您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Không thể kéo dài thời gian giải ngân hơn 2.500 tỷ cho sân bay Long Thành
NEWS2025-02-23 20:27:38【Thể thao】4人已围观
简介Chiều 15/11,ôngthểkéodàithờigiangiảingânhơntỷchosânbayLongThàthứ hạng của vòng loại giải vô địch bónthứ hạng của vòng loại giải vô địch bóng đá thế giớithứ hạng của vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới、、
Chiều 15/11,ôngthểkéodàithờigiangiảingânhơntỷchosânbayLongThàthứ hạng của vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 53/2017 về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư sân bay Long Thành.
Dự toán đã hủy, không thể kéo dài
Theo kế hoạch đầu tư công 2020, dự án này tới cuối 2022 mới giải ngân được 16.697 tỷ đồng, còn hơn 2.510 tỷ chưa giải ngân hết. Vì vậy, Chính phủ đề xuất kéo dài thời gian giải ngân số vốn này tới hết năm 2024 để hoàn thành dự án.
Đây là vấn đề còn ý kiến khác nhau khi đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ (27/10) và hội trường (9/11).
Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, theo Luật Đầu tư công, kế hoạch đầu tư công 2020 -2021 chỉ được giải ngân tương ứng đến hết năm 2021 và 2022. Tức là, hơn 2.510 tỷ đồng còn lại chưa giải ngân hết đã bị hủy dự toán theo quy định.

Theo ông Thanh, về nguyên tắc, UBND tỉnh Đồng Nai phải nộp toàn bộ số vốn chưa giải ngân hết của năm 2020, 2021 về ngân sách Trung ương. Do đó, số tiền hơn 2.510 tỷ đồng (gồm hơn 1.543,623 tỷ đồng thuộc kế hoạch vốn năm 2021 và 966,75 tỷ kế hoạch vốn năm 2020) đã hủy dự toán theo quy định.
Thường trực Ủy ban Kinh tế cho hay, phương án Chính phủ đề xuất không thể thực hiện được, vì số tiền hơn 2.510 đã hủy dự toán, không còn tiền để chuyển nguồn.
Mặt khác, hiện chưa có tờ trình chính thức của Chính phủ về đề xuất nguồn để bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 và bố trí dự toán hằng năm.
Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định ngay thì chưa chặt chẽ. Trường hợp Chính phủ có tờ trình về nguồn vốn, cũng cần có cơ quan thẩm tra để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để bảo đảm đầy đủ quy trình, thủ tục.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Lê Quang Mạnh cho hay, dự toán đã hủy rồi thì “không có cách gì kéo dài được”.
Theo ông Mạnh, việc Chính phủ đề nghị cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân số vốn hơn 2.510 tỷ đồng, tương tự như Quốc hội đã cho phép gia hạn thời gian giải ngân nguồn vốn kế hoạch năm 2018 và tương tự như Quốc hội đã cho phép gia hạn thời gian giải ngân nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2016 bổ sung cho tỉnh Bình Thuận để thực hiện dự án hồ chứa nước Ka Pét là không thể vì 2 việc này không giống nhau.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách phân tích, với dự án hồ chứa nước Ka Pét, khi Quốc hội đồng ý cho phép kéo dài thì Quốc hội chưa phê chuẩn quyết toán năm 2022. Cạnh đó, khoản dự toán cho dự án hồ chứa nước Ka Pét cũng chưa bị hủy.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho hay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có kết luận số 2847 ngày 5/10 đề cập rõ về bố trí vốn cho dự án.
Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ làm rõ số kinh phí chưa giải ngân hết của năm 2020, năm 2021 đã hủy bỏ theo quy định chưa, hay đang cho phép chuyển nguồn. Trường hợp đang để ở chuyển nguồn, đề nghị làm rõ trách nhiệm việc không hủy bỏ số kinh phí này theo quy định.
Chính phủ căn cứ quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước và đầu tư công đề xuất phương án bố trí vốn cho dự án, trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Theo ông Hải, số vốn chưa giải ngân hết đã hủy, về nguyên tắc Chính phủ cần đề xuất nhưng đến thời điểm này Chính phủ chưa đề xuất phương án cụ thể để Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội cho ý kiến. Còn việc cân đối nguồn để phân bổ thuộc thẩm quyền Chính phủ.
Đề nghị cho phép Chính phủ có thêm thời gian hoàn thiện tờ trình
Giải trình, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, các bộ, ngành chưa tham mưu được cho Chính phủ lấy từ nguồn nào và cần phải thực hiện đúng theo quy trình, do đó hiện chưa có tờ trình.
