您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Kèo vàng bóng đá Celtic vs Dundee FC, 02h45 ngày 6/2: Tin vào chủ nhà
NEWS2025-02-08 07:01:28【Thể thao】8人已围观
简介 Hư Vân - 05/02/2025 12:10 Kèo vàng bóng đá bong da anh hom naybong da anh hom nay、、
很赞哦!(97)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Deportivo Xinabajul vs CSD Municipal, 10h00 ngày 6/2: Chủ nhà gặp khắc tinh
- Nâng cao kỹ năng ứng phó tấn công mạng cho các nhân sự làm an toàn thông tin
- Độc đáo công viên thắng tích trong sân trường tại Thanh Hóa
- Website Việt bị tấn công: Trước tiên vẫn là nhận thức!
- Nhận định, soi kèo Nam Định vs Hà Nội FC, 18h00 ngày 5/2: 3 điểm căng thẳng
- Quy tắc vàng để đặt ra những giới hạn cho con
- Wave of the sea
- Lê Tư phải ngồi xe lăn sau khi bị tai nạn
- Nhận định, soi kèo Cluj vs Hermannstadt, 22h59 ngày 5/2: Đặt niềm tin chiếu dưới
- Nhóm chuyên gia Việt Nam vô địch cuộc thi tấn công mạng lớn nhất thế giới
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Tekstilac Odzaci vs Cukaricki, 22h59 ngày 7/2: Đặt niềm tin vào cửa dưới
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại diễn đàn. Để phát triển ngành dược Việt Nam trong giai đoạn tới, theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương, trọng tâm của chiến lược quốc gia sẽ tập trung vào một số điểm mới, mang tính đột phá.
Thứ nhất là phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đạt trình độ cao. Từ đó, hướng tới sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, thuốc sinh học, phấn đấu đạt cấp độ 4 theo phân loại đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Thứ hai là nâng cao vai trò của ngành dược không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo cung cấp thuốc mà còn tham gia vào cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng cũng như trong các cơ sở y tế thông qua việc tăng cường giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
Thứ ba là xây dựng hệ sinh thái dữ liệu số và thiết lập nền tảng y tế số trong lĩnh vực dược phẩm nhằm thiết lập đồng bộ hệ thống theo dõi, giám sát về hoạt động cung ứng thuốc và tối ưu hóa sử dụng thuốc trên người bệnh.
Từ đó có các chính sách quản lý ngành dược phù hợp nhằm sẵn sàng đảm bảo đáp ứng nhu cầu về thuốc trong các tình huống khẩn cấp (như: Thiên tai, thảm họa, dịch bệnh); đồng thời dễ dàng thực hiện truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, quản lý chất lượng thuốc.
Quang cảnh diễn đàn. Không chỉ với lĩnh vực dược, tại diễn đàn, các chuyên gia y tế cho rằng, trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đang ngày càng tăng cao, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế nói chung đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe, tăng cường khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh, cũng như thúc đẩy sự tiến bộ trong nghiên cứu y học.
Chính vì vậy, việc áp dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu, thực tế ảo, blockchain và robot học hay Telehealth - khám, chữa bệnh từ xa… đã được áp dụng rộng rãi trong y tế giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe con người.
Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Nguyễn Lân Hiếu dẫn chứng, trong thời điểm đại dịch Covid-19 (từ tháng 4-2020) cho đến nay, thông qua Telehealth, bệnh viện đã có những buổi hội chẩn đa chuyên khoa, đa ngành, đa bệnh viện, có những phòng khám từ xa và tiến tới khám tại nhà.
Việc ứng dụng đổi mới sáng tạo có ý nghĩa thiết thực với phát triển y tế tại Việt Nam và sẽ trở thành xu hướng trong tương lai.
Theo Thu Trang(Báo Hà nội mới)
">Thiết lập y tế số để truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng thuốc
Trường ĐH Công nghệ thông tin là trường đầu tiên của ĐH Quốc gia TP.HCM công bố điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021.
