您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Nhận định, soi kèo Tonga vs Tuvalu, 9h00 ngày 27/11
NEWS2025-01-17 03:14:24【Công nghệ】5人已围观
简介ậnđịnhsoikèoTongavsTuvaluhngàvideo ban thang Hồng Quân - 26/11/2023 10:51video ban thangvideo ban thang、、
很赞哦!(51197)
相关文章
- Nhận định, soi kèo OFI Crete vs Levadiakos, 22h59 ngày 13/1: Kéo dài thăng hoa
- Chuyện đau lòng sau khoản tiền tỷ bán đất của người bố vợ
- Honda Vario 160 phân khối bán tại Việt Nam, giá từ 51,69 triệu
- Chữ 'hiếu' ngăn tôi đưa cha mẹ già vào viện dưỡng lão
- Nhận định, soi kèo Nakhon Pathom vs Nongbua Pitchaya, 19h00 ngày 14/1: Cửa trên thắng thế
- Ngày của Mẹ 2020 là ngày nào?
- 10 hành vi của bố mẹ có tác động xấu đến con
- Cặp 'chồng cú vợ tiên' vẫn bị chỉ trích, miệt thị sau 2 năm kết hôn
- Nhận định, soi kèo Bangkok United vs Buriram United, 19h00 ngày 12/1: Tin vào cửa trên
- Lạ lẫm… nuôi cá trong rừng
热门文章
- Nhận định, soi kèo Norwich City vs Brighton, 22h00 ngày 11/1: Không dễ dàng
- Bí mật trong chiếc hộp có lỗ thủng ở phòng tắm khiến nữ sinh kinh hãi
- Thấy gì từ những dịch chuyển của Subaru trên thị trường ô tô trong khu vực
- Kết hôn với tỷ phú Mỹ, nữ Việt kiều ở cung điện 800 tỷ, kỷ niệm ngày cưới như cổ tích
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán Genoa vs Parma, 18h30 ngày 12/1
Dù muốn, dù không thì chuyện cũ vẫn mãi nằm lại phía sau. (Ảnh: Han)
Người yêu cũ là định nghĩa về đoạn tình cảm không kết quả, là người từng trò chuyện thâu đêm suốt sáng, là người mà bây giờ đến câu chào hỏi cũng thật gượng gạo. Tất cả những ký ức về người yêu cũ bạn đừng đau đáu mang theo nữa, buông đi cho nhẹ lòng.
Tất nhiên, khi nhắc đến một mối tình hóa dĩ vãng, có một chút gì đó thật xót xa. Bởi, chúng ta đã bên nhau lâu như vậy, thế nhưng đến cuối cùng điều đọng lại có chăng chỉ là oán hận, là hối tiếc?
Bạn tôi kể, ngày này năm ấy, chỉ cần bạn than thở một chút là người ấy lo lắng, vội vã đến bên. Kỷ niệm như một thước phim tua chậm, dù cố cách nào thì từng mảng ký ức vẫn kéo về mỗi bận yếu lòng.
Bạn cũng buồn nhiều, khóc nhiều, oán hận, trách móc có đủ cả. Nhưng rồi, bạn không đủ sức để níu giữ tình yêu vỡ tan trong một chiều tưởng chừng yên ả.
Bạn nói, điều mà bạn không mong nhất lại xảy đến một cách bất ngờ. Trái tim đang hạnh phúc lại “sốc” đến độ không dám mở lòng yêu thêm một ai.
Nhắc đến người yêu cũ, bạn không biết dùng câu từ gì để diễn tả được đúng nhất. Người từng thương nay hóa người dưng, người từng hết lòng yêu nay lại ngược đường với nhau.
Khép lại một đoạn đường, biết đâu lại mở ra một chặng hạnh phúc mới. (Ảnh: Han)
Tôi khuyên bạn, tận cùng của nỗi buồn biết đâu lại là khởi đầu của một hạnh phúc mới. Chúng ta đang sống với hiện tại chứ không phải loay hoay ngược dòng về phía xưa cũ. Vết thương nào rồi cũng đến khi liền sẹo, không thể cứ mãi cố chấp bấu víu vào nỗi đau từ quá khứ nữa.
Cuộc đời này sẽ không vì bạn là con gái mà nâng niu nhẹ nhàng, nhưng rồi sẽ có một người, bởi vì thương bạn mà chở che và bảo vệ. Người ấy rồi sẽ xuất hiện, vào một thời điểm thích hợp nào đó mà thôi.
Tôi cũng từng có một tình yêu, một phần thanh xuân còn sót lại sau những năm tháng dài chai sạn yêu thương. Nhưng đáng tiếc, người ấy chỉ là người dưng để thương, mà lỡ thương rồi chỉ đành giấu kín một góc trong trái tim.
Mỗi người đều giữ cho riêng mình những câu chuyện, cảm xúc không giống nhau. Có người chọn cách đi qua tan vỡ trong lặng im, nhưng vết thương dằng dặc ấy lại có sức dày vò thật sâu.
