您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Nhận định dự đoán vòng 9 V
NEWS2025-02-23 21:06:26【Thế giới】6人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 11/05/2019 09:45 Việt Nam lich laligalich laliga、、
很赞哦!(925)
相关文章
- Nhận định, soi kèo FCSB vs PAOK, 0h45 ngày 21/2: Quyền tự quyết
- Khả năng tính toán đáng nể của 10X lập kỷ lục 'Đường lên đỉnh Olympia'
- Hãng phim hoạt hình Walt Disney rò rỉ hơn 1 terabyte dữ liệu nội bộ
- Đặt hàng sinh viên Y khoa Việt nghiên cứu, sáng tạo
- Nhận định, soi kèo Quảng Nam vs Thanh Hóa, 17h00 ngày 19/2: Nỗi đau kéo dài
- Đời tư kín tiếng của NSƯT Đức Khuê ở tuổi U60
- Cười ra nước mắt với tấm hình tốt nghiệp “để đời” nhưng không thấy gì
- Quay trở lại trường vào đúng mùa hè, trẻ có phải học thể dục giữa nắng nóng?
- Nhận định, soi kèo Tataouine vs Ben Guerdane, 20h00 ngày 19/2: Khách thắng thế
- Quang Hà, Quang Cường bất ngờ được đại gia tặng 2.500m2 đất
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Biskra vs El Bayadh, 23h00 ngày 19/2: Tin vào cửa dưới
TPHCM chính thức công bố điểm chuẩn lớp 10 năm 2024
Đúng 14h chiều 3/7, Sở GD-ĐT TPHCM công bố điểm chuẩn lớp 10 của hơn 100 trường công lập. VietNamNet cập nhật điểm chuẩn các trường để học sinh, phụ huynh theo dõi.">Những thí sinh đạt điểm cao thi lớp 10 năm 2024 ở TPHCM đến từ trường nào?
Công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Bộ GD-ĐT đã công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Đây là kỳ thi cuối cùng của lứa học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2006.">Đáp án môn Vật lý thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Trạm cứu hộ chó mèo Hà Nội là cái tên quen thuộc với nhiều người yêu động vật, đặc biệt là với người trẻ, nhưng cũng là cái tên xa lạ với những ai không quan tâm tới chó mèo.
Tới thăm nơi được gọi là nhà chung của Trạm trong một ngày cuối năm, vẫn có 2 bạn trẻ túc trực ở đây hằng ngày để theo dõi và chăm sóc khoảng 100 con chó, mèo.
Hiện nhà chung của Trạm đang nuôi giữ khoảng 100 con chó, mèo Nguyễn Quang Hướng sinh năm 1994, tốt nghiệp khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam hiện là người phụ trách chính việc theo dõi bệnh tật, sức khỏe của những con vật này. Hướng nhớ tên từng con chó, con mèo và kể rõ câu chuyện của mỗi “đứa” khi được nhận về Trạm.
Thu Thu Hà – trưởng nhóm của Trạm cho biết, Trạm cứu hộ chó mèo Hà Nội được thành lập vào năm 2012 với cái tên ban đầu là Trạm cứu hộ mèo Hà Nội. Mặc dù vẫn nhận cứu hộ cả chó và mèo nhưng sau 2 năm hoạt động, Trạm mới đổi tên thành Trạm cứu hộ chó mèo Hà Nội. Tới ngày tháng 10/2017, Trạm xin được giấy phép và trở thành tổ chức đầu tiên chuyên về cứu hộ chó mèo tại Việt Nam có tư cách pháp nhân. Tên hoạt động hiện tại là Center of Pet Animal Protections and Studies, viết tắt là CPAPS. (Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ vật nuôi).
Nguyễn Quang Hướng, TNV chính thức, là người phụ trách theo dõi sức khỏe của chó, mèo ở nhà chung 2 năm đầu, Trạm hoạt động theo cách thức giao chó, mèo cho các tình nguyện viên (TNV) chăm sóc tại nhà. Nhưng càng ngày số lượng tình nguyện viên không đáp ứng đủ so với nhu cầu cứu hộ. Nhà chung được thành lập vào năm 2014.