Ngành có điểm chuẩn cao nhất là Kỹ thuật phần mềm 27,55 điểm. Ngành có điểm chuẩn thấp nhất là Hệ thống thông tin (chương trình tiên tiến) 25,1 điểm.
Điểm chuẩn các chi tiết các ngành như sau:
Điểm chuẩn Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) Điểm chuẩn Trường ĐH Bách khoa như sau:
Điểm chuẩn Trường ĐH Khoa học Tự nhiênnhư sau:
Thống kê cho thấy ngành Khoa học máy tính (Chương trình Tiên tiến) có điểm chuẩn cao nhất là 28.
Điểm chuẩn các ngành đào từ 17 điểm đến 28 điểm với điểm trung bình là 22.22 điểm.
Ngành có điểm chuẩn tăng cao nhất là nhóm ngành Toán học, Toán tin, Toán ứng dụng là 4,25 điểm.
Nổi bật nhất là nhóm ngành Toán học, Toán tin, Toán ứng dụng tăng vọt từ năm 2019 có điểm chuẩn 16,10 đến năm 2020 có điểm chuẩn 20, năm nay điểm lại lên hơn 24 điểm. Đây là điều đáng mừng đối với ngành Khoa học cơ bản.
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM còn 2.318 thí sinh xét tuyển từ phương thức thi tốt nghiệp THPT.
Điểm chuẩn của Trường ĐH An Giangnhư sau:
Với 10 trường ĐH thành viên và đơn vị trực thuộc, ĐH Quốc gia TP.HCM dự kiến tuyển sinh hơn 20.000 chỉ tiêu vào năm 2021.
ĐH Quốc gia TP.HCM hiện có 10 đơn vị gồm: Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Công nghệ thông tin, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Trường ĐH Kinh tế-luật, Trường ĐH Quốc tế, Trường ĐH An Giang, Khoa Y, Phân hiệu tại Bến Tre và Viện đào tạo quốc tế IEI.
Năm 2021, ĐH Quốc gia TP.HCM sử dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh như: xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh ĐH chính quy của Bộ GD-ĐT; ưu tiên xét tuyển theo quy định ĐH Quốc gia TP.HCM; xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021; xét tuyển dựa vào kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức... Từ các phương thức chính này, mỗi đơn vị thành viên có những phương thức cụ thể cho trường mình.
>>> Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2021
Tiếp tục cập nhật...
Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM công bố điểm chuẩn năm 2021
Trường Đại học Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM vừa công bố điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết hợp giữa học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
">Điểm chuẩn Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2021
Hôm nay, 27/9, 15 nước đã tham gia cuộc tập trận An toàn thông tin quốc tế với chủ đề "Điều tra, phân tích và ứng cứu sự cố mã độc tống tiền ransomware và tấn công mạng".
Theo ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng cứu sự cố máy tính Việt Nam (VNCERT), 15 nước này bao gồm 10 quốc gia ASEAN cùng 5 nước đối thoại Úc, Nhật, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc.
Tại Việt Nam, diễn tập ACID được tổ chức tại 3 điểm Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM với sự tham gia của đại diện đến từ các các đơn vị trong và ngoài Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia, bao gồm các ISP lớn (VNPT, Viettel, Netnam), các doanh nghiệp làm về an toàn thông tin (BKAV), các đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin của các Bộ ngành, đại diện Sở TT&TT các tỉnh, Thành phố, các Tổng Công ty, các Tập đoàn lớn...
Chia sẻ về ý nghĩa của cuộc diễn tập, đại diện VCNERT cho biết, việc tổ chức hoạt động diễn tập quốc tế thường xuyên sẽ củng cố và duy trì kênh liên lạc thông suốt giữa các nước, sẵn sàng phối hợp ứng cứu sự cố an toàn mạng trong các trường hợp khẩn cấp. Đây cũng chính là cơ hội để các cán bộ kỹ thuật được rèn luyện kỹ năng trong tình huống thực tế, giúp nâng cao kiến thức, tích lũy kinh nghiệm cho công tác chuyên môn trong ứng cứu sự cố an toàn mạng.