Một số khác lại ngày ngày nói với cả thế giới rằng “tôi đang thất tình, tôi oán hận người yêu cũ”. Sự lặng thinh hay ồn ào sau chia tay ắt hẳn đều có lý do riêng của nó.
Đừng mãi nhắc tên một người đã không còn liên quan đến cuộc sống riêng của mình nữa. Người ấy từng là một câu chuyện ngọt ngào, nhưng đó là chuyện của ngày hôm qua, bây giờ đơn thuần còn lại một cái tên.
Thế nên, sau chia tay, đừng oán hờn, đừng trách cứ nhau nữa. Chúng ta sống cuộc đời của riêng mình đi thôi!
Tôi muốn chia tay người yêu khi mẹ anh ấy nói điều này
Mẹ bạn trai nói, tôi nên sớm dừng lại để đỡ rắc rối về sau, con trai bà không thể lấy một người như tôi.
">Chia tay rồi, mình tha thứ cho nhau được không?
Rebecca Brownlie, nữ nhiếp ảnh gia và là một nhân viên lưu trữ tư liệu đã đến tác nghiệp tại một ngôi nhà bị bỏ hoang gần Cookstown, hạt Tyrone, Bắc Ireland trong khoảng thời gian từ tháng 12/2017 đến tháng 4/2018 trước khi bị phá hủy. Ngôi nhà không có người ở kể từ khi người cuối cùng trong số 3 anh em sống tại đây qua đời.
Những cuốn sách, tờ báo, tạp chí cũ mèm nằm phủ bụi bên trong ngôi nhà. Những bức ảnh rải rác được cho là thuộc về một người đàn ông tên Dessie - em trai út trong gia đình.
Trên lò sưởi, kim của chiếc đồng hồ matel cổ điển dừng lại mãi mãi vào lúc 12h15. Cặp kính cận để đó như có ai vừa tùy ý đặt xuống khi rời mắt khỏi cuốn sách. Cả những chiếc hộp thiếc đóng nắp vẫn chất đầy trên kệ, sách báo về vườn tược thì ở khắp nơi trong phòng khách.
Hàng trăm bức thư tình được gấp gọn chất đầy ngăn kéo. Ba chiếc ấm bằng đồng, rỉ sét nằm bên trên bếp lò, bên cạnh là chiếc cốc nhỏ có lẽ đã được đặt đó không lâu trước khi ông Dessie rời khỏi.
Trong phòng khách, ghế sofa và ghế bành vẫn vẹn nguyên sau nhiều thập kỷ. Brownlie tìm thấy những trang báo của tờ Mid Ulster Mail từ những năm 1917, một tờ báo ghi lại hậu quả của vụ đắm tàu Titanic vào năm 1912, cuộc điều tra dân số năm 1851 ở Ireland và các bài viết khác có ghi mốc thời gian từ năm 1811.
Ga giường và chiếc rương cũ phủ đầy bụi bẩn trong phòng ngủ. Nữ nhiếp ảnh gia tìm thấy một tẩu thuốc lá còn hút dở, đôi giày của chủ nhân để lại cạnh giường, tiền và quần áo từ thời Nữ hoàng Victoria cũng như bản sao của Giao ước Ulster được ký bởi những đoàn viên phản đối Quy tắc Gia đình năm 1912.
Nhà bếp với đài phát thanh bán dẫn, cân, lịch và nhiều và nhiều vật dụng khác.
Khi vào trong, Brownlie cho biết ngôi nhà bừa bộn và rất nhiều rác. “Tôi nhìn bên ngoài và không chắc nó có đáng giá không. Ngay khi tôi mở cửa, suy nghĩ đó đã bị thổi bay. Ngôi nhà nhỏ là một bảo tàng lịch sử xã hội. "Nữ nhiếp ảnh gia gọi ngôi nhà tồn tại từ những năm đầu thế kỉ XX này là một “viên kim cương thô”.
Ông Dessie - người cuối cùng sống tại ngôi nhà đã được đưa đến viện dưỡng lão năm 2015 và qua đời 2 năm sau đó. Không có nhiều thông tin được ghi lại về ông cũng như những thành viên khác, chỉ biết gia đình Dessie từ trước đến nay có truyền thống sẽ không bỏ đi những đồ dùng cũ trong nhà, kết quả là qua nhiều thế hệ, giờ ngôi nhà ấy đã thành một nhà kho chứa đầy cổ vật.
Biết được chuyện ngôi nhà của mình bỗng được nhiều người chú ý, ông Dessie từng ngỏ lời muốn gặp Brownlie nhưng vì sức khỏe đã yếu nên ông đã qua đời trước khi cô nhiếp ảnh gia kịp đến để trò chuyện.
"Sau khi Dessie qua đời, ngôi nhà được giao cho hàng xóm trông coi. Theo kế hoạch, ngôi nhà bị phá để xây dựng một ngôi nhà mới. Những người quan tâm đều muốn tôi ghi lại hình ảnh ngôi nhà trước khi phá hủy". Đa số biết rất ít về Dessie. Ông ấy là một nông dân chăn nuôi bò sữa và đầu bếp tuyệt vời. Nhiều người bạn vẫn nói về bánh mì soda nổi tiếng mà ông làm.
