Ông Nguyễn Văn H. 58 tuổi,áobónkéodàiđikhámpháthiệnungthưđạitrựctrànggiaiđoạnmuộđô la mỹ hôm nay trú tại Đông Hưng, Thái Bình đến khám tại Bệnh viện K Trung ương, bác sĩ chẩn đoán ung thư đại trực tràng giai đoạn muộn.
Khoảng 1 tháng nay, ông H. bị táo bón liên tục. Mỗi lần đi vệ sinh ông lại thấy có máu. Cách đây 1 tuần, đau bụng nghiêm trọng, ông mới đến bệnh viện tỉnh khám. Bác sĩ nghi ngờ ung thư đại trực tràng vì nội soi có u loét chiếm hết lòng đại tràng gây táo bón, khó đại tiện. Khi ông H. lên Bệnh viện K Trung ương, kết quả giải phẫu bệnh là ung thư đại trực tràng tuyến biệt hóa vừa. Tuy nhiên, khối u quá lớn nên bác sĩ đã chỉ định xạ trị xong mới phẫu thuật.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Hà Hải Nam - Phó trưởng khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K Trung ương, ung thư đại trực tràng xu hướng tăng lên trên toàn cầu và Việt Nam. Độ tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ hơn.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư bao gồm các yếu tố không thể thay đổi và có thể thay đổi được.
Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được như tuổi tác. Người trên 50 tuổi, nguy cơ bị ung thư đại trực tràng tăng cao rõ rệt. Tiền sử bản thân bị viêm đại trực tràng, kể cả bệnh Crohn. Người có tiền sử bị polyp hoặc ung thư đại trực tràng. Gia đình có người bị ung thư hoặc polyp tuyến làm tăng nguy cơ ung thư. Thống kê cho thấy, cứ 1 trong 5 bệnh nhân ung thư đại trực tràng có thành viên trong gia đình từng bị ung thư đại trực tràng, hay gặp bố mẹ, anh chị em ruột.
Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được như béo phì, ít hoạt động thể lưc, chế độ ăn nhiều thịt đỏ (thịt bò, lợn, cừu) và thịt chế biến công nghiệp (xúc xích, đồ ăn nhanh), thịt nấu ở nhiệt độ rất cao (rán, nướng), hút thuốc lá, thuốc lào, lạm dụng đồ uống có cồn (bia, rượu).
Bác