ cuộc nhưng vẫn phải ép mình cố về đích giống như làm gì cũng phải làm đến tận cùng mới trải nghiệm được cảm giác sung sướng ấy nhỉ?”. Thanh Tú diện bikini, khoe dáng vóc thon gọn, nóng bỏng sau gần 1 năm sinh con cho ông xã đại gia. Ngọc Lan chia sẻ “khó khăn” khi phải ở nhà chăm con mùa dịch: “Từ xưa tới giờ, Lan là người phụ nữ của gia đình. Ngoài đi làm, chỉ thích ở nhà chứ không ham chơi nên Lan không gặp khó khăn gì nhiều khi ở nhà 24/24h. Hơn nữa, từ giữa năm 2019, Lan đã dành 6 tháng chỉ ở nhà chăm sóc Louis. Lúc đó, Lan dự tính qua Tết sẽ đi làm lại. Tết xong, dịch bệnh nên mình ở nhà chăm con vài tháng nữa cũng bình thường”. Chia sẻ hình ảnh gia đình cửa đóng then gài tự cách ly 10 ngày trước dịch bệnh, Lâm Khánh Chi nhắn nhủ: “Tạm thời không gặp bạn bè trong thời gian này nhé, nhớ nhau thì nhắn tin hoặc điện thoại nhé các bạn. Hẹn gặp lại ngày gần đây nhất. Chúc mọi người nhiều sức khỏe an lành và bình an, cùng vượt qua dịch Covid-19″. Bố con Đỗ Mạnh Cường diện tồ tone-sur-tone, cùng nhau mừng tuổi mới. Phạm Hương hào hứng khoe hình nuôi gà trong biệt thự triệu đô ở Mỹ: “Mùa dịch rảnh rỗi nên mua được mấy chú gà con về nuôi, trồng thêm rau trong vườn .. Vừa cho em Max chơi, vừa dạy cho em Max trải nghiệm chăm sóc vật nuôi… Các bạn thì sao nhỉ!?”. Trước chỉ trích của nhiều khán giả “vô duyên” trên mạng xã hội, Chí Trung đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình và cảnh báo: “Đừng khiêu khích Chí Trung này nhé''. Trước thông tin phải làm lụng vất vả, kiếm sống qua ngày trên đất Mỹ, Trizzie Phương Trinh đã lên tiếng phủ nhận. Cô khẳng định rằng dù có nhiều sự thay đổi trong vài ba tuần gần đây nhưng cuộc sống không ở mức quá khó khăn như một số người lầm tưởng. Sau hơn 1 ngày rò rỉ hẹn hò, bạn trai tin đồn của Thu Quỳnh đã âm thầm gỡ bỏ loạt ảnh chụp thân thiết cùng nữ diễn viên và con trai cô. Nhiều người cho rằng có lẽ cả hai đều không muốn chuyện tình cảm bị chú ý nên đã không lên tiếng và giấu tới cùng. Linh Thùy
Vai diễn cuối đầy nước mắt của Mai Phương trước khi ra đi
- Vai diễn trong phim ngắn “Thần chết tập sự” là vai diễn đánh dấu sự trở lại của Mai Phương sau thời gian dài vắng bóng, cũng là vai diễn cuối cùng trong sự nghiệp diễn xuất của cô.
">Sao Việt 29/3: Phản ứng của Phùng Ngọc Huy, Trấn Thành khi biết tin Mai Phương qua đời
Nam không cho tôi đăng ảnh lên mạng xã hội, không muốn tôi gọi điện, nhắn tin cho ai mà anh không biết. Ảnh minh họa: Freepik Thời điểm tôi gặp Nam, con gái đã cứng cáp hơn. Tôi bắt đầu biết nghĩ cho hạnh phúc của bản thân, đồng thời bị sự nhiệt thành, trẻ trung của Nam làm cho tôi như được tiếp thêm năng lượng cho cuộc sống vốn dĩ rất giản đơn của mình. Vì vậy một lần nữa, tôi lại muốn kết hôn. Nam nhỏ hơn tôi 3 tuổi, là con một nhưng khá già dặn, trưởng thành.