Nhà chung, cũng đã qua một số lần thay đổi địa điểm, hiện tại có diện tích khá rộng với nhiều gian phòng và không gian ngoài trời để chó, mèo chạy nhảy. Nằm trong một con ngõ khá sâu ở phố Nhân Hòa, căn nhà này vốn là một nhà xưởng. Khi mới về, mọi thứ khá xuống cấp và bừa bộn. Sau rất nhiều sửa chữa, căn nhà trông đã khá hơn nhiều như hình ảnh hiện tại. Hướng nói: “Chắc phải khoảng nửa năm, một năm nữa, chị quay trở lại thì mới thấy nó khác. Dạo này, bọn em sửa chữa liên tục, gần như không ngày nào nghỉ. Những việc nhỏ thì tình nguyện viên tự làm. Hạng mục nào lớn thì thuê thợ”.
Những con chó, mèo mà Trạm mang về thường bị bệnh, bị thương Chia sẻ về hoạt động hiện tại của Trạm, Thu Thu Hà nói, khi nhận được thông tin về chó, mèo cần cứu hộ, nhóm sẽ cử người đến nơi để mang về. Tất cả chó mèo được báo tin đều được chuyển lên phòng khám thú y gần nhất với khu vực báo tin và khám tổng quát. Khi được bác sĩ kết luận đủ sức khoẻ xuất viện thì sẽ chuyển về nhà chung hoặc nhà TNV, tuỳ tình hình thực tế.
“Số lượng chó mèo được chuyển chủ hàng tháng giao động từ 30-50 con, tức là ít hơn so với số lượng cứu hộ về do nhận thức của cộng đồng về chó mèo cứu hộ vẫn còn hạn chế, như: sợ chó mèo quá nhát, sợ chó mèo lớn rồi sẽ không quấn chủ nữa, phí nhận nuôi so với việc mua một con chó con mèo ngoài chợ là cao hơn rất nhiều, phỏng vấn kĩ càng phiền phức…” – Hà chia sẻ.
Những con chó, mèo bị bệnh phải nằm phòng cách ly được chăm sóc theo chế độ đặc biệt. Chi phí cho phòng cách lý không hề nhỏ: bỉm, máy sưởi, điều hòa.... Nguồn ngân sách chủ yếu của Trạm vẫn từ các đơn vị, cá nhân hỗ trợ Mặc dù đã có nhà chung, nhưng Hà cho biết Trạm vẫn luôn cố gắng tăng số lượng TNV chăm sóc tại nhà vì chó mèo được chăm sóc tại nhà sẽ có tiến triển về sức khoẻ tốt hơn chó mèo nuôi chung lại nhà chung.
Từ ngày thành lập đến nay, số lượng chó mèo mà Trạm đã cứu hộ lên đến 8.000 – 9.000 con. Tỷ lệ chuyển chủ thành công là khoảng 50-60%, còn lại là mất ở bệnh viện hoặc sổng mất ở nhà TNV chăm sóc.
Hiện tại, số lượng TNV hoạt động với tần suất cao của Trạm là khoảng 100 người, được chia thành 4 nhóm chính: nhóm cứu hộ, nhóm nhà chung, nhóm truyền thông gây quỹ và nhóm phỏng vấn tìm chủ.
Để có được căn nhà chung như hiện tại, Trạm đã trải qua những ngày đầu hết sức khó khăn. “Những ngày đầu hoạt động, nguồn quỹ được duy trì dựa trên mức đóng góp tiền cá nhân cố định hàng tháng của nhóm điều hành và các tình nguyện viên cứng - khoảng 10 người. Sau này quy mô mở rộng, chi phí hoạt động hàng tháng tăng dần từ 50 triệu tới 100 triệu, quỹ chi tiêu dựa vào sự ủng hộ của mọi người, lúc nhiều lúc ít bù trừ nhau” – Hà chia sẻ.
Trên thực tế, số tiền chi trả cho việc chữa trị, chăm sóc chó, mèo bị ốm là không hề nhỏ. Vì thế, tài chính luôn là vấn đề thách thức mà nhóm điều hành phải giải quyết.
Hà chia sẻ, Trạm cũng có một số hoạt động gây quỹ nhưng vì không đủ nhân lực chuyên trách nên hiệu quả đem lại chưa cao. Dự định của nhóm trong năm tới là khi đã có tư cách pháp nhân, Trạm sẽ viết dự án để kêu gọi các doanh nghiệp cũng như các tổ chức phúc lợi động vật khác hỗ trợ định kỳ.