Bộ trưởng GTVT đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép Chính phủ có thêm thời gian hoàn thiện tờ trình. Chính phủ sẽ rà soát, cân nhắc lại nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2023 hoặc sử dụng nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể cho ý kiến khi chưa có tờ trình của Chính phủ, trường hợp có tờ trình thì cơ quan của Quốc hội cũng phải thẩm tra.
Trên cơ sở ý kiến của cơ quan thẩm tra, các ý kiến tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chủ trương kéo dài thời gian thực hiện dự án.
Còn việc bố trí nguồn vốn cho dự án, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành liên quan, căn cứ quy định của pháp luật, nghiên cứu phương án cụ thể trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội cho ý kiến.

Ông Nguyễn Văn Thắng: Dự án sân bay Long Thành có chậm cũng không quá một năm
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng chia sẻ, với trách nhiệm của Bộ trưởng thì dự án sân bay quốc tế Long Thành nếu có chậm cũng sẽ không quá một năm.很赞哦!(45)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Santos Laguna vs Cruz Azul, 10h05 ngày 20/2: Kho điểm Santos Laguna
- 2 lãnh đạo cấp cao ngân hàng SCB nhận chỉ đạo gì từ bà Trương Mỹ Lan?
- Sao Khuê 2024: FPT dẫn đầu với 14 sản phẩm, giải pháp được vinh danh
- Bkav ra mắt bộ 3 smartphone giá rẻ Bphone A40, Bphone A50 và Bphone A60
- Nhận định, soi kèo Zakho vs Al Talaba, 23h30 ngày 19/2: Thách thức đội đầu bảng
- Chế độ ăn kiêng giảm cân được ưa chuộng suốt 50 năm
- Du lịch Malaysia, tận hưởng dịch vụ chăm sóc tim mạch toàn diện
- Bệnh viện TP Thủ Đức lại thiếu thuốc Bảo hiểm y tế?
- Siêu máy tính dự đoán Bayern Munich vs Celtic, 03h00 ngày 19/2
- Thanh niên 19 tuổi thủ dâm khiến quả dưa leo kẹt trong trực tràng
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Quảng Nam vs Thanh Hóa, 17h00 ngày 19/2: Nỗi đau kéo dài
Nhiều người dân cảm thấy băn khoăn khi không biết trong trường hợp nào việc chia sẻ thông tin trên Facebook sẽ bị xử phạt. Từ trước đến nay, người dân vẫn có thói quen chia sẻ thông tin rên mạng xã hội. Do vậy, quy định mới của Nghị định 15 khiến nhiều người đặt câu hỏi về việc liệu họ còn có thể share link các bài báo trên Facebook nữa hay không?
Chia sẻ với Pv. VietNamNet, ông Nguyễn Tiến Dũng - Thanh tra viên chính, phòng Thanh tra Viễn thông và CNTT (Bộ TT&TT) cho biết:
“Nếu người dân chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật theo dạng đường link gán lên trên Facebook cá nhân hoặc 1 nền tảng nào đó thì sẽ không có vấn đề gì. Điều này là bởi những người tiếp nhận thông tin trên sẽ tìm đến tác phẩm gốc thông qua đường link được chia sẻ”.
“Lúc này, việc share link bài báo được hiểu như việc chỉ người khác đến “nhà” của tác giả có tác phẩm báo chí đó. Trừ trường hợp “người dẫn đường” lại dẫn người đọc tới các trang phản động hay có nội dung không tốt”, đại diện Thanh tra Bộ TT&TT chia sẻ.
Trong trường hợp người dùng mạng xã hội trích dẫn một phần nội dung bài báo kèm theo đường link cũng tương tự như vậy.
Tuy nhiên, nếu cũng là bài báo đó nhưng người đăng tải copy một lượng lớn thông tin và tự ý chia sẻ nội dung trên trang cá nhân, xem thông tin đó như của mình thì về mặt pháp luật, họ phải xin phép tác giả của tác phẩm báo chí đó trước khi đăng tải lại. Lúc này, họ đã vi phạm Điểm đ khoản 1 Điều 101 của Nghị định 15/2020.
Nghị định 15/2020 quy định khá cụ thể về trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội. Báo đưa tin sai, người share link báo cũng chịu trách nhiệm liên đới
Điều 101 của Nghị định 15/2020 cũng quy định mức xử phạt đối với hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân trên mạng xã hội.
Quy định này khiến nhiều người đặt câu hỏi rằng liệu họ có bị xử phạt nếu chia sẻ thông tin của một tờ báo mà không biết đó là thông tin sai sự thật?
Trước thắc mắc này, đại diện Thanh tra Bộ TT&TT cho biết, với tình huống này, người dân cũng rất dễ rơi vào cảnh tình ngay lý gian khi vô tình đăng tải thông tin sai sự thật.
Cơ quan chức năng sẽ rất khó xác định việc chia sẻ thông tin sai sự thật này là vô tình hay hữu ý. Do đó, người dân nên chủ động gỡ bỏ thông tin nếu phát hiện nội dung thông tin đó là sai sự thật. Trong trường hợp người dân vẫn duy trì việc đăng tải thông tin đó, mặc nhiên coi đó là bình thường thì rất có thể họ sẽ phải làm việc với pháp luật.
Điều này là bởi, nếu người dân biết nội dung trên có vấn đề nhưng vẫn chia sẻ, cơ quan chức năng sẽ hiểu đây là hành động đồng lõa cho sai phạm đó. Lúc này, người dân sẽ là người phải chịu trách nhiệm do đã chia sẻ một thông tin sai sự thật.
Trọng Đạt
">Người dân có bị xử phạt khi share link báo trên Facebook?
Thanh tra TP.HCM vừa thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật đất đai về thời gian giải quyết hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất, hồ sơ tách thửa đất, quy hoạch chi tiết xây dựng dự án… của UBND huyện Hóc Môn trong năm 2017.
Là huyện vùng ven TP.HCM, trong năm 2017 tổng số hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất và tách thửa đất chỉ có 53 hồ sơ, tuy nhiên các cơ quan chức năng huyện Hóc Môn đều giải quyết trễ hạn với tỷ lệ từ 82% đến 100%.
Theo Thanh tra TP.HCM, UBND huyện Hóc Môn giải quyết hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất cho người dân trong năm 2017 rất chậm, 82% hồ sơ trễ hạn. Số ngày trễ nhất từ 100 ngày đến 244 ngày là không đúng quy định.
Tương tự, việc giải quyết hồ sơ tách thửa đất cũng chậm không kém. Tỷ lệ hồ sơ trễ hạn đến 100%, số ngày trễ nhiều nhất từ 100 ngày đến 323 ngày.
Việc chậm giải quyết hồ sơ đất đai tại UBND huyện Hóc Môn do có sự chậm trễ tham mưu của Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Phòng Quản lý đô thị, Văn phòng HĐND và UBND huyện, UBND các xã, chủ yếu trễ tại Phòng TN&MT và Phòng Quản lý đô thị.
Thanh tra TP.HCM cho rằng, UBND huyện Hóc Môn giải quyết hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất và tách thửa đất trễ hạn với tỷ lệ cao, từ 82% đến 100%, số ngày trễ hạn nhiều, có trường hợp trễ 323 ngày, trong khi số lượng hồ sơ cần giải quyết trong năm 2017 không nhiều. Cụ thể, cả huyện chỉ có 28 hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất và 25 hồ sơ tách thửa đất.
UBND huyện lý giải, do năm 2017 là năm đầu tiên huyện tập trung khắc phục các sai phạm về quản lý đất đai, xây dựng theo kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ và Thanh tra Thành phố. Đến năm 2018 và 2019, tỷ lệ giải quyết hồ sơ đất đai đúng hẹn hơn 98%.
Thanh tra Thành phố nhận thấy, ngoài lý do khách quan như trên thì cán bộ công chức tham gia giải quyết hồ sơ của UBND huyện Hóc Môn chưa tập trung, chưa nỗ lực thực hiện. Lãnh đạo UBND huyện có trách nhiệm khi không kiểm soát thời gian giải quyết hồ sơ tại từng giai đoạn, từng bộ phận.
Ngoài ra, cuối năm, UBND huyện cũng không tổng hợp chi tiết các trường hợp giải quyết hồ sơ trễ hạn để có chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời.
Chỉ có 25 hồ sơ tách thửa đất trong năm, nhưng UBND huyện Hóc Môn đều giải quyết trễ hạn. Để giải quyết nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất cho người dân, UBND huyện Hóc Môn đã ban hành quy trình thẩm định nhu cầu đồng thời chuyển mục đích sử dụng đất làm nhà, thời gian giải quyết là 30 ngày.
Có trường hợp khi làm thủ tục, Phòng TN&MT huyện lại có văn bản gửi người dân đề nghị bổ sung giấy tờ chứng minh nhu cầu về nhà ở là không phù hợp, vì nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất đã được thể hiện tại đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Còn với quy trình tách thửa đất, UBND huyện có quy định kết quả của việc tách thửa là công văn đồng ý tách thửa để người dân liên hệ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện lập thủ tục biến động.
