您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo Al Bataeh vs Shabab Al Ahli, 20h15 ngày 30/1: Con mồi ưa thích
NEWS2025-02-02 04:40:40【Thời sự】5人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 30/01/2025 07:00 Nhận định bó sex lộ clipsex lộ clip、、
很赞哦!(17)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Gokulam vs SC Bengaluru, 20h30 ngày 29/1: Thất vọng cửa dưới
- Thung lũng hoa Yên Tử khiến giới trẻ mê mẩn
- 'Yêu' điện thoại hơn cả nửa kia, hôn nhân của chúng ta đang dần nguội lạnh
- Hot girl Thúy Vi sống thế nào khi được bạn trai 'bao' tiền?
- Nhận định, soi kèo Brest vs PSG, 22h00 ngày 1/2: Không dễ cho cửa trên
- Giữ bình tĩnh và 7 kỹ năng sống còn khi máy bay gặp sự cố
- Cách làm thịt xiên nướng tại nhà bằng lò nướng
- Diana và đêm nhạc triệu đô viết tiếp tuyên ngôn nữ quyền
- Nhận định, soi kèo Dempo SC vs Delhi, 17h00 ngày 29/1: Khách ‘tạch’
- Đại gia U80 cầu cứu cảnh sát vì bạn gái trẻ bỏ trốn cùng nhân tình mới
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Kapaz vs Sabah Baku, 19h00 ngày 31/1: Cơ hội của đội khách
- Đến ngày 15/10, TP Hà Nội đã hoàn thành chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo với 4.166 ngôi nhà được xây dựng, sửa chữa.
Nhà mới cho người nghèo
Ông Nguyễn Thế Thêm, ở thôn Thụy Hà, xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh là một trong nhiều gia đình trên địa bàn TP Hà Nội được hỗ trợ xây dựng nhà mới trong năm 2018. Để có được căn nhà mới gần 60 m2, gia đình ông Thêm được Quỹ vì người nghèo của huyện và xã hỗ trợ 35 triệu đồng và tặng một số đồ dùng sinh hoạt thiết yếu. Với mái ấm mới, ông Thêm rất phấn khởi, ông cho biết sẽ cố gắng làm việc để đời sống ngày một tốt hơn.
Theo Kế hoạch 29/KH-UBND ngày 25/1/2018 của UBND TP Hà Nội về hỗ trợ nhà ở hộ nghèo trên địa bàn, năm 2018 toàn thành phố có hơn 4.000 hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở. Tính đến hết ngày 15/10, TP Hà Nội đã hoàn thành chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo. Tổng số nhà đã được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa là 4.166 nhà, trong đó, xây mới là 2.509 nhà, sửa chữa là 1.657 nhà.
Trong tổng số nhà được hỗ trợ, có 3.058 nhà được hỗ trợ kinh phí xã hội hóa và được vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội; 898 nhà được vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội (hộ thuộc diện được hỗ trợ nhưng đã thoát nghèo).
Có 210 nhà của 13 huyện, thị xã do các tổ chức khác hỗ trợ kinh phí ngoài. Một số huyện, thị xã có số nhà xây dựng, sửa chữa cao hơn so với Kế hoạch như huyện Phú Xuyên (tăng 231 nhà), huyện Thường Tín (tăng 222 nhà), huyện Đông Anh (tăng 128 nhà).
Tổng kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo của Hà Nội trong năm là 423,552 tỷ đồng. Trong đó, UBND Thành phố đã trích ngân sách 108,525 tỷ đồng ủy thác qua Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội Thành phố và phân bổ cho các huyện, thị xã đảm bảo 100% kế hoạch. Nguồn xã hội hóa Thành phố, UBND Thành phố đã huy động và phân bổ 26,23 tỷ đồng cho 15 huyện, thị xã đảm bảo 100% Kế hoạch.
Với sự vào cuộc của cộng đồng, những hộ nghèo có nhu cầu cải thiện về nhà ở trên địa bàn Hà Nội được hỗ trợ tối thiểu 45 triệu đồng/nhà xây mới, 35 triệu đồng/nhà sửa chữa. Trong đó, 25 triệu đồng được vay ưu đãi không lãi suất trong thời hạn 15 năm.
Hướng đến giảm nghèo đa chiều
Năm 2018 là năm thứ ba TP Hà Nội thực hiện chuyển đổi phương pháp tiếp cận nghèo từ đơn chiều sang đa chiều và thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Thành phố đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt quan tâm chính sách cho người nghèo.
Từ năm 2016 đến nay, chuẩn nghèo trên địa bàn Hà Nội là 1,1 triệu đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1,4 triệu đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. Việc chuẩn nghèo của Hà Nội được điều chỉnh theo hướng tăng cao tạo điều kiện mở rộng thêm nhiều đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được hưởng các chính sách hỗ trợ.
Trên địa bàn thành phố, người nghèo không chỉ được hỗ trợ về xây mới, sửa chữa nhà ở, mà còn được tạo điều kiện học tập, làm việc để chủ động thoát nghèo. Từ năm 2013 đến nay, TP Hà Nội mở hơn 4.000 lớp dạy nghề trình độ sơ cấp cho hơn 100 nghìn người, trong đó có gần 20 nghìn người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật… Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội và mạng lưới sàn giao dịch việc làm vệ tinh liên tục tổ chức các phiên giao dịch việc làm để lao động nông thôn, lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận với thông tin về thị trường lao động và cơ hội việc làm.
