您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Phát hành video nghệ sĩ Xuân Bắc hướng dẫn người cao tuổi an toàn trên mạng
NEWS2025-02-12 12:55:43【Thế giới】7人已围观
简介Có tên gọi “An toàn lên mạng,áthànhvideonghệsĩXuânBắchướngdẫnngườicaotuổiantoàntrênmạlịch thi đấu mulịch thi đấu mu hôm naylịch thi đấu mu hôm nay、、
Có tên gọi “An toàn lên mạng,áthànhvideonghệsĩXuânBắchướngdẫnngườicaotuổiantoàntrênmạlịch thi đấu mu hôm nay An tâm vui sống cùng Google”, video hướng dẫn người cao tuổi cách nhận biết và phòng vệ trước những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến vừa được Google phối hợp cùng Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) phát hành ngày 6/2, nhân Ngày An toàn mạng thế giới - Safer Internet Day 2024.
Đây là nỗ lực tiếp theo của Google trong chương trình “An toàn thông tin trên không gian mạng cho người lớn tuổi”, giúp người lớn tuổi tại Việt Nam tự tin sử dụng Internet, tăng cường nhận thức về an toàn thông tin và phòng tránh lừa đảo.
Hiện đã có mặt trên kênh YouTube chính thức của Cục An toàn thông tin, video “An toàn lên mạng, An tâm vui sống cùng Google” đã giả lập 3 tình huống lừa đảo trực tuyến mà người lớn tuổi thường gặp phải và hướng dẫn cách xử lý đối với từng tình huống, bao gồm: Trang web giả mạo, ứng dụng không rõ nguồn gốc, kẻ gian chiếm tài khoản.
Đáng chú ý, trong video mới phát hành này, nội dung thông tin hướng dẫn người cao tuổi cách nhận biết và phòng vệ trước những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến đã được nghệ sĩ Xuân Bắc thể hiện thông qua những lời thơ dí dỏm và dễ nhớ, nhấn mạnh thông điệp “Nâng cao cảnh giác - Cập nhật thường xuyên - An tâm vui sống”.
Trong thông tin mới phát ra, Google cũng công bố kết quả khảo sát với hơn 1.248 người dùng Internet Việt Nam về an toàn thông tin trực tuyến. Kết quả khảo sát cho thấy 90% người dùng đã từng tiếp xúc với lừa đảo trực tuyến và hơn 70% từng là nạn nhân. Nhóm tuổi trên 55 đặc biệt dễ bị tổn thương, với 49% đã từng bị lừa đảo.
Tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân, top 3 lý do khiến người lớn tuổi sập bẫy lừa đảo trực tuyến lần lượt là bởi họ không nhận ra tình huống là một trò lừa đảo (48%); giao dịch/giải thưởng có vẻ hấp dẫn (39%), cảm thấy tò mò (38%).
Về ảnh hưởng của thói quen, 78% người dùng có thói quen online không an toàn đã từng bị lừa, cao hơn so với con số tương ứng là 66% ở nhóm người dùng có thói quen online an toàn.
Có thể kể đến một số thói quen không an toàn phổ biến như sử dụng các tổ hợp dễ nhớ làm mật khẩu, sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản, hoặc bỏ qua các cảnh báo từ trình duyệt web hoặc cửa hàng ứng dụng. Điển hình như việc sử dụng mật khẩu đơn giản, khảo sát cho thấy 33% nhóm người dùng trên 55 tuổi mắc phải thói quen này - chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm tuổi.
![lua-dao-bang-ma-qr-1-1-2.jpg](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2024/2/6/lua-dao-bang-ma-qr-1-1-2-1263.jpg?width=0&s=dt_m9tcNMKpr-iA4UK8pyw)
Kết quả khảo sát còn chỉ ra rằng, người dùng Internet tại Việt Nam không có sự khác biệt rõ ràng về tỷ lệ bị lừa đảo giữa nhóm nông thôn và thành thị hoặc theo thời gian online. Cụ thể, tỷ lệ người sống ở nông thôn có tỷ lệ bị lừa là 69%, so với nhóm sống ở thành thị là 73%.