"Còn rất nhiều ngôi nhà ở khắp nơi trên thế giới giống thế này nhưng chẳng mấy chốc, chúng cũng sẽ biến mất và chúng ta sẽ dần mất đi những thứ đáng giá mà không hề giữ lại bất kì tư liệu nào. Đó là lý do tôi yêu công việc chụp ảnh và lưu trữ dữ liệu này của mình”, cô chia sẻ thêm.
Sự thật clip cô dâu mang thai không được đi cửa chính, chú rể bế thẳng vào nhà
Hai ngày qua, clip chú rể Bình Phước bế cô dâu chạy vào nhà khiến nhiều người dùng mạng xôn xao. Thông qua VietNamNet, người quay clip đã lên tiếng giải thích.
">Ngôi nhà bỏ hoang, bên trong toàn đồ cổ phủ bụi
PGS. TS Trần Thành Nam (Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội) - Theo ông, những tổn thương tâm lý lâu dài với những trẻ em từng là nạn nhân của các hành vi xâm hại là gì?
PGS.TS Trần Thành Nam: Trẻ là nạn nhân của dâm ô và xâm hại ở độ tuổi càng nhỏ thì mức ảnh hưởng càng lớn và hậu quả càng lâu dài. Các triệu chứng có thể xuất hiện ngay hoặc sau vài ba tuần với các dấu hiệu đặc trưng về cảm xúc (lo lắng, bồn chồn, trở nên quá cảnh giác hoặc nhạy cảm với các tình huống gợi nhớ); hành vi (né tránh những bối cảnh, không gian, địa điểm, con người có thể gợi nhớ lại sự kiện gây hoảng sợ làm cá nhân không thể thoải mái sinh hoạt và tham gia các hoạt động như trước đây nữa) và ký ức xâm nhập (những hành động sợ hãi đó có thể xuất hiện lặp lại trong giấc mơ khiến trẻ gặp ác mộng, tỉnh dậy giữa đêm và không thể trở lại đi ngủ được).
Nghiên cứu cũng cho thấy nạn nhân của xâm hại thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát sự tức giận. Các em tự đổ lỗi dằn vặt bản thân, mất sự tin tưởng vào người khác; tự thu mình lại trước các mối quan hệ xã hội. Về lâu dài, các em có nguy cơ phát triển các rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn ăn uống (cuồng ăn hoặc chán ăn); rối loạn trong đời sống tình dục khi lớn lên; lạm dụng chất gây nghiện.
Tính trung bình, những em đã từng bị dâm ô hoặc xâm hại tình dục nghiêm trọng sẽ có hành vi tự hủy hoại (cắt tay; tự hành xác) nhiều hơn. Trung bình, mỗi em sẽ có từ 10-13 lần lập kế hoạch tự tử. Đáng sợ hơn là những người đã từng bị lạm dụng có nguy cơ trở thành tội phạm lạm dụng những đứa trẻ khác trong tương lai. Thế hệ sau của các em cũng thường có nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần hơn những nhóm trẻ khác.
- Có một thực tế ở Việt Nam là nhiều người lớn không ý thức được những hành vi đụng chạm của mình với trẻ là một hành động gây tổn hại tâm lý trẻ, mà chỉ coi đó là sự trêu đùa. Theo ông, làm thế nào để nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc bảo vệ thân thể và tâm lý trẻ em trong những trường hợp này?
Theo quan điểm của cá nhân tôi, có lẽ kiến thức về những hành vi dâm ô và xâm hại trẻ em đã được giới thiệu trên truyền thông quá nhiều rồi. Tôi tin là về mặt nhận thức ai cũng biết, chỉ là vẫn còn khoảng cách giữa nhận thức chưa thay đổi hành vi.
Nó cũng giống như luật giao thông ai cũng biết không được vượt đèn đỏ nhưng vẫn có người vượt nếu như môi trường thuận lợi và không có cảnh sát giao thông. Vì vậy, tôi nghĩ rằng tất cả những khu vực có nguy cơ (cụ thể trong trường hợp này là thang máy), chúng ta nên dán một thông báo rõ ràng, ví dụ như “Vì lý do an toàn, mọi hành vi của bạn đang được máy quay ghi lại”. Đó là biện pháp bất đắc dĩ khi một bộ phận thiếu ý thức về hành vi cá nhân nơi công cộng.
Một hành vi đụng chạm vào bộ phận nhạy cảm của trẻ trong thang máy xảy ra ở Hà Nội mới đây. - Ông có thể chia sẻ một số biện pháp giúp trẻ tự vệ và nhận biết những kẻ khả nghi ở nơi công cộng?
Các chương trình tập huấn phòng chống xâm hại tình dục đã có nhiều. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh là những chương trình này phải được xây dựng dựa trên những bằng chứng nghiên cứu đi trước về tính hiệu quả của các chương trình, chứ không thể làm bừa, làm cho có, làm cho qua. Các chuyên gia thiết kế chương trình can thiệp phải dựa trên bằng chứng nghiên cứu khoa học chứ không phải thiết kế dựa trên quan điểm cá nhân “tôi nghĩ là” hay “tôi tin là”.
