您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo Heracles vs Sparta Rotterdam, 22h30 ngày 11/01: Khách rơi tự do
NEWS2025-01-15 13:18:25【Thời sự】4人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 11/01/2025 09:28 Hà Lan đá bóng ngoại hạng anhđá bóng ngoại hạng anh、、
很赞哦!(4)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Southampton vs Swansea, 23h30 ngày 12/1: Phong độ là nhất thời
- Vui lên nào anh em ơi tập 2: Thắng vay đồng nghiệp 20 triệu để giúp Hưng
- AI hỗ trợ ra đề thi, chấm điểm, soạn bài, giáo viên liệu có nguy cơ bị thay thế?
- Nam diễn viên khóc giữa tòa khi được tuyên vô tội trong vụ bắn chết quay phim
- Nhận định, soi kèo Millwall vs Dagenham và Redbridge, 2h30 ngày 14/1: Khó cho chủ nhà
- Chuyện du học từ 9 tuổi của nữ sinh Việt trúng tuyển ĐH Brown
- Hồ Gươm Plaza bị phạt 50% doanh thu bán các căn hộ thuộc phần diện tích sai phép
- Sau những lận đận, tháp Láng Hạ đã trở thành trụ sở của VPBank
- Nhận định, soi kèo U19 Nam Định vs U19 Viettel, 15h30 ngày 14/1: Tiếp tục vùi dập
- Bộ Giáo dục nói gì vụ đề ôn tập ở Hà Tĩnh giống 90% đề thi tốt nghiệp THPT môn Sinh
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo U19 TP Hồ Chí Minh vs U19 Đồng Nai, 13h30 ngày 14/1: Thêm một lần đau
- Được nhân viên bán hàng hứa hẹn hỗ trợ tiếp cận gói vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng, nhưng khi người mua nhà đóng tiền thì gói vay khép lại. Phương thức thanh toán chủ đầu tư đưa ra lại không phù hợp khiến khách hàng rơi vào tình thế khó…
Dự án Jamona City, nay đã đổi tên thành Luxury Home, nằm trên đường Đào Trí, Quận 7, TP.HCM do Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) làm chủ đầu tư. Hiện nay nhiều người mua nhà ở xã hội tại dự án này đang rơi vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan” khi không vay được gói 30.000 tỷ đồng mà phương thức trả chậm của chủ đầu tư lại không hợp lý.
Trao đổi với PV Infonet, anh Bùi Hoàng T. (người mua căn hộ tầng 8, tháp M1 dự án Jamona City) cho biết, để thuộc diện người mua nhà ở xã hội tại dự án nói trên, hơn 1 năm nay anh đã chạy vạy lo nhiều thủ tục như chứng minh thu nhập, xác nhận độc thân, chưa có nhà…
“Lúc tìm hiểu về dự án, nhân viên bán hàng hứa hẹn sẽ hỗ trợ cho tôi vay gói 30.000 tỷ. Tin tưởng vào lời hứa này và xét thu nhập của hai vợ chồng, tôi quyết định mua căn hộ tại dự án này với giá khoảng 1 tỷ đồng. Nhưng sau khi ký hợp đồng đặt cọc và đóng 150 triệu đồng thì mới “ngã ngửa” khi biết trường hợp của mình không vay được”, anh T. nói.
Dự án Jamona City do Sacomreal làm chủ đầu tư.
Theo anh T, nếu muốn tiếp tục mua căn hộ dự án Jamona City anh có hai phương án lựa chọn hoặc vay thương mại hoặc thanh toán theo tiến độ 4%/2 tháng (tức khoảng 20 triệu đồng/tháng) như phương thức chủ đầu tư đưa ra. Anh T. cho rằng cả hai cách này vợ chồng anh đều không kham nổi, bởi nếu vay thương mại thì không trả nổi lãi suất theo thị trường, còn đóng tiền theo tiến độ như nói trên thì quá áp lực.
Trước tình thế này, anh T. đã đề nghị Sacomreal cho được thanh toán giảm xuống mức 1% (khoảng 10 triệu đồng)/tháng, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời chính thức từ chủ đầu tư.
Chung cảnh ngộ như anh T. là trường hợp của vợ chồng anh Nguyễn Hữu Th. (người mua căn hộ tầng 12A, tháp M1 dự án Jamona City). Vợ anh Th. cho hay, sau khi biết thông tin dừng ký hợp đồng vay mới gói 30.000 tỷ, chị lên trụ sở Sacomreal để hoàn tất hồ sơ thì thấy cả trăm khách hàng chầu chực để ký hợp đồng. Nhiều người mua căn hộ tháp M1 như chị vẫn chưa chắc được vay.