Tỷ lệ bị lừa ở nhóm online nhiều là 69%, so với nhóm online ít là 75%. "Như vậy sự cẩn trọng trong thói quen lên mạng là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến năng lực phòng chống lừa đảo trực tuyến", chuyên gia Google nhận định.
Theo chia sẻ của Google, nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng những thói quen online an toàn, chương trình “An toàn thông tin trên không gian mạng cho người lớn tuổi” đã được Google triển khai với trọng tâm là xây dựng thói quen tốt cho người lớn tuổi như: Bảo mật tài khoản, thận trọng khi chia sẻ thông tin trên mạng, nhận diện các thủ đoạn lừa đảo, các nguyên tắc hành động khi gặp trường hợp lừa đảo và khi đã bị lừa đảo.
Được triển khai tại Việt Nam từ tháng 8/2023, chương trình “An toàn thông tin trên không gian mạng cho người lớn tuổi” đã cung cấp “Cẩm nang An toàn trực tuyến” làm tài liệu đào tạo, giúp chương trình tập huấn cho hơn 9.000 thanh niên trên toàn quốc về an toàn trực tuyến. Qua đó, tập huấn lại cho hơn 6.700 người cao tuổi về thói quen giữ an toàn thông tin trực tuyến thông qua các hoạt động cộng đồng tại địa phương.
Google cũng đã cùng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức sự kiện “Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong chuyển đổi số” vào cuối tháng 11/2023, kết hợp tập huấn cho các đoàn viên thanh niên và hội Cựu chiến binh Việt Nam. Tại sự kiện này, 500 suất học bổng An ninh mạng đã được trao cho thanh niên Việt Nam.
很赞哦!(648)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Quảng Nam vs Becamex Bình Dương, 17h00 ngày 9/2: Chiến thắng nhọc nhằn
- Nguyễn Cường, Giáng Son làm đĩa để đời cho Tây Nguyên
- Quỳnh Búp Bê được thay thế bàng phim Chạy trốn thanh xuân
- Mạnh Quân: Tôi toát mồ hôi khi lên giường với My 'sói' trong phim Quỳnh búp bê
- Nhận định, soi kèo Đồng Tâm Long An vs Bình Phước, 16h00 ngày 9/2: Tiếp tục bất bại
- Sao ‘Captain America’cùng đồng nghiệp nữ khỏa thân lái xe máy
- 5 nguyên nhân phổ biến khiến nam giới 'bất lực'
- Nam diễn viên gợi cảm nhất thế giới David Wenham đến Việt Nam dạy làm phim
- Soi kèo phạt góc Real Madrid vs Atletico Madrid, 03h00 ngày 9/2
- Đạo diễn lấy tay che ngực cho mỹ nhân '50 sắc thái' gây xôn xao
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Lille vs Le Havre, 1h00 ngày 9/2: Khó cản chủ nhà
- Nhà sản xuất "Hậu duệ mặt trời" phiên bản Việt vùa tung ra teaser đầu tiên khiến fan háo hức. Vẻ gợi cảm của diễn viên 'Hậu duệ mặt trời' Cao Thái Hà">
Khả Ngân khóc thét khi ô tô sắp lao xuống vực trong 'Hậu duệ mặt trời'
- Thông tin chính thức VietNamNet nhận được từ nhà sản xuất 'Quỳnh búp bê' là bộ phim không hề bị cấm, chỉ tạm dừng phát sóng để tìm kênh và thời điểm phù hợp.Đoàn phim 'Quỳnh Búp Bê' tiếp tục bấm máy sau tuyên bố dừng chiếu trên VTV">
Không có chuyện cấm chiếu 'Quỳnh búp bê'
Cuối buổi, tôi men theo lối nhỏ từ phòng học đến khu nội trú của giáo viên để gặp thầy.