Ngoài ra, 100% người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo được miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập.
Bên cạnh hình thức hỗ trợ trực tiếp dựa vào nhu cầu của từng gia đình, các ngành, địa phương còn đầu tư một số chương trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, miền núi, những địa bàn còn nhiều khó khăn giúp người dân có thêm việc làm, thu nhập. Tiêu biểu như mô hình trồng và chế biến thuốc nam ở xã Ba Vì, trồng, chăm sóc cây chè, chế biến chè búp khô ở các xã Ba Trại, Vân Hòa, Yên Bài (huyện Ba Vì); mô hình trồng hoa ly, chuối tiêu hồng ở các xã Yên Bình, Tiến Xuân (huyện Thạch Thất), mô hình phát triển chăn nuôi, làm du lịch ở xã An Phú (huyện Mỹ Đức)…
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trên địa bàn Thủ đô giảm nhanh, bền vững. Đầu năm 2017, tỷ lệ này giảm xuống còn 2,37% và tiếp tục giảm xuống còn 1,69% vào đầu năm 2018. Trong năm 2018, toàn Thành phố ước giảm hơn 7.500 hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 1,3% vào cuối năm 2018, vượt chỉ tiêu đề ra. Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm xuống dưới 1% và người nghèo được hưởng các chính sách an sinh xã hội.
Minh Minh - Mai Hương
">Thêm hàng nghìn ngôi nhà cho hộ nghèo Hà Nội
Bánh chưng là món bánh truyền thống của miền Bắc không thể thiếu trong những mâm cơm ngày Tết Nguyên đán. Món bánh làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ nổi bật với lớp vỏ màu xanh của lá dong bao bọc bên ngoài. Ảnh: Anjoy_restaurant. Người miền Bắc thường luộc hay chiên bánh chưng giòn sau đó chấm cùng xì dầu/nước mắm. Món bánh truyền thống xuất hiện từ thời vua Hùng, bánh chưng hình vuông tượng trưng cho mặt đất. Những sợi dây lạt buộc chặt bên ngoài dùng để xắt bánh còn thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của những thành viên trong gia đình; sự gắn kết của toàn dân tộc. Ảnh: Fromfood2fit. Ý nghĩa sâu xa của bánh chưng còn nằm ở phần nhân bên trong. Nguyên liệu gạo nếp ngon là thức ăn nuôi sống con người từ bao đời nay, cũng tượng trưng cho nền nông nghiệp lúa nước truyền thống của Việt Nam. Lá dong xanh bọc ngoài phần nhân trong ruột bánh tượng trưng cho ơn sinh thành, bao bọc của cha mẹ. Ảnh: Dangtung_hn. Bánh tét là món bánh tương tự như bánh chưng của miền Bắc. Mâm cơm của người dân miền Nam không thể thiếu bánh tét gói bằng lá chuối, lá dong và phần nhân gồm thịt heo, đậu xanh và gạo nếp. Ảnh: Quoc.hoang.nguyen. Khác bánh chưng, người miền Nam gói bánh tét hình trụ dài với phần nhân dàn đều bên trong. Bánh tét mang ý nghĩa lịch sử, tượng trưng cho hình ảnh người mẹ bao bọc lấy các con. Ảnh: Thao243. Sự hiện diện của bánh tét những dịp lễ quan trọng cũng là lời nhắc nhở công ơn sinh thành của cha mẹ ngày đầu năm. Như vậy, mỗi người con Việt Nam luôn biết hiếu thảo, nhớ đến công ơn cha mẹ. Người miền Nam thường ăn bánh tét kèm dưa góp và các loại rau chống ngấy. Ảnh: Theblogofsalt. Bánh cộ, còn gọi là bánh in, là một trong những đặc sản xứ Huế. Không khí Tết cổ truyền tại Huế luôn mang đập nét ẩm thực và sự hiện diện của bánh cộ nhiều màu sắc là dấu hiệu nhận biết đầu tiên. Người Huế thường dùng bánh cộ kèm những ly trà nóng để thưởng thức trọn vị thanh, thơm ngọt của bánh. Ảnh: Daisynguyen. Nguyên liệu làm bánh mộc mạc từ bột nếp, bột đậu xanh, hạt sen… nhưng cách làm khá cầu kỳ và công phu. Lịch sử của món bánh cộ bắt nguồn từ thời nhà Nguyễn, thức bánh này được dâng lên vua uống trà vào dịp Tết Nguyên đán. Bánh mang ý nghĩa chúc vua trường thọ nên dần trở thành đặc sản không thể thiếu của Huế mỗi dịp đầu năm. Ảnh: At_vo, uneboucheepour. Bánh đậu xanh là đặc sản giản dị của vùng đất Hải Dương, thức quà dùng để chiêu đãi khách và biếu tặng các dịp lễ, tết. Món bánh này từng được dâng lên vua Bảo Đại trong một lần kinh lý đến Hải Dương và được vua khen ngợi. Vị ngọt thanh nhẹ của đậu xanh khi thưởng thức cùng trà đã tạo nên nét đẹp