Thực hư dẫn đến sự việc trên là do bản thân Tr chỉ mới học hết lớp 9. Hiện em đang làm công nhân cho một nhà máy trong KCN Hồng Bàng, Hải Phòng với mức lương 4 triệu đồng/ tháng. Cuộc sống bí bách cộng với số tiền nợ nần chồng chất của người mẹ đã đẩy em đến suy nghĩ muốn xuất ngoại, tìm chồng Hàn Quốc để đổi đời.
“Em không biết mẹ em còn nợ nhiều nữa không chứ ngày nào cũng phải chứng kiến cảnh người ta đến đòi nợ rồi chửi bới. Ở quê em người ta đi xuất khẩu Hàn Quốc nhiều lắm, ai về cũng đổi đời hẳn. Năm ngoái em cũng được học qua lớp tiếng Hàn rồi nên đương nhiên em chọn nơi này để đi rồi làm việc trả nợ giúp mẹ”, Tr cho hay.
Hỏi về việc có thể gặp phải những bất trắc, rủi ro khi lấy chồng ngoại, Tr cười vui vẻ: “Em không sợ điều gì cả vì ở đây em đã được chứng kiến hết rồi. Nếu họ có đánh đập hành hạ thì em sẽ bỏ trốn. Tìm một nơi an toàn để làm việc, kiếm tiền”.
Mẹ ngập ngụa nợ nần
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến hành động viết status kêu gọi sự giúp đỡ lấy chồng Hàn Quốc của cô gái trẻ xuất phát từ việc người mẹ đang ngập ngụa trong nợ nần.
Qua tìm hiểu mới biết, Tr là con cả trong một gia đình từng khá giả, có của ăn của để. Do được cưng chiều, cô lao vào trò ăn chơi sa đoạ cùng một số bạn bè nên ngay từ khi học hết lớp 9 cô đã phải nghỉ học.
Sau đó, bố mẹ cô chuyển sang làm kinh doanh, bán hàng hải sản ở chợ Hồng Bàng. Việc kinh doanh không khá khẩm mà ngày càng ế ẩm khiến cho số nợ của gia đình ngày càng tăng cao.
“Chủ nợ đến đòi triền miên khiến cho mọi tài sản trong nhà em “không cánh mà bay”. Hai căn nhà khang trang của ông bà để lại cũng phải bán để trả nợ mà vẫn không đủ. Từ cảnh có tiền rủng rỉnh giờ đây gia đình em lại phải dắt díu sống trong căn nhà nhỏ tồi tàn”, Tr chia sẻ.
Tr cho biết thêm: “Hồi trước, khi mới xin làm công nhân, gia đình em khổ lắm. Tích góp mãi mới được 4 triệu để chạy việc cho em. Giờ mỗi tháng nhận lương, số tiền này em đều gửi cho bố mẹ để chi tiêu sinh hoạt và lo cho đứa em 4 tuổi đi học.
Em cũng không biết gia đình mình còn nợ nần bao nhiêu nữa, nghĩ tới cảnh bố mẹ chân không đi được mà phải chạy trốn con nợ khiến em không cầm lòng được. Giờ em chỉ muốn xa khỏi nơi tồi tệ này thôi”.
Trò chuyện thời gian dài mới hay, bố mẹ cô đều mà những người khuyết tật, cả hai đều bị teo chân nên việc kinh doanh, đi lại trở nên khó khăn rất nhiều. Đó cũng là một phần khiến cho cô cảm thấy bế tắc muốn tìm một lối thoát mới.
Ngoài những lý do nợ nần gia đình, Tr cũng cho biết thêm việc muốn lấy chồng Hàn Quốc vì bản thân mất niềm tin vào người bạn trai cô đã yêu một năm trước đó.
Hạnh Thuý
">
Mẹ ngập ngụa nợ nần, nữ sinh 19 tuổi mơ lấy chồng Hàn trả nợ
Ngài Tế Giác xuất gia với Tổ Thiệt Thoại khi Tổ đã cao niên. Thấy được căn cơ của ngài Tế Giác nên Tổ đã khuyên ngài về cầu pháp tu học với Tổ Phật Ý - Linh Nhạc tại chùa Từ Ân. Khi đến cầu pháp với Tổ Phật Ý, ngài được Tổ giao cho đệ tử là ngài Tổ Tông - Viên Quang (1758-1827) dạy dỗ. Ngài được Tổ Viên Quang đặt cho húy hiệu là Tiên Giác - Hải Tịnh.