Nhân viên sale hối thúc ký hợp đồng mua bán nhưng vợ anh Th. sợ rủi ro vì thời điểm đó theo chị được biết dự án vẫn chưa được nghiệm thu phần móng. Khi biết nằm ngoài diện vay gói ưu đãi, vợ chồng anh Th. lại nhận được thông báo về cách thức thanh toán chủ đầu tư đưa ra, với mức đóng 20 triệu đồng/tháng.
“Với thu nhập của hai vợ chồng, mức đóng này khá cao. Nếu không được chủ đầu tư hỗ trợ về thanh toán, vợ chồng tôi đành phải lấy lại tiền và tìm dự án khác. Tiếc nhất đó là đã bỏ thời gian theo đuổi hồ sơ thủ tục, giấc mơ có được căn hộ giá rẻ cũng đành dang dở”, anh Th. chia sẻ.
Theo tìm hiểu của PV, tại dự án Jamona City còn nhiều khách hàng khác không tiếp cận được gói vay ưu đãi dù đã ký hợp đồng mua bán, thậm chí đóng 15% giá trị căn hộ. Những trường hợp này, người mua nhà như đang rơi vào thế “việt vị”, bởi thanh lý thì khó vì có điều khoản ràng buộc, mà tiếp tục mua cũng không dễ vì phá vỡ kế hoạch tài chính.
Một nhà đầu tư địa ốc có kinh nghiệm cho rằng, để bán được hàng các nhân viên sale thường hứa miệng với người mua sẽ hỗ trợ vay gói 30.000 tỷ, điều này lại không thể hiện trong hợp đồng. Gói 30.000 tỷ như là mồi nhử và khi xảy ra chuyện thì khách hàng bị bỏ rơi. Nhiều chủ đầu tư còn ràng buộc điều khoản phạt khi khách hàng không tiếp tục đóng tiền theo tiến độ. Về phần người mua, với tâm lý muốn có nhà nên họ đành chấp nhận.
Trao đổi với PV Infonet, một lãnh đạo của Sacomreal cho biết, công ty chưa có chính sách chung hỗ trợ cho khách hàng không vay được gói 30.000 tỷ và cũng tùy từng trường hợp cụ thể. Về phương thức thanh toán 1%/tháng mà khách hàng đề xuất sẽ khó áp dụng vì công ty không đủ nguồn tiền, bởi dòng vốn phải đi cùng với tiến độ xây dựng. Với trường hợp khách hàng chưa vay được, công ty vẫn đang chờ Nhà nước có chính sách hỗ trợ mới và chắc chắn đây là chính sách hỗ trợ lâu dài.
TheoInfonet
1 tỷ đồng băn khoăn mua căn hộ hay nhà thổ cư">Người mua căn hộ Jamona City 'chết kẹt' vì trót tin lời hứa
Các người mẫu diễn một số mẫu trong buổi họp báo.
Đây là một sự kiện đặc biệt, đánh dấu sự kết hợp lần đầu giữa hình tượng người lính và áo dài từ tơ lụa. Trong đó, hình ảnh người lính là hiện thân của sự hy sinh, khổ luyện ngày đêm vì sự bình yên của đất nước. Lụa được ví như hình ảnh người phụ nữ Việt, mềm mại, ấm áp nhưng dẻo dai, bền bỉ đi cùng năm tháng, mang đậm nét văn hoá người Việt.
Theo ban tổ chức, “Lụa” và “Lính” là hai hình tượng được lồng ghép như những người mẹ, người vợ, hậu phương vững chắc luôn đồng hành cùng người lính, là điểm tựa tinh thần to lớn cho những nỗ lực, tính kiên trì, cho những chiến thắng. Cả hai là sự kết hợp mang nhiều ý nghĩa: tôn vinh người lính trong vẻ đẹp oai hùng và vẻ đẹp thanh cao của người phụ nữ Việt Nam.
Nhà thiết kế Minh Hạnh – người phụ trách chính show diễn - cho biết chị muốn kết hợp cả 2 yếu tố lại để thể hiên ý niệm về sự hy sinh. “Chúng tôi sẽ kể những câu chuyện với những thông điệp riêng, vừa phản ánh văn hóa đồng thời cho thấy sự sáng tạo nét mới. Tham vọng của chúng tôi là mang áo dài với hình tượng người lính vươn ra quốc tế”, NTK Minh Hạnh chia sẻ.
