NEWS

Đó là lần thứ hai trong tuần,Đámcướimờicảxãleicester đấu với chelsea tôi gọi điện về trúng lúc má đaleicester đấu với chelsealeicester đấu với chelsea、、

Đám cưới mời cả xã

Đó là lần thứ hai trong tuần,Đámcướimờicảxãleicester đấu với chelsea tôi gọi điện về trúng lúc má đang ở tiệc cưới. Lát sau về nhà, má gọi lại cho tôi, nói chỉ trong vài tuần má nhận được bốn thiệp mời cưới. "Có người nhiều năm không gặp gỡ, không giao thiệp chi hết mà tới đám cưới con cái, họ cũng mời".

- "Rồi má có đi không"?

- "Đi chớ" - má tôi đáp - "không đi, ra chợ gặp mặt họ cũng thấy ngại".

Cứ vậy, thành ra ai mời má cũng đi. Nên cứ tới cao điểm mùa cưới là tôi ý tứ, gửi tiền về sớm hơn, nhiều hơn cho má.

Tiền mừng ở quê, không nhiều như trên phố, nhưng bây giờ cũng lên tới 200.000-300.000 đồng một đám tiệc. Chuyện cả xã được mời cưới không chỉ phổ biến ở quê tôi. Chị đồng nghiệp cũng kể, bố chị đã mất, mẹ chị sống một mình ở quê, lương hưu mẹ chị hơn 5 triệu đồng mà tháng nào cũng thiếu trước hụt sau vì ma chay, cưới hỏi.

Má tôi không có lương hưu, thu nhập chính đến từ ít tạ lúa cho người ta thuê ruộng. Còn lại má nhận "trợ cấp" từ con cái, cũng chỉ đủ xoay xở hàng ngày và dành dụm ít nhiều cho lúc ốm đau.

Nếu một tháng có 3-4 tiệc cưới, má tôi phải chuẩn bị chừng một triệu đồng, chưa kể các đám giỗ hoặc thăm hỏi người ốm. Số tiền này gấp đôi khoản đóng phí cho cậu con trai đang học mẫu giáo lớn của tôi ở quê.

Về quê tôi mới thấy, tiệc tùng bây giờ không thua gì thành phố. Từ đám cưới được đãi rình rang ở sân vận động thôn đến đám giỗ kéo dàn loa karaoke về hát cả buổi. Những đám tiệc này đều được đặt nhà hàng với chi phí mỗi bàn từ 1,2 đến 1,5 triệu đồng. Người đi tiệc cũng ý tứ, không phải chỉ mang đến hộp bánh hay thùng nước ngọt như xưa, tất cả đều quy ra tiền. Bàn tiệc 10 người 1,5 triệu đồng, chưa tính tiền bia rượu, loa đài, nên khách cũng phải bỏ cái phong bì bét nhất là 200 nghìn, chứ bỏ ít hơn không coi được.

Đám giỗ bây giờ không chỉ mang chai rượu đến thắp hương cho người mất, cũng đi phong bì để chủ nhà gom lại trả tiền bàn dịch vụ đãi khách. Rồi người ta mời mình, không mời lại. Cứ thế, bà con khắp xóm quanh năm suốt tháng đi ăn cưới, ăn giỗ.

Tôi ở thành phố, cũng thường dự cưới bạn bè. Trừ những gia đình danh gia vọng tộc, hoặc giới kinh doanh làm ăn, quan hệ rộng, bạn bè tôi bây giờ có xu hướng thu hẹp đám cưới, chỉ mời những người thân thích, và tổ chức theo hướng nhẹ nhàng hơn.

Tôi kể cho má nghe, bà rất thích. Má nói cưới xin là chuyện của đời người, nhà người ta có chuyện vui, là chỗ họ hàng thân thiết, mình rõ ràng nên tới mừng cho họ. Nhưng cũng có lắm đám, đi ăn tiệc chỉ là chuyện trả nợ "bữa cơm giá cao".

Đi "ăn cơm giá cao" nhiều, rồi má và họ hàng xung quanh cũng dần dần thay đổi suy nghĩ. Không muốn phải đi trả nợ người ta, thì phải làm sao để người ta không nợ mình.

Tháng sau, gia đình cậu mợ tôi tổ chức đám cưới cho con trai út. Ông bà quyết làm đám đơn sơ, từ lễ tiết đến thiệp mời. Không mời người xa lạ, chỉ mời bà con và người có giao thiệp gần gũi. Đi đám cưới mà khiến người ta phiền não, thấy mỏi mệt, gia chủ lẫn cô dâu chú rể cũng chẳng vui vẻ gì. Mà ma chê, cưới trách. Biết là nếu không mời, có khi cũng bị trách, nhưng mợ tôi quyết: giờ không thể sống theo thiên hạ, mình phải sắp xếp chuyện của mình sao cho hợp lý.

Ngày cưới là ngày vui, không chỉ là ngày vui của tân lang và tân nương, mà nên là ngày hoan hỉ của tất cả khách tham dự. Muốn vậy, đừng "gom" khách mời đại trà chỉ để lấp đầy khoảng trống của bàn tiệc hoặc để thể hiện rằng nhà mình có mối quan hệ rộng.

Những đám tiệc mời đại trà, rình rang bia rượu đôi khi còn là nguyên nhân cho những ẩu đả trong lúc say khi tàn tiệc. Một lễ cưới mà để xảy ra những chuyện bất hòa như vậy sao còn có thể là ngày vui.

Tình làng nghĩa xóm nên được vun đắp bằng sự quan tâm, chia sẻ chứ không phải bằng những xã giao tốn kém, mời qua mời lại không đi thì ngại, đi thì nặng túi tiền.

Lưu Đình Long

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap