您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Siêu máy tính dự đoán Venezuela vs Canada, 8h00 ngày 6/7
NEWS2025-01-20 02:49:08【Kinh doanh】0人已围观
简介êumáytínhdựđoánVenezuelavsCanadahngàlịch â Chiểu Sương - 05/07/2024 08:27lịch âlịch â、、
很赞哦!(62)
相关文章
- Soi kèo góc MU vs Brighton, 21h00 ngày 19/1
- Quang Lê khám phá biệt thự trăm tỷ, có bảo vệ riêng của Lệ Quyên
- Lợi thế khác biệt của chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn Anh quốc
- Hà Nội tạm hoãn điểm chuẩn bổ sung vào lớp 10 công lập
- Nhận định, soi kèo Plymouth vs Queens Park Rangers, 19h30 ngày 18/1: Thay tướng đổi vận
- Ngày hội Giáo dục đại học Đài Loan 2021 sẽ diễn ra trực tuyến
- NSƯT Hoài Linh hỗ trợ ca sĩ trẻ trở lại âm nhạc sau biến cố mất mẹ
- Dự án “kiểu Vũ nhôm” xuất hiện khắp Sài Gòn
- Nhận định, soi kèo Chiangrai United vs BG Pathum United, 18h00 ngày 18/1: Cửa dưới thắng thế
- Bộ Tư pháp lên tiếng về văn bản cá biệt của Bộ Xây dựng về Hapulico
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Al Wehda vs Al
- 44 đầu sách giáo khoa mới được duyệt để dạy học sinh lớp 4
Dù bộ sách mới được thiết kế theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, tăng cường kênh hình với nhiều hình thức trình bày, minh họa sinh động theo yêu cầu của chương trình mới, nhưng nỗi lo giá sách đẩy gánh nặng chi phí cho việc học lên cao trong lòng phụ huynh vẫn lớn hơn.
Nếu tính cả giá sách bài tập, sách nâng cao, sách tham khảo cùng bộ sách ngoại ngữ luôn cao chót vót và nhiều đồ dùng học tập đính kèm, thì quả thật khoản tiền mỗi gia đình phải chi ra khi một đứa trẻ bước vào năm học là không hề nhỏ.
Mỗi đứa trẻ đến trường đâu chỉ cần SGK. Các con còn phải sắm đồng phục, giày dép, cặp sách. Bố mẹ các con còn phải đóng hàng loạt khoản tiền trường, tiền lớp được công khai lẫn không công khai.
SGK là sản phẩm không thể không mua cho con trẻ đến trường. Giá thành vài nghìn đồng đến vài chục nghìn đồng mỗi đầu sách ấy nếu nhân cho hơn 20 triệu học sinh phổ thông cả nước lại là con số khổng lồ.
Bởi vậy, quyết định niêm yết giá, điều chỉnh giá SGK là vấn đề nhạy cảm tác động lớn đến toàn thể xã hội cần tính toán kỹ càng, cẩn trọng!
Bên cạnh đó là cách bán SGK kèm sách tham khảo được đóng gói thành combo phát hành trong trường học nhiều năm liền khiến phụ huynh bức xúc bởi có nhiều quyển hết năm học vẫn chẳng đụng đến.
Phụ huynh "viêm màng túi"
Kiểu bán sách như “bia kèm lạc” như thế buộc phụ huynh rút ví móc tiền đến “viêm màng túi” suốt bao năm qua.
Một phụ huynh ở ngoại thành Hà Nội có con học tiểu học nhận được bảng thông báo số đầu sách cần mua đến 24 cuốn, trong khi số sách được quy định bắt buộc chỉ 8 cuốn.
Đó chỉ là một lát cắt nhỏ phản ánh gánh nặng về chi phí học hành của con trẻ đeo mang khiến phụ huynh oằn vai gánh gồng.
Rõ ràng là mỗi quyển sách chỉ thêm vài nghìn đồng, vài chục nghìn và mỗi bộ sách chỉ tăng vài trăm nghìn sẽ không đáng là bao so với mức sống đang cải thiện đáng kể hiện nay của một bộ phận người dân.
Nhưng thực tế là giá SGK đang bị đẩy lên quá cao so với điều kiện kinh tế của số đông. Không phải tất cả các gia đình đều có điều kiện, dư dả tiền bạc để “vung tay” mua sách theo combo cho con trẻ đến trường!
Nước ta vừa trải qua đại dịch Covid-19, việc người lao động vất vả duy trì miếng cơm manh áo đã là một nỗ lực lớn lao. Hiểu được cái khó của người lao động, nhiều tỉnh thành 2 năm qua đã quyết định miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên.
Trong bối cảnh đó, thiết nghĩ, câu chuyện lãng phí SGK cũng đã đến lúc phải có điểm dừng.
Thanh Ny
Thanh tra Chính phủ: Lãng phí SGK tạm tính hơn 2.000 tỷ đồng
Thanh tra Chính phủ kết luận lãng phí tạm tính về sách giáo khoa, kiến nghị chuyển thông tin tới Bộ Công an xem xét dấu hiệu “lợi ích nhóm” giữa Bộ GD-ĐT với NXB về in ấn, phát hành sách bài tập.">Chuyện nhà xuất bản lãi khủng và bán sách giáo khoa bia kèm lạc
- Đây là công trình chữ viết Tiếng Việt không dấu, khác hoàn toàn so với chữ viết hiện tại. Khi nghiên cứu ra ngôn ngữ này, anh Lâm mong muốn có thể ứng dụng song song với chữ Quốc ngữ, “giúp khắc phục những hiểu lầm tệ hại khi giới trẻ nhắn tin không dấu trên Internet”.
27 năm nuôi ý tưởng chữ tiếng Việt không dấu
Anh Kiều Trường Lâm (34 tuổi), hiện đang công tác tại một công ty xuất nhập khẩu gỗ ở Hà Nội. Ngay từ khi còn bé, Lâm đã bộc lộ sự hứng thú với những con chữ. Khi ấy, cậu bé lớp 1 từng khát khao có thể sáng tạo ra một bộ chữ không dấu giống như tiếng Anh, nhưng vẫn có thể đọc và viết trôi chảy.
Đến lớp 2, Lâm bắt đầu mày mò tìm ra những con chữ với âm điệu có thể thay hoàn toàn các dấu thanh. Quá trình tìm kiếm này kéo dài đến năm lớp 10, cậu đã thành công với đề tài “Ký hiệu dấu” dành cho chữ Quốc ngữ.
Anh Kiều Trường Lâm (34 tuổi), hiện đang công tác tại một công ty xuất nhập khẩu gỗ ở Hà Nội
Với đam mê nghiên cứu ngôn ngữ, đến khi đang theo học tại một trường Kinh tế, Lâm quyết tâm thi lại và đỗ vào ngành Ngôn ngữ học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội
“Rất tiếc vì một số lý do nên mình không thể theo học ngành này. Tuy nhiên, quãng thời gian sau đó mình vẫn tiếp tục theo đuổi nghiên cứu”.
Năm 2012, Lâm tình cờ phát hiện ra đề tài “Chữ Việt nhanh” của thầy Trần Tư Bình - Hiệu trưởng Trường Văn hóa Việt Nam Marrickville ở Sydney (Úc). Anh nhận ra rằng, khi kết hợp “Chữ Việt nhanh” và “Ký hiệu dấu” sẽ cho ra “một chữ viết không dấu lưu loát lại đẹp vô cùng”. Vì thế, anh Kiều Trường Lâm đã phối hợp với tác giả Trần Tư Bình và cho ra đời chữ viết mới với tên gọi “Chữ Việt Nam song song 4.0”.
“Chữ Việt Nam song song 4.0” vốn chỉ sử dụng 26 chữ cái La-tinh, trong đó dùng 18 chữ cái La-tinh để thay thế dấu thanh và dấu phụ cho chữ Quốc ngữ.
Sự biến đổi linh hoạt giữa các vần và sự luân chuyển giữa các ký hiệu dấu đã tạo ra chữ viết có độ chính xác cao, không có trường hợp ngoại lệ, giúp người dùng đọc và viết một cách dễ dàng.
Cụ thể, một số phụ âm và nguyên âm cùng một số vần ghép đã được quy ước lại để tạo ra một chữ viết nhanh như phụ âm đầu: “f thay cho ph”, “w thay ng-ngh”, ...; một số phụ âm cuối: “g thay ng”, “h thay nh”, “k thay ch”..., hay “uyêt thay bằng ydb”, “uyên thay bằng yly”, "ương thay bằng uzo", "ướng thay bằng uzx", "ường thay bằng uzk", "ưởng thay bằng uzv", "ượng thay bằng uzh"…
Một ví dụ của “Chữ Việt Nam song song 4.0”
Về ký hiệu dấu, có 18 ký hiệu dấu dùng để thay thế các dấu thanh và dấu phụ cho chữ Quốc ngữ; trong đó “j thay dấu sắc”, “l thay dấu huyền”, “z thay dấu hỏi”, “s thay dấu ngã”, “r thay dấu nặng”.