Được biết, các chương trình diễn tập về an toàn thông tin do ASEAN tổ chức luôn bám theo các vấn đề nóng trong an toàn thông tin của các quốc gia trong khu vực. Năm nay, tình hình lây nhiễm mã độc mã hóa dữ liệu trong các cơ quan tổ chức ở Việt Nam diễn ra nhiều và nghiêm trọng hơn so với năm 2016. Các mã độc mã hóa dữ liệu không chỉ tấn công người dùng cá nhân (máy tính cá nhân) mà đã nhắm vào các trung tâm dữ liệu (máy chủ) với các động cơ phá hoại và trục lợi tài chính rất rõ ràng, các biến thể mã độc liên tục xuất hiện. Đặc biệt nghiêm trọng là đã bắt đầu có dấu hiệu tham gia của các tin tặc có tổ chức (các tấn công có chủ đích) và các nhóm tội phạm trong nước sử dụng các dòng mã độc mã hóa tài liệu này.
"Do đó, VNCERT đã phối hợp VNPT tổ chức chương trình diễn tập năm nay, tập trung thực hành các kỹ năng điều tra, phân tích và phản ứng với mã độc mã hóa dữ liệu và tống tiền", ông Lịch cho biết. Các kỹ thuật viên sẽ tham gia các nhiệm vụ như: Tìm ra tất cả các hành vi của mã độc, phân tích tác động của mã độc, truy vết và mô phỏng lại cách thức tấn công mã hóa dữ liệu, điều phối để tiến hành bóc gỡ mã độc, cảnh báo và tư vấn cho các đơn vị bị ảnh hưởng về cách khắc phục, giảm thiểu rủi ro, các biện pháp phòng ngừa...
T.C
">Diễn tập quốc tế chống mã độc tống tiền, tấn công mạng
Nhận định, soi kèo Al Batin vs Al Najma, 19h45 ngày 5/2: Vị thế lung lay
Hình thức đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học sẽ đổi thành đào tạo tập trung và không tập trung chứ không còn là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên như trước đây.
Hình thức đào tạo cũng sẽ không được ghi lên văn bằng như quy định hiện tại trên cơ sở cùng một chuẩn chương trình, chuẩn giáo viên và chuẩn đầu ra của 2 hình thức đào tạo.
Đây là một trong những điểm mới đáng chú ý trong quy định về hình thức đạo tạo cũng như văn bằng của giáo dục đại học được đưa ra trong dự thảo Luật GD ĐH sửa đổi đang được Bộ GD-ĐT công bố lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ.
Cụ thể, tại khoản 2, Điều 6 quy định về trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục đại học quy định, các trình độ đào tạo của giáo dục đại học được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo tập trung và đào tạo không tập trung.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định điều kiện thực hiện các hình thức đào tạo.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng trao đổi với báo chí chiều 24/11. Ảnh: Thanh Hùng. Trong khi đó, theo Luật Giáo dục Đại học hiện hành, các trình độ đào tạo của giáo dục đại học được chia theo hai hình thức là giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
Tại Điều 38, quy định về văn bằng giáo dục đại học, dự thảo mới bổ sung quy định: "Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thống nhất các nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục kèm theo".
Trong Luật Giáo dục Đại học hiện hành chỉ quy định: "Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mẫu văn bằng giáo dục đại học".
Trao đổi với báo chí chiều 24/11, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho hay, việc phân biệt hình thức đào tạo thành đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên tạo cảm giác "ngay trong hình thức đào tạo đã tuyên bố các hạng chất lượng khác nhau rồi".
Vì vậy, dự thảo mới đã đưa ra 2 hình thức là tập trung và không tập trung nhằm nói đến hình thức đào tạo như thế nào, đối tượng nào thì đào tạo theo hình thức tập trung, đối tượng nào thì đạo tạo theo hình thức không tập trung.
Theo đó, đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm hay đào tạo tại chức là đào tạo theo hình thức không tập trung. Tuy nhiên, tập trung hay không tập trung đều được xây dựng trên cùng một chuẩn chương trình, chuẩn giáo viên, chuẩn đầu ra để cấp một văn bằng chuẩn.
Bên cạnh đó, theo bà Phụng, hình thức đào tạo cũng sẽ không được ghi trên văn bằng nữa.
"Chúng tôi kỳ vọng các cơ sở sở đào tạo khi quan tâm chất lượng đào tạo của cơ sở mình thì phải cẩn thận khi cấp văn bằng. Tất cả văn bằng khi cấp ra thì phải đạt chuẩn vì không phân biệt văn bằng tại chức hay chính quy nữa. Đây sẽ là lời khẳng định với xã hội về chất lượng đào tạo của trường" - bà Phụng nói.
Trong khi đó, theo quy định tại Thông tư số 19 năm 2015, hình thức đào tạo (chính quy, thường xuyên) là một trong những nội dung được ghi trên văn bằng của các cơ sở giáo dục đại học.
Trước những lo ngại liên quan tới những tiêu cực có thể phát sinh khi văn bằng không còn phân biệt các hình thức đào tạo chính quy và tại chức như trước, bà Phụng cho rằng, một khi phát sinh tiêu cực thì trước hết sinh viên sẽ không đồng ý và đấu tranh vì bằng của họ bị lẫn lộn với bằng không đảm bảo chất lượng khác.
"Về phía quản lý nhà nước chỉ làm kiểm định chất lượng. Sắp tới kiểm định chương trình đào tạo sẽ được sẽ được đẩy mạnh. Kiểm định chương trình sẽ gắn với kiểm định quá trình tổ chức, quản lý đào tạo từng chương trình và cấp bằng cho chương trình đó" - bà Phụng cho hay.
Bỏ quy định không chia lợi tức trong các trường tư thục
Trong dự thảo mới cũng đã bỏ quy định các cổ đông hoặc thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ quy định tại khoản 7, Điều 4 của Luật Giáo dục Đại học hiện hành.
Cụ thể, trong dự thảo mới, tại khoản giải thích về cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận, nội dung quy định chỉ được định nghĩa là: Cơ sở giáo dục đại học mà phần lợi nhuận tích lũy hằng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học.
Lê Văn - Thanh Hùng
">'Bằng đại học sẽ tiến tới không phân biệt chính quy và tại chức'
- Sáng 23/12, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị Hoàng Trung Hải đã có buổi thăm và làm việc với Trường ĐH Bách khoa Hà Nội về kết quả hoạt động năm 2017, đồng thời lắng nghe vào trao đổi các đề xuất của trường về công tác giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và cơ sở vật chất.
Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Hoàng Minh Sơn báo cáo tóm tắt kết quả hoạt động năm 2017 của trường
Theo đó, năm 2017 là năm đầu tiên trường thực hiện tự chủ toàn diện và đã đạt được những kết quả đáng kể trên tất cả các mảng hoạt động.
Tháng 6/2017, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội là một trong trường đại học đầu tiên của cả nước được công nhận đạt kiểm định trường theo tiêu chuẩn châu Âu bởi Hội đồng đánh giá cấp cao HCERES của Pháp. Tỷ lệ sinh viên có việc làm hoặc học tiếp sau đại học sau 6 tháng là 95% - theo khảo sát sinh viên tốt nghiệp năm 2016. 7 chương trình đạt kiểm định theo chuẩn khu vực ĐNA (AUN-QA). Quy mô đào tạo tiến sĩ của trường được duy trì tốt, tỉ lệ thành công được cải thiện đáng kể (trên 60%), chất lượng ngày càng được nâng cao (trung bình mỗi NCS có 4-5 bài báo, trong đó trung bình 1 bài ISI/Scopus, có một số đơn vị yêu cầu ít nhất 2 bài ISI).
PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng nhà trường, cũng khẳng định, một trong những định hướng phát triển của trường là đổi mới quản trị đại học theo mô hình doanh nghiệp, tôn trọng cơ chế thị trường nhưng không thương mại hóa. Một trong những kết quả chính mà trường đã đạt được trong công tác đổi mới tổ chức và quản trị là tăng cường vai trò của hội đồng trường trong quản trị nhà trường, đặc biệt thông qua việc chỉ đạo xây dựng và phê duyệt chiến lược, kế hoạch phát triển trường.
Bí thư Thành ủy, Ủy viên Bộ Chính trị Hoàng Trung Hải tham quan Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu Phát triển Công nghệ định vị sử dụng vệ tinh (NAVIS) tại Thư viện Tạ Quang Bửu.
Ở một số đơn vị, trường thí điểm thực hiện trả lương 2 theo vị trí việc làm và kết quả hoàn thành công việc. Mức thu nhập trung bình là 162 triệu đồng/ cán bộ/ năm – tăng 6 triệu so với năm 2016. Nguồn thu của trường chủ yếu từ học phí, tăng 20 tỷ so với năm 2016, tuy nhiên không còn ngân sách Nhà nước cấp chi thường xuyên nên tổng nguồn thu giảm khoảng 48 tỷ. Phần chi của trường tăng mạnh, chủ yếu tập trung sửa chữa, nâng cấp các phòng học, phòng thí nghiệm phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo; một phần tăng chi lương cơ bản.
Nói về những khó khăn, PGS.TS Hoàng Minh Sơn cho biết, hệ thống tổ chức, quản lý còn khá cồng kềnh: số đầu mối đơn vị cấp 2 quá nhiều (hơn 60 đơn vị); vai trò của một số đơn vị còn chồng chéo; ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành còn chậm tiến so với các trường đại học khác trong nước.
“Việc quản lý sử dụng cán bộ của trường hiện còn khá nhiều bất cập, nguyên nhân chính từ việc phân quyền quản lý cán bộ giữa Bộ Nội vụ, Bộ chủ quản và nhà trường chưa phù hợp với cơ chế tự chủ” – Hiệu trưởng Hoàng Minh Sơn nêu.
Ông cũng cho biết, thu nhập của cán bộ còn thấp, gây khó khăn trong việc thu hút những cán bộ giỏi vì sự cạnh tranh mạnh từ các trường đại học trong và ngoài nước, và từ cả các doanh nghiệp. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc đa số giảng viên phải dành nhiều thời gian cho giảng dạy và làm thêm các công việc khác để tăng thu nhập, ít thời gian cho nghiên cứu.
Tham quan không gian khởi nghiệp BKHUP đặt trong khuôn viên ĐH Bách khoa Hà Nội Một trong những vấn đề được ông Sơn đưa ra và đề xuất với Bí thư Thành ủy Hà Nội là vấn đề đất đai, cơ sở vật chất của nhà trường. Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội khẳng định, diện tích khuôn viên 26,5 ha hiện nay khá hẹp, các khu đất phân tán, chia cắt manh mún, khó quản lý. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp muốn hợp tác đầu tư nhưng không có đất để triển khai. Vì thế, trường kiến nghị thành phố ủng hộ chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng một phần đất của khuôn viên trường hiện nay để xây dựng khuôn viên 2. Dự kiến chuyển đổi 7,5 ha nằm phía tây đường Tạ Quang Bửu thành khu đất ở với một số nhà cao tầng để có kinh phí xây dựng khuôn viên 2 (dự kiến khoảng 4.000 tỷ đồng).
Mục đích sử dụng khuôn viên 2 bao gồm cơ sở vật chất phục vụ đào tạo đại học (quy mô 25.000-30.000 sinh viên), thư viện, khu xưởng thực hành, chế tạo thử; khu ký túc xá, sân vận động - nhà thi đấu, các cơ sở hạ tầng khác (đạt mục tiêu giảm tải về giao thông, dân số cho thành phố).