Ngoài ra, lượng TNV cũng không đủ so với số lượng chó, mèo nhận về. “Khó khăn về nhận thức cũng là một vấn đề. Với nhiều trường hợp cứu hộ, các bạn còn bị gây khó khăn, phải tranh chấp với người dân. Một bên thì muốn cứu, một bên thì muốn đem về làm thịt. Ở Việt Nam lại chưa có quy định về quyền và phúc lợi động vật nên có nhiều trường hợp, dù xác định được đối tượng bạo hành chó mèo, Trạm cũng không thể làm gì để can thiệp hay cứu giúp ‘các em’ được”.
Trò chuyện với Hướng, người đối diện có thể cảm nhận được tình cảm đặc biệt mà cậu dành cho những con vật mà mình đang chăm sóc, gắn bó. Hướng coi chúng như bạn, hiểu rõ tính nết, bệnh tật từng con.
Cậu và các tình nguyện viên đặt cho những con vật ở đây những cái tên rất đáng yêu như Muội Muội, Bún, Max, Love Đen, Ki Gà, Mướp, Bão… Có những con có đến 2, 3 cái tên tùy mỗi người gọi, nhưng chúng nhớ hết. Ai gọi cũng theo.
Hướng cho biết, phần nhiều những con vật ở đây bị chủ bỏ vì bệnh, tai nạn hoặc đã già, có một số con có thể do đi lạc, chó mèo hoang…
Kể về chú chó Muội Muội đáng thương, cậu cho biết, đây là giống chó Husky, khá đắt tiền. “Em nghe nói nó bị tai nạn ô tô, chủ bỏ. Hai chân sau của Muội bị hỏng, một chân biến dạng, không thể phục hồi được nữa”.
Chú chó Muội Muội đã hỏng 2 chân sau phải dùng bộ khung nâng đỡ có bánh xe Cậu kể, từ khi nhận chú chó này về đến lúc ổn định như bây giờ là một khoảng thời gian khá lâu. Hiện tại, Muội Muội được TNV làm cho một chiếc xe thô sơ có bánh xe để nó có thể chạy đi chạy lại. “Lúc nào nó cũng dư năng lượng, thích gần người. Mỗi lần đẩy xe cho nó chạy, nó vui lắm. Chắc vì có cảm giác giống được chạy như ngày xưa. Bọn em cũng muốn đặt cho nó một cái xe tử tế hơn, nhưng cũng phải một thời gian nữa” – Hướng nói.
Suốt hơn 5 năm gắn bó với Trạm, một câu chuyện khiến Hà vô cùng xúc động là về một cậu bé học lớp 7 nhặt được chú chó Thè Lè ở vườn hoa. Cậu bé mang về nhà nhưng ông bà không cho giữ lại. Trao lại chú chó cho Trạm, cậu bé vét sạch số tiền tiết kiệm của mình để gửi Trạm chăm sóc cho Thè Lè. “Cậu bé mồ côi cha mẹ, sống với ông bà. Số tiền cậu dành dụm được không quá lớn , nhưng chắc chắn phải vất vả lắm mới có được. Vậy mà cậu bé chẳng ngại ngần khi chạy về nhà lấy hết số tiền đó để gửi cho những người có thể cứu được chú chó mà cậu chỉ vừa nhặt được. Và cũng chẳng ngại ngần khóc òa khi nghĩ chú chó sẽ phải một lần nữa lang thang”.
Nhiều người cũng hỏi: “Tại sao nhóm của mình lại phải cứu lấy con chó, con mèo khi còn bao nhiêu người ở ngoài kia?”
“Bọn mình thì nghĩ rằng mạng nào cũng là mạng, dù không thay đổi được thế giới nhưng bọn mình có thể thay đổi được thế giới của những con chó, mèo mà chúng mình gặp được” – Hà tâm sự.
Nguyễn Thảo
Chàng trai 24 tuổi lan toả "tình yêu kiến thức"
23 tuổi, Nguyễn Hoàng Phong đang là sinh viên năm cuối ngành Kỹ thuật hóa, ĐH Cornell danh giá.
">Những người trẻ cứu hàng ngàn chó mèo bị vứt bỏ
Nhận định, soi kèo Hyderabad vs Mumbai City, 21h00 ngày 19/2: Khó giữ thứ hạng
Cả nước hiện có 93.524 Tổ công nghệ số cộng đồng, với 457.820 thành viên. Ảnh minh họa: N.Quốc Với kỳ vọng các Tổ công nghệ số cộng đồng tiếp tục đóng góp tích cực trong thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số tại địa phương, ngày 8/8, Bộ TT&TT đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là UBND cấp tỉnh) quan tâm, chỉ đạo để duy trì, phát huy hiệu quả, đẩy mạnh hoạt động của lực lượng này.