Ví dụ, nghiên cứu trên thế giới về các chương trình phòng chống xâm hại tình dục ở học sinh thường được thiết kế trên tiếp cận trường học (School-based), tiếp cận cộng đồng (community based), tiếp cận gia đình (family based) và tiếp cận tại chỗ (placed based). Mặc dù phải có sự đồng bộ triển khai giữa các hướng tiếp cận nhưng tiếp cận trường học đóng vai trò nòng cốt có sự ảnh hưởng nhất.
Về nội dung giảng dạy, các chương trình có hiệu quả đều nêu các vấn đề chính như: Giới thiệu về phổ hành vi xâm hại, lạm dụng tình dục; Quyền bất khả xâm phạm về thân thể cá nhân; Hành vi dẫn dụ làm thân; Nhận diện các tình huống an toàn và không an toàn; Cách nói không một cách nhất quán và tự tin; Tầm quan trọng và cách thức chia sẻ những bí mật với người lớn; Nhận diện các dạng động chạm phù hợp và không phù hợp.
Về phương pháp tổ chức giảng dạy, phần nhiều các chương trình có hiệu quả đều sử dụng đa dạng các phương pháp trong đó có chiếu phim, đóng vai trong đó tình huống sân khấu hoá chiếm đa số. Các phương pháp giảng dạy quy trình hoá từ làm mẫu hành vi – yêu cầu tập luyện đóng vai – đưa ra phản hồi điều chỉnh – tiếp tục thực hành đóng vai – mở rộng các tình huống để khái quát hoá kỹ năng (qua game, bài luận thu hoạch, viết truyện, giải quyết tình huống mẫu) được vận dụng nhiều.
Ngoài ra, các bằng chứng đi trước cũng cho thấy nhiều phương pháp khác cũng được áp dụng trong quy trình tổ chức giáo dục phòng chống kỹ năng xâm hại tình dục cho các em còn sử dụng các bài hát, các phương tiện hỗ trợ trình chiếu, hình ảnh, thời gian phản hồi trực tiếp với giảng viên hoặc giám sát sau đó. Với những chương trình có hiệu quả, luôn có phần giới thiệu những nội dung giáo dục với cha mẹ của trẻ và có mạng lưới kết nối sau khoá tập huấn giữa học sinh – cha mẹ - nhà trường - các tổ chức bảo vệ trẻ em và các số điện thoại hỗ trợ khẩn cấp.
Cá nhân tôi mong muốn đề nghị các cơ quan có thẩm quyền sẽ rà soát lại nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức của các chương trình giáo dục phòng chống xâm hại hiện hành để đảm bảo tính khoa học và hiệu quả.
Bé trai 6 tuổi bị người đàn ông dâm ô trong thang máy
Hình ảnh trích xuất từ camera thang máy chung cư ở Hà Nội cho thấy, người đàn ông đá vào vùng nhạy cảm của cậu bé.
">'Thủ phạm xâm hại trẻ em không chỉ là những kẻ có diện mạo bất hảo'
Siêu máy tính dự đoán Arsenal vs MU, 22h00 ngày 12/1
- Vợ chồng tôi kết hôn tròn 2 năm, tôi mới sinh con gái được 6 tháng. Do ở Hà Nội có nhà riêng rộng rãi nên khi sinh con, tôi không về quê mà 2 bà nội, ngoại ra chăm sóc.
Trước đây, 1 năm hai bà gặp nhau đôi lần nên lần nào gặp cũng cười nói vui vẻ. Từ khi sống chung, những va chạm, mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh. Hai bà thông gia bỗng coi nhau như kẻ thù.
Mẹ chồng tôi thuộc tuýp người bảo thủ, kỹ tính, luôn cho rằng mình đúng. Trong khi, mẹ đẻ tôi là người xuề xòa. Từ chuyện nấu nướng, chăm sóc cháu cho đến dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, lần nào họ cũng xảy ra cãi vã.
Mẹ tôi kho cá, thường nêm chút đường. Cả bữa ăn, mẹ chồng ngồi ỉ ôi, mỉa mai mẹ tôi kho cá chẳng khác nấu chè. Tôi thấy vẻ mặt bà ngoại không hài lòng, vội xoa dịu, cố gạt đi cho mẹ bớt giận, giữ yên ấm nhà cửa.
Mọi thứ tạm ổn được vài ngày, lại xảy ra chuyện. Con gái tôi ăn sữa mẹ và cả sữa công thức vì tôi không đủ sữa. Bà nội tỏ ý khó chịu, cho rằng tôi sợ hỏng ngực, mới cho con dùng sữa ngoài.
Mẹ tôi nói đỡ: ‘Thời buổi này, sữa mẹ ít, dặm thêm sữa công thức cũng không sao đâu chị’.
‘Chị thông gia nhầm rồi, sách vở, mạng Internet vẫn nói là nên cho trẻ ăn sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên để tăng sức đề kháng. Tôi không nghĩ chị lại thiếu hiểu biết đến thế.
