您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Soi kèo góc MU vs Crystal Palace, 21h00 ngày 2/2
NEWS2025-02-06 13:15:18【Giải trí】6人已围观
简介 Pha lê - 02/02/2025 06:57 Kèo phạt góc lichthidaulichthidau、、
很赞哦!(21751)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Cagliari vs Lazio, 2h45 ngày 4/2: 3 điểm bỏ túi
- Đôi giày của ngôi sao Tây Ban Nha 16 tuổi có gì đặc biệt?
- Ngắm lễ hội băng tuyết lung linh sắc màu ở Trung Quốc
- Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu bảo đảm ATTT mạng mức cao nhất
- Soi kèo góc Arsenal vs Man City, 23h30 ngày 2/2
- ĐH Northampton: Học bổng gần 10 tỉ đồng cho SV Việt Nam
- Phát triển BĐS đang “quên” phụ nữ?
- 'Tôi thất vọng khi giáo viên than thở phụ huynh không cho đánh học trò'
- Nhận định, soi kèo Sagaing United vs Yadanarbon FC, 16h30 ngày 3/2: Điểm tựa sân nhà
- Trao giải sáng tác biểu trưng tuyên truyền đại hội Đoàn toàn quốc
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Middlesbrough vs Sunderland, 03h00 ngày 4/2: Cầm chân nhau
- -UBND TP Hà Nội vừa có thông báo về kết luận của tập thể lãnh đạo UBND TP tại cuộc họp về triển khai dự án đầu tư “Xây dựng, cải tạo, chỉnh trang khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm”.
Theo đó, UBND Thành phố thống nhất chủ trương giao UBND quận Hoàn Kiếm tiếp tục triển khai thực hiện dự án “Cải tạo nâng cấp hè, đường dạo, thoát nước vườn hoa và duy tu phần kè hồ hỏng xung quanh hồ Hoàn Kiếm” đã được UBND quận Hoàn Kiếm phê duyệt tại Quyết định số 423/QĐ-UBND ngày 03/3/2010 trên cơ sở bổ sung, điều chỉnh để triển khai thực hiện Dự án đầu tư “Xây dựng, cải tạo, chỉnh trang khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm”.
Hồ Gươm nằm ở quận trung tâm Hoàn Kiếm bao quanh là các phố Hàng Khay, Hàng Trống, Lê Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng là thắng cảnh nổi tiếng nhất của Thủ đô (Ảnh Lê Anh Dũng/VNN).
Dự án gồm 03 hạng mục chính: cải tạo, nâng cấp hè, đường dạo, thoát nước vườn hoa và duy tu phần kè hồ hỏng xung quanh hồ Hoàn Kiếm; cải tạo hệ thống chiếu sáng trang trí xung quanh hồ Hoàn Kiếm; cải tạo, chỉnh trang cây xanh, cảnh quan xung quanh hồ Hoàn Kiếm (trong đó, hạng mục cải tạo hệ thống chiếu sáng trang trí xung quanh hồ Hoàn Kiếm do Công ty cổ phần tập đoàn Mặt Trời tài trợ kinh phí thực hiện).
Khi hoàn thiện UBND TP lưu ý, việc cải tạo chỉnh trang với hình thức đơn giản, dễ duy tu duy trì, sử dụng vật liệu bền vững, tăng giá trị thẩm mỹ các công trình trên cơ sở giữ lại nguyên các cây xanh hiện có, chỉ bổ sung cây hoa và thảm cỏ; cải tạo chỉnh trang các công trình (vỉa hè, đường dạo, trạm an ninh, giữ lại tường rào đền thờ Vua Lê...).
Nghiên cứu bổ sung một số hạng mục (cột mốc số (0) tại vị trí đặt đồng hồ Thụy Sĩ, nhà vệ sinh di động, các quầy bán hàng di động, tủ bán hàng di động, điểm đặt cây nước uống công cộng...).