Thầy nhờ tôi giúp thầy, may chiếc áo cho... chính tôi. Rồi thầy đưa tôi xấp vải trắng, bảo đó là xấp vải thầy được tặng dịp 20/11 trước đó, không dùng đến. Thầy muốn tôi có áo mới, kịp đón Tết. Tôi nghe xong, vừa mừng, vừa xúc động đón nhận xấp vải trắng còn thơm mùi vải. Tôi cúi đầu cảm ơn thầy. Lòng vui như Tết.
Có lẽ, dẫu chỉ dạy bộ môn, nhưng thầy quan sát thấy tôi mặc hoài một hai chiếc áo, lại cũ kỹ, thâm kim. Có lẽ thầy nghe nhiều người "đồn" về tôi, một cậu học trò nghèo thiệt nghèo, vượt khó đến trường nên cảm thông, muốn chia sẻ...
Bấy giờ nhà tôi nghèo thiệt. Ngoại tôi 70 tuổi, lụm cụm, bệnh đau quanh năm không làm gì được. Má tôi ngoài bốn mươi nhưng cũng không khá hơn, lại đóng vai trò trụ cột. Hồi ấy, mỗi đầu năm học má đều vô xã chứng giấy xác nhận gia đình mình thuộc hộ "Đói" để tôi được miễn học phí.
Tết đến, có nhiều năm má tôi phải mua chịu ký thịt heo, chờ đến mùa lúa mới đong thóc trả cho người ta. Những bữa chợ cuối năm, má cắt buồng chuối sau vườn, bắt con gà trống tơ đem bán rồi mua mấy lọn giấy mới dán bàn thờ, ít bánh mứt cho có không khí... Những cái Tết nghèo ấy tôi nhớ mãi. Do vậy, xấp vải may áo mới thầy tặng là món quà tuyệt vời nhất tôi nhận được bấy giờ.
Tôi đem xấp vải về kể, má và ngoại nghe xong cũng xúc động, dặn dò: "Con thấy ai cũng thương và ủng hộ con hết, nên phải cố gắng lên nghe". Ngoại tôi động viên, "không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời" để tôi không nản lòng bỏ cuộc.
Tháng 7 năm ngoái, nhân dịp 20 năm rời trường phổ thông trung học, tôi và các bạn trở lại trường xưa. Gặp thầy và bạn, tôi lại nhớ về xấp vải trắng và chuyện tấm áo Tết thầy trao. Nhờ món quà của thầy mà năm đó, má tôi kịp may cho tôi chiếc áo học trò tinh tươm, vừa mặc ăn Tết vừa mặc đi học.
Tôi không phải là người giàu có nhưng so với năm tháng đó, cuộc sống đã tương đối ổn định. Có một công việc yêu thích và chút ít niềm vui trong cuộc sống nhờ thực tập "ít muốn, biết đủ". Tôi nhớ thầy và tấm áo ngày nào nên thỉnh thoảng cũng tập tành chia sẻ, học làm người tử tế.
Quan sát thấy được khó khăn của người. Tinh tế trao món quà để món quà không chỉ mang giá trị vật chất thông thường, mà còn mang cả động lực tinh thần cho người nhận, "của cho không bằng cách cho" - tất cả cần có tâm lớn. Đó là bài học lớn nhất tôi nhận về khi thầy trao cho xấp vải may đồ Tết.
Bạn có những người thầy thật dễ thương như vậy không?
Tôi nghĩ, trong suốt cuộc đời của mình, chắc ai cũng có những người thầy đặc biệt. Có thể thầy không giúp học trò có áo Tết như tôi nhưng đã đỡ nâng người học bằng phương diện khác. Một lời khuyên đúng lúc. Một cuốn sách vừa tầm. Một lời nhắc nhở nghiêm khắc đủ chạm vào trái tim khiến học trò không còn "cá biệt" nữa... Rất nhiều câu chuyện ký ức ấy đọng trong trái tim học trò mà có khi thầy đã không còn nhớ, hoặc xem đó là việc-bình-thường.