Nam có công việc ổn định, lại yêu tôi và biết cách chiều con gái riêng của tôi. Vì vậy, tôi không có lý do gì để từ chối hạnh phúc mà cuộc đời ban tặng. Lúc đó, tôi đã nghĩ như vậy nên khi Nam ngỏ lời xin cưới, tôi lập tức đồng ý với vô vàn giấc mơ tươi đẹp trong đầu. Không ngờ khi trở thành vợ chồng, cuộc sống ở gia đình chồng phát sinh nhiều điều khiến tôi ngày nào cũng thấy mệt mỏi.
Tôi không biết có phải do nhiều năm làm mẹ đơn thân nên tôi quen được sống tự do hay không nhưng quả thực, cuộc sống ở nhà chồng đang khiến tôi thấy mình hối hận vì đã đi bước nữa.
Mẹ chồng khó tính, để ý tôi từ cái váy mới mua đến màu son tôi đánh. Mẹ không muốn tôi mua sắm vì nhà còn nhiều thứ thiết thực hơn phải lo. Tôi đánh son đỏ, mẹ cau mày nói phụ nữ có chồng không nên đánh son đậm quá, nhìn chẳng khác gì "gái gọi".
Bố chồng không ốm đau, bệnh tật gì nhưng ông đặc biệt không thích vận động. Ông có thể nằm ngồi im một chỗ suốt cả ngày, quần áo không chịu thay. Tôi khích lệ ông ra ngoài đi lại, nói chuyện với hàng xóm láng giềng cho thư giãn thì ông gắt lên, nói tôi đừng tự ý về nhà này rồi làm đảo lộn thói quen cũ của gia đình.
Tôi vừa buồn, vừa tự ái vì rõ ràng tôi có ý tốt, đã không được ghi nhận còn bị khoác cho cái mác thích ra vẻ ta đây, chỉ đạo mọi người. Tôi ấm ức tâm sự với chồng nhưng thay vì an ủi vợ, anh thờ ơ bảo từ nay đừng có rỗi hơi làm mấy việc không cần thiết đó nữa.
"Thay vào đó em nên để ý đến chuyện riêng của hai vợ chồng mình thôi", Nam nói vậy và rất nhanh đã khiến tôi hiểu rõ "chuyện riêng của hai vợ chồng" ở đây bao gồm những gì.
Nam kiểm soát tôi trong mọi việc, đi đâu, làm gì, tan làm phải về nhà đúng giờ, quần áo phải mặc theo ý anh. Nam ghen tuông và muốn nắm giữ tôi khác hẳn lúc còn quen nhau.
Nam không cho tôi đăng ảnh lên mạng xã hội, không muốn tôi gọi điện, nhắn tin cho ai mà anh không biết, kể cả đó là khách hàng. Tôi không còn những buổi được đưa con đi chơi vào ngày nghỉ, muốn rủ cô bạn thân đi uống cà phê cũng phải xin phép, chụp ảnh về anh mới yên tâm.
Kinh khủng nhất là Nam yêu cầu tôi công khai thu nhập vì như thế mới chứng tỏ vợ chồng đồng lòng giữ gìn hạnh phúc, xây dựng niềm tin cùng nhau. Tôi gửi tiền về quê cho bố mẹ cũng phải giấu giếm vì anh không muốn. Tóm lại, tôi cảm thấy vô cùng bí bách.
Tôi không muốn sống cuộc sống này, cũng đã nghĩ đến hai chữ ly hôn nhưng bỏ chồng lần nữa thì thật tệ hại. Hôn nhân lần đầu tan vỡ cứ coi như tuổi trẻ thiếu kinh nghiệm sống, chưa biết cách mềm mại để thấu hiểu, sẻ chia cùng nhau nhưng đến tuổi này, lấy chồng lần thứ hai vẫn không giữ được gia đình thì thật thất bại.
Mỗi lần nhìn con gái thui thủi, chơ vơ trong nhà, tôi lại thấy mẹ con tôi đúng là không thuộc về nơi đây. Cả con và tôi đều không thấy hạnh phúc với lựa chọn này. Rõ ràng cuộc sống đang yên ổn, tôi lại tự bó buộc đời mình để rồi không biết phải làm gì vào lúc này.