Nghiên cứu cải tạo kiot bán cafe (trước cửa trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm) thu gọn quy mô phục vụ (hoặc giải phóng để làm công viên cây xanh); nghiên cứu nội dung thiết kế cải tạo vỉa hè (lát đá toàn bộ hay cải tạo bổ sung), ghế ngồi xung quanh một số gốc cây, ghế ngồi khu vực tàu điện (theo ý kiến của Cục bảo tồn di sản - Bộ Văn hóa TT&DL); chỉ thiết kế, lắp đặt 06 quầy bán hàng theo toa xe.
Nghiên cứu giải pháp hút bùn thải, nâng cao chất lượng nước hồ Hoàn Kiếm. Quá trình triển khai thực hiện dự án cần lựa chọn được các đơn vị thi công có kinh nghiệm, công nhân có tay nghề cao; lựa chọn kỹ lưỡng chủng loại, quy cách vật liệu thi công hoàn thiện đảm bảo tương xứng với yêu cầu chất lượng, mỹ thuật công trình trong khu vực di tích cấp quốc gia đặc biệt.
UBND TP giao UBND quận Hoàn Kiếm hoàn thiện hồ sơ thiết kế, xin ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Xây dựng và ý kiến các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan; tiếp thu, hoàn chỉnh, báo cáo UBND Thành phố theo quy định. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư giúp UBND quận Hoàn Kiếm thực hiện các thủ tục và dự thảo văn bản của UBND Thành phố báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/02/2017.
Hồng Khanh
">Khu vực hồ Gươm sẽ được cải tạo ra sao?
- -Sở hữu khối đất vàng cả nghìn ha trong khu vực có hấp lực hấp dẫn nhất Hà Nội, trong khi các đại gia ồ ạt đổ bộ dự án mới bung hàng ra thị trường thì “ông lớn” Nam Cường lại “ôm” đất vàng “ngồi im”.
Những nước cờ thoái lui?
Trong thời kỳ những năm 2010, Tập đoàn Nam Cường được biết đến là “ông lớn” trên thị trường bất động sản. Cũng có thể nói Tập đoàn Nam Cường là doanh nghiệp bất động sản nổi nhất lúc bấy giờ khi là chủ đầu tư hàng loạt dự án lớn với quỹ đất khổng lồ.
Những dự án trải dọc từ Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng... cho đến Hà Nội. Chỉ tính riêng Hà Nội, Tập đoàn này là chủ đầu tư của 6 dự án khu đô thị lớn với tổng diện tích lên tới vài nghìn ha: Dự án KĐT Dương Nội (Hà Đông), Dự án KĐT Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm), KĐTM Phùng Khoang (Nam Từ Liêm), Dự án KĐTM Thạch Phúc (huyện Thạch Thất và Phúc Thọ), Dự án KĐT Quốc Oai (huyện Quốc Oai); KĐT Thạch Thất, KĐT sinh thái Chương Mỹ (Chương Mỹ).
Dự án Khu đô thị Dương Nội, với quy mô gần 200ha, theo kế hoạch sẽ hoàn thiện toàn bộ trong năm 2015 nhưng đến nay Nam Cường mới chỉ triển khai được một phần.
Sở hữu quỹ đất rộng lớn khiến bất cứ một doanh nghiệp BĐS nào cũng phải “thèm thuồng” nhưng trong những năm gần đây hoạt động đầu tư xây dựng tại các dự án của Nam Cường diễn ra khá khiêm tốn mà chủ yếu là tiến hành hợp tác, nhượng lại quỹ đất dự án cho các nhà đầu tư thứ cấp.
Năm 2013, Nam Cường là một trong những doanh nghiệp bất động sản đầu tiên trả lại dự án cho Hà Nội. Chủ đầu tư này đã đề xuất xin bàn giao lại Khu đô thị Quốc Oai có quy mô lên đến trên 1.200ha và khu đô thị Thạch Thất hơn 800 ha cho Hà Nội. Động thái buông tay của Nam Cường tại hai siêu dự án cũng là lúc thị trường bất động sản đang trên đà xuống dốc.
Theo công bố từ Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội, Cty CP Tập đoàn Nam Cường có nhiều thửa đất tại phường Yên Nghĩa, phường Dương Nội, quận Hà Đông đang thế chấp quyền sử dụng đất.
