TheệtNamxếpcaohơntrungbìnhthếgiớivềápdụngchuyểnđổisốbóng đá chiều nayo một cuộc khảo sát về chuyển đổi số được thực hiện bởi tập đoàn dịch vụ tài chính DBS, tỷ lệ các công ty Việt Nam áp dụng chiến lược tiếp cận để số hóa trải nghiệm và mức độ tương tác của khách hàng đang cao hơn mức trung bình toàn cầu.
Cụ thể, 68% doanh nghiệp Việt tham gia khảo sát cho biết, họ đã thực hiện việc số hóa trải nghiệm người dùng, trong khi tỷ lệ trung bình ở các nước khác chỉ là 64%.
Cuộc khảo sát của DBS có sự tham gia bởi 1.225 người, trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8/2022. Phần lớn (chiếm 60%) số người được hỏi đến từ các công ty có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ USD trở lên. Tại Việt Nam, cuộc khảo sát này được thực hiện với lãnh đạo 75 công ty có doanh thu hàng năm từ 250 triệu USD đến 20 tỷ USD.
Theo DBS, tỷ lệ các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện việc số hóa trải nghiệm người dùng xếp thứ 2 trong 10 nước tham gia khảo sát, chỉ đứng sau Singapore. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Việt Nam cao hơn nhiều nước và khu vực phát triển như Australia, Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc, Vương Quốc Anh, Hoa Kỳ, Đài Loan và Hồng Kông (Trung Quốc).
Báo cáo của DBS cho biết, 63% các công ty Việt Nam hài lòng với việc chuyển đổi số đang giúp họ đạt được lợi nhuận về mặt tổng thể. 61% công ty Việt Nam được hỏi đã cải thiện hiểu biết về khách hàng nhờ chuyển đổi số, 57% nói nhờ chuyển đổi số, họ đã gia tăng được năng lực cạnh tranh tổng thể trên thị trường. Đáng chú ý, hơn một nửa doanh nghiệp Việt tham gia khảo sát (56%) chia sẻ, họ đã và đang sử dụng công nghệ số trong cung cấp dịch vụ và tương tác khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Các phát hiện của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, 12% các công ty Việt Nam được đánh giá thuộc nhóm “nhà lãnh đạo chuyển đổi” (tranformation leader). Đây là các công ty vượt trội so với mức trung bình toàn cầu về việc áp dụng chuyển đổi số để tương tác với khách hàng. Tỷ lệ này tương đương với Ấn Độ (12%), cao hơn Trung Quốc, Singapore (cùng 10%), Đài Loan (9%)... và chỉ thấp hơn một chút so với Indonesia (13%).
Báo cáo cũng ghi nhận hầu hết các công ty Việt Nam (khoảng 35%) thuộc nhóm “các nhà lãnh đạo đang phát triển” (developing leaders) về việc áp dụng chuyển đổi số để tương tác với người dùng. Theo DBS, những con số đầy lạc quan này là cơ sở phản ánh mong muốn của các doanh nghiệp Việt Nam đối với việc chuyển đổi số.
Theo ông Joo Young Park, Giám đốc Khối Dịch vụ Ngân hàng, DBS Việt Nam, kết quả nghiên cứu này cho thấy Việt Nam có khát vọng trở thành một quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045 với chuyển đổi số là động lực chính của tăng trưởng kinh tế.
Ông Joo Young Park cho rằng, điều quan trọng là các doanh nghiệp có tư duy tiến bộ của Việt Nam phải đặt ra các mục tiêu rõ ràng cho quá trình chuyển đổi số nhằm tận dụng tiềm năng thị trường thuận lợi trong dài hạn và duy trì được tính cạnh tranh.
Trong nhóm doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát, có 9% được phân loại thuộc nhóm “tụt hậu". Đại diện DBS cho rằng, điều này là do các doanh nghiệp còn bị hạn chế bởi nhiều thách thức trong quá trình chuyển đổi số.
Rào cản chính ngăn cản doanh nghiệp Việt Nam đạt được tiến bộ nhanh hơn trong chuyển đổi số là khoảng cách về trình độ nhân lực (42%) và những lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu (35%).