Minh Hạnh cho biết thêm ngoài tơ lụa, các NTK còn sử dụng một số chất liệu khác. Sshow diễn gồm 12 bộ sưu tập của 12 NTK với tổng cộng 285 bộ trang phục. Chị và ê-kíp kỳ vọng sẽ mang đến một chương trình quy mô, hoành tráng nhưng đảm bảo những yếu tố chuẩn mực phù hợp với môi trường quân đội. Ngoài Minh Hạnh, các BST áo dài được các nhà thiết kế Cao Duy, Nguyễn Thúy, Lê Kyo, Công Huân, thực hiện trên nền vải lụa.
"Sau show diễn, chúng tôi sẽ trao tặng toàn bộ áo dài cho Bảo tàng Quân đội lưu giữ. Tôi không bao giờ bán các mẫu này và không cho phép các nhà thiết kế nào làm để bán trên thị trường", Minh Hạnh nhấn mạnh.
Các bộ sưu tập áo dài lấy cảm hứng từ những ca khúc đã thấm sâu vào ký ức hào hùng về người lính: Hát về cây lúa hôm naythể hiện tình quân dân thắm thiết, sâu đậm; diễn đạt bốn mùa chuyển động trên con đường Trường sơn huyền thoại được lấy cảm hứng từ ca khúc Lá đỏ, Lá xanh; nét oai hùng trong sáng của người lính là cảm hứng từ ca khúc 5 anh em trên một chiếc xe tăng...
Chương trình sẽ diễn ra vào ngày 21/12, tại Quân khu 7, TP.HCM với khoảng 700 khách mời là cán bộ các cơ quan ban ngành, giới truyền thông. Ban tổ chức cho thu hình, sau đó biên tập và phát sóng trên các kênh truyền hình cho khán giả theo dõi.
">Show thời trang áo dài lấy cảm hứng từ lụa và người lính
- Trong điều kiện môi trường thiên nhiên bị tàn phá nặng nề, việc lát đá granit, lát gỗ lim trên vỉa hè sẽ kích hoạt thêm tình trạng phá hoại môi trường, không tạo ra vẻ đẹp thân thiện thu hút du khách dù phải tiêu tốn số tiền khá lớn. Người có hiểu biết, có lòng nhân ái e rằng sẽ không dám dẫm chân lên những vỉa hè sang trọng đó.
Phối cảnh vỉa hè lát gỗ tại Huế
Đã có nhiều ý kiến phản biện với dự án đầu tư 1000 tỉ đồng để lát đá granit toàn bộ vỉa hè 134 con đường quận 1 (TP.HCM). Trước đó, TP Hà Nội cũng mấy lần đề xuất, khởi động dự án lát đá granit cho các tuyến phố Hà Nội và cũng không được dư luận đồng thuận.
Cân nhắc lợi – hại
Lý lẽ của người phản biện thì rất nhiều và rất rõ ràng. Về kinh tế, đây là sự lãng phí tiền bạc, khi hạ tầng nền đường chưa ổn định, thường xuyên đào đi lắp lại, việc lát vỉa hè bằng vật liệu đắt tiền khác nào đem chén kiểu để lót đường.
Về thiết kế đô thị, mặt đất rất cần khe hở để thấm nước mưa, giảm áp lực thoát nước, và bù cho các mạch nước ngầm. Việc lát gạch granit trên diện rộng sẽ bịt kín mặt đất, tăng thêm tình trạng ngập úng trên đường phố. Về an toàn, mặt đá granit trơn láng, không phù hợp với lát vỉa hè, dễ gây tai nạn cho người đi bộ…
Với sự phản biện mạnh mẽ ấy, chừng như có người vẫn chưa thay đổi quan điểm. Người ta vin vào lý lẽ không sử dụng tiền ngân sách mà do doanh nghiệp ứng vốn đầu tư và sẽ chi trả bằng nguồn thu vượt kế hoạch, khoản chi phúc lợi.
Trong lúc doanh nghiệp đang kêu gào thiếu vốn, nhiều “đại gia” từng ăn to nói lớn, đầu tư ra nước ngoài, mà vẫn phải cầm cố đến đội bóng đá của mình; thì doanh nghiệp nào sẵn lòng bỏ cả ngàn tỉ đồng vốn làm vỉa hè sang trọng, quả thật là can đảm.
