您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Nhận định, soi kèo Việt Nam vs Lào, 19h30 ngày 25/3: Cửa trên đáng tin
NEWS2025-03-29 18:08:33【Nhận định】1人已围观
简介 Hư Vân - 24/03/2025 23:10 Nhận định bóng đá g trận bóng đá tối naytrận bóng đá tối nay、、
很赞哦!(35)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Moldova vs Estonia, 0h00 ngày 26/3: Phá dớp
- 8 thói quen bất di bất dịch của cụ ông 95 tuổi người Nhật để sống thọ
- Choáng Club
- Bên trong các "trại" giảm cân kỷ luật thép ở Trung Quốc
- Nhận định, soi kèo U19 Pháp vs U19 Italia, 21h00 ngày 25/3: Trận chiến không khoan nhượng
- Phân biệt bệnh trĩ và ung thư hậu môn
- Gắp hàng chục mảnh sỏi từ đường mật gan cô gái trẻ
- Bệnh nhân mang khối u khổng lồ trên mặt vì không làm điều này suốt 14 năm
- Nhận định, soi kèo Indonesia vs Bahrain, 20h45 ngày 25/3: Khác biệt vị thế?
- 6 học sinh ở TPHCM nghi ngộ độc sau bữa ăn trưa: Nguồn gốc thức ăn thế nào?
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Bắc Macedonia vs Wales, 2h45 ngày 26/3: Phong độ đang lên
Nội tạng cá có nguy cơ nhiễm khuẩn cao (Ảnh: Getty).
Nội tạng cá, bao gồm gan, ruột và dạ dày, là những bộ phận nhạy cảm và dễ bị nhiễm khuẩn.
Theo nghiên cứu được công bố trên Journal of Food Science, nội tạng cá thường chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, Vibrio, và E. coli. Những vi khuẩn này có thể tồn tại trong nội tạng do môi trường nước bị ô nhiễm hoặc do cá tiêu thụ thức ăn nhiễm khuẩn.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại học Thủy sản Tokyo cho thấy, nội tạng cá là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất so với các bộ phận khác của cá.
Các mẫu nội tạng từ cá biển và cá nước ngọt được phân tích cho thấy, nồng độ vi khuẩn Vibrio và Salmonella cao gấp nhiều lần so với phần thịt cá.
Khuyến nghị:
Hạn chế tiêu thụ nội tạng cá, đặc biệt là các loài cá sống ở môi trường nước ô nhiễm. Nếu cần chế biến, hãy đảm bảo nấu chín kỹ lưỡng để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
Mang cá
Mang cá là nơi trực tiếp tiếp xúc với môi trường (Ảnh: Getty).
Mang cá là nơi tiếp xúc trực tiếp với môi trường nước để cá hô hấp, nhưng cũng là bộ phận dễ bị nhiễm khuẩn từ các tác nhân gây bệnh trong nước.
Một nghiên cứu được công bố trên Journal of Applied Microbiology đã chỉ ra rằng, vi khuẩn như Listeria monocytogenes và Aeromonas thường tập trung ở mang cá.
Điều này không quá ngạc nhiên, bởi vì mang cá là cửa ngõ lọc nước, do đó nó dễ tích tụ vi khuẩn và các chất gây ô nhiễm từ môi trường.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác tại Đại học Bergen cũng cho thấy, vi khuẩn gây bệnh như Vibrio cholerae có thể tồn tại lâu trên mang cá và gây ra các nguy cơ lớn cho sức khỏe nếu cá không được chế biến đúng cách.
Vi khuẩn này có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như tiêu chảy, nôn mửa và thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Khuyến nghị:
Loại bỏ mang cá trước khi chế biến để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Nếu phát hiện mang cá có mùi hôi hoặc màu sắc bất thường, nên tránh tiêu thụ cá đó.
Đầu cá
Chỉ nên ăn đầu cá đã chế biến chín kỹ (Ảnh: Getty).
Phần đầu cá, đặc biệt là não và các bộ phận liên quan, là nơi có nguy cơ tích tụ vi khuẩn và các chất độc hại.
Một nghiên cứu của Đại học Toronto (Canada) đã chỉ ra rằng, não cá có thể chứa các vi khuẩn gây ngộ độc như Clostridium botulinum, vi khuẩn gây ra bệnh botulism. Đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến tê liệt cơ bắp và thậm chí là tử vong.