Trong dịp Tết Nguyên đán, mùng ba được ấn định là "Tết thầy" theo truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt - là dịp để nhớ ơn người trao truyền tri thức, đạo đức trên bục giảng, ở nhà trường. Truyền thống này theo tôi rất hay, cần gìn giữ và nên phát huy giữa bối cảnh mối quan hệ thầy trò hiện tại đang có những biểu hiện theo chiều hướng không tốt.
Vai trò của người thầy từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây luôn quan trọng trong việc quyết định nhân cách của học trò. Ngoài truyền dạy kiến thức và lý thuyết thì "thân giáo", tức cốt cách, lối sống, "nói đi đôi với làm" trong ý nghĩa con người mô phạm sẽ giúp học trò mình tiến bộ. Nếu có may mắn gặp thầy cô tốt, người học trò đã tốt đã giỏi sẽ càng giỏi, càng tử tế, tốt đẹp hơn.
Không phải tự nhiên mà người Việt đặt người thầy vào "diện" tri ân báo ân trong mỗi dịp Tết Nguyên đán - đầu năm mới: Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy. Cha mẹ cho mình thân thể, nuôi mình khôn lớn, thầy cô cho mình tri thức, đạo đức để hoàn thiện bản thân. Nếu thiếu cái chữ, đạo làm người, lẽ sống và lý tưởng sống đẹp, không được thổi bùng khát vọng, nuôi lớn ước mơ thì con người đó khó trở thành người hữu dụng.
Ngày nay, dù vai trò người thầy không còn lớn như trước nhưng tình thầy trò, đạo đức về báo ân vẫn luôn cần nhắc nhớ để neo giữ tâm hồn người trẻ lại. Tất nhiên, để có sự tri ân sâu sắc của trò thì thầy cũng phải ra thầy, có tầm có tâm để học trò có chất liệu nuôi dưỡng tâm hồn. Không thể đòi hỏi một sự biết ơn nếu người lớn không gieo được hạt giống tốt lành cho người nhỏ, dù là trong mối quan hệ nào.
Một hành động có tâm của thầy có thể là bệ phóng cho một con người.
Lưu Đình Long
">Tấm áo thầy trao
Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs TPHCM, 19h15 ngày 8/2: Đối thủ yêu thích
"Mỗi lần đi diễn, chúng tôi không tính đến thu nhập, mặc dù thời gian chuẩn bị có thể kéo dài từ vài tháng đến cả năm. Ai cũng biết chắc làm nghệ sĩ thường nghèo", Pianist Trần Tâm Ngọc.
Học đàn trước khi học đọc
Cơ duyên nào đưa chị đến với cây đàn piano?
- Cơ duyên đến với piano bắt nguồn từ truyền thống gia đình. Bố tôi, NSƯT Trần Ngọc Hiển, là một nghệ sĩ múa. Ngày trước, ông rất thích học piano nhưng gia đình không đủ điều kiện, đành chuyển sang học múa. Khi sinh ra tôi, ông đã định hướng cho tôi tập đàn. Chính vì vậy, ngay từ khi còn rất nhỏ, mới 4 tuổi, khi còn chưa biết đọc tôi đã được tiếp xúc với bộ môn này.
Nghệ sĩ piano Trần Tâm Ngọc Quá trình tập luyện để trở thành một nghệ sĩ hẳn sẽ rất khó khăn. Chị có thể chia sẻ?
- Mới đầu có lẽ cũng giống như các bạn nhỏ bây giờ. Tôi được học với một giáo viên rất tâm huyết và có phương pháp tiếp cận trẻ em rất tốt. Chính vì vậy, cô đã tạo cho tôi sự thích thú đặc biệt với môn học này.