Theo Thanh tra Thành phố, quy định này không phù hợp vì kết quả của quy trình tách thửa phải là Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai phải là đầu mối tiếp nhận hồ sơ, sau đó chuyển đến UBND huyện thẩm định điều kiện tách thửa.
Từ những hạn chế tại kết luận thanh tra, Chủ tịch UBND TP.HCM giao Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của Phòng TN&MT, Phòng Quản lý đô thị, UBND các xã và các cá nhân có liên quan.
Chỉ đạo các phòng, ban chấm dứt việc có văn bản gửi người dân đề nghị bổ sung các giấy tờ chứng minh nhu cầu về nhà ở. Xây dựng quy định về kiểm tra, giám sát thời gian giải quyết hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất và tách thửa đất.
Quy định tách thửa đất còn chồng chéo, người dân TP.HCM mỏi mòn chờ
Sau gần 3 năm có hiệu lực, quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa đất trên địa bàn TP.HCM đã bộc lộ nhiều bất cập. Trong khi chờ điều chỉnh, Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã có những đề xuất tháo gỡ.
">Cả năm có 25 hồ sơ tách thửa đất, huyện vùng ven TP.HCM giải quyết trễ hạn 100%
Đây là thông tin vừa được Bộ Xây dựng công bố trong báo cáo thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý III/2020. Theo tổng hợp từ 56/63 địa phương có báo cáo số liệu, trong quý III có 49 dự án du lịch nghỉ dưỡng với hơn 3.770 căn hộ du lịch (condotel), 3.505 biệt thự du lịch và 48 căn văn phòng kết hợp lưu trú (officetel) được cấp phép; 94 dự án với hơn 18.800 căn hộ condotel và 6.089 biệt thự du lịch đang triển khai xây dựng; 23 dự án với 68 căn hộ condotel, 375 biệt thự du lịch và 1 căn officetel hoàn thành.
Đánh giá từ Bộ Xây dựng, số lượng dự án du lịch, nghỉ dưỡng được cấp phép giảm mạnh (giảm khoảng 46,7%) so với quý II/2020. Đặc biệt tại miền Nam, trong quý III, theo tổng hợp từ các địa phương, không có dự án du lịch nghỉ dưỡng nào được cấp phép, đang triển khai hay được hoàn thành so với quý II/2020 ở miền Nam, có 78 dự án được cấp phép và chỉ tập chung tại Kiên Giang.
Trong quý III/2020, số dự án du lịch, nghỉ dưỡng được cấp phép giảm mạnh, thị trường condotel gần như đóng băng, lượng giao dịch không đáng kể Bộ Xây dựng cũng cho biết trong quý III vừa qua, Cục Quản lý hoạt động xây dựng (Bộ Xây dựng) không thẩm định căn hộ condotel, officetel, biệt thự du lịch nào. Trong khi đó số lượng căn nhà ở được thẩm định cũng giảm mạnh. Cụ thể, căn nhà ở được thẩm định là 3.471 căn (chỉ bằng khoảng 5,7% so với quý II/2020).
Về giao dịch tại phân khúc bất động sản du lịch cũng không mấy sáng sủa. Theo số liệu thống kê của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, 9 tháng đầu năm 2020, cả nước ghi nhận hơn 4.000 sản phẩm biệt thự nghỉ dưỡng, condotel mới được chào bán ra thị trường. Tuy nhiên, thị trường condotel gần như đóng băng, lượng giao dịch không đáng kể.
Thống kê cho thấy có đến 2/3 các dự án có sản phẩm đang chào bán trên thị trường không phát sinh giao dịch.
Những khu vực dẫn đầu về thị trường condotel như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Phú Quốc, Bình Thuận,… đều có số lượng giao dịch ở mức rất thấp.
Theo đánh giá của đơn vị này có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm mạnh mẽ của thị trường condotel. Trong đó, khung pháp lý cho loại hình condotel vẫn chưa thực sự rõ ràng. Cùng với đó là ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh đến toàn bộ nền kinh tế, trong đó lĩnh vực du lịch, nghỉ dưỡng là lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Tiếp đó, vẫn còn đó những tâm lý e ngại, mất niềm tin của khách hàng, nhà đầu tư bởi sự phá vỡ cam kết ở một số dự án du lịch, nghỉ dưỡng.
Ghi nhận từ thực tế cho thấy, trước tình trạng lao đao của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, nhiều khách hàng bắt đầu lo lắng, chùn tay trong giao dịch, thậm chí đua nhau cắt lỗ, tháo chạy.
Kiến nghị tạm dừng cấp phép dự án condotel
Mới đây, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra rủi ro cho các nhà đầu tư, trước mắt tạm dừng cấp phép dự án condotel khi hệ thống pháp luật được hoàn thiện.