Ngoài ra, trong một nghiên cứu từ Food Research Journal, các nhà khoa học đã phát hiện rằng, đầu cá từ những khu vực ô nhiễm thường có nồng độ cao các kim loại nặng, chẳng hạn như chì và thủy ngân, tích tụ trong não cá.
Việc tiêu thụ đầu cá từ các nguồn nước bị ô nhiễm có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm tổn thương thần kinh và các rối loạn phát triển ở trẻ em.
Khuyến nghị:
Hạn chế tiêu thụ đầu cá, đặc biệt là khi không rõ nguồn gốc hoặc xuất xứ của cá. Nấu chín kỹ phần đầu cá nếu cần thiết, và tránh ăn đầu cá ở các khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao.
">3 phần của cá có thể là "ổ vi khuẩn", cần chú ý khi chế biến
Chiến dịch tiếp tục quy trình dịch tễ do PGS.TS Trần Đắc Phu cố vấn hướng trọng tâm 3 điều chính: Tạo môi trường làm đẹp an toàn, nhân viên an tâm cũng như phát huy hết khả năng nghiệp vụ của mình và ngăn chặn tình trạng lây nhiễm chéo, chung tay vì cộng đồng trong công tác phòng chống dịch.
Mở đầu chiến dịch, hệ thống TMV Ngọc Dung tiên phong tự chủ động cách ly tập trung toàn bộ nhân viên sau kỳ nghỉ Tết Hạn chế tiếp xúc nói chuyện phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu 2m Đây được xem là động thái quyết liệt và tiên phong cùng cả nước chung tay phòng chống dịch.
Tất cả các khu vực tự chủ động cách ly tập trung đều được khử khuẩn trước khi đón nhân viên Việc tự chủ động cách ly tập trung nhân viên của hệ thống TMV Ngọc Dung được diễn ra nghiêm ngặt tại tất cả các tỉnh có chi nhánh của Hệ thống này, không chỉ riêng tạị TP. HCM.
Nhân viên được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào và khai báo Y tế bắt buộc cam kết và thực hiện đúng quy trình tự chủ động cách ly nghiêm túc. Được đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày Có thể thấy, hệ thống TMV Ngọc Dung là đơn vị làm đẹp tiên phong và đầu tiên có những hành động kịp thời, đúng đắn phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện tại. Việc tự chủ động cách ly tập trung toàn bộ nhân viên thể hiện tinh thần, trách nhiệm cao với nhân viên và cộng đồng, luôn cam kết mang lại môi trường làm đẹp an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của khách hàng và nhân viên.
">Thẩm mỹ viện Ngọc Dung tiên phong tự chủ động cho nhân viên cách ly tập trung sau kỳ nghỉ Tết
Khối u thận có trọng lượng lên tới 1kg (Ảnh: Bác sĩ cung cấp).
"Khối u khổng lồ đã có chồi u xâm lấn vào tĩnh mạch chủ dưới tức là khối u đã ở giai đoạn muộn. Trong khi đây lại là một khối u ác tính, nếu không được phẫu thuật kịp thời, khối u di căn sang các cơ quan chức năng khác, bệnh nhân suy kiệt và nguy cơ tử vong sớm là điều không tránh khỏi", bác sĩ điều trị thông tin.
TS.BS Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, với ca bệnh là cô gái còn rất trẻ, các bác sĩ nỗ lực mọi cách để giành giật sự sống cho người bệnh.
Cuộc hội chẩn toàn viện, với sự tham gia của nhiều chuyên khoa, từ ung bướu, tiết niệu, gây mê, điện quang, giải phẫu bệnh... được tiến hành.
Kết quả hội chẩn xác định, bệnh nhân u thận phải theo dõi RCC giai đoạn 3, viêm dạ dày với phần chồi u lan vào tĩnh mạch chủ độ 3.
"Bệnh nhân cần phẫu thuật cắt thận triệt căn. Tuy nhiên, để đủ sức khỏe đối diện với cuộc đại phẫu, trước mắt, cần nâng cao thể trạng cho người bệnh", TS Tuấn cho biết.
Sau 2 tuần tập trung chăm sóc dinh dưỡng, bệnh nhân đã lên 2 kg. Các bác sĩ quyết định nút động mạch thận phải ngay trước ngày phẫu thuật nhằm giảm bớt phần nào kích thước khối u để cuộc can thiệp được dễ dàng hơn, giảm thiểu tối đa những nguy cơ trong mổ đặc biệt là tình trạng chảy máu ồ ạt.