Bước sang giai đoạn 2014-2015, khi thị trường BĐS thoát khỏi cơn bão khủng hoảng và hồi phục tích cực nhiều đại gia bất động sản cũng tạo sự bứt phá đi lên. Tuy nhiên, mặc cho thị trường ồ ạt kéo nhau đi lên Nam Cường dường như vẫn đứng ngoài cuộc đua. Những khu đất vàng vẫn dở dang, bất động.
Tại Hà Nội, mới có 2 dự án đô thị được Nam Cường triển khai là Khu đô thị Cổ Nhuế và một phần Khu đô thị Dương Nội. Việc triển khai hai dự án này chủ yếu được thực hiện trước năm 2011 và một phần các hạng mục được hoàn thiện trong năm 2014. Dự án Khu đô thị Dương Nội, với quy mô gần 200ha, theo kế hoạch sẽ hoàn thiện toàn bộ trong năm 2015 nhưng đến nay Nam Cường mới chỉ triển khai được một phần.
Nằm trên tuyến đường Lê Văn Lương - Tố Hữu đang “lên như diều gặp gió”, dự án KDTM Phùng Khoang gần như bất động sau gần 8 năm khởi công.
Đến cuối năm 2014, Nam Cường đã bắt tay Ceninvest, nhượng lại cho đơn vị này phát triển cụm Chung cư H, J, K trong Khu đô thị Dương Nội.
Sang đầu năm 2015, CTCP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai cũng trở thành đơn vị thứ cấp tại Dự án Khu đô thị Dương Nội với việc triển khai 3 tòa tháp cao 25 tầng mang tên Xuân Mai Spark Tower.
Cầm vàng có để vàng rơi?
Cùng nằm trên tuyến đường Lê Văn Lương - Tố Hữu đang “lên như diều gặp gió” trở thành tâm điểm của thị trường khu vực phía Tây Hà Nội, dự án KĐT Dương Nội ngổn ngang dang dở còn dự án KĐTM Phùng Khoang sau 8 năm khởi công gần như nằm im bất động.
Mục đích của dự án là xây dựng khu đô thị mới hiện đại, có cảnh quan hài hoà với khu công viên hồ điều hoà của thành phố đến nay vẫn chưa thể thành hình.
Trong khi thị trường đang tăng tốc dự án vẫn im ắng lạ thường. Mới đây, liên danh chủ đầu tư đã thực hiện lễ động thổ công trình công viên hồ điều hòa Phùng Khoang nằm trong KĐTM Phùng Khoang.
“Ông lớn” Nam Cường có để vàng rơi thêm nữa?
Thời gian gần đây khi UBND TP Hà Nội có những chỉ đạo quyết liệt đối với các dự án treo chủ đầu tư đã tiến hành quây tôn dự án kể cả trên những diện tích đất đang được sử dụng kinh doanh. Theo tìm hiểu của PV VietNamNet đây là những diện tích được cho thuê dài hạn.
Trong khi nhiều công trình có ích cho xã hội, như bệnh viện, trường học không có đất để xây dựng, cả “khu đô thị vàng” lại bị chủ đầu tư để lãng phí suốt gần một thập kỷ khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi về việc triển khai dự án.
Sau việc buông tay tại hai siêu dự án năm 2013 cùng những cái bắt tay chuyển nhượng, Nam Cường có để vàng rơi thêm nữa?
Hồng Khanh
">Chuyện lạ Hà Nội: Thị trường tăng tốc, đại gia ‘ôm’ đất vàng ‘ngồi im’
Chiếc giếng cạnh nhà, nơi xảy ra sự việc đau lòng Theo đó, vào khoảng 6h15 sáng nay, chị Lê Thị L. (SN 1993, là giáo viên mầm non, trú tại khu phố 10, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh) nhảy xuống giếng sâu 20m cạnh nhà tự tử.
Mẹ ruột của chị L. phát hiện chị L. nhảy giếng nhưng không cứu kịp, sau đó bà tri hô mọi người đến cứu.
Nhận được tin báo, lực lượng công an địa phương và công an tỉnh Quảng Trị có mặt, sau đó vớt thi thể và nhanh chóng bàn giao cho gia đình lo hậu sự.
Người dân ở gần nhà chị L. cho hay, trước khi nhảy giếng, chị L. tự lấy dao đâm vài nhát vào bụng.