Có lẽ tôi cũng được hưởng gen âm nhạc, thẩm âm… nên có phần nổi bật hơn những người bạn đồng trang lứa. Tính đến thời điểm hiện tại, tôi đã gắn bó với cây đàn piano được 30 năm. Đó là một quá trình rất dài và liên tục. Thời gian, công sức tôi đầu tư để tập luyện rất lớn. Khi còn nhỏ, thấy các bạn trong xóm chơi với nhau, chạy nhảy, vui đùa ầm ĩ một khu, mình phải ngồi tập đàn, tôi nghĩ mình thiệt thòi và có phần ấm ức.
Khi trưởng thành, đi du học, giờ tập của tôi luôn dao động từ 8-9 giờ tối trở ra, vì phải chờ các lớp học tan hết mới có phòng để tập. Các sinh viên lần lượt chia giờ, phân buồng để luyện đàn. Có những hôm tập đến 2-3 giờ sáng. Nhưng đó là đặc thù riêng trong ngành của tôi. Phải có thời gian tập như thế mới có thể nâng cao chuyên môn của mình.
Những thứ thách về mặt chuyên môn cũng như việc phải thể hiện thế nào để không thua kém bạn bè quốc tế, nỗi nhớ nhà…thực sự là những thử thách khó khăn nhưng tôi đã vượt qua. Khi nhìn lại, có lẽ piano là bộ môn giúp tôi chiến thắng chính bản thân mình.
Thực tế, đối với một người nghệ sĩ, cảm hứng sáng tạo rất quan trọng. Đã khi nào chị thấy cảm xúc tâm trạng của mình chững lại?
- Trong cuộc sống, bất cứ nghệ sĩ nào cũng có những lúc thăng và giáng. Người nghệ sĩ thường có thế giới nội tâm phong phú và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động từ thế giới bên ngoài nên chuyện thăng hoa hay chững lại là điều rất bình thường. Không phải lúc nào mình cũng cảm thấy sáng tạo hay yêu nghề.
Tuy nhiên, sau 30 năm gắn bó, niềm cảm hứng với cây đàn như đã ngấm vào mạch máu của tôi. Tôi dễ dàng tìm lại được niềm vui trong công việc, cũng như giải tỏa được hết những vui, buồn của bản thân với nghề, kể cả trên cương vị là nghệ sĩ biểu diễn hay nhà giáo.
Những lúc như vậy, chị làm thế nào để cảm xúc của mình được cân bằng lại?
- Thực chất, muốn giải quyết bất cứ vấn đề gì đều cần có thời gian. Nguồn cảm hứng đến và đi một cách khá cảm tính. Chính vì vậy, thời điểm cảm thấy mình chững lại, tôi thường tìm cho mình những hướng đi mới. Ví dụ, khi làm quen với một công việc quá lâu và đều đặn, có những lúc, mình thấy xuống tinh thần, có thể thử sang một hướng tiếp cận khác. Bởi trong nghệ thuật biểu diễn, có độc tấu, hòa tấu, diễn nhạc cổ điển, hiện đại.
Vừa qua, tôi có một trải nghiệm rất thú vị tại Festival Âm nhạc đương đại Hanoi Ensemble. Tuy không phải lần đầu đánh nhạc đương đại, nhưng việc thử một thứ mới mẻ khiến cảm xúc của tôi được khuấy động. Khi quay trở lại với nhạc cổ điển, tức là những gì mình vẫn làm hàng ngày, tôi thấy hứng thú và nhiều cảm hứng sáng tạo hơn.
Không mơ giàu khi làm nghệ sĩ
Đối tượng khán giả của dòng nhạc cổ điển thường bị giới hạn, dẫn đến thu nhập của người nghệ sĩ khá thấp. Đối với bản thân chị thì sao?
- Khó có thể so sánh thu nhập của nghệ sĩ cổ điển và các ca sĩ trên thị trường. Bởi họ có lượng fan đông đảo và hướng đến dòng nhạc khác, đối tượng khán giả riêng biệt. Đối với chúng tôi, để có thể đừng trên sân khấu hành nghề, thường phải trải qua quá trình đào tạo rất lâu nhưng thu nhập rất thấp.