trong ẩm thực của người dân xứ này. Ảnh: Vnlocalfood. Nguyên liệu chính làm món bánh này là bột đậu xanh nguyên chất, đường tinh luyện và dầu thực vật. Loại bánh này phù hợp với thực khách nhiều lứa tuổi với ý nghĩa gắn kết các thế hệ trong gia đình lại với nhau trong những buổi tâm giao trò chuyện, thưởng trà, ăn bánh. Ảnh: Mequeshop. Bánh phu thê, đặc sản của Bắc Ninh không chỉ góp mặt trong các dịp cưới hỏi mà luôn hiện diện trong các dịp lễ, tết quan trọng. Món bánh này mang ý nghĩa tượng trưng cho lòng thuỷ chung son sắt của các cặp vợ chồng. Phần bột mỏng ôm trọn nhân đậu xanh bên trong thể hiện sự ôm ấp, chở che ấm áp của tình nghĩa vợ chồng. Ảnh: Sonyandoan. Bánh phu thê còn có tên gọi là bánh xu xê/su sê tuỳ biến tấu của các vùng miền. Vị ngọt thanh và dai của bột nếp, đậu xanh và dừa sợi khiến món bánh trở thành món tráng miệng hấp dẫn. Đầu năm mới, thưởng thức bánh phu thê thanh ngọt cùng tách trà nóng để bạn cảm thấy hân hoan, tươi mới khi nghĩ về tình cảm đôi lứa trong gia đình. Ảnh: Trang.perfumer. Bánh chưng, bánh tét tí hon gây chú ý dịp cận Tết Nguyên đán
Bánh chưng, bánh tét ngày càng có xu hướng thu nhỏ kích cỡ để phù hợp với nhu cầu người dùng. Năm nay, hình ảnh bánh chưng, bánh tét tí hon xuất hiện khiến nhiều người thích thú.
">Ý nghĩa của 5 món bánh truyền thống Việt Nam ngày Tết Nguyên đán
- Theo dự báo của Сông ty FUGRO và Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, cơn bão số 9 từ ngày 24-25/11/2018 sẽ gây ảnh hưởng đến vùng biển khu vực khu vực mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng và có thể mỏ Thiên Ưng.
Đây là cơn bão với sức gió mạnh cấp 8, cấp 9 giật cấp 10, cấp 11 giật cấp 12 và còn có khả năng mạnh lên.
Mỏ Bạch Hổ Nhằm đảm bảo an toàn sản xuất, an toàn cho người lao động và tài sản của Vietsovpetro khi cơn bão đi qua, lãnh đạo Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đã chỉ đạo các đơn vị cơ sở, công trình, cần đảm bảo thực hiện đầy đủ tất cả các biện pháp tổ chức và kỹ thuật để ứng phó với cơn bão số 9 theo “Kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro”.
Cụ thể, trước 16h30 ngày 23/11, phổ biến cho toàn bộ CBCNV làm việc tại các công trình sản xuất của Vietsovpetro về “Kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro”, đảm bảo các yêu cầu an toàn khi tiến hành các công việc sản xuất trong mùa mưa bão. Tùy theo điều kiện thời tiết, tổ chức tuân thủ các quy phạm, quy trình an toàn, quy trình của nhà chế tạo và các tài liệu tiêu chuẩn khác của Việt Nam và Vietsovpetro khi thực hiện các công việc trên cao, các công việc nâng - hạ, làm việc với thiết bị nâng, neo đậu, giao hàng và các công việc khác liên quan tới tàu thuyền.
Đường đi dự báo của cơn bão số 9 Trước thời hạn nêu trên, các đơn vị sản xuất phải hoàn thành kiểm tra và đảm bảo tính năng hoạt động của các hệ thống sự cố, hệ thống đảm bảo an toàn công nghệ, các phương tiện và hệ thống chữa cháy, phương tiện cứu sinh, phương tiện và hệ thống liên lạc cũng như các phương tiện ứng cứu sự cố. Tình trạng kỹ thuật của các máy móc và cơ cấu, trang thiết bị, tình trạng chằng buộc tháp khoan, phaken, ăngten, ống xả, phương tiện hàng hải và vật tư bảo quản trên các mặt sàn và mặt boong cần được kiểm tra chi tiết. Các nhu yếu phẩm như nước, lương thực, thực phẩm, nhiên liệu, nguyên liệu, hóa phẩm, trang thiết bị... trên công trình biển được xem xét dự phòng đủ cho sinh hoạt. Khi có bão đi qua, tất cả CBCNV được chỉ thị phải ở bên trong các block nhà ở và phòng điều khiển.
Đối với các công trình trên bờ, các đơn vị tổ chức kiểm tra khả năng đóng kín của tất cả các cửa ra vào và cửa sổ của các phòng làm việc, sản xuất, các tòa nhà hành chính và sinh hoạt; đốn chặt các cành cây khô trong địa bàn của Vietsovpetro; kiểm tra gia cố các giàn giáo xây dựng, tấm lợp trên mái nhà, khi cần thiết phải tiến hành sửa chữa, gia cố chắc chắn bằng cáp chằng, dây buộc hoặc bao cát...