Hiện trường có con dao cán màu vàng, dính máu.
Được biết, chị Lê Thị L. là giáo viên mầm non trường Gio Châu hơn 3 năm. Chị vừa nghỉ sinh đứa con đầu được 5 tháng thì xảy ra sự vụ đau lòng trên.
Hương Lài
Bỏ xe máy trên cầu, nữ giáo viên về hưu nhảy sông tự tử
Nữ giáo viên về hưu điều khiển xe máy lưu thông trên cầu Hòa Xuâ thì bất ngờ dừng xe máy rồi leo qua lan can, nhảy xuống sông Cẩm Lệ tự tử.
">Cô giáo mầm non ở Quảng Trị nhảy giếng sâu 20m tử vong
Nhận định, soi kèo Angers vs Le Havre, 23h15 ngày 2/2: Dìm khách xuống đáy
- Cư dân sinh sống tại dự án nhà xã hội Ecohome 1 (Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), đang xôn xao khi biết, một vị “đại gia” đăng ký mua 3,6 triệu cổ phần khách sạn Kim Liên (tương đương 112 tỷ đồng) lâu nay đang sống chung cùng toà nhà.
Khu nhà ở xã hội Ecohome 1 nơi ông Thọ đăng ký địa chỉ và hiện đang sinh sống cùng gia đình.
Hàng xóm “choáng”
Mấy ngày qua khi thông tin về việc ông Mai Xuân Thọ (sinh năm 1979) có địa chỉ ở khu nhà dành cho người có thu nhập thấp ở dự án Eco Home 1 (Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội), đã đăng ký mua cổ phần khối lượng lớn qua đấu giá của Công ty cổ phần Du Lịch Kim Liên đã làm cho nhiều người dân sinh sống ở đây bàn tán xôn xao.
Theo thông tin công bố ngày 15/12/2015, cá nhân ông Mai Xuân Thọ đăng ký mua cổ phần khối lượng lớn qua đấu giá của Công ty cổ phần Du Lịch Kim Liên. Cụ thể, số lượng cổ phiếu đăng ký mua là 3.647.433, chiếm 52,43% vốn điều lệ Công ty Du lịch Kim Liên vào ngày 22/12/2015. Giá khởi điểm là 30.600 đồng/cổ phần, tương đương tổng giá trị khoảng gần 112 tỷ đồng. Nguồn vốn theo bản kê khai là tự có. Điều đáng nói, trong bản đăng ký, địa chỉ của ông Thọ ở một căn hộ thuộc tòa nhà E3 dự án EcoHome 1 (Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm).
Để xác minh thông tin trên, chiều ngày 25/3, nhóm PV báo Tiền Phong đã trực tiếp đến căn hộ địa chỉ đăng ký trên. Tại đây, khi PV gõ cửa, ông Thọ cùng hai con gái đang có mặt ở nhà. Ông Thọ cho biết, đã nắm bắt được thông tin trên mạng xã hội và các trang tin nhưng từ chối cung cấp thông tin chi tiết. “Vấn đề này tôi không muốn trao đổi thêm, những gì họ viết ai cũng biết hết rồi”, ông Thọ nói.
Trong khi đó các các hộ dân sống trong ở toà nhà E3 (EcoHome 1) khi được hỏi, tỏ ra “choáng” khi biết cư dân ở toà nhà này sẵn sàng đầu tư hàng trăm tỷ đồng mua cổ phần khách sạn. “Dự án này được nhận hỗ trợ của Nhà nước thông qua các cơ chế ưu đãi trong gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho người mua nhà. Những người được mua nhà đều là người có thu nhập thấp, khó khăn về nhà ở tại Hà Nội, còn anh Thọ có hàng trăm tỷ sao vẫn ở nhà xã hội này thì lạ quá”, bà Tình, một cư dân sống trong tòa nhà thắc mắc.