Năm 1825, Tổ Hải Tịnh được vua Minh Mạng vời ra làm Tăng cang chùa Linh Mụ. Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), ngài được triều đình cử làm Tăng cang chùa Giác Hoàng trong kinh thành Huế. Về sau Tổ Hải Tịnh đã xin từ chức Tăng cang chùa Giác Hoàng, về lại Gia Định lưu trú tại chùa Giác Lâm. Những năm cuối đời, Tổ đã xiển dương Chánh pháp qua việc độ chúng xuất gia, tại gia; khai mở trường hương, phát triển việc giảng dạy cho chư Tăng như Tổ Viên Quang đã làm trước đó; mở các Đại giới đàn tại chùa Tây An (An Giang), chùa Thiên Ân (Gia Định). Tổ là người có ảnh hưởng đối với Tăng sĩ, quần chúng tại kinh thành Huế và cả miền Nam lúc bấy giờ, là nhà sư “có đức độ, được ca ngợi khắp miền, trải qua 73 năm hành đạo, không lúc nào nhà sư quên đi sự hưng suy của đạo pháp”.
Sau khi Tổ Thiệt Thoại viên tịch, Tổ Tế Lý kế thế trụ trì chùa Huê Nghiêm. Tổ là người có kiến thức và đạo hạnh nên được người trong vùng quy kính. Do chùa lúc bấy giờ nằm ở vùng gần nhánh sông Sài Gòn, vị trí thấp, Tổ có ý dời chùa và được bà Nguyễn Thị Hiên là đệ tử tại gia của Tổ hộ trì, hiến cúng đất để di dời chùa về địa điểm hiện nay, cách chùa cũ khoảng 1km.
Trải qua các đời trụ trì, ngôi cổ tự Huê Nghiêm được trùng tu nhiều lần. Cuối thế kỷ XIX, Tổ Huệ Lưu đứng ra vận động dân làng và nhân dân quanh vùng trùng tu lớn tổ đình. Những lần trùng tu sau này vào các năm 1960, 1969, 1990, 2003 do Tổ Thiện Bửu, Tổ Trí Đức, Hòa thượng Trí Quảng, Hòa thượng Trí Độ vận động. Đến năm 2011, Hòa thượng Thích Trí Quảng (viện chủ tổ đình) và Thượng tọa Thích Minh Đạo vận động đại trùng tu chánh điện với diện mạo như hôm nay.
Hiện nay chùa còn khu vườn tháp với các ngôi tháp cổ của Tổ Thiệt Thoại, Tổ Tế Lý, Tổ Liễu Xuân, Tổ Huệ Lưu, Tổ Thiện Bửu, Tổ Trí Đức và tháp của các ngài kế tự, Tăng chúng.
Hình ảnh và linh vị bà Nguyễn Thị Hiên thờ tại tổ đình
Giai thoại về bà Hộ Hiên
Bà Nguyễn Thị Hiên (1763-1821) là một người giàu có ở làng Linh Chiểu Đông, thuộc Thủ Đức ngày nay. Bà lại có tấm lòng giúp đỡ người và thường ủng hộ các việc công ích của làng nên người trong vùng thường gọi là bà Hộ Hiên.
Theo lời Hòa thượng Thích Trí Quảng, bà Nguyễn Thị Hiên là đệ tử của Tổ Tế Lý, được ngài ban cho pháp danh Liễu Đạo. Với lòng ngưỡng mộ và quy kính Tổ Tế Lý, bà đã phát tâm hiến cúng đất nơi gò cao để di dời chùa khỏi vị trí ban đầu ở vùng đất thấp ven sông. Tương truyền, lúc cuối đời, bà Hộ Hiên đã vào chùa ở. Từ đó, có hai cách lý giải xung quanh sự việc này: hoặc cuối đời bà vào chùa ở như những người già, muốn nương nơi cửa chùa để sớm hôm kinh kệ cùng Tăng chúng và nhờ chùa lo hậu sự; hoặc bà vào chùa xuất gia tu tập.