Sau khi nút động mạch, ca mổ của bệnh nhân được thực hiện hôm 5/6, với nhiều khó khăn, rủi ro do khối u quá to.
Khối u chèn ép hết các tạng xung quanh như tĩnh mạch chủ, đại tràng, tá tràng, gan mật… Sau ca mổ kéo dài gần 4 tiếng, ekip phẫu thuật đa chuyên khoa đã khéo léo bóc tách trọn vẹn khối u khổng lồ và loại bỏ hoàn toàn phần chồi u xâm lấn tĩnh mạch chủ dưới.
"Trước đó, các rủi ro được tính tới, như bệnh nhân mất lượng máu lớn; tổn thương các tạng khác trong ổ bụng do khối u đè; nguy cơ chồi u bong ra, di chuyển vào tuần hoàn sẽ gây tắc mạch phổi khiến bệnh nhân có khả năng tử vong ngay trên bàn mổ....
Nhưng may mắn, ca mổ đã thành công, các bác sĩ lấy ra khối u thận nặng 1kg", TS Tuấn thông tin.
Sau khi xuất viện trở về nhà, ngày 5/9 bệnh nhân đến khám trong tình trạng ổn định. Bệnh nhân không còn bị đau tức hoặc không còn cảm giác buồn nôn và bệnh nhân đã trở lại cuộc sống và đi làm việc như bình thường. Siêu âm hệ tiết niệu, xét nghiệm cho thấy chức năng thận bình thường.
PGS.TS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu cho biết, hình ảnh mô bệnh học và hóa mô miễn dịch phù hợp với ung thư biểu mô tế bào thận đúng như chẩn đoán ban đầu.
Bệnh nhân tiếp tục được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch theo chu kỳ 21 ngày/đợt. Cho đến nay bệnh nhân không có tác dụng phụ gì đặc biệt, hoàn toàn khỏe mạnh, dung nạp thuốc tốt và đã tiếp tục đi làm việc.
Các bác sĩ cảnh báo, khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe, người dân nên đi khám sớm, tránh để như trường hợp này, khối u lớn lên rất nhanh, kéo theo nhiều rủi ro, nguy cơ cho cuộc mổ.
">Sút 2kg trong 4 tháng, cô gái trẻ giật mình phát hiện u thận khổng lồ 1kg
Nhận định, soi kèo Myanmar vs Afghanistan, 17h30 ngày 25/3: Không dễ cho chủ nhà
Khô âm đạo đặc biệt hay gặp khi phụ nữ đến tuổi mãn kinh.
Nhưng sự dao động hoóc-môn trong thời kỳ cho con bú và mang thai cũng có thể gây khô.
Lo lắng cũng có thể ảnh hưởng đến lượng máu đến âm đạo, gây khô. Và một số phụ nữ có thể bị giảm ham muốn, cũng là một lý do.
Vậy phải làm thế nào?
- Kem bôi âm đạo: Âm đạo bị khô có thể gây nên những vết trầy xước rất nhỏ, khiến phụ nữ dễ bị nhiễm trùng hơn. Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng một loại kem bôi âm đạo để điều trị trầy xước, và giảm nguy cơ mắc UTI.'
- Chất bôi trơn: Nên sử dụng chất bôi trơn silicon có chứa vitamin E để giữ ẩm.
Cẩm Tú
Theo DM
">Tại sao tôi đột nhiên bị “khô hạn” hơn trước?
Thạc sĩ Nguyễn Bá Tĩnh, Phó giám đốc Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Ảnh: H.L).
Phát biểu tại diễn đàn người bệnh ung thư vú diễn ra ngày 14/11 tại TPHCM, Thạc sĩ Nguyễn Bá Tĩnh, Phó giám đốc Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng, cho biết, tỷ lệ bệnh nhân ung thư vú được phát hiện ở giai đoạn sớm tăng lên rõ rệt.
Cụ thể, nếu như trước đây, hơn 70% số bệnh nhân ung thư vú đến khám và điều trị tại Bệnh viện K ở giai đoạn muộn và khá muộn, thì nay tỷ lệ người bệnh đến khám và điều trị ở giai đoạn sớm và rất sớm đã vượt qua con số 75%.
Điều này có được một phần do các chiến dịch truyền thông phòng, chống ung thư vú được tổ chức trong suốt thời gian qua.