Dư âm các dự án khủng này chưa lắng xuống thì Huế lại đang xem xét đề án lát vỉa hè cho bờ sông Hương bằng gỗ lim. Về quy mô, dự án lát gỗ lim của Huế nhỏ hơn, chỉ dự trù khoảng độ dài gần 400m đường với chi phí khoảng 64 tỉ.
Nhưng vẫn là “chuyện lạ”. Xưa nay người ta dùng gỗ lim để làm cột đình do sự chắc chắn bền vững của nó. Vì thế trong ấn tượng truyền thống, gỗ lim phần nào đó còn mang ý nghĩa thiêng liêng.
Câu ca dao “chừng nào rau diếp làm đình, gỗ lim ăn ghém thì mình lấy ta”, cho thấy việc gỗ lim không dùng làm đình là sự trái ngược với logic đời sống. Đem gỗ lim làm đường, cũng là cách làm phản cảm.
Kích hoạt tàn phá môi trường
Dưới góc độ khoa học, TS. Chương Hoàng Phương (Bộ môn Thiết kế - kiến trúc và kỹ thuật, Khoa Kiến trúc, Trường ĐH Khoa học Huế) cho rằng, Huế là địa phương thường xuyên có mưa lụt, công trình lại nằm bên bờ sông Hương nên việc sử dụng vật liệu gỗ sẽ không bền vững.
Tiến sĩ Phương phân tích: “Gỗ có ưu điểm thân thiện với môi trường, tạo ra cảnh quan, màu sắc phù hợp và thân thiện với môi trường, nhưng chắc chắn sẽ không bền bằng những vật liệu khác. Do đó cần tính toán đến tuổi thọ để có phương án về kinh phí duy tu, bảo dưỡng”.
Ông Đặng Minh Nam (Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng tỉnh Thừa Thiên – Huế) lại bảo vệ việc lát gỗ lim. Ông này cho rằng, nhà tư vấn thiết kế dự án đã tính toán đến khí hậu khu vực, dự ước tuổi thọ, đồng thời có những phương án dự phòng thay thế khi hư hỏng, tính toán mức độ thiệt hại trong trường hợp lũ lụt từ thượng nguồn đổ về, hay lũ do mưa cục bộ tại hạ du.
Ông Nam lại dự đoán phóng đại sự lạc quan về hiệu quả của cái vỉa hè bằng gổ lim sang trọng ấy, là không chỉ có lợi cho khu vực lát gỗ, mà còn kích thích cho các khu vực khác phát triển.
“Bây giờ để phát triển du lịch, phát triển các dịch vụ về đêm, làm sao cho khu vực đó sống? Người dân và du khách có đến đây không, họ đến để làm gì hay chỉ đến để chụp vài kiểu ảnh để tung lên Facebook thôi?
Tôi cho rằng nếu chăm chăm vào đó không thì cũng chưa hay. Dự án này phải tạo nền móng kích thích các khu vực khác để tiếp tục thu hút các nhà đầu tư khác vào trong quy hoạch tổng thể sông Hương nhằm phát triển kinh tế, du lịch. Đó mới là vấn đề cần chú trọng”, ông Nam nói.
Lập luận của ông Nam hoàn toàn dựa trên suy đoán chứ không có cơ sở khoa học, thực tế nào.
Với quan điểm của Tiến sĩ Hoàng Phương cho rằng chất liệu gỗ thân thiện với môi trường, đã nhắc nhở người ta vấn đề lớn hơn. Đó là cả hai dạng dự án lát đá granit và lát gỗ lim đều lạm dụng tài nguyên thiên nhiên, là xâm phạm môi trường.
Núi lớn nhưng bào riết cũng phải mòn, rừng “vàng” đã thu hẹp đến quá giới hạn từ lâu rồi. Ở Tây Nguyên, có khi người ta ghép diện tích cao su, cà phê vào diện tích rừng để làm đẹp các báo cáo. Ở Nam Bộ, rừng U Minh nổi tiếng một thời giờ chỉ còn là di tích. Rừng tràm mênh mông của Đồng Tháp Mười cũng bị xóa trắng để trồng lúa.