Trường sẽ tiếp tục giữ khuôn viên chính với truyền thống 60 năm, tổng diện tích 18 ha làm trụ sở chính, quy hoạch và phát triển thành một trung tâm nghiên cứu và sáng tạo công nghệ, gắn kết với đào tạo sau đại học theo định hướng quốc tế hóa, thu hút các tập đoàn doanh nghiệp trong và ngoài nước tới đầu tư hợp tác nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ.
Trường cũng kiến nghị lãnh đạo thành phố chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, di dời các hộ dân ở trái phép, lấy lại diện tích khu đất đang bị lấn chiếm; đồng thời hỗ trợ trường tiếp tục thu hồi các khu đất khác để đưa vào xây dựng các công trình phục vụ đào tạo và nghiên cứu.
Ngoài ra, ĐH Bách khoa mong muốn thành phố Hà Nội xây dựng một trung tâm hỗ trợ chuyển giao công nghệ và khởi nghiệp sáng tạo, tạo điều kiện cho ĐH Bách khoa cùng nhiều trường ĐH khác được đóng góp vào thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại Thủ đô.
PGS.TS Hoàng Minh Sơn cũng kiến nghị đến ông Hoàng Trung Hải với tư cách Ủy viên Bộ Chính trị về một số đường lối, chính sách với giáo dục đại học (GDĐH).
Cụ thể, thay đổi chính sách tài chính cho GDĐH, thực hiện tự chủ tài chính với hầu hết cơ sở GDĐH đồng thời với tập trung xây dựng một số trường đại học định hướng nghiên cứu ngang tầm khu vực.
Trong kiến nghị khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư, tham gia đóng góp vào quá trình đào tạo tại các trường đại học công lập khi thực hiện tự chủ đại học, ông Sơn đề xuất Nhà nước nên có quy định các nhà sử dụng lao động phải có trách nhiệm chia sẻ một phần kinh phí đào tạo, ví dụ thông qua cơ chế trả một khoản phí nhất định cho trường đại học khi tuyển dụng thành công một sinh viên tốt nghiệp từ trường đó.
Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải phát biểu tại buổi làm việc Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải - cũng là một cựu sinh viên Bách khoa nói: “Định hướng tự chủ từ năm 2011 và tự chủ hoàn toàn từ năm 2017 của nhà trường, ông cho rằng đây là một bước đi dũng cảm và đáng khâm phục của các cán bộ, giảng viên ĐH Bách khoa, kể cả xác định giai đoạn trước mắt phải "thắt lưng buộc bụng" để rộng đường phát triển hơn trong tương lai.
Với tư cách là Ủy viên Bộ Chính trị, ông bày tỏ sự ủng hộ, đồng tình và sẽ có những kiến nghị với Trung ương nhằm thay đổi chính sách tài chính cho GDĐH, chính sách khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư, tham gia đóng góp vào quá trình đào tạo tại các trường ĐH công lập.
Trước các đề xuất điều chỉnh mục đích sử dụng đất, Bí thư Thành ủy đồng tình và đề nghị trường lập dự án đầu tư, có quy hoạch chi tiết kèm các kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo thành phố Hà Nội để có căn cứ và cơ sở tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giúp trường hoàn thiện quy hoạch, có những bước phát triển đúng hướng và mạnh mẽ trong tương lai.
Nguyễn Thảo
">Bí thư Hoàng Trung Hải: 'Tự chủ đại học là bước đi dũng cảm'
Phan Minh Huyền. Stylist Khúc Mạnh Quân cho biết anh đặt hàng nhà thiết kế thực hiện riêng cho Phan Minh Huyền chiếc váy này. Vì thời gian chuẩn bị gấp rút, cả êkíp chỉ có khoảng ba ngày từ khâu hoàn thiện trang phục đến fitting. Các nhân sự của Hà Thanh Việt phải làm ngày đêm để kết hàng nghìn hạt đá Swarovski và pha lê lên chiếc đầm đính lông đà điểu. Với trang phục này, stylist Khúc Mạnh Quân muốn làm nổi bật vòng eo nhỏ của Phan Minh Huyền nên không quá cầu kỳ trong phom dáng.