Cụ thể, triển khai Đề án 1690 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ TT&TT đề nghị UBND cấp tỉnh giao, chỉ đạo Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở TT&TT và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch đưa nội dung giảng dạy 5 nội dung kỹ năng số cơ bản vào tiết học ngoại khóa cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh.
Việc nêu trên, theo lý giải của Bộ TT&TT, là nhằm tăng cường hiểu biết cho học sinh, từ đó để đối tượng này tham gia hỗ trợ Tổ công nghệ số cộng đồng, phấn đấu đạt mục tiêu trong năm 2024 mỗi hộ gia đình có ít nhất 1 người thành thạo 5 kỹ năng số cơ bản, bao gồm: Sử dụng dịch vụ công trực tuyến; Mua sắm trực tuyến; Thanh toán trực tuyến; Tự bảo vệ mình trên không gian mạng; Sử dụng nền tảng số khác tùy đặc thù của địa phương.
“Ngoài ra, địa phương chủ động có những sáng kiến khác nhằm phổ cập kỹ năng số cơ bản cho người dân phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể tại địa phương mình”, Bộ TT&TT hướng dẫn.
Thường xuyên cập nhật kiến thức cho thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng
Cũng theo đề nghị của Bộ TT&TT, tại các địa phương, Sở TT&TT sẽ phối hợp với cơ quan, đơn vị tại địa phương đề xuất, triển khai các mô hình chuyển đổi số tại thôn, bản, xóm, ấp, khóm, tổ dân phố, cụm dân cư gắn với 5 nội dung kỹ năng số cơ bản; đồng thời, tổng hợp và phổ biến, chia sẻ các mô hình, cách làm hay, điển hình, sáng tạo trong hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương mình.
UBND cấp tỉnh cũng được đề nghị giao tỉnh Đoàn chỉ đạo các tổ chức cơ sở đoàn trực thuộc cử thành viên tham gia lực lượng nòng cốt trong Tổ công nghệ số cộng đồng, phát động các phong trào thi đua trong đoàn viên thanh niên tiên phong dùng các nền tảng, ứng dụng công nghệ số, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng dân cư.
Các doanh nghiệp công nghệ số cùng cơ quan, tổ chức xã hội trên địa bàn tỉnh cần quan tâm, tích cực cử cán bộ đầu mối thành thạo kỹ năng số tham gia hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng. Các doanh nghiệp công nghệ số, bưu chính, viễn thông tại địa phương cần có chính sách ưu đãi giá sản phẩm, dịch vụ số cho thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng.
Bên cạnh đó, Bộ TT&TT đề nghị UBND cấp tỉnh thường xuyên tổ chức các lớp, đợt bồi dưỡng, tập huấn, phổ biến để cập nhật kiến thức, kỹ năng số và an toàn thông tin mạng cho thành viên các Tổ công nghệ số cộng đồng. Việc bồi dưỡng, tập huấn có thể được tổ chức thành các đợt, theo chuyên đề hoặc lồng ghép trong các chiến dịch ra quân hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng.
Để tạo thuận lợi cho các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng và người dân trong việc nâng cao kiến thức về chuyển đổi số, trang bị kỹ năng số, Bộ TT&TT đã xây dựng tài liệu bồi dưỡng "Phổ cập kỹ năng số cộng đồng năm 2023 - 2024"và đăng tải công khai trên Nền tảng học trực tuyến mở đại trà OneTouch.
Ngoài ra, Bộ TT&TT dự kiến tổ chức các đợt bồi dưỡng, tập huấn trực tiếp tại địa bàn hoạt động của các Tổ công nghệ số cộng đồng trong hai quý cuối năm.
Năm 2024 là năm thứ ba Ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10 được tổ chức, với mục đích góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số tại Việt Nam. Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng Trong năm thứ ba được tổ chức, Ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10 có chủ đề “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”. Cùng với các lực lượng khác, Tổ công nghệ số cộng đồng cần tích cực tham gia các hoạt động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2024.
Cụ thể, tại các địa phương, trong 10 ngày đầu tháng 10, chiến dịch ra quân “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người dân sử dụng dịch vụ, ứng dụng để phát triển kinh tế số”của Tổ công nghệ số cộng đồng sẽ được triển khai.