Mọi sự tác hại vào tự nhiên luôn gây ra những hậu quả khốc liệt về môi trường. Nhưng hiện nay nhiều hoạt động kinh tế của chúng ta đều mang khuynh hướng khai thác cạn kiệt tài nguyên bất chấp hậu quả. Gỗ, đá hoa cương thì thân thiện với môi trường, nhưng khai thác tận diệt gỗ, đá là tàn phá môi trường.
Một con đường lát gỗ ở Đài Loan
Đang trả giá
Môi trường của Việt Nam đang phải trả giá. Giá rất đắt không phải bằng lời kêu than, dự đoán mà bằng sự thật hiển nhiên. Đồng bằng sông Cửu Long đang khô hạn, ngập mặn hàng trăm ngàn ha. Tây Nguyên đang khô khốc bốc cháy. Quảng Nam đang rập rình trong những cơn động đất.
Những thảm họa kinh tế, xã hội phát sinh từ hiện tượng này không còn là chuyện xa xôi mà ngay sát cạnh đời sống người dân. Đó là giá lúa tăng cao, và không chỉ lúa mà cao su, cà phê và bao nông sản khác chắc chắn sẽ giảm sản lượng nặng nề.
Đời sống người dân đã cơ cực càng cơ cực hơn khi thiếu nước sinh hoạt, thiếu cả nước uống. Ngân sách quốc gia còm cõi chắc hẳn sẽ càng khó khăn hơn bởi thảm họa này.
Nhìn xa hơn nữa, không chỉ xuất khẩu lương thực giảm, mà nguy cơ mất an ninh lương thực cũng đang rập rình nếu không có biện pháp khả dĩ để “giải khát”, “giải mặn”. Tất cả các biện pháp khắc phục như đào hồ chứa nước ngọt, thay đổi tập quán canh thác thích nghi với nước mặn (mới chỉ là trong ý tưởng của các nhà khoa học, nhà quản lý, chưa có một điều tra, đo đạc đánh giá khoa học nào) dù hiệu quả, nhanh chóng đến mấy cũng phải mất hàng chục năm.
Tất cả những thảm họa ấy đều có nguồn gốc từ việc khai thác thô bạo các nguồn tài nguyên nước, rừng.
Chúng ta không quy buộc dự án lát gỗ lim vỉa hè sông Hương là tác giả phá rừng. Dự án này có thể xin nhập gỗ lim từ Lào, từ Nam Phi. Nhưng e rằng tính lan tỏa của nó như ông Nam dự báo, sự “thành công” của dự án này chắc hẳn sẽ kích hoạt một làn sóng dùng gỗ lim hay gổ nói chung để lát vỉa hè cho các “thiên đường du lịch”.
Trong khi đó rừng ở Việt Nam còn quá ít ỏi để cân bằng các cơn lũ quét, lũ ống trong mùa mưa, các cơn khô hạn của mùa nắng.
Không học máy móc
Thực ra trên thế giới có không ít con đường gỗ, kiến trúc gỗ, đã thành điểm nhấn du lịch thu hút du khách. Tuy nhiên việc xây dựng nó phải tính đến những điều kiện cụ thể.
Đài Loan chỉ là hòn đảo nhỏ nhưng với công nghệ sinh học phát triển và ý thức gìn giữ môi trường, họ đã trồng rừng nhân tạo khai thác gỗ xoan đào xuất khẩu và thậm chí hào phóng làm nhiều con đường gỗ dài nhiều cây số cho những tuyến du lịch.
Vỉa hè lát gỗ tại châu Âu
Thế nhưng những khu rừng quốc gia, những khu rừng nguyên sinh của họ được bảo tồn nguyên vẹn. Không chỉ cây còn sống, mà ngay cả những gốc cây cổ thụ ngàn năm đã “chết” hàng trăm năm, thân xác đã mục ruỗng, cũng được bảo tồn nghiêm, trở thành cảnh quan thú vị.
Không chỉ hệ thực vật mà cả hệ thống động vật hoang dã cũng được bảo vệ. Trên những tuyến đường từ Alisan về Tapei có không ít bảng cảnh báo rừng có thú dữ và không ít lần xe ô tô phải dừng lại chờ các chú nai, hươu, khỉ thong thả băng qua đường.
Thậm chí có những loài vật còn tự tin đùa giỡn, cụng đầu húc trán nhau ngay trên đường nhựa. Những con đường gỗ của họ thân thiện vì nó xuyên qua những cánh rừng già nhưng không mảy may phạm vào rừng.