Tham khảo quy tắc viết Chữ Việt Nam song song 4.0 TẠI ĐÂY.
Anh Lâm cho rằng, sự kết hợp này sẽ tạo ra loại chữ viết mang tính thẩm mĩ, viết nhanh hơn vì hầu hết các chữ đều ở dạng 3-4 chữ cái, rất đều nhau và bắt mắt.
Sau những nỗ lực nghiên cứu trong suốt 27 năm, đến ngày 25/3, “Chữ Việt Nam song song 4.0” của hai tác giả Trần Tư Bình và Kiều Trường Lâm sáng tạo đã chính thức được Cục Bản quyền tác giả của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch cấp giấy chứng nhận bản quyền.
“Chúng tôi không có ý định cải tiến chữ Quốc ngữ”
Ngay khi công trình “Chữ Việt Nam song song 4.0” được công bố rộng rãi, nhóm tác giả đã nhận lại nhiều ý kiến trái chiều.
Nhiều người cho rằng chữ Quốc ngữ đã gắn liền với văn hoá Việt từ lâu, không cần phải cải tiến vì vẫn dùng rất ổn; thậm chí họ tức giận "vì tiếng Việt đang bị làm phá hỏng". Nhưng anh Lâm cho biết, thực tế nhóm không có ý định cải tiến chữ Quốc ngữ.
“Ngay từ tên gọi “Chữ Việt Nam song song 4.0”, chúng tôi mong muốn đây sẽ là thứ ngôn ngữ độc lập, có thể dùng song song với chữ Quốc ngữ và ứng dụng để gõ trên Internet”.
Nhóm tác giả lý giải, hiện nay giới trẻ thường nhắn tin không dấu, đôi khi gây ra những hiểu lầm tệ hại. “Chữ Việt Nam song song 4.0” sẽ khắc phục những nhược điểm gây hiểu lầm này và tạo ra sự thống nhất cho chữ không dấu.
Ngoài ra khi áp dụng, đây sẽ là công cụ gõ nhanh, giúp tiết kiệm 25- 30% thời gian gõ chữ so với kiểu gõ telex hay bất kì kiểu gõ nào khác.
“Chữ Việt không dấu có công thức ghép hoàn hảo như công thức toán học, cho phép não của chúng ta chuyển đổi một lần duy nhất, giúp nhận biết được mặt chữ một cách trọn vẹn.
Tôi cho rằng việc thống nhất được chữ không dấu là một bước tiến mới cho ngành ngôn ngữ học. Nếu “Chữ Việt Nam song song 4.0”được ứng dụng rộng rãi sẽ là một bước ngoặt đưa tiếng Việt ra khắp thế giới. Nhiều người nước ngoài sẽ thích học tiếng Việt hơn vì giờ đây, chữ viết không còn dấu giống như tiếng Anh”, anh Lâm lý giải.
Tác giả của “Chữ Việt Nam song song 4.0” cho biết, trước đó nhiều độc giả cũng từng chỉ trích nghiên cứu của anh. Tuy nhiên, sau khi học thử chữ mới, nhiều người cảm thấy thích thú và cảm nhận được tính ưu việt mà “Chữ Việt Nam song song 4.0” đem lại.
“Đối tượng dùng thử chữ viết này bao gồm cả người lớn tuổi và thế hệ trẻ. Sau khi học thuộc công thức, họ có thể dùng rất thành thạo chỉ sau vài giờ”.
“Một cái mới ra đời bao giờ cũng có những ý kiến phản biện trái chiều. Tôi trân trọng tất cả những điều đó và kỳ vọng, thời gian sẽ chứng minh sản phẩm của tôi là hấp dẫn nếu độc giả sẵn sàng học thử và áp dụng”, anh Lâm nói.
Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang lấy thêm ý kiến từ các độc giả để hoàn thiện “Chữ Việt Nam song song 4.0”. Nhóm kỳ vọng chữ viết này có thể được đưa vào giảng dạy cho học sinh trong thời gian tới.
Thúy Nga
Vị giáo sư gần 30 năm đem tiếng Việt vào ĐH hàng đầu nước Mỹ
- Là người đầu tiên giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Đại học Harvard, GS Ngô Như Bình đã tạo ra một "cú huých" quan trọng, góp phần đưa tiếng Việt trở thành một thứ ngôn ngữ bình đẳng với 3 thứ tiếng Trung, Nhật, Hàn.