Chị N.T.H, hàng xóm ở cạnh gia đình ông Thọ cho biết: “Gia đình tôi chuyển về đây gần 2 năm, sống cùng tầng với gia đình ông Thọ thấy gia đình cũng bình thường. Chồng làm xây dựng, vợ làm ngân hàng, hai đứa con nhỏ đang học trường mầm non dưới toà nhà EcoHome 1. Gia đình Thọ không thuê giúp việc mà thường ông bà nội, ngoại ở quê ra trông hộ. Nay biết tin anh Thọ có trăm tỷ mua cổ phiếu ai cũng ngạc nhiên. Mình ở cạnh tỷ phú mà không biết”, chị H nói.
Đứng tên hộ hay “đại gia” ở nhà xã hội?
Trao đổi với PV Tiền Phongsáng nay (27/3), đại diện chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô cho biết, đã biết được thông tin về trường hợp của ông Thọ: “Hiện chúng tôi kiểm tra trong danh sách khách hàng mua nhà không có tên của ông Mai Xuân Thọ. Hợp đồng căn hộ mà ông Thọ đang ở là tên của một khách hàng khác là nữ. Ngay cả trong hộ khẩu của khách hàng này cũng không liên quan gì đến ông Thọ cả. Chúng tôi đang tiến hành để Sở Xây dựng xác nhận về trường hợp ông Thọ không có trong danh sách mua nhà dự án EcoHome 1”.
Trả lời câu hỏi của PV, vì sao lâu nay ông Thọ vẫn sinh sống ở căn hộ trên? Vị cán bộ này cho biết: “Vấn đề mấu chốt là hợp đồng, danh sách người mua nhà không có tên của ông Thọ”. Vị này cũng nhận định, có thể ông này ở nhờ hay đứng tên hộ cho ai đấy để mua số cổ phiếu với giá trị lớn như thế, chứ khi người dân ký hợp đồng mua bán nhà xã hội đều phải thực hiện các yêu cầu về thủ tục xác nhận hộ khẩu, tình trạng nhà ở, thu nhập....
Được biết, dự án Khu nhà ở xã hội Ecohome 1 do Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô làm chủ đầu tư hiện cũng đang bị dân cư tố có nhiều sai phạm lên Sở Xây dựng Hà Nội. Đặc biệt là các vấn đề chủ đầu tư thu vượt giá phê duyệt của TP Hà Nội. Trong báo cáo gửi UBND TP Hà Nội ngày 17/1/2017 của Sở Xây dựng Hà Nội nêu rõ: Các căn hộ tại ô đất B5-CT2 (Ecohome 1) có đơn giá trung bình cao hơn đơn giá bình quân do UBND TP Hà Nội phê duyệt. Vì vậy, các căn hộ trên được hoàn trả số tiền chênh lệch: đơn giá bình quân tạm tính (đã gồm VAT, chi phí bảo trì) – đơn giá quyết toán được TP phê duyệt (11.301.340 đồng/m2 – 11.183.624 đồng/m2 = 117.734 đồng/m2). Theo đó, chủ đầu tư phải hoàn trả lại số tiền chênh lệnh cho cư dân ô đất B5-CT2 với tổng số tiền là hơn 4,7 tỷ đồng (117.734VNĐ/m2 x 40.092,8m2 sàn).
UBND TP Hà Nội cũng đã có văn bản yêu cầu Cty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ đô khẩn trương rà soát, tổng hợp hồ sơ liên quan (hợp đồng mua bán căn hộ, hồ sơ xây dựng giá bán, tính toán điều chỉnh theo từng tầng, từng căn hộ, hồ sơ tính toán kinh phí hoàn trả cho người mua nhà).
Căn hộ ông Thọ đang sinh sống và đăng ký địa chỉ để đặt mua số cổ phiếu giá trị cả trăm tỷ đồng.
"Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, việc có nhiều trường hợp đi xe sang, có tiền tỷ vẫn ở nhà xã hội cho thấy khâu thẩm định, phê duyệt hồ sơ mua nhà đang có vấn đề. Có một nghịch lý là trong khi người dân nghèo không có tiền mua nhà thì nhiều người giàu đang nhăm nhe tìm cách mua nhà xã hội".
Theo Tiền phong
">Mua cổ phiếu cả trăm tỷ đồng vẫn ở nhà thu nhập thấp
- - Một điều đặc biệt trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 là 2 thí sinh có điểm thi môn văn cao nhất tỉnh Nghệ An với 9,75 điểm là Đậu Vĩnh Phương Uyên và Lê Thị Hồng Nhung đều là học sinh lớp 12C1 Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu.