Bên cạnh đó, Sở TT&TT sẽ chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, lựa chọn trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh tôn vinh với các tập thể, cá nhân có thành tích, mô hình, sáng kiến, cách làm hay trong chuyển đổi số và hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng để khen thưởng chuyên đề dịp Ngày chuyển đổi số 10/10 của tỉnh.
Nhấn mạnh vai trò đồng hành của truyền thông, Bộ TT&TT đề nghị đề nghị UBND cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông tại địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến cho người dân về lợi ích của việc sử dụng các nền tảng số, công nghệ số trong cuộc sống hằng ngày và tăng cường sử dụng các dịch vụ, tiện ích của chuyển đổi số.
Tính đến nay, toàn bộ 63 tỉnh, thành phố đã thành lập các Tổ công nghệ số cộng đồng đến từng thôn, tổ dân phố, xóm, ấp dân cư, với số Tổ công nghệ số cộng đồng là 93.524 và 457.820 thành viên. Thêm Đà Nẵng có chính sách hỗ trợ hoạt động Tổ công nghệ số cộng đồngTính đến nay, cả nước có 4 địa phương là Yên Bái, Hà Tĩnh, Bình Dương và Đà Nẵng đã có chính sách hỗ trợ hoạt động của các Tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương mình.">Mỗi hộ gia đình có ít nhất 1 người thành thạo 5 kỹ năng số cơ bản
Ngày 8/5 học sinh từ lớp 5 trở lên và ngày 11/5 học sinh các khối từ lớp 1 tới lớp 4 ở TP.HCM sẽ trở lại trường sau hơn 3 tháng nghỉ liên tục.
Sở GD-ĐT đã có hướng dẫn các trường tiểu học khi học sinh đi học lại không tổ chức bán trú khi chưa an toàn. Nhiều phụ huynh thật sự bối rối về thông tin này.
Trường tiểu học ở TP.HCM không tổ chức bán trú khi đi học lại Chị Trần Bích Ngọc có hai con học lớp 3 và lớp 5 ở quận 3. Tới đây, một bé học buổi sáng, một bé học buổi chiều. Vì vậy, trước thông tin các trường tiểu học sẽ không tổ chức bán trú, chị Ngọc thực sự lo lắng. Đầu tiên là việc đưa đón các con vì trong một ngày chị sẽ phải tới trường 4 lần. Sáng đưa một bé đi, trưa đón về. Đầu giờ chiều lại đưa một bé đi, tối lại đón về. Chưa kể việc lo ăn trưa và trông bé còn lại lúc không đi học, chị Ngọc chưa biết xoay xở thế nào.
“Dịch bệnh thì phải chấp nhận, nhưng thú thực tôi chưa biết xoay xở ra sao. Ngay cả việc đưa đón con cũng là không tưởng. Tính ra như vậy thì buổi nào trong ngày tôi cũng có con ở nhà và còn thêm việc phải đưa đón” - chị Ngọc than.
Ba tháng nay chị Thanh Huyền ở quận 10 gửi con về cho ông bà ở Tây Ninh trông giữ. Mừng vì sắp tới ngày con đi học trở lại nhưng nhận được tin trường không tổ chức bán trú, chị Huyền cũng phập phồng.
Bé đang học lớp 1, chị Huyền dự tính cuối tuần này sẽ đón con lên để thứ 2 tuần sau đi học lại. Viễn cảnh người mẹ này lo lắng cũng là việc đưa đón và trông con vì cả hai vợ chồng đều làm theo giờ hành chính.
"Tôi đã tính phương án thuê người nhưng sau dịch, điều này rất khó. Hoặc một trong hai vợ chồng sẽ phải phân nhau về đưa đón con rồi mang lên chỗ làm".
Đôi lúc, người mẹ này băn khoăn có nên cho con nghỉ hết học kỳ này, bởi thực sự nếu đi học mà không bán trú là một áp lực lớn. Nhưng học sinh khác đi học mà con ở nhà, chị cũng không đành lòng.
Một sinh năm 2011, một sinh năm 2013 - hai bé nhà anh Tuấn (quận Thủ Đức) đều đang học tiểu học.
Ba tháng qua với gia đình anh Tuấn là sự đảo lộn. Tuy cả hai vợ chồng đều có những khoảng thời gian làm việc online và chia nhau trông con, nhưng lúc cần đi ra ngoài thì vẫn phải dắt theo. Anh Tuấn nói vui “hình ảnh tôi dắt theo 2 đứa trẻ đi làm đã quen thuộc rồi”.