">Chữ viết tiếng Việt không dấu được công nhận bản quyền
Suy giảm/tăng trưởng GDP của các nền kinh tế chính của châu Á. Đồ họa: CNBC Nền kinh tế Việt Nam năm 2020 đã tăng trưởng 2,9% so với một năm trước đó, theo ước tính của Chính phủ công bố vào cuối tháng 12. Con số này tốt hơn mức tăng trưởng dự báo 2,3% của Trung Quốc trong cùng thời kỳ.
"Với kết quả này, Việt Nam đã đạt một trong những mức tăng trưởng cao nhất vào một năm khi phần còn lại của thế giới đang chìm trong suy thoái nghiêm trọng”, trích nhận định của các nhà kinh tế thuộc Cơ quan Nghiên cứu toàn cầu của Ngân hàng Trung ương Mỹ trong một báo cáo hồi tháng này.
Nhiều nhà kinh tế tỏ ra lạc quan rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ tăng tốc trong năm nay. Dưới đây là cách Việt Nam đã trở thành nền kinh tế đạt thành tích phát triển hàng đầu trong khu vực năm qua và những gì đang đón đợi đất nước ở phía trước.
Kiểm soát đại dịch
Dù là nước láng giềng của Trung Quốc, nơi dịch Covid-19 được phát hiện đầu tiên, Việt Nam đến ngày 26/1 mới ghi nhận hơn 1.500 ca nhiễm và 35 trường hợp tử vong, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins.
Cách ứng phó của Việt Nam trước sự bùng phát của dịch bệnh được quốc tế ca ngợi như một hình mẫu để các quốc gia đang phát triển khác noi theo và giúp nền kinh tế trong nước duy trì phát triển trong suốt năm 2020.
Các nhà kinh tế thuộc Ngân hàng Trung ương Mỹ cho rằng, đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ như trên có thể sẽ tiếp tục trong năm nay. Họ dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 9,3% trong năm 2021, mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với con số dự báo 6,7% do Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra.
Xuất khẩu bền bỉ
Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam được đông đảo ghi nhận là yếu tố mang đến thành công của nền kinh tế vào năm ngoái, với sản xuất tăng trưởng nhờ nhu cầu xuất khẩu ổn định. Theo các nhà kinh tế, đó là xu hướng sẽ còn tồn tại trong những năm tới.
“Căn cứ vào việc Việt Nam là nước được hưởng lợi chính từ xu hướng tái sắp xếp/đa dạng hóa chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc trong vài năm qua, chúng tôi nhận thấy quy mô tăng trưởng xuất khẩu lớn của Việt Nam trong những năm tới”, hãng tư vấn Fitch Solutions viết trong một báo cáo tháng 12/2020.
Sản lượng sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2020. Đồ họa: CNBC Fitch Solutions cho biết thêm, Việt Nam cũng đã ký nhiều hiệp định thương mại mới, chẳng hạn như với Anh và Liên minh châu Âu, động thái có thể thúc đẩy hơn nữa các dòng chảy thương mại, công ty tư vấn cho biết thêm.
Phục hồi các dịch vụ
Lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam, vốn bị ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch, đã có dấu hiệu hồi phục vào cuối năm 2020.
Doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam năm 2020. Đồ họa: CNBC Các nhà kinh tế cho biết, mức độ phục hồi trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là du lịch, sẽ quyết định việc nền kinh tế Việt Nam trở lại con đường tăng trưởng trước đại dịch nhanh chóng đến mức nào.
Ông Leather mô tả triển vọng trong ngành du lịch vẫn còn thấp. Song, dự báo của ông về mức tăng trưởng 10% dành cho Việt Nam trong năm nay là một trong những dự báo lạc quan nhất trên thị trường.
“Đến cuối 2021, chúng tôi cho rằng GDP của Việt Nam sẽ chỉ thấp hơn 1,5% so với những gì có thể đạt được nếu khủng hoảng không xảy ra. Đây là một trong những cách biệt tỉ lệ thấp nhất trong khu vực. Triển vọng kém tươi sáng đối với ngành du lịch sẽ tiếp tục ngăn cản sự phục hồi hoàn toàn và là nguyên nhân chính khiến chúng tôi cho rằng một cách biệt nhỏ về sản lượng sẽ tiếp tục tồn tại”, ông Leather nhấn mạnh.Tuấn Anh(lược dịch)
Báo quốc tế ca ngợi Việt Nam nhân dịp Đại hội Đảng
Báo quốc tế in quốc kỳ Việt Nam nguyên trang nhất, và dành 6 trang nói về "hổ châu Á" trước Đại hội XIII của Đảng.