Đánh giá về chuyển mục đích sử dụng đất từ đất thương mại, dịch vụ thành đất ở không hình thành đơn vị ở tại một số dự án, TTCP cho biết, loại hình biệt thự du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng, condotel tại tỉnh Khánh Hòa gọi là "đất ở không hình thành đơn vị ở" đã và đang phát triển ngày càng mạnh tại Khánh Hòa và nhiều địa phương khác.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã phát sinh một số bất cập, vướng mắc, chủ yếu là do pháp luật hiện hành chưa có quy định về loại đất ở không hình thành đơn vị ở trong khu du lịch nên tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp, khiếu kiện trên diện rộng về thời hạn sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất đối với nhà đầu tư thứ cấp đã nhận chuyển nhượng; cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất; thực hiện quyền cư trú...
Từ đó, TTCP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành trung ương và các địa phương xử lý tình trạng đầu tư, xây dựng và chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với đất ở không hình thành đơn vị ở (biệt thự du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng và căn hộ condotel) tại Khánh Hòa và nhiều địa phương khác, theo hướng khuyến khích thu hút đầu tư, phát triển du lịch, dịch vụ.
Bên cạnh đó, không gây ách tắc dòng vốn đầu tư đã và đang phát triển mạnh; không gây xáo trộn đột biến ảnh hưởng đến thu hút đầu tư ở những địa phương đã thực hiện; hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra rủi ro cho các nhà đầu tư và có giải pháp giải quyết đồng bộ mà trước hết là hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành.
TTCP kiến nghị, trước mắt, tạm dừng cấp phép dự án condotel cho đến khi hệ thống pháp luật được hoàn thiện theo các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Tiếp tục thực hiện việc hoàn thiện hệ thống pháp luật theo các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ giải quyết cụ thể vấn đề condotel trên toàn quốc.
Đồng thời giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và bộ ngành liên quan rà soát, kiến nghị sửa đổi Điều 13 của Nghị định số 43/2014/NĐCP theo hướng đảm bảo kết hợp phát triển kinh tế với công tác an ninh, quốc phòng đối với các dự án có sử dụng đất tại biển, đảo phù hợp với qui định của Luật Đất đai năm 2013.
Trước đó, trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an cũng đưa ra đề xuất trước mắt không phát triển thêm dự án condotel, biệt thự du lịch. Không hợp thức các dự án officetel, biệt thự du lịch, officetel thành nhà ở.
Hồng Khanh
Bộ Tài nguyên-Môi trường lên kế hoạch thanh tra việc sử dụng đất làm nhà ở, condotel
Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) yêu cầu Tổng cục Quản lý đất đai xây dựng kế hoạch thanh tra việc sử dụng đất khi thực hiện các dự án khu đô thị, phát triển nhà ở, dự án kinh doanh dịch vụ du lịch có bán condotel…
">Cấp phép dự án du lịch, nghỉ dưỡng giảm mạnh
Nhận định, soi kèo Zakho vs Al Talaba, 23h30 ngày 19/2: Thách thức đội đầu bảng
Ảnh minh họa: Epicurious Có nên ngừng uống trà xanh?
Bạn không nên làm như vậy. Uống 1-2 cốc trà xanh mỗi ngày hoàn toàn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc hạn chế nếu có tiền sử sỏi thận, vì cả trà xanh và trà đen đều chứa hàm lượng oxalat cao có thể dẫn đến hình thành sỏi. Tuy nhiên, nguy cơ này không phổ biến.
Trà xanh có chứa polyphenol, chất chống oxy hóa tự nhiên, chống ung thư và thậm chí giúp bạn giảm cân nhờ khả năng đốt cháy chất béo và tăng cường trao đổi chất.
Trà xanh cũng có khả năng ngăn ngừa bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ và Parkinson (các bệnh liên quan trực tiếp đến những tế bào thần kinh bị tổn thương trong não). Lý do là trong trà có catechin, hợp chất giữ cho các tế bào thần kinh không bị tổn thương do tai nạn hoặc chấn thương đầu.
Catechin cũng góp phần tiêu diệt vi khuẩn trong miệng gây hôi miệng và chống lại các loại virus thông thường như cúm.
“Trà xanh có một lượng lớn chất chống oxy hóa, giúp giải độc một cách tự nhiên, làm chậm quá trình lão hóa và giảm viêm, chữa lành những tổn thương trong cơ thể”, nhà dinh dưỡng Adler thông tin.