Theo PGS.TS.BS Huỳnh Quang Khánh, Trưởng khoa Tuyến Vú, Bệnh viện Chợ Rẫy, ung thư vú là bệnh ung thư đứng hàng đầu ở nữ. Bệnh không chừa một ai, vì thế chị em hãy dành thời gian tự kiểm tra ngực trước khi quá muộn.
Điều trị ung thư vú là điều trị đa mô thức gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, nội tiết, liệu pháp nhắm trúng đích… Trong đó, việc chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật cần được chú trọng cả về dinh dưỡng, tâm lý, vận động nghỉ ngơi… cũng như phòng ngừa phù bạch huyết (phù tay), nhiễm trùng…
Cụ thể, 6 giờ sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể uống nước (5-10 ml), đồng thời ăn càng sớm càng tốt, ăn từ lỏng tới đặc, chia làm nhiều bữa trong ngày (4-6 bữa). Chúng ta cần ăn đủ theo 4 nhóm chất gồm đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và chất xơ.
Sau phẫu thuật, chị em cần cử động tập luyện nhẹ nhàng giúp tránh tắc nghẽn bạch huyết gây phù bạch huyết (hội chứng bàn tay to), tránh teo cơ, cứng khớp, mau chóng phục hồi chức năng vận động, thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Dấu hiệu cảnh báo ung thư vú (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Chủ đề của diễn đàn người bệnh ung thư vú năm nay là "Chị đẹp hiện đại, không ngại khó khăn". Chương trình nhằm tôn vinh những phụ nữ dũng cảm, tự tin chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình.
"Chị đẹp" không chỉ là vẻ đẹp bề ngoài mà còn là biểu tượng của sức mạnh tinh thần, ý chí kiên định vượt qua bệnh tật. Từng câu chuyện và nụ cười của các "chị đẹp" tham gia sự kiện chính là nguồn động viên mạnh mẽ cho hàng ngàn phụ nữ đang trên hành trình chiến đấu với ung thư vú.
Sau hơn 12 năm thực hiện, chiến dịch Chung tay vì phụ nữ tôi yêucủa Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng đã giúp hàng triệu người tiếp cận thông tin về ung thư vú và hơn 72.000 phụ nữ nguy cơ cao đã được tầm soát ung thư vú miễn phí.
">Từ tuổi 40, chị em cần làm điều này để phát hiện sớm ung thư vú
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM), theo báo cáo của thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Bích Nhân, Trưởng khoa Dược, nơi này về cơ bản không thiếu thuốc thường quy.
Cách đây một năm, Bệnh viện Nhi đồng 1 có tình trạng thiếu thuốc Gamma globulin điều trị bệnh tay chân miệng, nhưng không phải xuất phát từ nguyên nhân thiếu văn bản quy phạm pháp luật trong công tác mua sắm, mà chủ yếu do đứt gãy chuỗi cung ứng, do không kịp nhập khẩu thuốc về Việt Nam.
Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, mỗi ngày đơn vị này tiếp nhận 7.000-8.000 bệnh nhân ngoại trú và hơn 1.000 bệnh nhân nội trú. Đây cũng là cơ sở y tế có lượng bệnh nhân đông nhất các tỉnh phía Nam hiện tại.
Nhà thuốc tại một bệnh viện ở TPHCM (Ảnh: BYT).
Phó Giáo sư Nguyễn Minh Anh, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho hay, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 24 ngày 27/02/2024, chỉ cần tối thiểu 1 báo giá là có thể xây dựng được giá kế hoạch (thay vì phải 3 báo giá như trước đây).
Trường hợp bệnh viện thu thập được nhiều hơn 1 báo giá thì được lấy báo giá cao nhất làm giá kế hoạch, trên cơ sở phù hợp với yêu cầu chuyên môn và khả năng tài chính của bệnh viện.
Từ quy định trên, đến nay về cơ bản, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM không còn thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị, do công tác dự trù được xây dựng cả năm và tiến hành đấu thầu liên tục. Chỉ còn những điểm nghẽn nhỏ trong công tác đấu thầu vật tư, trang thiết bị y tế, do phân nhóm để tiến hành thầu.
"Tỷ lệ đấu thầu, mua sắm của bệnh viện đến nay đạt 80%. Còn lại do khách quan của chuỗi cung ứng, do nhà thầu, do đứt gãy nguồn cung. Việc vướng mắc và kéo dài thời gian cung ứng do chờ xin gia hạn giấy phép đăng ký lưu hành thuốc", ông Minh Anh cho hay.
Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM so sánh, trước đây khi chưa có Luật, Nghị định và thông tư hướng dẫn, khó khăn nhất của đấu thầu, mua sắm là lấy giá kế hoạch các danh mục đấu thầu, với quy định tối thiểu phải có 3 báo giá và thầu giá thấp nhất.
Bên cạnh đó, chỉ cần có một loại trong danh mục đấu thầu không lựa chọn được báo giá, hoặc giá thấp làm ảnh hưởng cả gói, thì cũng không triển khai được gói thầu.
Máy CT tại một bệnh viện công lập (Ảnh: Hoàng Lê).
Nhiều mặt hàng vật tư, trang thiết bị y tế chỉ lấy được một báo giá trên thị trường, do đặc thù máy hãng nào đi với hóa chất hãng đó. Sau nhiều trường hợp vướng mắc về pháp lý trong mua sắm, không ít đơn vị có tâm lý e ngại.
"Một cái bóng của máy chụp CT có giá chừng 2-4 tỷ đồng. Trung bình 1-2 năm, máy này phải thay bóng một lần. Yêu cầu phải làm 3 báo giá mới mua được là một thách thức đặt ra với các cơ sở y tế. Không đơn vị nào dám mua sắm...", Phía Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM dẫn chứng.
Do khách quan, không phải vướng ở cơ chế
Bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Thanh Việt, Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ, trung bình một ngày đơn vị tiếp nhận khoảng 5.000-6.000 bệnh nhân ngoại trú, hơn 1.000 ca nội trú.
Thực trạng thiếu thuốc của nơi này chủ yếu liên quan đến đứt gãy chuỗi cung ứng thế giới. Các đơn vị sản xuất thuốc trong nước cũng chậm trễ cung cấp, do thiếu nguyên liệu nhập khẩu.
Theo bác sĩ Việt, hiện Bệnh viện Chợ Rẫy vẫn có tình trạng thiếu thuốc, nhưng chủ yếu nằm ở lý do khách quan, như giá thuốc quá rẻ không đơn vị nào tham dự thầu, hay thuốc hiếm chỉ có rất ít nhà cung cấp.
Việc thiếu thuốc ở Bệnh viện Chợ Rẫy chủ yếu nằm ở lý do khách quan (Ảnh: Hoàng Lê).
Hoặc có những đơn vị trúng thầu nhưng đến thời điểm giao thuốc, vật tư lại không thể nhập hàng do đứt gãy nguồn cung, kéo dài thời gian cung ứng đến 4-5 tháng. Trong những trường hợp này nếu không có thuốc thay thế, bệnh viện rất khó cung ứng được đầy đủ.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Vũ Hữu Quang, Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk chia sẻ, thực trạng thiếu thuốc, vật tư y tế của địa phương chủ yếu diễn ra thời gian trước, khi chưa có Thông tư, Nghị định hướng dẫn, khiến nhiều cơ sở y tế không dám đấu thầu vì sợ lao lý.
Cụ thể, Đắk Lắk có khoảng trống 6 tháng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế. Thời gian qua, Sở Y tế tỉnh đã tiến hành làm danh mục khung trình UBND tỉnh phê duyệt. Đến nay, Đắk Lắk đã đáp ứng khá đủ thuốc và đang phê duyệt 30 gói thầu cho 20 cơ sở y tế.
Còn theo ông Lê Ngọc Danh, Trưởng phòng Nghiệp vụ Dược, Sở Y tế TPHCM, việc thiếu thuốc giai đoạn vừa qua được báo chí đề cập không phải vướng ở cơ chế mua sắm mà chủ yếu vướng chuỗi cung ứng.
Ông Danh nhận định, TPHCM là địa bàn đặc thù với nhiều bệnh viện làm nhiệm vụ trung ương. Do đó, trong trường hợp xảy ra dịch bệnh, ngoài dự trù cho nhu cầu người dân Thành phố, các cơ sở y tế tại đây còn phải đáp ứng nhu cầu điều trị của các địa phương lân cận, nên xảy ra tình trạng thiếu thuốc.
"Dịch tay chân miệng năm 2023, TPHCM thiếu thuốc điều trị chủ yếu do phải điều tiết cho điều trị người bệnh tại chỗ ở một số địa phương. Ngoài ra, một số thuốc được cấp số đăng ký nhưng thực tế không được nhập khẩu về, địa phương phải cấp đơn hàng nhập khẩu đặc biệt", ông Danh dẫn chứng.
">Thiếu thuốc ở TPHCM "không phải vướng ở cơ chế"