Ở nhà, Uyên nó là con chị, chị dạy thế nào cũng được nhưng giờ Uyên là con dâu tôi, chị để tôi uốn nắn cháu theo nếp nhà tôi’, mẹ chồng tôi lớn tiếng nói.
Đời sống hiện đại, việc tắm cho trẻ sơ sinh cũng tiện nghi hơn. Nhiều loại dầu tắm, dầu gội cho bé khá tốt. Mẹ chồng tôi nhất quyết không cho dùng mà bắt con dâu tắm cho cháu bằng các loại lá mang ở quê xuống.
Con bé tắm được 2 hôm, da có hiện tượng mẩn đỏ, phải đến bệnh viện khám. Bác sĩ biết gia đình tắm cho con bằng lá cây, liền khuyến cáo ngưng sử dụng.
Về nhà, mẹ chồng tôi bỏ ngoài tai, cho rằng, ngày xưa mình nuôi con cũng thế, không gặp vấn đề gì. Thấy thông gia bảo thủ, mẹ tôi sẵn nóng tính, nói nặng nhẹ vài câu.
Chẳng ngờ, mẹ chồng tôi đáp trả gay gắt. Hai bà khẩu chiến hàng tiếng đồng hồ, tôi can ngăn cũng không dừng lại. Sau đó, mẹ chồng xách túi bỏ về quê.
Chồng tôi ban đầu còn đứng ở giữa nhưng không hiểu lý do gì, anh thay đổi thái độ, chỉ trích mẹ vợ không biết cư xử. Anh bắt tôi bế con về quê nội, không được ở gần bà ngoại.
Tôi nghĩ, lúc căng thẳng như thế, chồng tôi nên bình tĩnh, bàn với vợ tìm cách giải quyết, anh lại bênh vực mẹ đẻ, một mực nghe bà chỉ đạo.
Mọi việc căng thẳng đến mức, hai bà mẹ còn cương quyết bắt chúng tôi ly hôn. Mẹ chồng tôi ra tối hậu thư cho con trai: ‘Chọn mẹ hoặc vợ’.
Tôi và chồng cãi vã nhiều vì chuyện này nên đã viết đơn. Tuy nhiên, khi bình tĩnh hơn, nhìn nhận lại mọi sự một cách khách quan, tôi thấy tình cảm vợ chồng chưa đến mức phải đổ vỡ như thế. Vấn đề lớn là mối quan hệ của hai bà thông gia.
Theo các bạn, tôi cần làm gì để xoa dịu và hàn gắn lại. Liệu sau tất cả, tình cảm vợ chồng, mẹ con, có thể như xưa được hay không?
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Con dâu nhờ trông cháu, mẹ chồng đòi trả công 5 triệu/tháng
Bà nội nói, ở nhà trông cháu rất mệt mỏi và bí bách, bà muốn vợ chồng tôi mỗi tháng đưa 5 triệu.
">Thông gia khẩu chiến, vợ chồng trẻ đưa nhau ra tòa
- Bây giờ là giữa mùa hè, cái nắng của vùng Tây Bắc như được tiếp thêm sức nóng khiến màu hoa của những cây phượng ven đường dẫn vào thành phố Hà Giang rực thêm sắc đỏ.
Hai giờ chiều, anh lái xe cho mọi người dừng nghỉ giữa đỉnh Cổng Trời, cả đoàn lục tục kéo nhau xuống xe, mấy người yếu thì ôm đầu ậm ọe, người khỏe thì uống nước, hút thuốc và thả hồn vào mây, vào núi… Mười phút sau, đợi cho mọi người chụp ảnh và gọi điện nhắn tin xong, trưởng đoàn Trần Bình Tám thủng thẳng nói:
"Bây giờ mới chính thức đặt chân vào cao nguyên đá, từ sáng đến giờ đoàn chúng ta mới chỉ đi dạo chơi. Phía trước là dốc, là đèo, là quanh co gấp khúc. Và cái đẹp mê hồn của đất trời Hà Giang cũng bắt đầu từ đây. Mọi người cứ thỏa sức mà say…".
Đúng như lời ông Tám, chiếc xe 16 chỗ bắt đầu vặn vẹo ngả nghiêng, rất nhiều khúc cua tay áo khiến cho mọi người bồng bềnh nôn nao.
Xe qua đất Yên Minh, Mèo Vạc hiện ra với bạt ngàn núi đá. Không khí trong xe như chùng xuống, có lẽ mọi người đang lặng lẽ thả hồn vào đá. Tôi cảm thấy khâm phục bà con người Mông nơi đây, cảm phục tinh thần bất khuất, sáng tạo, dũng cảm, cần cù của họ.
Họ đã biến đá thành ngô, ngô bạt ngàn chen chân vào từng khe đá, ngô đè đá, vươn cao, trổ hoa trổ bắp. Chắc chắn rằng mỗi cây ngô, mỗi bắp ngô đều ngấm ướt vị mặn mòi những giọt mồ hôi của người dân nơi đây.
Trời đã về chiều, nắng chuyển sang màu vàng, cái nóng dịu đi nhường lại bầu không khí mát mẻ cho cao nguyên đá. Bất chợt, chúng tôi bắt gặp lũ trẻ đang chạy tung tăng trên đường, phóng viên Vũ Nhung nói với anh lái xe cho xe dừng lại, cả đoàn kéo xuống để chia kẹo bánh, truyện tranh và giao lưu với các cháu.
17h30, chúng tôi tới thị trấn Mèo Vạc. Không khí làm việc của các ban ngành trong huyện chiều cuối tuần vẫn diễn ra hối hả. Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Nguyễn Phi Long đón chúng tôi bằng nụ cười hồn hậu.
Ăn tối xong, chúng tôi đi nghỉ sớm. Suốt một ngày đánh vật với dốc, với đèo, với gập ghềnh núi đá nên cả đoàn đều thấm mệt. Đêm cao nguyên yên tĩnh và trong lành, không khí mát dịu đã làm giấc ngủ của chúng tôi như ngắn lại.
Lần này lên Mèo Vạc, Liên chi hội Nhà báo Thông tin và Truyền thông có mang theo 500 cuốn sách để tặng cho Trường THPT của thị trấn. Đây là sáng kiến của nhà báo Trần Bình Tám. Ông muốn đem văn hóa đọc đến vùng núi xa xôi này để các em học sinh có điều kiện tiếp cận với các kiến thức mới, kĩ năng sống và hướng nghiệp trong tương lai.
Buổi làm việc với ban giám hiệu nhà trường diễn ra rất nhanh chóng nhưng thật hiệu quả. Thầy giáo quyền hiệu trưởng Nông Thế Huân xúc động tiếp nhận món quà tinh thần từ các nhà báo. Ông nói lời cảm ơn và mong "các nhà báo, các cơ quan ban ngành ở Trung ương quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con em các dân tộc ở Mèo Vạc, đặc biệt là con em các dân tộc thiểu số. Hiện nay, chúng tôi vẫn còn thiếu sách giáo khoa, thiếu sách tham khảo, sách hướng nghiệp và các thiết bị giảng dạy khác…".
Chúng tôi đến dự giờ Văn của một lớp 12. Cô giáo Lù Thị Ngân đang say sưa truyền đạt cho các em về cảm thụ văn học trong văn thơ. Nhà báo Trần Bình Tám – một giảng viên đại học – đã được mời giảng mẫu về chủ đề tình yêu Tổ quốc của người Việt Nam.
Mặc dù không có sự chuẩn bị trước nhưng với kinh nghiệm của mình, thầy Tám đã truyền lửa cho các em bằng một phương pháp dạy truyền cảm, dễ hiểu, thu hút sự lắng nghe của các em và các đại biểu. Hết buổi giao lưu, thầy Nông Thế Huân chạy lên ôm chầm lấy nhà báo. Ông nói với giọng tiếc nuối:
- Biết thầy nói hay thế này em cho cả trường tập trung để nghe thì tốt biết mấy.
Cô giáo trẻ Tống Ngọc Huyền thì không giấu nổi xúc động:
-Thầy ơi! Thầy làm em rưng rưng nước mắt. Sao thầy nói thuyết phục và gần gũi thân thương thế! Bọn em học được ở thầy nhiều lắm!
Tạm biệt thầy trò trường THPT Mèo Vạc, chúng tôi đi về xã Pả Vi. Từ đường Quốc lộ 2C nhìn xuống, dòng sông Nho Quế uốn lượn như một dải lụa mềm có màu xanh lục, rất đẹp nhưng nếu ai sợ độ cao sẽ không dám nhìn lâu.
Quả thật, địa hình nơi đây vô cùng hiểm trở. Để lên được các nhà dân, chúng tôi phải đi bộ theo dải đường mòn đã được đổ bê tông. Nhà nào thuận lợi thì ở gần đường, nhà nào ở cao hơn thì chưa có đường lên, cứ phải leo trèo qua các bậc đá trơn trượt và độ dốc cao.
Phó Chủ tịch Ma Quốc Trưởng vẫn luôn dẫn đầu đoàn, tuy vậy mồ hôi đã ướt đầm lưng áo anh. Hai nhà báo nữ Vũ Nhung và Bình Minh rất hứng thú với việc chia bánh kẹo và sách ảnh cho bọn trẻ, nhà báo Nguyễn Đức Huy thì mải mê chụp ảnh.
Được tận mắt chứng kiến cảnh sống khó khăn của bà con người Mông nơi đây, Bình Minh đã thốt lên: “Em thật là may mắn được đi cùng các anh trong chuyến công tác này. Em vẫn biết là bà con còn khó khăn nhưng gặp được bà con rồi, em mới hiểu xóa đói giảm nghèo vẫn còn nhiều việc phải làm”.
Vũ Nhung thì đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Từ việc một đôi vợ chồng người Mông có ba cô con gái, người chồng mới 21 tuổi còn cô vợ thì 25 tuổi, đứa con lớn 4 tuổi, đứa con thứ ba còn đang đỏ hỏn. Cả gia đình sống trong ngôi nhà đơn sơ trống trải. Còn ông Giàng Mí Sà sinh năm 1970, Nhung lại tưởng ông ấy là 70 tuổi.