Theo Dân trí
Mẹ muốn tái hôn sau 8 năm bố mất, tôi chết lặng khi thấy dượng tương lai
Nghe tin mẹ muốn tái hôn, tôi rất mừng. Thế nhưng khi người đàn ông của mẹ xuất hiện, tôi chết lặng.">Tôi rất hối hận vì đã tái hôn với trai trẻ
Thu Thủy là tác giả kịch bản phim Thương ngày nắng vềvàHướng dương ngược nắng.Cả hai phim đều có tình huống nhân vật chính bị cưỡng bức gây tranh cãi. Sáng 18/5, biên kịch Thu Thủy đã có bài chia sẻ dài sau một đêm bùng nổ tranh cãi liên quan đến kịch bản phim chị viết. "Trong mười mấy năm làm nghề, mình không có nhiều những thời điểm lo lắng đến thế, khi một tập phim phát sóng. Vì mình biết kịch bản thế nào, vì đạo diễn từng nói anh phát điên phát khóc trong phòng dựng thương cho Khánh, và vì chính bản thân mình, một chiều thứ 7 ở phòng hậu kỳ xem tập phim, đã lặng đi rất lâu vì uất ức, xót xa, dồn nén, bất lực…
Cho dù chúng mình có là người tham gia tạo ra câu chuyện đi chăng nữa, cảm giác đó vẫn dâng lên ngột ngạt, thì huống hồ gì là khán giả. Năm ngoái, trong lúc chạy chuyện, nhóm nội dung bàn tình huống với nhau, khi đến đây có phần khựng lại, nói thế này thương cho Khánh quá. Đêm ấy, mình nghĩ về Khánh thôi, đã chảy cả nước mắt. Vậy có làm không? Cân nhắc, bàn luận, phân tích. Rồi chúng mình vẫn làm", cô chia sẻ.
Thu Thủy chia sẻ thêm, khi bị phản ứng vì sự quá quắt trong vai bà mẹ chồng, NSND Lan Hương nói "quan điểm của tôi là làm việc gì cũng phải làm đến nơi đến chốn, muốn thể hiện vai diễn cũng phải thật đến nơi đến chốn". "Chúng mình đồng cảm với cô Hương vô cùng và mình tin những người làm nghề cũng sẽ có nhiều chia sẻ với điều đó. Trong cuộc sống và cả trong nghề nghiệp nữa, cái cụm từ "đến nơi đến chốn" tưởng như nhẹ tựa lông hồng vậy thôi, nhưng thật ra, nó luôn luôn là những lựa chọn không dễ dàng gì. Để không thành kẻ không đẽo cày giữa đường, để không thành gió chiều nào che chiều ấy rõ ràng một người làm nghề cũng cần phải dần làm quen với lời chỉ trích, dù với câu chuyện, hay với nhân vật, hay là chính bản thân mình", chị nói.
Tác giả Thương ngày nắng vềcho biết không phải đợi khi khán giả phản ứng “này các bạn làm quá rồi” thì chính cô cũng đã luôn đặt câu hỏi Có nhất thiết thế này không? Liệu có lựa chọn khác không? vì hơn ai hết họ mong muốn là một câu chuyện đến được yêu thương, được đồng cảm, được ủng hộ chứ không phải là phản đối hay chê trách. "Là một người làm nghề, chúng mình cũng muốn khai thác tới cùng, muốn “tới nơi tới chốn”, muốn cho nhân vật có một hành trình dẫu tận cùng cay đắng, thì thứ hạnh phúc sau này họ nhận được, cũng sẽ thật lòng xứng đáng".
Nói về Khánh, nhân vật đang bị đẩy đến tận cùng bi kịch khiến khán giả xót xa, Thu Thủy cho rằng Khánh chưa bao giờ là người phụ nữ hoàn hảo. "Cô ấy đầy vấn đề, đầy thiếu sót, luôn loay hoay với việc sắp xếp cuộc đời mình. Nhưng có một thứ cô ấy trọn vẹn và đẹp đẽ, là tình yêu thương với 2 đứa con, là ước ao cho chúng một sự đủ đầy thương yêu nhất.