Một phần bởi lượng người nghe ít và hình như còn định kiến của mọi người về dòng nhạc cổ điển. Chính vì vậy, những người tổ chức, biểu diễn chương trình cũng cần phải làm thế nào để lôi kéo nhiều người hơn, cả người thưởng thức lẫn cá nhân, đơn vị tài trợ về kinh tế. Người nghệ sĩ sống vì nghề, tử vì nghề cũng chỉ vì đam mê mà thôi nhưng nếu các yếu tố khác tốt lên thì điều đó sẽ tạo thêm động lực giúp nghệ sỹ thêm gắn bó và nâng cao trình độ.
Nghệ sĩ piano Trần Tâm Ngọc luôn tìm thấy niềm vui trong nghệ thuật Hiện nay, mỗi lần đi diễn, chúng tôi không tính đến thu nhập, mặc dù thời gian chuẩn bị có thể kéo dài từ vài tháng đến cả năm. Ai cũng biết chắc làm nghệ sĩ thường nghèo, nhưng việc mang nghệ thuật đến cho công chúng và cảm giác thăng hoa khiến chúng tôi muốn cống hiến nhiều hơn nữa.
Chuyện thu nhập đi dạy có giúp chị cân bằng về kinh tế?
- Thu nhập chính để trang trải cuộc sống thường ngày của tôi đều xuất phát từ nghề dạy học. Mọi người ngày càng nhận thức rõ hơn về tác động tích cực của nghệ thuật đến đời sống tâm sinh lý của trẻ em. Chính vì vậy, họ chú trọng rèn luyện năng khiếu và cho con em mình tiếp cận nhiều hơn với những bộ môn nghệ thuật. Đó cũng là một cách khiến âm nhạc cổ điển trở nên phổ biến hơn, thu hút nhiều học viên tham gia.
Khó có thể đưa ra một con số cụ thể, bởi mức lương phụ thuộc vào từng cá nhân và từng bộ môn. Theo tôi, mức thu nhập của nghệ sĩ thường thấp hơn so với những ngành nghề khác. Đương nhiên, giáo viên dạy piano sẽ có nhiều học sinh hơn giáo viên dạy violin hay trống… vì số lượng học sinh lớn hơn. Tuy nhiên, xét trên mặt bằng chung, thu nhập của chúng tôi vẫn thấp hơn so với những ngành nghề khác.
Cần nhiều sự cảm thông từ phía gia đình
Hiện tại, chị thường dành ra bao nhiêu thời gian để tập luyện?
- Khi còn đi học, mỗi ngày tôi chỉ tập trung vào một bộ môn nên ngày nào cũng có thời gian tập luyện. Tuy nhiên, khi đã đi làm, phải đảm bảo công việc, tôi ít không thể luyện tập một cách đều đặn như trước. Chỉ khi có chương trình biểu diễn cần chuẩn bị, tôi mới đặt mục tiêu phải tập nghiêm chỉnh để chương trình có hiệu quả thật tốt. Chính vì vậy, tôi khó có thể ước lượng khoảng thời gian cụ thể.
Tâm Ngọc thấy may mắn khi nhận được sự cảm thông từ phía ông xã và gia đình hai bên Với lịch trình bận rộn giữa việc biểu diễn, tập luyện, giảng dạy, chị làm thế nào để cân bằng thời gian cho gia đình nhỏ của mình?
- Công việc của tôi không có khung giờ cố định. Giờ dạy của chúng tôi phải linh hoạt theo học sinh vì việc dạy học đàn mang tính chất 1 thày kèm 1 trò. Hiện tại, các cháu đều học bán trú trên trường, gia đình cũng cần bố trí thời gian hợp lý để đưa đón con nên chúng tôi thường phải dạy ngoài giờ, từ 4-5 giờ đổ ra. Những khi đi diễn vào buổi tối, 11 giờ tôi mới về đến nhà.
