简介Thật không may,ươngphápgiúpconyêuthíchviệchọthể thao 24 h rất nhiều trẻ mất dần hứng thú học tập khithể thao 24 hthể thao 24 h、、
Thật không may,ươngphápgiúpconyêuthíchviệchọthể thao 24 h rất nhiều trẻ mất dần hứng thú học tập khi chúng lớn lên. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, khoảng 40% học sinh trung học tại Mỹ ít hoặc không có hứng thú với trường học.
Với nhiều trẻ, nhu cầu đến trường để học kiến thức ngày càng ít hơn, điều chúng quan tâm chỉ là điểm số, thành tích. Và rồi, chúng cảm thấy mất niềm vui ở việc học. Ngay cả những trẻ có học lực tốt đôi khi cũng cảm thấy không còn hào hứng với kiến thức.
Các bậc cha mẹ có thể giúp con mình thoát khỏi xu hướng này. Mặc dù thời điểm tốt nhất để khuyến khích trẻ học là khi chúng còn nhỏ, nhưng không bao giờ là quá muộn.
Dưới đây là một số lời khuyên để duy trì tình yêu học tập cho con bạn.
Ngoài điểm số, hãy giúp con thỏa mãn trí tò mò
1. Dạy cho con từ sớm, truyền cảm hứng thường xuyên
Trẻ em thường cảm thấy mọi thứ thật hấp dẫn. Chúng có thể nghịch cát, xếp đồ chơi, thậm chí là nhìn chằm chằm đôi bàn tay hàng giờ. Chính vì vậy, cha mẹ có thể dựa vào thời điểm bé thích khám phá, hay tò mò để tạo cho con sở thích học tập.
Nếu con bạn ngạc nhiên bởi những dây mạng nhện hoặc thích thú với chiếc xe rác, hãy tạo cho bé sự nhiệt tình học hỏi bằng cách đặt các câu hỏi như: Bánh xe có hình gì? Xe có màu gì?...
Hòa nhập vào thiên nhiên hay tiếp xúc với các sự vật bên ngoài cũng là cách để truyền cảm hứng học tập cho con. Cha mẹ có thể cùng con đi bộ trong công viên, đi cắm trại, thăm các bảo tàng… Bên cạnh việc để con được quan sát, cha mẹ có thể trò chuyện cùng con để chắc con đang hiểu đúng.
2. Học mẫu cho con
Ngoài việc thể hiện thái độ tò mò, sự ngạc nhiên và ham muốn khám phá với con, cha mẹ cũng có thể làm mẫu cho việc học tập.
Trên thực tế, chúng ta thường xuyên nhờ vào sự trợ giúp của công nghệ mỗi khi tò mò một vấn đề nào đó. Đôi khi, cha mẹ hãy cùng con tìm hiểu về những kiến thức mới mà không cần dùng đến công nghệ. Dù sẽ có lúc sự việc không thể giải quyết, nhưng không sao, hãy để yếu tố bí ẩn thôi thúc con muốn tìm hiểu.
Cha mẹ có thể cùng con giải quyết những công việc đơn giản, gần gũi như sửa chữa giá đựng sách, chăm sóc vật nuôi trong gia đình, cách sử dụng các công thức mới… Mọi việc được làm tuần tự theo các bước, tìm kiếm thông tin, bình tĩnh tháo gỡ những khó khăn gặp phải. Trẻ sẽ học hỏi được từ chính cách làm việc của cha mẹ mình.
3. Cùng con khám phá
Học tập là để khám phá kiến thức. So với trẻ, cha mẹ là người nắm giữ kiến thức. Vì vậy, thay vì luôn là chuyên gia, cha mẹ hãy biến mình trở thành nhà thám hiểm để cùng con tìm hiểu. Cũng đừng vội khen những lời sáo rỗng khi con phát biểu về kiến thức mới, vì đôi khi điều đó sẽ phản tác dụng. Hãy khuyến khích chúng quan sát đầy đủ hơn để phát hiện thêm nhiều điều thú vị.
Thường xuyên trò chuyện không chỉ giúp con mở rộng kiến thức, mà đôi khi chính các bậc cha mẹ cũng sẽ phát hiện ra nhiều điều lý thú. Ví dụ, khi đọc một cuốn sách hoặc một tài liệu hướng dẫn về kỹ năng mới, bạn nói cho trẻ những phần khó khăn và những gì phải làm để vượt qua trở ngại: “Bố/mẹ chưa bao giờ thực hiện điều này, có thể bố/ mẹ đang phạm sai lầm. Tuy nhiên bố/mẹ sẽ không bỏ cuộc”. Trẻ sẽ rất tích cực hỗ trợ bạn.
4. Dạy con các kỹ năng mềm
Chắc chắn cha mẹ nào cũng muốn con mình giỏi các môn Ngữ văn, Toán và Khoa học, nhưng còn những thứ khác như lòng tốt, sự đồng cảm và kiên trì thì sao? Mặc dù khó để đo lường như các môn học nhưng nó giúp con trở thành một người tốt nhất có thể.
Hãy hướng dẫn con chịu trách nhiệm với những hành động của mình, tự nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu để hoàn thiện bản thân.
5. Khuyến khích con tự lập
Một điều quan trọng là cha mẹ hãy để trẻ được làm thử mọi thứ, nếu thất bại thì có thể làm lại. Tự đưa ra lựa chọn và làm việc độc lập giúp trẻ trải nghiệm những bài học mà trường lớp có thể không dạy.