"Trước ngày lễ trao giải diễn ra, Huyền bị sụt khoảng vài kg, vì vậy vòng eo của cô vốn đã nhỏ càng thêm thon gọn, chỉ còn khoảng 57 cm. Khi nhận trang phục và bị rộng vài cm, tôi phải lập tức tự bóp eo, chỉnh sửa để trang phục thật vừa vặn với vóc dáng của Huyền", stylist Khúc Mạnh Quân nói.
Stylist Khúc Mạnh Quân đặt hàng nhà thiết kế thực hiện riêng cho Phan Minh Huyền chiếc váy này. Khúc Mạnh Quân cho biết thêm, bộ cánh có chất liệu lông đính đá nên rất nhẹ, phải để riêng trong một vali để bảo quản, tránh để vật nặng đè lên gây ảnh hưởng đến thiết kế. Vì không thể vào Nha Trang để hỗ trợ Phan Minh Huyền, anh chuẩn bị cho nữ diễn viên một số hạt đá và lông vũ dự phòng để cô tiện khắc phục trong trường hợp gặp sự cố.
Dù khâu chuẩn bị, fitting trang phục gấp rút và có một số khó khăn, Khúc Mạnh Quân hài lòng khi diện mạo của Phan Minh Huyền trên thảm đỏ được nhiều khán giả khen ngợi. Trước đó, trong bộ phim "Thương ngày nắng về", anh cũng chính là stylist hỗ trợ nữ diễn viên có tạo hình xuất sắc trong vai nữ trưởng phòng quyền lực, sành điệu Vân Trang.
Ngoài Phan Minh Huyền, trong lễ trao giải lần này, Khúc Mạnh Quân còn hỗ trợ trang phục cho diễn viên Kiều Anh và Bảo Hân. Diễn viên Kiều Anh "F5" phong cách với chiếc đầm quây phom corset kết hợp chân váy quấn xẻ tà đậm chất nữ thần, đi kèm là găng tay hoàn thiện style quý tộc. Trang phục này cũng được Khúc Mạnh Quân chuẩn bị chỉ trong vài ngày cho người đẹp phim "Ngày mai bình yên". Lần hiếm hoi thử phong cách sexy, Kiều Anh được stylist chuẩn bị nội y tinh tế để tránh gặp sự cố trên thảm đỏ.
Bảo Hân. Với diễn viên Bảo Hân, cô có lựa chọn quen thuộc là suit theo phong cách menswear. Tuy nhiên thay vì diện suit cho nữ như trước đây, lần này Khúc Mạnh Quân chọn cho Bảo Hân một bộ suit cho nam giới với size nhỏ, đồng thời chỉnh sửa để phù hợp với số đo của nữ diễn viên.
Thường xuyên đồng hành cùng các ngôi sao trong những bộ phim và sự kiện quan trọng nhưng Khúc Mạnh Quân vẫn hồi hộp khi thấy nhân vật của mình xuất hiện. Anh mong muốn nhận được những sự đóng góp để ngày càng hoàn thiện bản thân.
Kiều Anh. Khúc Mạnh Quân là stylist có duyên với phim VFC khi từng giúp Hồng Diễm, Huyền Lizzie, Kiều Anh, Quỳnh Kool... tạo dựng phong cách. Anh cũng đồng hành cùng nhiều nghệ sĩ khác như ca sĩ Nguyễn Ngọc Anh, MC Thuỳ Linh... Ngoài mảng stylist cho phim truyền hình, nghệ sĩ, anh còn có cơ hội làm việc với nhiều nhãn hàng lớn khác.
">Khúc Mạnh Quân kể chuyện hậu trường váy áo dự Cánh diều vàng của Phan Minh Huyền