Thời điểm nên uống trà xanh
Meg Riley, chuyên gia về giấc ngủ, cho biết, trà xanh chứa nhiều axit amin L-theanine, hợp chất chống lo âu và tăng cường dopamine mạnh mẽ (khiến tâm trạng vui vẻ). Vì vậy, trà xanh chắc chắn giúp chúng ta thư giãn vào buổi sáng căng thẳng.
Theanine trong trà xanh làm giảm các hormone liên quan đến căng thẳng như cortisol. Loại đồ uống này cũng thư giãn hoạt động của tế bào thần kinh trong não. Các bằng chứng đã ghi nhận uống trà xanh vào ban ngày cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn vào buổi đêm.
Tuy nhiên, chất caffeine trong trà xanh có thể khiến bạn tỉnh táo, vì vậy bạn phải ngừng uống trà ít nhất 2 giờ trước khi ngủ.
An Yên(TheoPureWow)
Những người không nên uống trà xanh
Người có vấn đề về dạ dày, bệnh tim, thiếu máu, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ không nên uống trà xanh.">Uống trà xanh thời điểm nào tốt và không tốt cho sức khỏe?
“Đỏ mắt” tìm nhà giá rẻ
Thống kê của một đơn vị nghiên cứu thị trường BĐS cho thấy, từ đầu năm 2019 đến nay, giá bán căn hộ tại TP.HCM trung bình ở mức 45 triệu đồng/m2. Nguồn cung khan hiếm khiến không ít chủ đầu tư có xu hướng dạt ra các tỉnh lân cận thành phố đầu tư dự án mới, trực tiếp đẩy giá nhà ở những khu vực này lên cao.
Các phân khúc nhà ở tại TP.HCM đang sát lập mặt bằng giá mới. Nhiều người có nhu cầu thực cho rằng, họ khó có cơ hội sở hữu nhà tại TP.HCM với mức giá khoảng 40 triệu đồng/m2.
Ông H.V.T (ngụ Q.Thủ Đức) cho biết, gia đình ông đang thuê căn nhà trong hẻm ở Q.Thủ Đức từ 3 năm qua với giá 6 triệu đồng/tháng. Chán cảnh ở nhà thuê, ông T. tìm mua căn hộ chung cư 2 phòng ngủ với giá khoảng 2 tỷ đồng trở lại nhưng không quá xa trung tâm. Tuy vậy, suốt 1 năm qua, ông H. tìm “đỏ mắt” cũng không ra.
“Với điều kiện tài chính như thế, rất khó mua căn hộ nào ở khu vực trung tâm thành phố. Ở vùng ven như Q.12, huyện Bình Chánh hay Bình Tân, giá các dự án mới cũng đã hơn 30 triệu đồng/m2. Dịch chuyển ra Bình Dương, giá căn hộ trung bình đã 35 triệu đồng/m2”, ông H. chia sẻ.
Trong 26 dự án được giao dịch tại TP.HCM từ đầu năm đến nay chỉ có 163 căn hộ giá bán dưới 20 triệu đồng/m2. Thống kê của Sở Xây dựng TP.HCM, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP.HCM chỉ có 26 dự án nhà ở đủ điều kiện huy động vốn, với tổng số 15.087 căn. Trong đó, có 5.339 căn hộ cao cấp có giá bán trên 40 triệu đồng/m2 và 9.585 căn hộ trung cấp giá bán từ 20 – 40 triệu đồng/m2.
Phân khúc nhà ở bình dân có giá bán dưới 20 triệu đồng/m2 vô cùng khan hiếm, chỉ có 163 căn. Trong khi cùng kỳ năm trước, nguồn cung căn hộ bình dân trên thị trường là 12.366 căn.
Riêng tháng 10/2020, trong 6 dự án (tổng số 8.365 căn hộ) đủ điều kiện huy động vốn, phân khúc trung cấp chiếm tỷ lệ đến 94,4% và phần còn lại là căn hộ cao cấp. Như vậy, phân khúc căn hộ bình dân dường như đã “vắng bóng” trên thị trường.
Giá nhà đang vượt khả năng chi trả của đa số người dân
Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), giai đoạn 2018 – 2020, thị trường BĐS TP.HCM sụt giảm mạnh về nguồn cung, quy mô dự án cũng như lượng giao dịch nhà ở. Nguồn cung giảm khiến cho bộ phận người thu nhập trung bình, thu nhập thấp tại đô thị và người nhập cư gặp khó khăn trong việc tiếp cận nhà ở.
Chủ tịch HoREA đánh giá, nguồn cung nhà ở có giá bán bình dân hiện rất khan hiếm trong khi nhu cầu của phân khúc này vô cùng lớn, bởi nó phù hợp với khả năng tài chính của đại đa số người dân có nhu cầu mua thực.