">Báo Mỹ ca ngợi Việt Nam là nền kinh tế chống chịu Covid
Nhận định, soi kèo Plymouth vs Queens Park Rangers, 19h30 ngày 18/1: Thay tướng đổi vận
Vụ phụ huynh vào tận lớp đánh học sinh: Mâu thuẫn từ một trận bóng
Nguyên nhân khiến phụ huynh vào tận lớp, đánh một học sinh lớp 8 xuất phát từ mâu thuẫn của học sinh này và con của phụ huynh trên, xảy ra sau một trận bóng.">Nam sinh bị đánh hội đồng giữa lớp phải nhập viện, 8 bạn liên quan
Hơn 350 triệu cây đã được trồng trong một ngày ở Ethiopia. Trồng cây là một phần của sáng kiến "Di sản xanh" quốc gia. Mục tiêu Ethiopia đặt ra là trồng 4 tỷ cây trong mùa hè năm nay, bằng cách khuyến khích mỗi người dân trồng ít nhất 40 cây giống. Các cơ quan công quyền đóng cửa để công chức có thể tham gia.
Dự án nhằm mục đích giải quyết các tác động của nạn phá rừng và biến đổi khí hậu, đặc biệt là ở đất nước dễ bị hạn hán như Ethiopia.
Theo Liên Hợp Quốc, độ che phủ rừng của Ethiopia trong những năm 2000 chỉ đạt 4%, (trong khi khoảng một thế kỷ trước là 35%).
Tiến sĩ Getahun Mekuria, Bộ trưởng Bộ Đổi mới và Công nghệ (trước đây là Bộ Khoa học và Công nghệ) của Ethiopia, đã công bố ước tính về số lượng cây được trồng trong một ngày. Chiều tối hôm qua (29/7), số cây trồng được là 353 triệu.
Trước đó, kỷ lục thế giới về số cây được trồng nhiều nhất trong ngày thuộc về Ấn Độ năm 2016, với 50 triệu cây.
Tiến sĩ Dan Ridley-Ellis, người đứng đầu Trung tâm Khoa học và Công nghệ Gỗ tại Đại học Edinburgh Napier, nhận định:
"Cây xanh không chỉ giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu, bằng cách hấp thụ cacbon điôxít trong không khí, mà chúng còn có lợi ích rất lớn trong việc chống sa mạc hóa và suy thoái đất đai, đặc biệt là ở các nước khô hạn. Cây xanh cũng là nguồn cung cấp thực phẩm, nơi trú ẩn, nhiên - vật liệu, thức ăn gia súc, thuốc men và bảo vệ nguồn nước".
Khánh Hòa (Theo theguardian)
Đáp lời học sinh, trường bỏ bọc vở bằng nylon từ năm học mới
- Sau lá thư kêu gọi không thả bóng bay trong ngày khai giảng để bảo vệ môi trường của cô bé lớp 5, nhiều phụ huynh cũng đề xuất nên bỏ luôn việc bọc vở bằng nilon.
">Ethiopia trồng 350 triệu cây mỗi ngày để giải quyết khủng hoảng khí hậu
Hôm nay (15/10), nhiều trường học trên địa bàn TP Đà Nẵng đã bắt tay ngay vào việc dọn dẹp khi nước rút.
Tại Trường Tiểu học Hồng Quang ở đường Hoàng Văn Thái (quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng), nước tràn vào bên trong khiến ngập cục bộ. Sau khi nước rút, bùn đất vây xung quanh trường.
Ngoài sân, một đoàn bờ tường của trường bị sụp, nước tràn vào các khu vực phòng học, thư viện, phòng học...
Theo đại diện Ban Giám hiệu trường, mặc dù đã kê cao đồ đạc nhưng do trường ở khu vực thấp, nước tràn vào quá nhanh khiến mọi người không kịp trở tay.
Hiện tại, các thầy cô giáo, nhân viên cùng lực lượng chức năng đang khẩn trương dọn dẹp.
5 nguyên nhân khiến Đà Nẵng mưa ngập lịch sử
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nêu 5 nguyên nhân ngập lụt lịch sử ở Đà Nẵng đêm 14/10 và dự báo về tình hình thiên tai sắp tới.">Trường học ngập bùn đất sau trận lụt lịch sử ở Đà Nẵng