Đậu Vĩnh Phương Uyên và Lê Thị Hồng Nhung đều là học sinh lớp 12C1 Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu và cùng có điểm thi văn cao nhất tỉnh. Chia sẻ với VietNamNet, cả 2 cô bạn này đều cho biết cảm thấy bất ngờ và chút may mắn khi trở thành 2 thí sinh có điểm thi cao nhất tỉnh ở kỳ thi THPT quốc gia.
Dù đạt được điểm cao nhưng Phương Uyên cho rằng đây là kết quả của niềm đam mê môn văn chứ không phải là thành tích gì đó cao siêu.
Thế nhưng khi biết điểm thi, cô bạn cũng đã không thể kìm nổi sự sung sướng và hét toáng lên trong nhà.
Phương Uyên cho biết, em tâm đắc nhất trong bài thi môn Văn của mình là việc dẫn ý của câu hát của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn rằng “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” cho phần mở bài viết về sự “thấu cảm” trong cuộc sống.
Đậu Vĩnh Phương Uyên Phương Uyên tâm niệm, Văn là môn học thể hiện được cái tôi của bản thân.
Do đó em không học thuộc lòng và cố nhớ những bài văn mẫu hay của các thầy cô dạy mà chỉ lĩnh hội nắm các ý chính rồi tự phân tích để hiểu sâu hơn và triển khai theo mạch cảm xúc của mình.
“Em không cố gò mình đọc và học thuộc các bài văn mẫu. Em nghĩ Văn học là cảm nhận và không nên rập khuôn theo lối mòn. Thường em sẽ học theo ý rồi triển khai theo suy nghĩ của mình. Với em, viết bằng cách hiểu và cảm nhận, cảm xúc của bản thân bao giờ cũng hay hơn là cố học thuộc và viết theo người khác. Em coi bài giảng bài thầy cô là cái tham khảo để bài làm của mình có chất lượng hơn. Em nghĩ nếu phân tích theo cách nghĩ của mình ngoài việc học hỏi các thầy cô thì lời văn sẽ trôi chảy và thú vị hơn. Em cũng thường tập viết trước khi thi và tìm ra điểm yếu của mình để luyện nhiều hơn. Đặc biệt chú trọng phần đánh giá nâng cao. Ngoài ra em cũng rèn luyện cho mình sự tự tin để trấn an bản thân vì nếu chúng ta bước vào phòng thi với tâm lý lo sợ, quá hồi hộp thì đã thua trước”- Phương Uyên cho biết.
Nhờ vậy, dù là môn chuyên nhưng với Phương Uyên học văn không hề vất vả. Năm lớp 11, Phương Uyên còn xuất sắc giành giải Ba tại kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn.
Phương Uyên chia sẻ càng học em càng cảm thấy văn là một môn học thú vị. “Văn không chỉ cho chúng ta kiến thức, thưởng thức những tác phẩm hay của nhân loại mà còn bồi đắp tâm hồn. Em cảm nhận học văn giúp tâm hồn sâu sắc, nhạy cảm hơn và bản thân cũng trưởng thành hơn”.
Tự nhận bản thân hơi nhác học nhưng Phương Uyên có nguyên tắc mỗi khi ngồi vào bàn học hay làm bất cứ việc gì em đều rất tập trung.
Hẳn cũng vì thế mà ngoài môn Văn, ở kỳ thi THPT quốc gia năm nay, Phương Uyên cũng có điểm bài thi Toán là 8,8 và tiếng Anh là 9,6.
Chia sẻ về dự định của mình, Phương Uyên cho biết em quyết định sẽ theo học khoa Sư phạm Văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội – nơi em được tuyển thẳng nhờ thành tích đạt giải Học sinh giỏi quốc gia, để nuôi ước mơ trở thành một cô giáo trong tương lai.
Còn cô bạn Hồng Nhung khi biết điểm thi môn Ngữ văn của mình đã bật khóc trong sung sướng vì không nghĩ điểm số lại cao như vậy. Hồng Nhung cảm xúc như vậy bởi hành trình với môn Văn của em không được “suôn sẻ” như Phương Uyên.