Đối với các xí nghiệp phải bố trí phòng tập hợp Ban tham mưu của đơn vị cũng như vị trí tập trung và trú ẩn của CBCNV khi có bão. Vị trí tập trung của CBCNV phải được nhận biết bằng các bảng chỉ dẫn. Đồng thời, tiến hành dừng công việc và hạ các cần cẩu, phanh chặn và gia cố đường ray của cẩu chắc chắn (nếu không thể thì phải đưa cần cẩu theo hướng gió), đóng kín các cửa ra vào các nhà, xưởng, kho...
Vào ngày 22/11, PVEP cũng đã phát đi thông tin cảnh báo và yêu cầu các đơn vị/nhà thầu dầu khí cần theo dõi chặt chẽ diễn biến, hướng di chuyển và vùng ảnh hưởng nguy hiểm của áp thấp nhiệt đới, bão đến các hoạt động/công trình dầu khí để chủ động trong công tác ứng phó.
Cũng trong ngày 22/11/2018, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Công điện 1671/CĐ-TTg chỉ đạo tập trung ứng phó với bão số 9 và mưa lũ. Công điện chỉ đạo một số nhiệm vụ cụ thể đối với các bộ, ngành, trong đó Bộ Công Thương chỉ đạo đảm bảo an toàn đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản và dầu khí trên biển.
Vũ Minh
">Vietsovpetro gấp rút ứng phó bão số 9
Nhận định, soi kèo Brest vs PSG, 22h00 ngày 1/2: Không dễ cho cửa trên
- Chuyện tôi qua lại với Tùng - nhân viên cấp dưới của mình tưởng không bị ai phát hiện nhưng chẳng ngờ con gái tôi biết được. Trước khi bỏ đi, cháu nói một câu khiến tôi vô cùng day dứt.
Mối tình bí mật của bố vợ tuổi 70 trong căn hộ tập thể cũ
Nam bảo vệ gặp quả đắng khi qua đêm ở biệt thự
Lủi thủi xách túi đi đẻ, vợ tức nghẹn gặp chồng ở bệnh viện
Hai vợ chồng tôi yêu nhau từ thời sinh viên, ra trường cùng về ngân hàng làm việc. Được bố chồng giúp đỡ, sự nghiệp của tôi lên vù vù.
Từ nhân viên học việc, sau vài năm tôi được đề bạt lên làm trưởng phòng rồi leo đến chức giám đốc chi nhánh. Còn chồng chấp nhận đứng ở phía sau làm hậu phương.
Trái ngọt của cuộc hôn nhân đó là 3 đứa con xinh xắn đáng yêu. Ngoài thời gian làm việc ở cơ quan, về đến nhà chồng tôi giành làm hết việc dọn dẹp, chăm sóc con.
Anh không lãng mạn, không biết nói những lời ngọt ngào nhưng bù lại chồng tôi hiền lành, khéo tay, chu đáo, nấu ăn ngon.
Các con tôi yêu bố vô cùng. Với chúng bố là thần tượng, là anh hùng và là người tuyệt với nhất thế gian. Con gái lớn của chúng tôi năm nay 16 tuổi nhưng vẫn thích được bố đưa đi học.
Cuộc sống của tôi không có gì đáng để phàn nàn. Đồng nghiệp mỗi lần đến nhà chơi đều nức nở khen anh là người đàn ông hoàn hảo.
Chưa bao giờ chồng nặng lời hay chê bai tôi bất cứ điều gì. Anh luôn nhường nhịn, chấp nhận phần thiệt về mình. Tôi hay kể chuyện chồng bạn mình hay tặng hoa, quà vào ngày lễ cho vợ hoặc đưa cả nhà ăn tối bên ngoài ... hi vọng anh thay đổi, học hỏi được cách người ta quan tâm vợ.
Thế nhưng, mỗi lần tôi kể, chồng đều cười rồi bỏ ngoài tai. Theo anh, bữa cơm tối các thành viên quây quần bên nhau mới là hạnh phúc. Kết hôn rồi, thủ tục hoa quà quá rườm rà.
Cũng vì điều đó, lâu dần tôi thấy anh nhàm chán, nhạt nhẽo, tình cảm vợ chồng dường như xa cách. Mỗi khi vợ chồng gần gũi, tôi chẳng còn hứng thú chuyện gối chăn.
Tôi bắt đầu gắt gỏng, bực tức chồng nhiều hơn. Đôi khi chỉ một lỗi nhỏ tôi cũng làm ầm lên, chiến tranh lạnh, căng thẳng với anh cả tuần. Hai vợ chồng mỗi người ngủ một phòng, chẳng ai nói với đối phương câu nào.
Các con thấy bố mẹ mâu thuẫn, tỏ ra khá buồn. Tối nào chúng cũng vào ngủ cùng phòng bố. Lúc đó tôi cảm thấy mình bị cô lập nên càng tức anh ra mặt.
Trong những lần cãi vã đó, tôi thường bỏ ra ngoài uống cà phê hoặc gọi cô bạn thân vào quán bar uống rượu giải sầu. Tôi than thở rằng mình có cuộc hôn nhân bình yên, viên mãn nhưng tôi lại rơi vào bế tắc, muốn ly hôn.
Bạn tôi nghe thấy thế liền mắng: "Cậu dở người à? Bao người mong không được như cậu còn chê, muốn rũ đi. Chồng cậu tốt tính, chung thủy với vợ con, cậu ly hôn chưa chắc tìm được người nào hơn".