Gia đình ông Sà có 9 khẩu, người con trai lớn đã lấy vợ và có con nhưng vẫn chưa có điều kiện ra ở riêng. Vậy là 9 con người cứ xoay tròn trong ngôi nhà chật hẹp. Bình Minh hỏi han rất kĩ ông Giàng Mí Sà thông qua anh công an xã làm phiên dịch. Được Nhà nước hỗ trợ tiền làm nhà lần này, ông Sà vui lắm. Ông cứ nói đi nói lại rằng:
- Tôi có cái nhà mới rồi. Yên tâm rồi. Giờ chỉ việc lo cái ăn cái mặc và cho con cháu đi học cái chữ nữa thôi.
Cuối buổi trò chuyện, Bình Minh đã lấy tiền riêng của mình ra biếu ông Sà 500 nghìn đồng. Số tiền tuy không lớn nhưng nó mang nhiều ý nghĩa nhân văn, cả người cho và người nhận đều nở một nụ cười thân thiện.
Mới gần trưa mà trời đã nắng như đổ lửa, con đường mòn dẫn lên bản Mã Phí Lèng vẫn nhiều người lên xuống. Bà con đang vận chuyển gạch đá, xi măng để chuẩn bị làm nhà. Dự án xóa nhà tạm đã được triển khai từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa giải quyết hết được khó khăn về nhà ở cho bà con. Vẫn còn rất nhiều việc phải làm, nhiều việc phải lo và còn cần phải thêm thời gian nữa…
Tại buổi làm việc với các đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Mèo Vạc, chúng tôi hiểu thêm về những khó khăn của tất cả các cấp và các ban ngành trong huyện. Với 86.000 dân trong đó có 79% là bà con người Mông, toàn huyện có 17 xã và một thị trấn, trong đó 10 xã là núi đá, 3 xã ở vùng biên giới.
Vẫn còn hơn 7.000 hộ nghèo và 6% hộ cận nghèo. Đặc biệt là khí hậu ở Mèo Vạc rất khắc nghiệt, hạn hán kéo dài, nước sinh hoạt của bà con rất thiếu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tăng gia sản xuất.
Đối với việc phát triển văn hóa xã hội, khó khăn lớn nhất vẫn là việc con em của bà con người Mông không đi học hoặc đi học rồi lại bỏ. Có nhiều lý do khi đặt ra câu hỏi tại sao các em không đến trường? Nào là do địa hình hiểm trở, nhà ở cách xa trường, phải ở nhà tham gia các công việc như giữ em, nấu cơm, chăn bò, chăn lợn, làm cỏ ngô,…
Tôi chợt nhớ đến cậu sinh viên Sình Mí Cáy ở xã Pải Lủng, xuống Hà Nội học ở khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông trường Đại học Hòa Bình. Cáy kể, nhà có 5 anh em trai, cậu em thứ hai đã lấy vợ khi tuổi chưa đầy 19. Cậu thứ ba cũng xuống Hà Nội học Cao đẳng Nội vụ. Cả hai anh em đều đi làm thêm bốc vác vào buổi tối hoặc nhặt bóng cho các sân đánh quần vợt. Cố gắng tằn tiện cũng đủ tiền học và tiền ăn.
Năm 2018 Cáy đã ra trường và trở về Mèo Vạc nhận công tác ở một xã trong huyện. Khớp lại các câu chuyện của anh em Sình Mí Cáy, của trường THPT, của các đồng chí lãnh đạo huyện và những điều tai nghe mắt thấy trong chuyến đi, tôi thấy trong lòng đang nhen nhóm một niềm vui và tràn đầy hi vọng.
Theo báo cáo của lãnh đạo huyện, mặc dù còn rất nhiều khó khăn nhưng lộ trình xây dựng chương trình “Nông thôn mới” đang được triển khai quyết liệt. Trong năm 2020 ít nhất sẽ có một xã hoàn thành mục tiêu này. Tôi hỏi đồng chí Phó Chủ tịch huyện:
- Giải pháp nào để tiến hành chương trình xây dựng “Nông thôn mới”?
Đó là sự chỉ đạo sát sao liên tục, đứng đầu là đồng chí Bí thư huyện ủy. Các tiêu chí cụ thể như thu nhập, nhà ở, nhà vệ sinh,… lập ban chỉ đạo để phân bố ngân sách hợp lý; tạo công ăn việc làm; đưa con em đi lao động ở các khu công nghiệp trong nước; ký kết hợp đồng lao động với các tỉnh, huyện giáp biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc; quy hoạch lại các vùng sản xuất, chăn nuôi, kết hợp với du lịch, xây dựng thêm các hồ chứa nước sạch, xóa nhà tạm cho một nghìn hộ dân,…
Con số đưa ra là rất nhiều, rất lớn, nhưng đó là những con số và kế hoạch rất cụ thể, chính xác, mang tính khả thi cao. Điều quan trọng là: "lãnh đạo huyện Mèo Vạc đã xác định đúng mục đích. Đó là: muốn xây dựng nông thôn mới trước hết phải bắt đầu từ dân, dựa vào dân".