Lê Thị Hồng Nhung Điều Nhung nuối tiếc nhất của 3 năm THPT là trượt đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn Văn. “Lúc đầu em cũng buồn nhiều lắm vì em gắn bó với môn học này gần như suốt những năm THPT. Nhưng có lẽ cũng vì vậy mà em có động lực để quyết tâm có một bài thi thật tốt trong kì thi vừa qua. Lúc Uyên báo 2 đứa có điểm thi văn cao nhất toàn tỉnh em còn không tin đó là sự thật. Cảm xúc thật lẫn lộn, bất ngờ, vui mừng và cả chút run run”.
Trong bài thi của mình, Nhung tâm đắc nhất phần cuối bài nghị luận bình luận quan niệm về đất nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm. Nhung đã dẫn chính câu nói của tác giả “Tôi tự hào vì được sống trong thời đại hào hùng của dân tộc mình để hiểu đất nước, hiểu đời và hiểu mình hơn” trước khi kết bài.
Tuy nhiên là môn thi đầu tiên có chút căng thẳng nên ở phần nghị luận văn học Nhung mắc một số lỗi nhỏ mà ngày thường sẽ không mắc phải.
“Lúc ra khỏi phòng thi em chưa thực sự hài lòng với bài làm của mình và thậm chí … khóa luôn facebook vì sợ mọi người hỏi thăm. Em không tự tin lắm với bài làm của mình nên kết quả này thực sự là vượt cả mong đợi”, Hồng Nhung nói.
Nhung cho biết thời gian em còn trong đội tuyển bồi dưỡng chọn học sinh giỏi, Uyên cũng thường hay giúp đỡ, động viện em trong học tập. Với sự giúp đỡ của thầy cô, các bạn và nỗ lực bản thân, Nhung cũng có thể tự an ủi mình bằng việc giành được giải Nhì cuộc thi học sinh giỏi tỉnh năm lớp 12.
Chia sẻ về bí quyết học và làm bài thi môn Ngữ văn, Nhung cho biết, trước kỳ thi khoảng 1 tuần, thay vì ngồi đọc thì em ngồi luyện viết. Cách học của em cũng khá đặc biệt khi có thể không làm bài hoàn chỉnh mà tập viết từng phần riêng.
“Lúc thì em tập viết phần mở bài, lúc thì phần kết luận hay đánh giá. Phần thân bài em cũng chia từng ý và tập viết theo từng ý đó. Bởi theo bài thi THPT quốc gia cũng sẽ được chia từng phần, từng ý để chấm điểm. Em thấy lấy điểm theo từng phần thi sẽ “chắc” hơn là cố gắng lấy điểm cả bài thi. Em đặc biệt chú ý đến phần kết luận bởi phần này được thực hiện khi thời gian môn thi sắp kết thúc, dễ bị mất bình tĩnh dẫn tới rối hoặc đuối ý”, Nhung nói.
Trước khi thi 1 tuần, ngoài thư giãn thì khi rảnh Nhung vẫn ngồi tập viết mở bài và kết bài –những phần mà em cho rằng dễ ăn điểm trong một bài viết về một số tác phẩm mà em thích để tạo cảm hứng cũng như để vào phòng thi đỡ bị khớp.
“Nhưng đừng ép bản thân quá vì viết văn cũng cần cảm hứng nữa”.
Theo Nhung, văn là môn học không chỉ cần sự thông minh của toán để xử lý vấn đề hay chăm chỉ học, nghiên cứu sách giáo khoa mà rất cần kinh nghiệm sống.
“Những điều mình viết trong văn đặc biệt là văn nghị luận xã hội là những cái mà nắm bắt, học hỏi và liên hộ trong thực tiễn đời sống”.
Với tổng điểm 3 môn Toán, Văn và Tiếng Anh là 26,35, Hồng Nhung sẽ đăng kí xét tuyển theo khối D vào Trường ĐH Ngoại thương để nuôi ước mơ trở thành một nhà kinh tế giỏi trong tương lai.