Cứ thế tôi quay cuồng trong mớ bòng bong, hỗn độn của mình, không thoát ra được. Cho đến một ngày, cơ quan tôi có lính mới, từ ngành nghề khác chuyển sang vị trí nhân viên tín dụng. Đây là người nhà sếp tổng nên tôi được ban lãnh đạo trực tiếp gửi gắm, giúp đỡ.
Nhân viên này tên Tùng - kém tôi 5 tuổi. Tùng từng có gia đình nhưng hai vợ chồng ly hôn, vợ bỏ đi nước ngoài, một mình anh ta nuôi con.
Tuy mới vào nhưng Tùng rất nhanh nhẹn, thông minh, nắm bắt công việc khá nhanh. Tôi ấn tượng bởi sự điềm đạm, chín chắn của người đàn ông đó. Anh ta có đôi mắt đượm buồn và nụ cười rất thu hút.
Trong lần tổ chức tiệc công ty, tôi uống hơi quá chén nên chuếnh choáng hơi men, đầu óc không được tỉnh táo, Tùng đề nghị đưa tôi về. Thấy đã muộn, sợ lái xe không an toàn, tôi đồng ý.
Dọc đường đi Tùng ân cần hỏi han, xem sức khỏe tôi ra sao, anh ta còn vào quán nước nhỏ, mua cho tôi cốc nước chanh uống giải rượu.
Sáng hôm sau, khi đến văn phòng, tôi bất ngờ thấy chai nước hoa quả để sẵn trên bàn làm việc. Lúc đó, điện thoại rung, tôi mở ra xem, là tin nhắn của Tùng. Cậu ta nhắn: "Chị uống nước hoa quả cho tỉnh táo". Sự quan tâm đó dù nhỏ nhặt nhưng cũng khiến tôi cảm thấy ấm áp.
Tôi nhận ra, Tùng khá ga lăng, biết chiều chuộng chị em phụ nữ ở chỗ làm. Cuộc vui nào, mọi người cũng kéo cậu ta đi bằng được.
Không hiểu từ lúc nào, tôi thấy thích được Tùng chăm sóc. Mỗi khi cần ra ngoài giải quyết công việc, tôi đều nhờ nam nhân viên chở đi.
Tùng kêu tôi bằng chị, xưng em. Từ chỗ xã giao, tôi và Tùng thân thiết hơn. Hễ khúc mắc với chồng, bao giờ tôi cũng nhắn cho Tùng tâm sự, trút hết những bực dọc trong lòng.
Rồi tôi và nhân viên cấp dưới nảy sinh tình cảm. Tôi thấy có lỗi với chồng nên muốn dừng lại. Thế nhưng mỗi khi bên cậu ta, tôi quên hết.
Suốt 2 tháng trời, tôi đắm chìm trong men say của thứ tình ái tội lỗi. Tôi những tưởng không bị ai phát hiện nhưng chẳng ngờ con gái tôi vô tình biết được.
Dịp đó, chồng tôi đưa hai đứa bé đi du lịch. Ở nhà chỉ có tôi và con gái lớn. Tôi vội ra ngoài nên quên điện thoại, con gái có việc gấp, đã lấy dùng và đọc hết toàn bộ tin nhắn trên trang zalo, facebook cá nhân đầy mùi mẫn, ướt át giữa mẹ và nhân tình.
Tối đó, con bé thấy mẹ về, liền ném điện thoại cho tôi rồi thét lên đầy tức giận. Cháu trách tôi là người mẹ tệ bạc, lừa dối chồng con: "Bố yêu mẹ, dành tất cả cho mẹ mà mẹ đối xử như vậy có công bằng không? Mẹ từng có tất cả, sự nghiệp, mái ấm, nhưng từ giờ về sau mẹ không còn gì nữa, cả tình yêu thương của chị em con".
Sáng sớm, con bé để lại bức thư rồi xách vali bỏ đi, tắt luôn cả điện thoại, tôi cố gắng đến mấy cũng không có cách gì liên lạc được.
Tôi điên loạn, chạy khắp nơi tìm con, sang nhà cô chủ nhiệm, bàn bè thân thiết, thông tin của cháu vẫn bặt vô âm tín.
Ngồi một mình trong căn phòng rộng lớn, tôi day dứt khi nghĩ lại câu nói của con. Chỉ vì một chút ích kỷ, không trân trọng hạnh phúc mà tôi sa ngã. Tôi thực sự hối hận.
Ngày mai chồng tôi cùng các con sẽ về Hà Nội. Tôi phải đối diện sao với anh ấy đây? Thú nhận mọi chuyện ư? Nếu như vậy, tôi sẽ mất tất cả.
Còn con gái lớn của tôi, cháu đang ở đâu? Liệu tôi biết hối lỗi, cháu có tha thứ cho mẹ không? Tôi bế tắc quá. Xin độc giả hãy cho tôi lời khuyên?