Gần tới ngày con trở lại trường nhưng anh Tuấn vẫn không bớt lo. Trường không bán trú thì thay vì vợ chồng anh trông cả hai một lúc như trước, bây giờ mỗi buổi trông một bé nhưng lại phải thêm khâu đưa đón.
Trò chuyện cùng tôi, anh Tuấn xin gợi ý rằng có nên đặt vấn đề với cô giáo trong lớp trông giữ buổi còn lại không, khi nào tan làm vợ chồng anh sẽ đến nhà cô đón. Tuy nhiên, suy đi tính lại thì phương án này theo anh Tuấn là khó khả thi, bởi 2 con có hai giáo viên khác nhau, được việc bé này thì lại không ổn với bé kia...
Theo các tiêu chí trong phòng chống dịch Covid-19 của TP.HCM, việc các trường không tổ chức ăn sáng, bán trú là sẽ đạt an toàn. Có tổ chức hoạt động ăn sáng, bán trú và đảm bảo phòng chống dịch đúng quy định chỉ đạt 5 điểm. Có tổ chức hoạt động ăn sáng, bán trú không phòng chống dịch đúng quy định là không an toàn.
Hiệu trưởng một trường tiểu học ở TP.HCM nhận định việc không tổ chức bán trú cho học sinh tiểu học sẽ là một áp lực rất lớn cho phụ huynh, nhưng trong điều kiện hiện nay là bất khả kháng, mong phụ huynh chia sẻ.
Tại TP.HCM hiện có 500 trường tiểu học với hơn 650.000 học sinh, là bậc học có số học sinh lớn nhất. Việc các trường không tổ chức bán trú khi học sinh đi học lại vào đầu tuần tới thực sự là một áp lực cho phụ huynh, đặc biệt là với gia đình có 2 con đang cùng học tiểu học.
Lê Huyền
Trẻ mầm non và tiểu học ở Hà Nội khi quay lại trường có học bán trú?
- Đây là câu hỏi khiến nhiều phụ huynh có con ở độ tuổi mầm non và tiểu học ở Hà Nội đang nhấp nhổm mấy ngày qua.
">Trường tiểu học không bán trú, phụ huynh TP.HCM loay hoay
- 6h45’ sáng thứ Hai, chúng tôi có mặt tại sân Trường Tiểu học Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội – nơi cầu thủ Nguyễn Quang Hải đã từng có gần 4 năm học tại đây trước khi được chọn gia nhập lò đào tạo trẻ Hà Nội T&T vào năm 2006.
Nhiệt độ ngoài trời là 11oC, mới chỉ có rải rác vài học sinh có mặt tại trường. Ngôi trường nằm trên một con đường làng vắng vẻ, xung quanh là đồng ruộng bát ngát, không có nhà cửa hay hàng quán gần đó.
So với các ngôi trường trong nội thành Hà Nội, Trường Tiểu học Xuân Nộn có diện tích khá rộng với nhiều dãy nhà khang trang. Phía sau những dãy nhà chính là khoảng sân thể dục có diện tích khoảng 400 m2 – nơi mà cầu thủ Quang Hải ngày hôm nay đã từng cùng bạn bè tập luyện cho những giải đấu của trường, của huyện. Bên cạnh sân thể dục là nhà thể chất trong nhà để các em vui chơi và học thể dục những ngày mưa hoặc giá rét.
Học sinh đến lớp sáng thứ Hai tại Trường Tiểu học Xuân Nộn 7h sáng, các em đã tới khá đông. Những đứa trẻ ngoại thành tỏ ra rụt rè khi gặp người lạ. Chúng chạy biến vào trong lớp khi phóng viên giơ máy ảnh, nhưng chỉ cần hỏi “Các cháu có biết Quang Hải là ai không?”, đám trẻ lại ùa ra, tranh nhau nói. Một vài cu cậu nhanh nhảu còn mách: “Nhà Quang Hải ở Nhạn cô ạ!”
“- Hôm trước, các cháu có xem Quang Hải đá bóng không?”
“- Có ạ!”
“- Quang Hải ghi mấy bàn?”
“- Một ạ!”
“- Cháu có thích làm cầu thủ bóng đá như Quang Hải không?”
“- Cháu có!”
“- Tại sao?”
“- Làm cầu thủ được nhiều huy chương”
Tình yêu bóng đá của đám trẻ chỉ ngây thơ như thế.
Play">
Thầy cô giáo cũ nói gì về cầu thủ Quang Hải U23 Việt Nam