Những cô nàng lớp 12C1. Cả Phương Uyên và Hồng Nhung đều cho hay có được kết quả ngày hôm nay phần nào nhờ việc may mắn được học lớp chuyên văn nên được rèn kĩ năng trong cả quá trình học. Lớp 12C1 của Nhung và Uyên đặc biệt bởi sĩ số 34 học sinh toàn là nữ.
“Vì là lớp toàn con gái nên chúng em có những giờ học rất đặc biệt như học cắm hoa, học trang điểm,… Toàn con gái cũng không thể tránh khỏi có những lúc còn mâu thuẫn nhỏ nhưng vì học văn nên tất cả đều rất tình cảm và biết nhường nhịn, cảm thông và giúp đỡ nhau trong học tập”, Nhung nói.
Không chỉ trong học tập, hầu hết mọi hoạt động của nhà trường, tập thể lớp 12C1 tích cực tham gia. “Thậm chí các môn bóng đá, bóng chuyền, văn nghệ, trò chơi dân gian chúng em đều có những giải nhất nhờ tinh thần đoàn kết. Trong kì thi vừa rồi các bạn đều đạt những điểm số rất cao và đó có lẽ là niềm vui lớn nhất với chúng em”, Nhung nói.
Thanh Hùng – Lê Huyền
">Đôi bạn cùng lớp cùng có điểm thi THPT quốc gia cao nhất tỉnh
Theo Tiến sĩ Đỗ Ngọc Sơn, Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, tình trạng tổn thương phổi của bệnh nhi rất rõ, khả năng còn nhiều dị vật ở phổi. Bệnh nhi cần tiếp tục thở máy để bảo vệ phổi và sử dụng thuốc an thần. Ngoài ra, vị chuyên gia này lo ngại nhất đó là tình trạng suy đa phủ tạng có thể xảy ra trong vài ngày tới. Ngoài ra, việc bơm rửa phế quản với bệnh nhi này sẽ không hiệu quả vì dị vật, bùn đất kết dính niêm mạc, nên gây chảy máu.
Các chuyên gia cùng nhau bàn bạc đưa ra phương án tối ưu nhất cho bệnh nhân như vỗ rung bằng áo chuyên dụng để giảm dị vật hô hấp, cố định thêm xương đòn phải gãy, theo dõi nội soi dạ dày bằng ống nhỏ để xác định dị vật trong bộ phận tiêu hóa, tiếp tục theo dõi chấn thương gan, tăng cường cấy máu xác định các vi khuẩn thường có trong môi trường đất bùn.
Các chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện Bạch Mai nỗ lực đưa ra các biện pháp cứu chữa cho bệnh nhi vụ sạt lở ở Làng Nủ. Ảnh: Thế Anh. Tại buổi hội chẩn, Phó giáo sư Đào Xuân Cơ đã trực tiếp giao cho bác sĩ trực của các trung tâm, khoa phòng phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Nhi khoa trong điều trị cho bệnh nhi.
Giáo sư Hashimoto đánh giá cao nhận định của các chuyên gia Bệnh viện Bạch Mai và lưu ý thêm làm các xét nghiệm về nấm.
Theo Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, khi tai nạn xảy ra, bệnh nhi ở với bà ngoại và cậu mợ tại Làng Nủ. Gia đình có 4 người không qua khỏi. Hiện bố mẹ bệnh nhi đang ở bệnh viện theo sát quá trình điều trị. Do đó, ông Cơ yêu cầu các phòng ban hậu cần hỗ trợ lo ăn uống, chỗ ở cho bố mẹ bệnh nhi.
Bệnh nhi N.T. bị lũ cuốn lúc 6h sáng ngày 10/9. Hai giờ sau trẻ được người dân vớt lên trong tình trạng bất tỉnh, đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên. Đến 0h30, T.N. được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai với chẩn đoán suy hô hấp nặng, viêm phổi. Do tình trạng hô hấp không cải thiện nên bác sĩ tuyến tỉnh đã chuyển bệnh nhi lên Bệnh viện Bạch Mai vào lúc 0h16p ngày 12/9. ">Vụ sạt lở Làng Nủ, hội chẩn với Nhật Bản tìm cách cứu nạn nhân sống sót