Sách cổ quý hiếm triều Nguyễn lần đầu ra mắt công chúng
NEWS2025-02-23 23:45:11【Ngoại Hạng Anh】9人已围观
简介Trong chuỗi sự kiện Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam lần thứ hai,áchcổqtần lamtần lam、、
Trong chuỗi sự kiện Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam lần thứ hai,áchcổquýhiếmtriềuNguyễnlầnđầuramắtcôngchútần lam năm 2023, những ngày qua, tại Điện Long An, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã trưng bày nhiều sách cổ quý hiếm triều Nguyễn và giới thiệu tác phẩm Ngự chế minh văn cổ khí đồthời vua Minh Mạng.
Hàng loạt tác phẩm là sách cổ triều Nguyễn được giới thiệu đến công chúng
Theo lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, từ năm 1923, khi thành lập Bảo tàng Khải Định, nhà vua đã ban dụ kêu gọi các cá nhân trong nước đóng góp cổ vật nhằm tạo nguồn hiện vật đa dạng.
Truyền thống đó được tiếp tục khơi gợi và nhận sự ủng hộ của những người quan tâm trong khoảng 20 năm trở lại đây.
Trong đợt trưng bày này, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế giới thiệu đến công chúng 11 cuốn sách cổ quý hiếm đã được ông Hoàng Việt Trung trao tặng vào năm 2021 và năm 2023 gồm: Ngự chế minh văn cổ khí đồ; Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca(Quyển 7);Tự Đức thánh chế thi tam tập (với các quyển tổng mục và quyển tập hợp 1,2,3,4,8,9,10); Đại Nam thực lục chính biên đệ tứ kỷ(Quyển 69); Giao tự đại lễ;Nghi thức thuyết giới Bồ tát tại gia; Điền tô sai dư thuế lệ; Truyện thơ nôm Phan Trần; Chinh Phụ Ngâm cùng 01 tập sách ảnh đầu thế kỷ 20.
Loạt sách cổ được ông Hoàng Việt Trung hiến tặng, lần đầu ra mắt công chúng
Ngoài cuốn Nghi thức thuyết giới Bồ tát tại gialà bản photocopy, 10 cuốn sách còn lại đều là hiện vật gốc, rất có giá trị.
Cuốn Đại Nam thực lục chính biên đệ tứ kỷ (Quyển 69)
Về tác phẩm Ngự chế minh văn cổ khí đồcủa vua Minh Mạng được xem là sách cổ quý hiếm. Năm 1938, nhà vua đã cho đúc 33 món đồ đồng phỏng theo hình dáng đồ vật của các triều đại Thương, Chu, tới Hán, gọi là “bác cổ đồ”.
Cuốn Ngự chế minh văn cổ khí đồ
Đến năm 1939, vua Minh Mạng đổi tên gọi là “cổ khí đồ” và 33 món cổ khí được đúc này chủ yếu là các vật đựng như: đỉnh, lịch, đôn, quỹ, tôn, dữu, cô, hòa, giả, di, bôi và xa.
Việc đúc 33 đồ cổ khí thể hiện hùng tâm của Minh Mạng muốn xây dựng Đại Nam thành một quốc gia cường thịnh, thái hòa như các triều đại thịnh trị trong lịch sử phong kiến.
Sau đó, nhà vua đã cho Bộ Công vẽ những hình cổ khí, kèm theo là các bài minh văn của vua khắc trên từng cổ khí đó.
Những bài minh văn cùng hình vẽ đã được tập hợp, san định lại, khắc trên mộc bản và in thành sách Ngự chế minh văn cổ khí đồ. Hiện nay, mộc bản cuốn sách này vẫn còn được lưu ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV tại Đà Lạt.
Các cuốn sách cổ thu hút nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu và độc giả
Ngoài ra, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế cũng giới thiệu đến cộng đồng và du khách nhiều sách cổ, công văn, sắc bằng thời Nguyễn do một số cá nhân khác hiến tặng từ năm 2008 đến nay.