Bức họa truyền thần và bài vị của bà Hộ Hiên đang được thờ tại hậu tổ của chùa lại cho thấy đây là bài vị của một cư sĩ: “Phụng vị Hoa Nghiêm tự, hội chủ Nguyễn Thị Hiên, pháp danh Liễu Đạo, tự Thành Tâm chánh hồn, Quý Mùi niên, lương nguyệt, cát thời thọ sanh, Tân Tỵ niên, lục nguyệt, sơ nhất nhật phù thời khứ”- dịch: Chùa Hoa Nghiêm, hội chủ Nguyễn Thị Hiên, pháp danh Liễu Đạo, tự Thành Tâm. Sanh ngày lành giờ tốt, năm Quý Mùi. Mất năm Tân Tỵ, ngày mùng 1 tháng 6. Theo như lối đề văn từ của bài vị, chữ “chánh hồn” dành cho người nữ và “thần hồn” dành cho người nam, không phải là người xuất gia; người xuất gia sẽ dùng chữ “chơn linh” hoặc “giác linh”. Thứ nữa, bài vị cũng cho biết thông tin bà Hộ Hiên là “hội chủ” chùa Huê Nghiêm, tức là người cúng đất làm chùa, dân gian còn gọi là “chủ chùa”. Thường thì những người hiến cúng đất dựng chùa hoặc xây dựng chùa, khi mất, nhà chùa thường thiết lập một bàn thờ riêng với bài vị thờ và hương khói húy kỵ hàng năm. Cũng có thể cuối đời bà vào chùa ở làm “bà vãi” như chúng ta thường được biết với cách “xuất gia thọ tam quy ngũ giới”. Với bức hình họa bà mặc áo gấm thụng với chiếc mão Quan Âm, cũng có cách lý giải cho rằng có thể bà đã thọ giới Bồ-tát với Tổ Tế Lý.
Đối với chùa Huê Nghiêm, sự ly kỳ gắn với câu chuyện tương truyền về hậu thân của bà Nguyễn Thị Hiên. Thầy chúng tôi kể rằng, từ lúc xuất gia đã nghe câu chuyện về sự tái sanh của bà chủ chùa. Khi bà Hiên mất, có nhờ người viết lên tay những thông tin của bà để chứng tỏ công đức bà làm được. Cùng năm bà mất (1821) thì bên nhà Thanh (Trung Hoa), thê thiếp vua Gia Khánh cũng hạ sanh một hoàng nữ. Lúc công chúa sinh ra, bàn tay cứ nắm chặt lại, khi được mở ra thì có dòng chữ: Nguyễn Thị Hiên, Linh Chiểu Đông thôn, Gia Định, Đại Nam. Vua nhà Thanh sai người đi điều tra, xác minh lai lịch bà Nguyễn Thị Hiên thì chứng thực bà đã sống tại chùa Huê Nghiêm, làng Linh Chiểu Đông. Sau đó vua cho sứ sang xây ngôi mộ bà lại, đồng thời hiến cúng tượng Bồ-tát Quan Thế Âm và một số pháp khí. Tượng Bồ-tát Quan Thế Âm bằng đồng hiện nay vẫn còn được thờ tại chùa.
Chúng tôi về tổ đình Huê Nghiêm khi trời đã về chiều. Lần tìm ra khu vực nghĩa trang phía sau chùa, ngôi mộ cổ được xây bằng hợp chất ô dước theo kiểu thức đặc trưng của mộ cổ Nam Bộ nằm lặng lẽ ở một góc nghĩa trang. Ngôi mộ bề thế, gần 20m2nằm lọt thỏm, thấp hơn mặt đất xung quanh. Kiến trúc ngôi mộ cổ vẫn còn nguyên vẹn với vòng thành, bình phong, nhà bia, nấm mộ. Chỉ tiếc một điều, giờ đây không còn sự u tịch trang nghiêm; thay vào đó là cảnh hoang tàn, hủy hoại theo thời gian và sự xâm lấn của người đời sau.
Theo Pháp Đăng/Báo Giác Ngộ
Chú cún thoát chết trong vụ tiêu hủy chó ở Cà Mau được nuôi ở chùa
Trên đường chở 17 con chó về Cà Mau, anh Hùng gửi tặng cho nhóm tình nguyện và người dân 2 chú chó con.
">
Huê Nghiêm: Ngôi tổ đình 300 năm tuổi ở đất Sài Gòn