Trường đoạn dài về số phận Khánh, là trường đoạn nhóm biên kịch đã viết rất cảm xúc. Đó là những đoạn dài, nặng nề uất ức, và khi làm về giai đoạn này, bản thân mình cũng nặng lòng, có lúc muốn phát điên. Khi Khánh bị oan ức, khi Khánh ly hôn, khi Khánh thấm thía hậu ly hôn, khi cô ấy ngẩng lên trời và gào lên: “Ông trời, ông có mắt không! Nếu như ông có mắt thì mắt ông bị mù rồi…". Hành trình của Khánh, gian truân, trầy xước và chúng mình, người tạo ra những vết thương cho nhân vật, không dễ dàng gì. Khi yêu câu chuyện của mình, yêu nhân vật của mình, thì nỗi đau của nhân vật, chúng mình chính là những người trải nghiệm đầu tiên".Bên cạnh việc trải lòng về nhân vật Khánh, Thu Thủy cho biết cô cùng ê kíp làm phim thực tâm đón nhận những phẫn nộ, chỉ trích, đồng cảm, góp ý và những đòi hỏi của khán giả. "Cảm ơn các bạn đã Thương, đã yêu, đã xót xa, phẫn nộ, đã yêu cầu và đòi hỏi với Ngày nắng về, ở khía cạnh nào, chúng mình cũng luôn thấy đó là động lực để cố gắng và hoàn thiện nhiều hơn cho chặng đường sắp tới", cô viết.
Quỳnh An
">Tác giả 'Thương ngày nắng về' lên tiếng về tình tiết gây tranh cãi gay gắt
Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Western Sydney, 15h35 ngày 31/1: Khó cho chiếu trên
VĐV Wushu Thúy Hiền và Võ sư Đặng Tam Thuận - Tổng đạo diễn MV MV kể chuyện bằng âm nhạc, đưa cựu vận động viên số 1 Wushu Châu lục và thế giới Nguyễn Thúy Hiền trở lại sau 27 năm rời xa sàn đấu. Bằng giọng của mình, Thúy Hiền gửi đến khán giả, những yêu người thể thao và hơn cả là truyền động lực, cảm hứng cho các thế hệ vận động viên trẻ trong cuộc đua nước rút chuẩn bị cho Đại hội thể thao Đông Nam Á, SEA Games 31 chuẩn bị diễn ra tại Việt Nam.
Thúy Hiền chia sẻ: “Có 1 dịp tôi bị "đẩy" lên hát, rồi tôi mới nhận ra "à mình hát cũng được". Và khi đó tôi đã có ý định làm một MV mình vừa hát vừa múa võ. Tôi thích bài hát của cố nhạc sĩ Trần Lập từ lâu lắm rồi, đặc biệt là ca từ trong đó.
Tôi muốn nhắn gửi các bạn trẻ không có thành công nào, không có tấm huy chương nào mà không có những giọt nước mắt. Nếu yêu thích môn thể thao nào đó, bạn hãy cố gắng hết sức mình, cho dù có gian nan, vất vả, đau đớn, khi vượt qua hết thì thành công sẽ chờ đợi mình".
MV Tự hào Việt Namcủa Thúy Hiền còn có sự tham gia của VĐV số 1 Wushu hiện nay là Dương Thúy Vy. Cô sẽ làm mãn nhãn khán giả bởi các kỹ thuật biểu diễn Wushu cùng “đàn chị” Nguyễn Thúy Hiền. Bên cạnh đó, các vận động viên võ thuật cổ truyền Việt Nam, Rapper Rica cũng sẽ tham gia MV, cùng với đó là 200 diễn viên, học sinh…
MV Tự hào Việt Namdo Thúy Vinh làm Giám đốc sản xuất, nhạc sĩ - ca sĩ Dương Trường Giang làm Giám đốc âm nhạc, Tổng đạo diễn MV là võ sư Đặng Tam Thuận.
“Vẻ đẹp đất nước con người Việt Nam, tình yêu niềm tự hào dân tộc, Việt Nam điểm hẹn văn hóa du lịch... tất cả đc truyền tải thể hiện thông qua MV một dự ân âm nhạc cổ động SEA games mang tính cộng đồng thu hút sự tham gia của những người dân đất Việt”, Giám đốc sản xuất Thúy Vinh chia sẻ.