Mời độc giả tham gia bình luận gỡ rối cho các bài viết trong chuyên mục "Tâm sự" bằng cách nhập nội dung bình luận phía cuối bài và ấn nút "Gửi bình luận", hoặc gửi chia sẻ về địa chỉ email: [email protected] (ghi chú tên bài viết). Các bài viết thú vị, có giá trị sẽ được chọn đăng trên chuyên mục và nhận nhuận bút từ Tòa soạn. Trân trọng cảm ơn!">Ngoại tình với nhân viên, sếp nữ bất ngờ trước câu nói của con gái 16 tuổi
Điều thú vị, khách không mua 1, 2 chiếc bánh mì mà họ gọi 5 chiếc, 10 chiếc, thậm chí 20 chiếc. Lí do là bởi, quán chuyên bán bánh mì tí hon hay còn gọi là bánh mì "chuột", kích cỡ chỉ bằng bàn tay, "cắn vài miếng là hết". Nhiều người ở xa nên khi có thời gian ghé qua, sẽ mua hàng chục chiếc về cho gia đình.
Đúng giờ tan tầm, bụng đói cồn cào, thực khách càng nóng lòng đợi bánh và muốn mua vài chiếc ăn cho thỏa.
Xe bánh mì này là của vợ chồng chị Dung Hòa (50 tuổi, Hà Nội). Theo chị Hòa, hai vợ chồng đã bán bánh mì ở chợ Đồng Xuân được 19 năm.
Ban đầu, chị bán bánh mì que Hải Phòng với nhân pate đơn giản. Sau khi thưởng thức món phở xíu, xôi xíu thơm ngon, chị nảy ra ý tưởng kết hợp bánh mì với thịt xá xíu. Chủ quán chọn loại bánh mì tí hon để tạo khác biệt với rất nhiều hàng bánh mì nổi tiếng quanh khu vực, đồng thời khách dễ mang đi, không lo ăn bị ngán.
Xe bánh mì của chị Hòa hiện nay bán hai loại là bánh mì que với nhân pate, ruốc và bánh mì "chuột" nhân thịt xá xíu, pate, ruốc, dưa chuột, rau mùi, hành phi... "Các nguyên liệu để nhồi vào bánh mì, hai vợ chồng tôi đều tự tay làm.
Chúng tôi thường mua đồ về sơ chế, chế biến từ 6h đến hơn 15h thì đẩy xe ra bán. Ngày cao điểm, nhà tôi bán được 700 - 800 cái", chị Hòa chia sẻ.
Những chiếc bánh mì chuột được đặt hàng từ một lò bánh của người thân chị Hòa. Bánh có vỏ giòn, phần ruột mịn nhưng không quá đặc, thoang thoảng mùi thơm của bột. Bánh mì được bảo quản trong tủ kín để luôn nóng hổi.
Chị Hòa tỉ mỉ phết một lớp pate béo ngậy, xếp từng miếng thịt xá xíu thấm đẫm gia vị, xen lẫn dưa chuột, rau thơm vào trong bánh mì. Chưa hết, chủ quán còn rưới thêm phần nước sốt chanh và tương ớt. Phần sốt này do chị Hòa tự chế biến theo công thức riêng, mang vị chua dịu nhẹ, cân bằng với vị mặn, ngọt của thịt xá xíu.
Chiếc bánh mì tí hon nhưng phần nhân đầy đặn. Ảnh: Kim Ngân Món xá xíu được chủ quán làm từ phần nạc vai, tẩm ướp kĩ càng rồi nướng với nhiệt độ vừa phải để giữ được độ mềm và ngọt tự nhiên. Mỗi ngày, quán bán hết khoảng 12 - 15kg thịt xá xíu. Pate cũng do chị Hòa tự làm.
"Bánh mì giòn tan, phần nhân đầy đặn, đậm đà kết hợp hài hòa với nước sốt chanh. Đứng cạnh xe bánh, mùi thịt xá xíu đã khiến tôi cồn cào rồi. Khi ăn thì thấy hương vị hấp dẫn lắm, ăn 1, 2 chiếc chưa thấy đã", một thực khách cho hay.
Chủ quán cho biết, chiếc bánh mì sẽ ngon nhất khi ăn tại chỗ, bánh và nhân nóng hổi.
Chị Hương (25 tuổi, Long Biên, Hà Nội) là khách ruột của quán. Lần nào tới đây, chị cũng mua chục chiếc về mời gia đình. Chị rất thích phần pate béo ngậy, nước sốt thơm và tương ớt của quán.
Nhiều thực khách thích thú khi thưởng thức những chiếc bánh mì tí hon. Ảnh: Kim Ngân Chủ quán tâm sự, hai vợ chồng luôn tâm niệm giữ gìn hương vị truyền thống của bánh mì Việt Nam. Ban đầu, xe bánh mì chủ yếu phục vụ người lao động, người dân quanh khu vực nhưng lâu dần đón rất đông du khách trong nước và quốc tế.
"Khách du lịch thường thử nhiều món đặc sản khác nhau của Hà Nội. Do đó, loại bánh mì tí hon của tôi lại phù hợp với họ, không khiến họ quá no hay quá ngán. Đôi khi, chiếc bánh mì nhỏ nên du khách ăn thòm thèm, vì thế mà nhớ mãi", chị Hòa nói.
Xá xíu, ruốc, pate... đều do vợ chồng chị Hòa tự làm. Ảnh: Kim Ngân Trên mạng xã hội, rất nhiều bài viết khen hương vị bánh mì vỉa hè của vợ chồng chị Hòa. Tuy nhiên, không ít người cho rằng, mức giá 10.000 đồng cho một chiếc bánh mì chỉ to bằng lòng bàn tay, ăn 3-4 chiếc mới đủ no, là quá đắt.