Đặc trưng của công việc này rất khác và cần nhiều sự cảm thông từ phía gia đình. Gia đình bên nội, bên ngoại cùng hỗ trợ để mình có thời gian, điều kiện hoàn thành tốt công việc chuyên môn. Chồng tôi rất thông cảm, thấu hiểu và yêu thích công việc của vợ nên luôn tạo điều kiện về mặt giờ giấc cũng như công việc nhà. Anh ấy gần như giúp đỡ tôi tối đa nên tôi rất yên tâm nếu phải dồn thời gian tập luyện hoặc đi biểu diễn.
Những ngày giỗ lớn hoặc lễ, Tết, bên phía nhà chồng tổ chức tụ họp gia đình với nhau, đôi khi trùng vào ngày diễn hoặc đi tập, mọi người đều thông cảm cho tôi. Mọi công tác chuẩn bị đều được mọi người hoàn tất chu đáo, đến giờ ăn, tôi cố gắng về kịp giờ để cùng cả nhà quây quần. Đôi khi cũng cảm thấy có lỗi.
Diệu Linh ">Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc: 'Tâm Ngọc là một nghệ sĩ nhạy cảm!' “Tâm Ngọc và Quỳnh Trang cùng thành lập May Duo, nhóm song tấu piano đầu tiên của Việt Nam. Họ có nhu cầu thể hiện các tác phẩm Việt Nam nên đã mời tôi cùng hợp tác. Trong quá trình làm việc chung, tôi nhận thấy Tâm Ngọc là một nghệ sĩ nhạy cảm, nghiêm túc và có trách nhiệm với công việc. Khi chơi đàn, cô luôn thể hiện đúng tinh thần của tác giả muốn gửi gắm. Điều đó thể hiện sự đầu tư thời gian, chất xám để nghiên cứu tác phẩm.
Đối với các tác phẩm của tôi, song tấu May Duo đều thể hiện rất tốt. “Con gà rừng”, “Trống cơm” hay “Mùa xuân”, “Ngày hội” đều là những nhạc phẩm khó, các nghệ sĩ piano khác thường ngại, không muốn thể hiện, nhưng Tâm Ngọc và Quỳnh Trang lại rất kiên trì nghiên cứu. Những nỗ lực của họ xứng đáng được ghi nhận. Nhóm song tấu Mây Duo đã từng biểu diễn tại nhiều nơi như Nhà hát Lớn, Nhạc viện và tại những sân khấu nước ngoài. Tại bất cứ nơi đâu, họ đều thể hiện được kỹ thuật biểu diễn của mình một cách chỉn chu, trọn vẹn”.
Trần Tâm Ngọc: 'Piano giúp tôi chiến thắng chính bản thân mình'
- Nhiều khán giả nghi vấn nữ ca sỹ đàn chị muốn mượn lời nhận xét thí sinh để đá xoáy ba HLV đàn em về khả năng chuyên môn hạn chế.
Tối 19/12 The Voice - Giọng hát Việt tập 2 đã lên sóng truyền hình. Sau tập đầu tiên phát sóng, phần lớn dư luận đều cảm thấy không hài lòng cũng như đưa ra sự hoài nghi về năng lực của dàn HLV trẻ gây tranh cãi mùa giải năm nay. Nữ ca sỹ Tóc Tiên đã lên báo "phản pháo" lại những ý kiến chỉ trích tiêu cực về mình và mong mọi người nhìn nhận công bằng hơn về các HLV.
Trong tập 2, nữ ca sỹ Thu Minh cũng được cho là lần đầu "đá xoáy" các HLV đàn em về việc này. Đơn cử với màn chiêu dụ thí sinh Đào Trọng Tín, nam ca sỹ Noo Phước Thịnh liên tục trình bày thế mạnh của mình là kỹ năng biểu diễn thì ngay lập tức HLV đàn chị liền cắt ngang: "Không phải lúc nào hát cũng phải nhảy. Nếu nhảy nhiều quá người ta sẽ không tập trung vào giọng hát của mình nữa. Nữ ca sỹ khẳng định: "Đây là The Voice, không phải The Dance".