Được khởi quay tháng 3, MV Tự hào Việt Nam dự kiến ra mắt ngày 9/5 tới.
Thu Hà
Nữ hoàng Wushu Thúy Hiền: Tôi từng gục ngã khi biết mình bị phản bộiXem ngay ">Nhà vô địch Wushu thế giới Thúy Hiền làm MV cổ động SEA Games 31
- "Hãy cùng nhìn lại lịch sử của chính dân tộc mình, xem ông cha chúng ta đã xử lý những tình huống này như thế nào; Với quá khứ đau thương, mọi người Việt Nam đều được quyền phán định. Hãy nói hết ra đi để rồi mỗi chúng ta sẽ đưa ra quyết định cuối cùng thật thanh thản", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lên tiếng.
LTS: Cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey, được bầu chọn làm Chủ tịch hội đồng tín thác Đại học Fulbright Việt Nam đang là tâm điểm dư luận. Với trách nhiệm thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam đã ghi lại phát biểu của một số cựu binh, nhà văn, nhà báo, và cả lãnh đạo đương nhiệm. Xin giới thiệu phát biểu đầu tiên của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. Mời độc giả cùng tham khảo và suy ngẫm.
Đại học Fulbright lý giải việc mời Bob Kerrey làm Chủ tịch
Báo QĐND bàn chuyện ông Bob KerreyXung quanh câu chuyện đang rất nóng liên quan đến Bob Kerrey và FUV (Fulbright Việt Nam), tôi nghĩ, chúng ta cần lùi lại rất xa trong quá khứ để nhìn lại thì mới có thể tìm được câu trả lời thấu đáo về tổng thể cuộc chiến tranh đã từng xảy ra. Thậm chí, phải nhìn dài rộng hơn về lịch sử vệ quốc của người Việt từ thời chống xâm lược phong kiến Trung Hoa đến giờ. Nhìn để xem ông cha ta đã xử lý vấn đề này, vấn đề mà người Việt đương đại chúng ta đang đối diện trên tinh thần nào, dựa trên nền tảng nào.
Có một điều người nước ngoài cũng biết, và cũng là điều chúng ta luôn tự hào, đó là: Việt Nam- một dân tộc đầy lòng tự trọng và rất vị tha. Lịch sử đã chứng minh rằng, bất cứ kẻ ngoại xâm nào đến xâm chiếm bờ cõi chúng ta khi bị đánh bại đều được chúng ta ban cho lòng nhân ái và vị tha. Và dân tộc ta đã lớn lên bởi điều ấy. Đó là nhân cách Việt. Đó cũng là cách tư duy về tương lai đã nằm lòng trong mỗi người Việt từ thời xa xưa chống phong kiến phương Bắc, kháng chiến chống Pháp, chống Nhật và chống Mỹ….
Hầu hết chúng ta đều hiểu lịch sử dân tộc, nên lúc này chúng ta nhìn lại lịch sử của chính dân tộc mình xem ông cha chúng ta đã xử lý những tình huống này như thế nào.
Bob Kerrey thực sự là một thách thức quá nhỏ so với những thách thức trong lịch sử của dân tộc mà ông cha ta đã từng đối diện, từng xử lý. Chính vì điều đó mà dân tộc này đã vượt qua, để không một kẻ nào đồng hóa được nền văn hóa này và khuất phục được tinh thần tự trọng của người Việt. Địa lý quốc gia có thể bị xâm chiếm một trăm năm hay một ngàn năm, nhưng văn hóa và tinh thần của dân tộc ta thì không ai có thể xâm chiếm được.
Cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey được bầu chọn làm Chủ tịch Hội đồng tín thác Đại học Fulbright Việt Nam. Câu chuyện ông Bob ít nhiều lúc này cũng là một thách thức trong quan hệ Việt-Mỹ mà hai quốc gia đã rất vất vả, rất nỗ lực rất lâu, rất gian nan mới có được. Thách thức này buộc chúng ta cả người Mỹ và người Việt phải đối diện và xử lý.