Con đường gỗ lim của sông Hương sẽ trơ trọi bên dòng sông với hai bờ trơ trụi. Con đường lát gỗ lim ở vị trí trang trọng, được xem là điểm nhấn của Huế, nằm bên cạnh những cánh rừng thưa thớt còi cọc không còn cây cổ thụ. Cảnh tượng đó sẽ không thể là hạt ngọc sáng, mà trở thành vết sẹo đen về môi trường của cô gái đẹp sông Hương.
Cái đẹp phải gắn với cái thiện. Cái đẹp hình thức phải gắn với nội dung. Trong khi người dân các vùng miền khác oằn thắt đau khổ trong những thảm họa môi trường thì các vùng đô thị lại tiếp tục lạm dụng tài nguyên quốc gia để lát vỉa hè. Nếu vậy e rằng khó lòng tạo thiện cảm với du khách. Có nhiều cách để làm đẹp vỉa hè như trồng cây xanh, trang trí bằng cây cảnh… Đó là những cách làm không tốn kém mà tạo ra vẻ đẹp thân thiện thật sự.
TheoBáo Pháp luật
Dừng lát đá phố cổ Hà Nội">Lát đá hoa cương, gỗ quý, nghịch cảnh từ những vỉa hè “siêu sang”
Nhận định, soi kèo U19 Huế vs U19 Hoàng Anh Gia Lai, 15h00 ngày 14/1: Trả nợ sòng phẳng
- Nhiều học viên khóa 1 của Vicefo vừađi học liên thông và đi làm tại các Tập đoàn lớn, Thông tấn xã, Tổng công tyhàng không (VietNam Airline), Công ty xây dựng (QĐ)... với mức lương lên đến 10triệu đồng/tháng.
Vicefo College (Trường Kinh tế Ngoại giao Việt Nam - www.khuyenhoc.net) là đơn vị đăng ký kinh doanh theohình thức Doanh nghiệp cổ phần giáo dục, có tư cách pháp nhân và liên doanh hợptác quốc tế theo mô hình hoạt động Giáo dục hướng nghiệp, đào tạo các môn họcnghiệp vụ ngắn và dài hạn. Khóa học đầu tiên với 24 học viên Diploma ngành Quảntrị kinh doanh và Tài chính kế toán đã tốt nghiệp và được khá nhiều doanh nghiệpđón nhận vào làm việc và sắp tới; khóa thứ 2 chuẩn bị ra trường với nhiều hứahẹn trong công việc.
">Bằng quốc tế Vicefo College được nhiều doanh nghiệp lớn 'ưng'
Trung tâm Ox Horn của Huawei tại thành phố Đông Quan có thiết kế theo kiểu châu Âu. Ảnh: Nikkei Asia Để dễ hình dung, quy mô của dự án có diện tích bằng 224 sân bóng đá gộp lại. Huawei cũng thiết kế tàu điện di chuyển giữa các toà nhà trong khuôn viên. Khi hoàn thành, trung tâm này có thể chứa hơn 35.000 lao động công nghệ cao.
Chi phí R&D của Huawei trong năm 2023 đạt mức kỷ lục 164,7 tỷ NDT, chiếm 23,4% tổng doanh thu tập đoàn.
Trước khi bị Washington đưa vào danh sách đen thương mại, công ty này chủ yếu thiết kế chip và thuê đối tác sản xuất nước ngoài như TSMC và Globalfoundaries. Hiện các nhà sản xuất nội địa như SMIC đang là đối tác đúc chip cho Huawei. Tuy nhiên, công ty dự định sẽ tự chủ khâu đúc chip với hàng loạt thoả thuận được chính quyền ủng hộ tại các thành phố như Thẩm Quyến, Thanh Đảo và Tuyền Châu.
Nguồn tin của Nikkei Asiacho hay, để thu hút lao động chất lượng cao về trung tâm, Huawei đề nghị mức lương gấp đôi so với những công ty sản xuất chip nội địa khác. Gã khổng lồ công nghệ vốn đã thuê lượng lớn kỹ sư từng làm việc cho những nhà sản xuất công cụ đúc chip hàng đầu thế giới như Applied Materials, Lam Research, KLA và ASML.
Những kiểm soát xuất khẩu công nghệ mà Mỹ áp đặt trong vài năm qua đã tác động tới thị trường việc làm ở đại lục. Việc các kỹ sư mang quốc tịch Trung Quốc ngày càng khó làm việc cho những công ty chip nước ngoài đang mở ra cơ hội cho Huawei và doanh nghiệp nội địa thu hút nhân tài.
