Kết luận của Hội đồng xem xét phần mềm IBM Watson for Oncology ứng dụng trong tư vấn hỗ trợ điều trị ung thư tại Việt Nam vừa được đại diện Cục CNTT – Bộ Y tế chia sẻ tại hội thảo “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong y tế tại Việt Nam” được tổ chức ngày 26/4 tại Hà Nội.
Việt Nam không thể trì hoãn trong ứng dụng AI trong y tế
Nhấn mạnh việc ứng dụng AI vào trong y tế là nhu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng,ệnhviệnUngbướuTPHCMđãchínhthứctriểnkhai hệthốngtrítuệnhântạbong đá 24h hiệu quả, khắc phục các rủi ro, sự cố y khoa, giảm quá tải bệnh viện, góp phần làm hài lòng người bệnh, Cục trưởng Cục CNTT - Bộ Y tế Trần Quý Tường chia sẻ: “AI cũng như các công nghệ mới luôn cần thời gian để hoàn thiện trước khi đi vào thực tế. Tuy nhiên, AI là xu hướng tất yếu của thời đại, Việt Nam không thể trì hoãn. Vì thế, các đơn vị cần phối hợi chặt chẽ trong công tác hợp tác triển khai, phù hợp với môi trường xã hội Việt Nam đồng thời theo kịp xu hướng phát triển CNTT trên thế giới”.
Cục trưởng Cục CNTT - Bộ Y tế Trần Quý Tường nhấn mạnh: việc ứng dụng AI vào trong y tế là nhu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, khắc phục các rủi ro, sự cố y khoa, giảm quá tải bệnh viện, góp phần làm hài lòng người bệnh. |
Thông tin về ứng dụng AI tại Việt Nam, ông Tường cho biết, nhiều công ty lớn tại Việt Nam hiện đã mạnh dạn đầu tư trong việc áp dụng và phát triển các hệ thống AI cho y tế như Five9, FPT, Vingroup, VNPT… Nhiều startup, viện nghiên cứu có các đề tài khoa học, nghiên cứu trong áp dụng AI trong các ứng dụng như: điều dưỡng ảo, hỗ trợ ra phác đồ, hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh hay các đề tài ứng dụng AI trong phân tích GEN từ đó đưa ra các sàng lọc, dự báo sớm về sinh sản, ung thư và các bệnh di truyền. Tuy nhiên, đa số vẫn ở các nghiên cứu thử nghiệm.
“Đặc biệt, Five9 Việt Nam đã cùng IBM triển khai hệ thống IBM Watson For Oncology tại Việt Nam, bước đầu đem lại các ứng dụng thực tế với người bệnh ung thư tại Việt Nam. Đây cũng là sự khích lệ triển khai các ứng dụng AI cũng như các công nghệ 4.0 trong ngành y tế thời gian tới”, ông Tường nói.
Là hệ thống ứng dụng AI hỗ trợ bác sĩ ung bướu đưa ra các lựa chọn phác đồ điều trị ung thư dựa trên bằng chứng, IBM Watson for Oncology được hợp tác phát triển bởi tập đoàn công nghệ IBM và các chuyên gia của Trung tâm ung bướu hàng đầu của Mỹ - Memorial Sloan Kettering (MSKCC) với hơn 130 năm kinh nghiệm nghiên cứu và điều trị ung thư.
Theo chia sẻ của đại diện IBM Watson Health, đến nay hệ thống IBM Watson for Oncology đã sẵn sàng để hỗ trợ các bác sĩ ung bướu trong việc phát triển các phác đồ điều trị 13 loại ung thư phổ biến: Ung thư vú, phổi, đại tràng, trực tràng, dạ dày, cổ tử cung, buồng trứng, tiền liệt tuyến, bàng quang, tuyến giáp, gan, nội mạc tử cung, thực quản.
“IBM và MSKCC đang tiếp tục đào tạo Watson for Oncology để phát triển phác đồ điều trị thêm nhiều bệnh ung thư khác nhau. Hiện nay, hệ thống trí tuệ nhân tạo IBM Watson for Oncology được ứng dụng tại 230 bệnh viện và các cơ sở y tế tại trên 13 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan…”, đại diện IBM Watson Health chia sẻ.
IBM Watson For Oncology đã có mặt tại Việt Nam từ tháng 12/2017. Theo đại diện Công ty cổ phần Five9 Việt Nam - đơn vị triển khai hệ thống IBM Watson for Oncology tại Việt Nam, IBM Watson For Oncology đã được riển khai thử nghiệm tại 3 bệnh viện: K Trung ương, Ung bướu TP.HCM và Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Trong đó, bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ thử nghiệm từ tháng 1/2018; bệnh viện K Trung ương thử nghiệm từ tháng 2/2018 đến tháng 5/2018; bệnh viện Ung bướu TP.HCM thử nghiệm từ tháng 9/2018.
Về số lượng ca bệnh thử nghiệm, đại diện Five9 Việt Nam cho hay, bệnh K Trung ương thử nghiệm với 200 ca bệnh ung thư vú, phổ, dạ dày, đại trạng, trực trang; bệnh viện Ung bướu TP.HCM thử nghiệm 229 ca bệnh với các loại ung thư vú, đại trực tràng; bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ thử nghiệm 101 ca bệnh với các loại ung thư vú, phổi, dạ dày, đại trực tràng, cổ tử cung, buồng trứng.