Hãy nhìn lại từng bước đi từ nhỏ cho tới lớn của hai quốc gia thời hậu chiến. Tôi cho rằng, người Mỹ đã xây một đại lộ nối Mỹ tới Việt Nam. Đại lộ đó là nền tảng văn hóa, là sự tôn trọng lẫn nhau.
Hãy nhìn cách người dân Việt Nam đón nhận Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Việt Nam mới đây. Hãy cùng nhìn lại bài phát biểu của Tổng thống Mỹ vừa rồi tại Mỹ Đình. Ở đó chứa đựng rất nhiều điều cho thấy sự thấu hiểu một nền văn hóa. Cao hơn sự thấu hiểu một nền văn hóa là sự tôn trọng một nền văn hóa khác biệt.
Văn hóa là cầu nối cho hai dân tộc. Tất cả các diễn văn của Tổng thống Barack Obama đã chia sẻ trong chuyến thăm vừa rồi luôn tựa vào văn hóa Việt Nam. Khi nhắc tới “Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư” là thể hiện sự tôn trọng và khẳng định chủ quyền của người Việt, cũng là để gián tiếp gửi thông điệp cho các nước lớn rằng, không được phép xâm phạm chủ quyền đã xác lập của người Việt Nam. Và cũng là để nói một cách tế nhị về sai lầm trong cuộc chiến tranh mà người Mỹ tiến hành ở Việt Nam.
Ông ấy cũng nói về tình cảm sẻ chia, thương yêu giữa con người với con người bằng “Nối Vòng Tay Lớn” của Trịnh Công Sơn, bằng “Từ Đây Người Biết Thương Người” của Văn Cao. Cuối cùng ông đặt cược cho mối quan hệ của hai quốc gia bằng một thứ duy nhất, đó là lòng tin qua việc trích hai câu thơ của Đại thi hào Nguyễn Du. Cá nhân tôi cho rằng, nếu không có lòng tin thì vĩnh viễn chẳng làm được cái gì. Vĩnh viễn chẳng có cái gì được hoàn thành.
Khi xem xét một hành động hãy xem xét nó trong hoàn cảnh cụ thể. Bob Kerrey cũng chỉ một người lính trong đội quân lớn của nước Mỹ đã từng tham chiến ở Việt Nam. Người chịu trách nhiệm cao nhất về cuộc chiến này không phải cá nhân ông Bob. Nhưng ông ấy là một trong những người đã tham gia cuộc chiến phi nghĩa này. Nếu không có sự chia sẻ, nếu không có sự hiểu biết của cả hai phía, nếu không có tầm nhìn vào tương lai thì tôi dám chắc Tổng thống Barack Obama sẽ không tới Việt Nam theo cách ông đã đến. Rõ ràng nếu không thừa nhận và không tôn trọng một thể chế khác biệt của chúng ta thì ông ấy đã không mời người lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam tới thăm đất nước ông và cũng không tới đây chìa bàn tay và nở nụ cười thân thiện với người dân Việt Nam. Thế giới ngày nay không phải là thế giới của ngày hôm qua. Ngày nay, trong cuộc chơi chung, đòi hỏi những qui luật mới. Và qui luật mới ấy dựa trên lòng tin, sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.
Chúng ta đều biết Bob hay những người có liên quan, khi tham gia vào dự án này đều ý thức được, lường trước được tất cả. Nhưng ông ấy đã dám đối diện với sự thật cho dù cay đắng và đáng nguyền rủa, với tội lỗi của mình một cách công khai. Việc ông ấy đã dám bước đến trước một gia đình, một đất nước để thừa nhận rằng mình đã từng có tội với gia đình ấy và đất nước ấy mà không sợ bị trả thù và bị nguyền rủa thì sự sám hối ấy đã tới tận cùng của nó, sự sám hối trung thực.
Tôi đã từng gặp rất nhiều cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam. Họ đều muốn thể hiện sự sám hối với tội lỗi của mình bằng những hành động cụ thể. Cách đây 1 giờ, tôi post lên facebook bức ảnh một người đàn ông đang ngồi cạnh Tổng thống Obama xem một trận bóng chày. Đó John Baca, một người lính, một cựu binh Mỹ từng tham gia chiến ở Việt Nam và bị thương rất nặng. Sau chiến tranh, John không có việc làm cụ thể. Ông sống bằng tiền trợ cấp. John Baca sống độc thân với một con chó trong một ngôi nhà hơn chục mét vuông trên một quả đồi ở Maryland.