“Giá nhà ở hiện nay đang vượt khỏi khả năng chi trả của người thu nhập trung bình - thấp và đối tượng chính sách. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung, nhất là phân khúc bình dân, dẫn đến giá nhà tăng, người dân khó có cơ hội sở hữu nhà ở với giá 1,5 tỷ đồng trở lại.
Những năm gần đây, HoREA luôn khích lệ doanh nghiệp ưu tiên phát triển nhà ở phân khúc bình dân để cân bằng cung – cầu. Nhưng thực tế cho thấy, nguồn cung dự án nhà ở vừa túi tiền rất ít, luôn trong tình trạng cháy hàng. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tín dụng cho người nhà lần đầu lẫn doanh nghiệp đầu tư nhà diện tích nhỏ ở vùng ven”, ông Châu nói.
Nhà ở bình dân đang dần "vắng bóng" trên thị trường BĐS TP.HCM. Theo Bộ Xây dựng, so với cuối năm 2019, tại 2 thị trường BĐS lớn là Hà Nội và TP.HCM hiện có tình trạng nguồn cung giảm nhưng giá nhà ở lại tăng. Cụ thể, giá căn hộ chung cư tại TP.HCM tăng 0,25%, trong khi tại Hà Nội tăng ít hơn, khoảng 0,16%.
Báo cáo tình hình thị trường BĐS quý 3/2020, Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho biết, trong cơ cấu nguồn cung nhà ở mới tại TP.HCM, loại hình căn hộ có mức giá bình dân không còn xuất hiện trên thị trường. So với quý trước đó, giá bán căn hộ tăng mạnh, từ 15% - 20%.
Để thu hút doanh nghiệp tham gia thực hiện nhà ở thương mại giá thấp, theo ông Nguyễn Văn Sinh – Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ đang đề xuất giảm 50% tiền sử dụng đất cho nhà đầu tư. Bên cạnh việc dành 20% nhà ở xã hội tại các dự án ở đô thị, Bộ Xây dựng cũng đề xuất cần có 20% nhà ở thương mại giá thấp.
Chủ dự án nhà ở xã hội chậm giao nhà, khách hàng gửi đơn ‘xin’ căng băng rôn
Quá thời hạn đã cam kết nhưng chủ đầu tư nhà ở xã hội The Western Capital vẫn chưa bàn giao nhà. Quá bức xúc, nhiều khách hàng làm đơn gửi đến cơ quan “xin” được căng băng rôn để phản đối chủ đầu tư.
">Thị trường bất động sản TP.HCM ‘đói’ nhà ở bình dân
Đã có trường hợp, do không tìm hiểu kỹ thông tin dự án và đặt niềm tin quá lớn vào môi giới bất động sản, một số nhà đầu tư đã bị thiệt hại nặng, lỗ tới hàng tỷ đồng.
Ông Thế Minh, một nhà đầu tư bị thiệt hại 2 tỷ đồng sau cơn sốt đất Vân Đồn vào năm 2019 cho biết: Tại thời điểm vừa xuất hiện thông tin Quảng Ninh chuẩn bị thành lập Đặc khu kinh tế Vân Đồn, ông Minh mỗi ngày nhận hàng chục cuộc gọi từ môi giới đất đai, mục đích là kêu gọi đầu tư vào các dự án đất nền tại đây.
Lúc đầu, ông Minh do dự bởi Vân Đồn không có nhiều điểm nhấn và không phải là sự lựa chọn hàng đầu để rót vốn. Sau khi có người quen giới thiệu về tiềm năng đất Vân Đồn khi được quy hoạch trở thành Đặc khu kinh tế, ông Minh quyết định bỏ ra 6 tỷ đồng, để mua 4 lô đất có tổng diện tích là 200 m2, tương đương 30 triệu đồng/m2.
Thời điểm đầu mới đầu tư, giá trị mảnh đất của ông Minh đã tăng vọt từ 30 triệu đồng/m2 lên 33 triệu đồng/m2, thậm chí có lúc đạt 35 triệu đồng/m2, lời 600 - 1 tỷ đồng. Lúc đó, ông Minh nhận thấy đầu tư vào Vân Đồn là một quyết định đúng đắn và quyết định chờ thêm một thời gian nữa mới bán ra, thu lợi nhuận.
Ôm đất theo tin đồn, nhiều nhà đầu tư thiệt hại hàng tỷ đồng. Ảnh: Việt Vũ
Tuy nhiên, chỉ trong 2 tháng đầu tư, sau khi tạm dừng việc thành lập Đặc khu, giá đất Vân Đồn "cắm đầu" đi xuống. Thậm chí, bước sang năm 2020, do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, giá đất tại đây giảm giá không phanh.