"Tôi bán giá phù hợp với chất lượng, công sức. Chiếc bánh mì tuy nhỏ nhưng phần nhân rất đầy đặn", chủ quán cho hay.
Bánh mì tí hon nổi tiếng ở Huế, giá chỉ 5.000 đồng, khách ăn vài cái mới bõ thèmDù kích thước nhỏ bằng nửa bàn tay nhưng được lấp đầy phần nhân bằng thịt xíu hoặc chả, nước sốt và rau răm, món bánh mì “tí hon” này nhanh chóng trở thành thức quà bình dân, lạ miệng hút khách thưởng thức khi đến xứ Huế mộng mơ.">Bánh mì tí hon ở phố cổ Hà Nội bị chê đắt, khách vẫn đông nườm nượp
Khung cảnh lãng mạn trong đám cưới cặp đôi tỷ phú Ấn Độ ở Phú Quốc Một đám cưới với những yêu cầu chưa từng có trong tiền lệ
Đại sứ Phạm Sanh Châu là một trong số ít những khách mời Việt hiếm hoi có mặt trong đám cưới đình đám của cặp tỷ phú này ở Phú Quốc. Ông cũng chính là người có công rất lớn trong việc kết nối, đưa đám cưới triệu đô về Việt Nam.
Chia sẻ với PV Dân trí, đại sứ Phạm Sanh Châu cho biết, sau đám cưới gia đình cô dâu, chú rể đều rất hài lòng và hạnh phúc. “Mẹ chú rể cầm tay tôi hôn và cảm ơn sự hỗ trợ trong thời gian qua. Bà nói không bao giờ quên ơn vì nếu không có sự giúp đỡ thì không thể tổ chức được một đám cưới như vậy”, ông Châu nói.
Đại sứ Phạm Sanh Châu và phu nhân tham dự lễ cưới của cặp tỷ phú Ấn Độ Để đưa đám cưới của cặp tỷ phú trên về Việt Nam, đại sứ Phạm Sanh Châu đã phải mất 5 tháng thuyết phục, với 2 bữa ăn, 3 cuộc gặp chưa kể nhiều cuộc họp để tháo gỡ các vấn đề liên quan.
Theo ông Châu, tỷ phú Nitin Shah, bố của chú rể Rushang là một doanh nhân lớn ở Bombay và rất thành đạt ở nhiều lĩnh vực nhất là khu công nghiệp và các dự án đường cao tốc. Vị tỷ phú này có hai người con nên dành rất nhiều tình cảm. Năm ngoái ông đã tổ chức đám cưới rất đình đám cho con gái ở một thành phố nghỉ dưỡng trên dãy núi Hymalaya của Ấn Độ.
Lần này ông muốn tổ chức cho con trai ở một bãi biển nhưng phải là một nơi độc đáo nhất, chưa từng có đại gia Ấn Độ nào đã tổ chức.
Cô dâu và chú rể (đứng giữa) đón tiếp khách mời tham dự lễ cưới tại Phú Quốc Trước khi chọn Việt Nam, ông Nitin Shah đã khảo sát những nơi mà các tỷ phú Ấn Độ thường tổ chức đám cưới cho con như Phuket của Thái Lan, đảo Bali của Indonesia, thành cổ ở Cappadocia của Thổ Nhĩ kỳ hay các bãi biển nhân tạo tại Abu Dabi của UAE, lâu đài cổ ven hồ Como của Italia...
Tuy nhiên, họ vẫn thấy những địa điểm này chưa đủ độ độc đáo và quan trọng là vẫn phạm lỗi “đã từng tổ chức đám cưới”. Gia đình vị tỷ phú Ấn Độ này muốn rằng phải là nơi “chưa ai tổ chức đám cưới bao giờ”.
“Khi biết thông tin ông Nitin Shah đang lựa chọn điểm tổ chức đám cưới cho con trai, tôi đã chỉ đạo mời cơm gia đình cả bố mẹ, cô dâu, chú rể để thúc đẩy họ lựa chọn Việt Nam. Một bữa cơm thân mật đã diễn ra ngay sau đó. Ba thành phố ở Việt Nam được đưa ra là: Đà Nẵng, Nha Trang và Phú Quốc. Sau khi thực hiện các chuyến tiền trạm đến các thành phố này, cuối cùng họ quyết định lựa chọn Phú Quốc”, ông Châu nói.
Không chỉ thu hút sự chú ý của truyền thông Việt Nam, đám cưới này còn được xem là 1 trong 9 đám cưới được mong chờ nhất Ấn Độ trong năm 2019 Theo đại sứ Phạm Sanh Châu, sở dĩ Phú Quốc được lựa chọn là bởi nơi đây không chỉ đẹp mà quan trọng là có một loạt khách sạn đáp ứng được yêu cầu tổ chức một đám cưới của gia đình tỷ phú Ấn Độ: có số phòng ít nhất 700 - 800 khách với hai loại khách sạn: rất cao cấp cho khách mời và bình thường cho người phục vụ; có bãi biển đẹp để làm lễ cưới; có nhiều không gian để tổ chức các buổi tiệc khác nhau mà không bị trùng lặp về cảnh quan và trang trí; đảm bảo độ riêng tư để không bị nhòm ngó; thuận lợi về vận chuyển và thủ tục nhập cảnh.