Năm 1990, John cùng các cựu binh khác, người là nông dân, người làm thuê, thợ sửa xe, thậm chí có người là trông trẻ… đều rất nghèo, đã sang Hà Nội để lao động trực tiếp trộn vôi, tự tay xây dựng trạm xá Yên Viên bằng tiền cá nhân, bằng tiền quyên góp từ khoản trợ cấp ít ỏi từ các cựu binh khác. Với John, đó là một hành động thiết thực để xin lỗi người dân Việt Nam về những gì họ gây ra trong chiến tranh. Với họ, mỗi một viên gạch họ đặt xuống khi xây trạm xá Yên Viên là một lời thú tội, một lời sám hối, một lời xin lỗi người dân Việt Nam. John Baca có một ước mơ lớn là gom đủ tiền để sang Việt Nam xây một ngôi nhà nhỏ bên bờ biển để những bà mẹ Việt Nam và Mỹ mất con trong chiến tranh gặp gỡ nhau, chia sẻ và an ủi nhau. Các hiền nhân của loài người đã dạy rằng: khi một người nhận ra lỗi lầm của mình và sám hối thì tội lỗi đó được xóa.
Với Bob cũng vậy, trong 20 năm qua ông ấy đã sám hối, đã ăn năn và đã có những hành động cụ thể. Ông ấy đâu cần sang Việt Nam để kiếm sống, ông ấy có thể cứ ở Mỹ sống yên bình và để tránh bị đối diện với tội lỗi một cách như hiện nay. Ông ấy rất biết việc sang Việt Nam điều gì có thể sẽ diễn ra, sẽ bị rủa xả thế nào, nhưng ông ấy đã quyết định phải bước đến chính nơi mà ông đã gây tội. Theo tôi đó là sự trung thực, sự đàng hoàng, có văn hóa của người sám hối thực sự với tội lỗi của mình. Tôi tin ông ấy đã thành thật. Điều này khiến chúng ta phải suy nghĩ.
Hãy nhìn xem, đại sứ đầu tiên của Mỹ tại Việt Nam là ai? Tại sao Mỹ không cử một nhà ngoại giao giỏi, tại sao Mỹ không cử một người am hiểu về Việt Nam hay Đông Dương mà lại cử một người từng là tù binh của Việt Nam? Người mà nhân dân Việt Nam biết rất rõ đã từng lái máy bay ném bom xuống đất nước chúng ta. Họ cử chính người có lỗi với dân tộc này, đến đây để trực tiếp xin lỗi dân tộc này. Chỉ chính những người đó khi đến đây, mảnh đất họ đã gây tội mới mang tới được bản thông điệp đầy đủ nhất: Chúng tôi đến đây với lòng hối lỗi thật sự và muốn trở thành một người bạn. Như vậy, theo tôi, chúng ta còn đòi hỏi gì thêm nữa. Bởi vậy, chúng ta hãy lùi lại một chút để bình tĩnh hơn và có cái nhìn thấu đáo hơn.
Quê tôi ở có những gia đình mâu thuẫn rất nặng, thậm chí dẫn đến chết người. Đến ngày giỗ của nạn nhân, chính người đã gây nên cái chết ấy, sau khi đi tù về đã trực tiếp mang lễ đến nhà nạn nhân, bước vào ngôi nhà đó thắp hương và nói lời xin lỗi cho dù có thể bị người nhà nạn nhân trả thù. Nhưng họ cần làm điều đó bởi họ muốn xin lỗi một cách chân thành nhất. Hành động này tác dụng hơn rất nhiều, thành thật hơn rất nhiều nếu anh ta nhờ người khác, nhờ gia đình thay mặt anh ta.