Ngoài những kiến thức được học ở trường, trẻ có thể theo đuổi niềm đam mê riêng. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng tiếp thu những kỹ năng trong đời sống hằng ngày như nấu ăn, thay lốp xe…
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể sử dụng các phương tiện truyền thông, công nghệ để truyền cảm hứng học tập cho con. Tuy nhiên, bạn phải kiểm soát được con dùng các phương tiện đó để thực hiện đúng mục đích học tập. Chỉ cách sử dụng tài liệu tham khảo, ứng dụng để con hiểu sâu hơn về chủ đề đang nghiên cứu.
Khánh Hòa (Theo Huffpost)
Cha mẹ không nên nói dối về nguồn gốc của con
Tiến sĩ Kim Bergman, tác giả của cuốn sách Gia đình tương lai của bạn kêu gọi các bậc cha mẹ đừng nói dối về nguồn gốc của con mình. Dưới đây là bài viết của bà trên Parents.
Câu chuyện mở dần. Ông là Ngô Văn Sơn, 60 tuổi nhà ở xã Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, cách bãi biển này không xa. Vợ ông công tác tại địa phương. Ông có 3 người con, có đủ cháu nội ngoại. Cuộc sống ông không khó khăn nhưng ông vẫn làm vì 'ở nhà chịu không nổi'.
Ông kể cho chúng tôi nghe về gia đình ông. Những đứa con ông, đứa nào cũng được ông cắt cho một mảnh đất để xây nhà ở cạnh bên ông. 'Tui không muốn tụi nó ở xa khó quản lý lắm. Ở gần cha con, ông cháu hủ hỉ với nhau vui hơn anh à...', người đàn ông nói.
Các con ông đều có công ăn việc làm ổn định. Ông không phải lo cho chúng và ngược lại chúng chỉ mong ông nghỉ ngơi nhưng ông nhất định phải đi làm. 'Mình là người quen lao động từ nhỏ giờ ở nhà nó mụ người ra. Tui mà nghỉ làm vài ngày là bệnh ngay', ông trải lòng với chúng tôi.
Mưa vẫn rơi. Chúng tôi và ông vẫn vừa làm vừa trò chuyện. Ông kéo cào, chúng tôi đi theo. Những câu chuyện vui buồn của một đời người được ông giãi bày một cách chân thật, không e dè khép nép.
Những con chằn chằn và mái ấm gia đình
'Chiếc đụt đã đầy. Thôi mình lên trên kia đi anh', ông Sơn chỉ về phía xa nói với chúng tôi. Ông cuốn đụt. Phần sản phẩm thu được, ông quấn lại vác trên vai. Tay ông cầm cào tiến về phía xa, nơi chiếc xe gắn máy đang dựng.
Thêm một bao với một bao có sẵn trên xe, hôm nay ông sẽ có thu nhập khoảng 1 triệu đồng.
Trên xe, một bao tải đã đầy. Đến bây giờ chúng tôi mới rõ. Sản phẩm ông thu được có tên gọi là con chằn chằn. Chúng tôi bốc một nắm lên xem. Thì ra, đó là những vỏ sò vỏ ốc đã vỡ kèm theo một ít nghêu nhỏ.
Ông Sơn cho biết, hiện tại trên biển Hồ Tràm này có hơn một trăm người làm nghề cào chằn chằn. Những con chằn chằn này là thức ăn không thể thiếu cho nhưng cơ sở nuôi tôm hùm.
Ông Sơn với chiếc cào sắt và lưới đụt.
Mỗi ngày, mỗi người phải cào cho bằng được từ một bao rưỡi đến 2 bao. Chằn chằn thu được đem về bán ngay cho đại lý với giá 500.000đ/bao. Các đại lý thu mua xong dồn lại chở ra các vùng biển miền trung để bán cho những hộ nuôi tôm hùm.
Mua chằn chằn về, những hộ nuôi tôm sẽ cho xay nhuyễn rồi trộn với thức ăn cho tôm ăn. Tôm hùm mà thiếu chằn chằn là thiếu khá nhiều canxi sẽ rất khó khăn trong quá trình tạo vỏ cho tôm.
Nhiều năm sống bằng nghề này, ông Sơn rất thoải mái. Công việc không khó mà thu nhập không ít.
Tâm sự với chúng tôi, ông nói: 'Mình già rồi, cần hoạt động cơ thể mới khỏe mạnh được. Nghề cào chằn chằn này không phải ra xa nên không nguy hiểm. Mưa nắng hay nước biển cao thấp không ảnh hưởng đến công việc. Mỗi ngày cứ từ 9h sáng tui cào tới 4h chiều. Buổi trưa, nghỉ một chút để ăn cơm mang theo. Cứ thế mà hết năm này sang năm khác tôi chưa có một ngày bệnh nào.
Miệt mài lao động.
Điều quan trọng nhất là mình có thu nhập, đủ cả 2 vợ chồng sinh sống không phải nhờ vả vào con cái. Các con cũng đỡ phải gánh nặng lo cho cha mẹ. Thỉnh thoảng, có ma chay cưới hỏi, mình không phải đắn đo do dự. Anh thấy như vậy có phải tốt hơn không?'.
Chúng tôi chào ông ra về. Mưa cũng đã bớt. Ông cũng lên xe. Trên đường về, chúng tôi hình dung đến một gia đình thật hạnh phúc mà ông Sơn có được. Cũng mong các bậc sinh thành cũng như con cái, ai cũng nghĩ được như gia đình ông Sơn thì hay biết mấy.
Clip: Đám cưới xúc động của người đàn ông bị u não trước ngày qua đời
Ngay sau khi lễ cưới diễn ra 1 ngày, anh qua đời vì căn bệnh u não.
">
Người đàn ông kiếm tiền triệu mỗi ngày ở bãi biển Hồ Tràm