"Từ 30 triệu đồng/m2, giá đất Vân Đồn rớt giá thảm hại, chỉ 21 triệu - 22 triệu đồng/m2. Như vậy, sau 1 năm đầu tư, tôi lỗ gần 2 tỷ đồng. Đến nay, dù đã chạm "đáy", cũng có ít người hỏi mua đất Vân Đồn", ông Minh nói.
Cũng giống như ông Minh, bà Đỗ Thu Lan, một nhà đầu tư khác bị "chết" vốn ở Đông Anh cho biết: Theo quy luật của thị trường, mỗi khi có thông tin quy hoạch, nhà đầu tư sẽ ồ ạt tới khu vực đó để ôm đất số lượng lớn, chờ tăng giá để bán ra.
"Bởi vì, thời điểm đầu mới có thông tin quy hoạch, giá đất còn rẻ, chứ nếu để thêm vài hôm sẽ các đội "cò" đất thổi giá gấp đôi, gấp 3. Tôi biết, khi đầu tư vào thời điểm mới có thông tin quy hoạch sẽ phải đối mặt với vô vàn rủi ro, nhưng nếu vượt qua rủi ro, lợi nhuận sẽ rất lớn", bà Lan nói.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam VARS), mặc dù nhiều chuyên gia, các phương tiện truyền thông đại chúng đã liên tục cảnh báo rủi ro về xu hướng đầu tư "cầm đèn chạy trước ô tô", lướt sóng theo tin đồn. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều người là "tín đồ" của xu hướng này.
Theo ông Đính, chỉ cần nghe phong phanh đất ở khu vực này sắp quy hoạch, hay đất đang "sốt" là các nhà đầu tư không ngần ngại bỏ vốn. Thế nhưng trên thực tế, không ít những nhà đầu tư Việt ít kinh nghiệm liều mình bỏ vốn và nhận kết đắng.
"Thông thường, những tin đồn về giá đất, quy hoạch xuất phát từ truyền miệng là chính, sau đó lan dần ra các giới đầu tư, đầu cơ và trên hệ thống mạng không chính thống.
Trong đó, có nhiều tình huống xảy ra là những thông tin này không chính xác, được thổi phồng lên", ông Đính nói.
Nhiều địa phương tỉnh lẻ giá đất cũng tăng cao theo các thông tin quy hoạch "ảo". Ảnh minh họa: Nhật Minh
Phó Chủ tịch VARS cho rằng, giới "cò" đất thường tạo ra các tin đồn như vậy để hút đầu tư, những người đầu tư không chuyên nghiệp, ít kinh nghiệm sẽ rất dễ mắc phải "bẫy" tin đồn. Đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp, có kinh nghiệm sẽ có thẩm định tính toán bài bản và chiến lược đầu tư riêng, ít khi tham gia đầu tư lướt sóng.
Vì vậy, với nhà đầu tư ngoài ngành, không chuyên có ít tiền nhưng cũng muốn đầu tư thường bị hút vào những điểm trũng có giá thấp.
Đơn cử như những vùng ở Hòa Lạc, Sơn Tây, Thạch Thất vừa qua cũng "sốt" một thời gian, nhưng chủ yếu là do dân đầu cơ thổi phồng thông tin về các dự án, quy hoạch để "hút" nhà đầu tư.
"Nhiều người không chuyên bị hút vào và ngợp trước thông tin giá đất, quy hoạch, khả năng sinh lời cao. Nhưng, thực chất chiêu trò này chỉ là cách đầu cơ tạo sóng để lừa người đầu tư còn non kinh nghiệm", ông Đính nói.
Ông Đính đưa ra lời khuyên: "Những nhà đầu tư không chuyên phải hết sức thận trọng, muốn tham gia vào thị trường, đầu tư bất động sản thì đừng liều mình nghe theo lời đồn. Theo tôi, nên tìm đến những đơn vị tư vấn, sàn giao dịch chuyên nghiệp để được thẩm định, tư vấn đúng, không nên nhào theo những lời đồn".
Theo Dân trí
Dự báo nhà đất tiếp tục tăng giá, đầu cơ găm hàng chờ 'ăn đậm'?
Theo GS.TS. Đặng Hùng Võ, cuối năm 2020, bất động sản (BĐS) tăng giá do chênh lệch cung cầu nếu không quản lý tốt, nguy cơ bong bóng rất lớn nhất là khi hiện nay nhiều nhà đầu cơ bất động sản đang găm hàng chờ tăng giá.
">Ôm đất làng chờ lên phố, nhà đầu tư 'cầm đèn chạy trước ô tô' vỡ mộng