Trong những lời sám hối của Bob, có một câu của ông mà tôi suy nghĩ nhiều rằng: Nếu sự có mặt của ông làm ảnh hưởng tới việc chung thì ông sẵn sàng rút lui. Nước Mỹ không thiếu người để cử, nước Mỹ không thiếu người để thay Bob. Chuyện đó thật đơn giản. Và những người chọn Bob cũng như chính Bob đều hiểu rõ rằng: Họ có thể làm cho người Việt Nam nổi giận và đốt thêm ngọn lửa hận thù của người Việt Nam tưởng đã nguôi dịu đi đối với họ. Nhưng vì sao họ vẫn làm như vậy. Tôi lại muốn nói, xin hãy lùi lại một chút và cùng suy nghĩ. Việc suy nghĩ kỹ lưỡng này cần thiết cho chúng ta chứ không phải cho Bob. Ở đây, tôi nghĩ rằng, bằng việc cử Bob, nếu sự hận thù được hóa giải thì đó sẽ là sự hóa giải thật sự. Nếu chúng ta chấp nhận ông ấy, đó là ta đã đi được tới sự tận cùng của tha thứ lớn lao. Còn không, chúng ta lại đi trên một con đường khác.
Không ai quên lịch sử, không ai được phép quên lịch sử. Chúng ta xóa đi thù hận chứ không được quyền xóa đi lịch sử. Nhưng chúng ta không được đánh tráo khái niệm giữa tha thứ và sự lãng quên.
Hãy cùng xem lại. Chẳng phải chúng ta đã từng đón tiếp các Tổng thống một quốc gia từng là cựu thù một cách chân thành, nồng ấm như vậy cơ mà. Chẳng phải chúng ta đón nhận người Nhật, người Pháp và cả người Hàn đến với chúng ta đấy sao. Việc người Nhật đã làm cho 2 triệu người Việt Nam chết đói thì sao? Tội ác mà người Hàn đã làm ở Mỹ Lai thì sao? Những cái chết này với những cái chết ở Thạch Phong đều như nhau. Vậy thì tại sao chúng ta không thể tha thứ cho Bob trong khi chúng ta đã tha thứ cho những người điều khiển cỗ máy chiến tranh mà Bob tham gia và có khi lại là chính nạn nhân của cuộc chiến tranh ấy. Với những đau thương trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, nếu tổ tiên, ông bà ta không có lòng vị tha thì lúc này chúng ta đang sống trong một đại dương vô tận của sự thù hận mà tổ tiên, ông bà để lại.
Nhìn về quá khứ đau thương, mọi người Việt Nam đều được quyền phán định. Sự lên tiếng với hai luồng dư luận khác nhau đã cho tôi nhận ra một điều: Chúng ta không bao giờ quên quá khứ. Nếu trong việc này mà chúng ta im lặng thì đó mới là điều kinh sợ.
Trường hợp của Bob đã vô tình trở thành chất thử thái độ của chúng ta với lịch sử. Chúng ta đã lên tiếng. Chúng ta được quyền như thế và phải như thế. Hãy nói hết ra để rồi mỗi chúng ta sẽ đưa ra quyết định cuối cùng thật thanh thản. Bob chỉ là một ví dụ cho sự thử thách đối với lòng vị tha truyền thống và để kiểm chứng tư duy của chúng ta trước một vận hội cho tương lai của con cháu mình chứ không phải là một vấn đề nan giải. Sự lựa chọn cuối cùng của chúng ta, hoặc làm cho chúng ta lớn lên hoặc làm cho chúng ta nhỏ bé!
Lan Hương - Thu Hương (ghi)
Đại học Fulbright lý giải việc mời Bob Kerrey làm Chủ tịch
">
Báo QĐND bàn chuyện ông Bob KerreyQuanh chuyện ông Bob Kerrey: Xóa thù hận chứ không được quyền xóa lịch sử
Bảo Thanh đăng ảnh và viết: ''Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Nhà hát Công An Nhân dân. Trân trọng và biết ơn các thế hệ Nghệ sĩ - Chiến sĩ''. Thúy Ngọc
Bằng Kiều khóc nghẹn hát tiễn biệt nhạc sĩ Ngọc Châu Hoạt động trong nghề hơn 30 năm, Bằng Kiều vẫn không thể xử lý cảm xúc, khóc òa trên sân khấu khi hát tiễn biệt nhạc sĩ Ngọc Châu.
">Sao Việt 28/4: Bảo Thanh xinh đẹp trong trang phục công an