Tuy nhiên, các giám đốc trong ngành nhận định, mặc dù gói lương “hào phóng” nhưng thách thức lớn nhất với các kỹ sư là văn hoá làm việc.
“Môi trường làm việc rất tàn nhẫn. Không phải là 996 - từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày/tuần nữa, mà trở thành 007 - từ 0h sáng hôm nay đến 0h sáng hôm sau, 7 ngày/tuần, không có ngày nghỉ”, một kỹ sư chip người Trung Quốc nói. “Hợp đồng thường kéo dài ba năm, nhưng hầu hết đều không thể trụ lại cho đến khi tái ký”.
Hiện các nhà đúc chip Trung Quốc đang tìm kiếm những thiết bị sản xuất nội địa để thay thế cho những thiết bị bán dẫn nhập khẩu nước ngoài. Naura, công ty cung ứng thiết bị đúc chip hàng đầu tại đại lục, đã ghi nhận doanh thu tăng gấp bốn lần kể từ năm 2018 và được cho là tiếp tục phá kỷ lục trong năm 2023 vừa qua.
Huawei đang làm điều mà nhiều đối thủ Apple, Google không làm đượcHệ điều hành HarmonyOS Next của Huawei có thể cạnh tranh sòng phẳng với iOS của Apple và Android của Google, điều mà chưa hãng công nghệ nào làm được.">Huawei xây dựng ‘pháo đài’ bán dẫn tỷ đô tại Thượng Hải
- Ông Tài cho hay, đầu năm học 2020-2021, toàn cấp tiểu học tăng hơn 152.000 học sinh và tăng 4.325 lớp so với năm trước.
"Như vậy, số học sinh cấp tiểu học càng tăng, cùng với việc sắp xếp lại quy mô trường lớp thì có một chỉ số mà chúng tôi vô cùng quan tâm và đề nghị các địa phương chú ý. Đó là năm ngoái tỷ lệ học sinh/lớp là khoảng 29,7 đến 30%, nhưng năm vừa qua, tỷ lệ học sinh/lớp đã vượt lên thành 31,27%. Và nếu như chúng ta không có dự báo thì sự tiệm cận đến mức tối đa theo quy định Điều lệ trường tiểu học sẽ diễn ra trong một vài năm tới”.
Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng Do đó, nếu các địa phương không có tính toán và sự chuẩn bị thì việc triển khai chương trình phổ thông mới sẽ gặp khó khăn.
“Rất mong các địa phương cố gắng ổn định và có dự báo về học sinh tăng quá từng năm để đáp ứng, đảm bảo được tỷ lệ học sinh trên lớp để tăng chất lượng đối với cấp tiểu học”.
Kết thúc học kì 1 năm học 2020-2021, cả nước có hơn 406 nghìn giáo viên cấp tiểu học, tăng gần 6.140 giáo viên so với năm học trước. Tỷ lệ trung bình giáo viên/lớp ở cấp tiểu học là 1,41 giáo viên/lớp, cơ bản đủ để thực hiện dạy học 2 buổi/ngày.
“Trong hơn 6.000 giáo viên được tuyển dụng mới, một điều rất đáng mừng là ngoài giáo viên các môn học bắt buộc thì các địa phương đã bắt đầu quan tâm đến việc tuyển giáo viên các môn học mới như môn Tiếng Anh, Tin học. Riêng học kỳ 1 năm học vừa qua, toàn quốc có 9.590 giáo viên môn Tin học (tăng 1.000 so với năm ngoái), dù môn học này hiện là môn tự chọn đối với lớp 1”, ông Tài nói.
Là năm học đầu tiên triển khai chương trình phổ thông mới, ông Thái Văn Tài cho rằng, giáo viên có nhiều áp lực, đặc biệt trước kỳ vọng lớn của xã hội, giáo viên lớp 1 ở giai đoạn đầu đã có những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, đến nay, mọi thứ đã đi vào nề nếp và có những kết quả bước đầu.
Thanh Hùng
Giáo viên 'lên tay' khi dạy chương trình lớp 1 mới
Các giáo viên chia sẻ họ cảm thấy năng động hơn so với chính mình của trước đây sau một kỳ học cùng các học sinh triển khai chương trình phổ thông mới.
">Cảnh báo áp lực sĩ số học sinh/lớp tiếp tục tăng