Thu Minh được cho là đang đá xéo đàn em khi cùng ngồi ghế nóng. Bên cạnh đó, Thu Minh cho biết dù có theo bất cứ dòng nhạc hay phong cách nào thì cũng cần trang bị cho mình một nền tảng vững chắc, một giọng hát riêng biệt trước những tác động bề nổi bên ngoài. Nhận xét này của Thu Minh khiến không ít khán giả theo dõi chương trình nghi vấn nữ ca sỹ đang ngầm đá xoáy 3 HLV Đông Nhi, Noo Phước Thịnh và Đông Nhi - 3 Giọng ca trẻ vốn chỉ nổi bật ở kĩ năng trình diễn còn giọng hát lại chưa thực sự thuyết phục số đông người nghe.
Không dừng lại ở đó, ở tiết mục của thí sinh Lê Quốc Đạt, trong khi các HLV trẻ đều khá tự tin khi tự nhận mình là những ca sỹ đầy cá tính thì Thu Minh ngay lập tức "sửa lưng": "Các bạn cần khiêm tốn, cá tính hãy để người khác nhìn nhận, đừng tự nhận mình cá tính".
So với tiêu chí The Voice được đặt ra, Thu Minh hiện đang là HLV chiếm ưu thế khi ngồi trên ghế nóng hiện nay. Việc nhiều lần chiêu dụ thí sinh bằng cách mang ra những yếu tố chuyên môn cùng kinh nghiệm cô có được đã trở thành một chiêu bài thu hút rất lớn thí sinh và khiến cả các HLV trẻ còn lại đều có phần dè chừng.
Bên cạnh đó, đêm thi thứ 2 của Giọng hát Việt cũng có nhiều giọng ca chất lượng hơn hẳn so với tập đầu tiên.
Play">
Thu Minh liên tục đá xoáy đàn em trên ghế nóng The Voice
Đức Chinh đóng góp 7 bàn thắng ở SEA Games 30 Bà Hà Thị Uyện (Tân Sơn, Phú Thọ) mẹ cầu thủ Hà Đức Chinh, cũng chia sẻ: ‘Gia đình không xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội) để đón con bởi Chinh gọi điện về bảo mẹ không phải xuống đón. Chúng tôi có xuống cũng chưa thể gặp mặt con’.
Theo đó, tối 11/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mời đội tuyển bóng đá nam và nữ đoạt huy chương vàng SEA Games cùng dự bữa cơm thân mật.
Sau 2 ngày nghỉ ngơi, 13/12, các cầu thủ lại tập trung để đi Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho VCK U23 châu Á 2020 vào tháng 1/2020.
Bà Uyện (trái), mẹ của cầu thủ Hà Đức Chinh Hà Đức Chinh là một trong số 28 cầu thủ nằm trong danh sách sơ bộ U23 Việt Nam chuẩn bị cho vòng chung kết này do HLV Park Hang Seo công bố.
Chị Diện, chị họ của cầu thủ sinh năm 1997 này, cũng chia sẻ: ‘Gia đình rất buồn và tiếc nuối vì chưa gặp được Chinh’. Tuy nhiên, họ cũng nén cảm xúc để Đức Chinh cùng đồng đội tập luyện, chuẩn bị cho giải đấu mới.
‘Sau chiến thắng, từ tối qua đến nay, rất nhiều người hâm mộ đã đến chúc mừng gia đình’, chị cho biết thêm.
Mẹ Hà Đức Chinh rơi nước mắt nói về lúc khó khăn của con trai
Dù khá lo lắng trước đối thủ Indonesia, bà Uyện, mẹ của cầu thủ Hà Đức Chinh vẫn tin tưởng con và đồng đội sẽ có kết quả tốt.
">Gia đình Hà Đức Chinh tiếc nuối vì không được gặp con trai