Quá trưa, đoàn chúng tôi được Ủy ban nhân dân huyện mời cơm. Mặc dù đã rất đói, cơm rất ngon nhưng câu chuyện về những đứa trẻ người Mông còn thiếu thốn, những ngôi nhà tạm, những thầy cô giáo đang vượt mọi khó khăn để trụ lại với nghề trên cao nguyên đá, để dạy cái chữ cho các em, và cả những trăn trở suy tư của các đồng chí lãnh đạo huyện, của đoàn nhà báo chúng tôi vẫn cứ diễn ra sôi nổi.
Tạm biệt Mèo Vạc, tạm biệt những bà mẹ người Mông ướt đầm mồ hôi trên lưng áo để tạo nên màu xanh mướt mát của ngô. Tạm biệt những nụ cười hồn hậu và đầy thân thiện của người Mèo Vạc.
Những ông bố vật lộn với cô đơn, nuôi vợ con ở trời Tây
Có khoảng 1.900 phụ nữ Hàn Quốc đang nuôi dạy con một mình ở Montreal, Canada, trong khi chồng họ vẫn ở quê nhà, hỗ trợ họ về mặt tài chính.
">Một ngày ở Mèo Vạc, Hà Giang
- Nguyên liệu:
Bột nếp: 300gr, tôm tươi: 100gr, thịt lợn xay: 100gr (thịt nạc vai có chút mỡ), tôm khô: 50gr, đậu xanh đã xát vỏ: 150gr
Các loại gia vị khác: Hành lá, rau mùi, hành tím, bột nêm, đường, nước mắm, hạt tiêu, ớt...
Cách làm:
Đậu xanh ngâm vo thật sạch, ngâm nước 2-3h, vớt ra trộn với chút muối tinh và hấp chín
tán nhuyễn hoặc xay nhỏ mịn. Tôm tươi bóc vỏ, băm nhỏ.Tôm khô rắc lên mặt bánh (có thể bỏ qua phần này nếu không có nguyên liệu)
Tôm khô ngâm nước ấm rửa sạch, vớt ra để ráo. Sau đó, cho vào máy xay thịt xay bông lên, phi thơm chút tỏi băm nhỏ, cho phần tôm xay vào đảo nhanh tay và để lửa thật nhỏ tránh cho tôm bị cháy.
Hành củ bóc vỏ băm nhỏ, càng nhiều hành củ càng thơm. Hành lá thái nhỏ cho vào bát con, đun sôi dầu đổ dầu vào bát hành lá, mỡ hành lát cho lên trên mặt bánh.
Nhân bánh
Hành tím, tỏi băm trộn với thịt xay. Bạn đổ phần thịt xay vào đảo cho săn. Tiếp đến là tôm, nêm nếm gia vị cho vừa ăn, thêm vào chút hạt tiêu bắc xay nhỏ cho thơm, để nhỏ lửa rồi đổ hết phần đỗ xanh hấp chín tán nhuyễn ở trên vào.
Bạn bỏ thêm hành lá thái nhỏ, đảo cho đều tắt bếp để nguội vo thành các viên nhỏ khoảng 30gr.
Mọi người có thể sáng tạo cho thêm mộc nhĩ ngâm nở thái nhỏ hoặc nấm hương vào phần nhân ăn cho lạ miệng.
Vỏ bánh
Bột nếp đổ bột vào bát to, thêm vào 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa ăn phở dầu ăn. Bạn đổ từ từ nước ấm vào nhào đến khi bột dẻo mịn không dính tay, bọc màng bọc thực phẩm để bột nghỉ. Sau 15 phút đem chia thành các viên bột khoảng 50gr.
Vo viên bánh và làm bánh chín
Bạn ấn dẹt viên bột, đặt nhân đậu xanh tôm thịt vào giữa, vo tròn đem hấp hoặc luộc chín. Ở đây, chị Hương Giang chọn cách đem luộc đến khi bánh chín nổi lên mặt nồi, vớt bánh ra bát nước lạnh. Bánh bớt nóng thì vớt bánh ra đĩa, rắc chút tôm khô xay nhỏ và chút hành mỡ lên trên.
Lưu ý:
Khi ăn rưới thêm nước mắm chua ngọt, rau thơm và ăn kèm củ quả muối chua. Bánh ít trần nhân tôm thịt có thể tạo dáng quả bằng màu của thịt gấc và rau ngót. Mọi người không có thời gian thì nặn tròn bình thường và để nguyên bản màu trắng.
Người hướng dẫn: Tô Hưng Giang
Cách làm chè xoài mát lạnh, xóa tan nóng nực
Xoài là loại quả nhiều dinh dưỡng, cung cấp nhiều vitamin C cho làn da căng bóng. Bạn hãy bổ sung vào thực đơn của mình ngay món chè xoài.
">Cách làm bánh ít trần tôm nhân thịt