Tuy nhiên, sau khi thống nhất được địa điểm để tổ chức thì có rất nhiều vấn đề cần phải tháo gỡ. Số lượng người đến Việt Nam dự lễ cưới có đến hơn 800 người, trong đó gần 1/3 số khách muốn vào Việt Nam đi du lịch rồi dự đám cưới. Số khác muốn dự xong đám cưới thì đi du lịch.
Để kịp thời đáp ứng nhu cầu của lượng khách đặc biệt này, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã phải cử riêng một cán bộ lãnh sự chuyên trực 24/24 giờ để làm visa. Ngoài ra, phía tỉnh Kiên Giang và Cục Xuất Nhập cảnh cũng phải mở thêm quầy để tránh tắc nghẽn khi khối lượng khách vào đông cùng một lúc.
Hình ảnh cô dâu lộng lẫy trong đêm tiệc bên bờ biển Phú Quốc
Để hỗ trợ “một đám cưới chưa từng có tiền lệ”, sân bay Phú Quốc đã cho phép gia đình tỷ phú Ấn Độ đặt một quầy riêng để đón tiếp tất cả các khách đến dự cưới. Chính quyền tỉnh Kiên Giang cũng vào cuộc hỗ trợ hết mình để đảm bảo an ninh, an toàn cho đám cưới. Đặc biệt, việc nới lỏng “giờ giới nghiêm” cho phép các khách mời bật nhạc, ca hát trong các đêm tiệc diễn ra đám cưới cũng được chính quyền tạo điều kiện.“Rất may là Phú Quốc có chính sách miễn thị thực 30 ngày cho khách du lịch. Cơ quan Hải quan của tỉnh cũng đã tạo điều kiện thuận lợi để bạn mang hàng hoá nhất là các gia vị và đồ ăn Ấn Độ, hoa khô, đồ trang trí vào Phú Quốc thuận lợi… Tuy nhiên, đáng tiếc là yêu cầu được bắn pháo hoa trong tiệc cưới thì vẫn chưa được Bộ Văn Hóa Thể thao và Du lịch phê duyệt do những vướng mắc về thủ tục pháp lý”, Đại sứ Châu bày tỏ.
Tiệc cưới của chú rể Rushang Shah và cô dâu Kaabia Grewal gồm tổng cộng 11 lễ hội lớn nhỏ. Trong đó, các lễ hội này đều diễn ra từ chiều tối, kéo dài đến sáng hôm sau với các điệu nhảy theo tiếng kèn, trống.
Đám cưới có sự tham dự của hàng trăm quan khách trong đó chủ yếu là giới siêu giàu ở Ấn Độ Phú Quốc ghi tên vào danh sách điểm đến của những đám cưới tỷ phú
Đại sứ Phạm Sanh Châu cho biết, việc tỉ phú người Ấn chọn Việt Nam để tổ chức đám cưới là một thành công lớn trong cách nhìn về quan hệ ngoại giao giữa 2 nước. Đây chính là cơ hội để Việt Nam nói chung và Kiên Giang nói riêng quảng bá hình ảnh du lịch đến với thế giới nói chung và người Ấn Độ nói riêng.
“Đám cưới này được hàng triệu người ở Ấn Độ theo dõi và đây là cách quảng bá du lịch tốt nhất và hiệu quả nhất mà nhà nước không tốn đồng tiền nào. Chắc chắn sau sự kiện này du khách Ấn sang Việt Nam sẽ tăng hơn và sẽ còn có các đám cưới khác được tổ chức tại Việt Nam”, ông Châu nói.
Ông Bùi Quốc Thái, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang, đánh giá cao sự kiện đám cưới hoành tráng của cặp đôi Ấn Độ. Trong năm 2018, chỉ 1.800 khách du lịch Ấn Độ đến Phú Quốc.
Riêng 4 ngày diễn ra đám cưới vừa qua, Phú Quốc đã đón khoảng 900 lượt khách Ấn Độ. Ông Thái hy vọng sau đám cưới đình đám này, tiềm năng du lịch của Phú Quốc sẽ đẩy lên một tầm cao mới và sẽ là thiên đường đám cưới của nhiều cặp đôi tỉ phú khác.
Được biết, sau đám cưới của chú rể Rushang Shah và cô dâu Kaabia Grewal, dự kiến sẽ có 6 đám cưới của tầng lớp quý tộc Ấn Độ sẽ diễn ra tại Việt Nam trong thời gian tới. Đặc biệt, sau sự kiện này Phú Quốc cũng sẽ có tên trong bản đồ địa điểm tổ chức tiệc cưới lý tưởng cho giới nhà giàu Ấn Độ nói riêng và thế giới nói chung.
Cận cảnh khách sạn tỷ phú Ấn Độ tổ chức đám cưới ở Phú Quốc
Khách sạn tỷ phú Ấn Độ tổ chức đám cưới nằm tại thị trấn An Thới (Phú Quốc, Kiên Giang). Giá phòng tại đây dao động từ 6,8-30 triệu đồng/đêm.
">Tiết lộ về đám cưới triệu đô của tỷ phú Ấn Độ tại Phú Quốc