Sách cổ được in trên lụa - một trong những hiện vật có giá trị cao được bảo tàng lưu giữ.
Trong đó, có sách Thánh chế thi lục tậptập hợp 39 bài thơ của vua Minh Mạng do ông bà Andue de Cuozet ở Marseille (Pháp) hiến tặng; cuốn Kỹ thuật của người An Nam do bà Bùi Cẩm Hà Lê Thái (Việt kiều Pháp) tặng; bộ sách Trung hoa từ điển(6 tập) và sách Tường đính Cổ văn bình chú do ông Trần Đức Anh Sơn trao tặng; cùng nhiều sắc bằng, công văn, địa bạ dưới thời Nguyễn được các nhà sưu tầm gửi đến.
Nhiều khách nước ngoài chăm chú ngắm nhìn các hiện vật.
Ông Nguyễn Phước Hải Trung - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, 11 cuốn sách cổ được hiến tặng là bộ sưu tập sách có giá trị trong kho tàng của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Trong đó, cuốn Ngự chế minh văn cổ khí đồdù tồn tại dưới dạng bản in nhưng đây là cổ thư hiếm còn lưu trữ.
Hiện nay có 2 bản được biết đến, một bản in lưu trữ ở thư viện tại Pháp và một bản lưu tại Viện Hán Nôm. Bản gốc sách in Ngự chế minh văn cổ khí đồđược hiến tặng cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế chính là bản thứ 3 được biết đến.
“Nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023, hy vọng đợt trưng bày sách cổ hiến tặng và giới thiệu về tác phẩm Ngự chế minh văn cổ khí đồ sẽ tạo được hiệu ứng lan tỏa về văn hóa Huế liên quan đến câu chuyện sách vở của người xưa”, ông Nguyễn Phước Hải Trung nói.
Người hâm mộ bóng đá Việt Nam có thể tận hưởng trọn vẹn Vòng chung kết UEFA Euro 2024 miễn phí trên TV360 tại: https://tv360.vn/
Lịch thi đấu EURO 2024 hôm nay 1/7/2024: Pháp đấu Bỉ, Bồ Đào Nha so tài SloveniaLịch thi đấu Euro 2024 - VietNamNet cập nhật sớm và chính xác nhất lịch thi đấu bóng đá Euro năm 2024 hôm nay 1/7/2024.">
Vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 12, quỳ vàng nở đầy trên cao nguyên một số tỉnh phía Bắc và ở Tây Nguyên. Qùy vàng trở thành nét đặc trưng cho vùng cao nguyên này vào độ cuối Thu.
Cũng mang sắc vàng rực rỡ, tuy hoa không to bằng hướng dương, nhưng quỳ nở thành từng bụi, tạo thành những thảm hoa vàng rực sưởi ấm cho vùng cao nguyên lạnh giá.
Tháng 10 là thời điểm Đà Lạt trở nên quyến rũ hơn bao giờ hết, những cơn gió se lạnh cuối Thu cùng với những cung đường, đồi hoa vàng trải rộng khắp các con đường tạo vẻ đẹp lôi cuốn cho thành phố mộng mơ này.
Vào mùa này, những khu vực như đèo Phú Hiệp, sân bay Liên Khương và đầu đường cao tốc, mỏ đá Tam Bố; khu vực Ninh Gia Đức Trọng hay chân đèo D’ran đều tràn ngập sắc vàng của dã quỳ. Và điều thú vị nhất chính là chạy xe máy khắp các cung đường để ngắm loài hoa dại rực rỡ này.
Dã quỳ nở rực rỡ và dày đặc tựa như một tấm thảm vàng óng.
Sau đây là một số cung đường phượt hấp dẫn để ngắm quỳ vàng tháng 10 ở Đà Lạt.
+ Đà Lạt - Cầu Đất - Đ’ran - Đơn Dương - Châu Sơn - Phi Nôm - Tu Tra: Một cung đường dài thật lý tưởng để ngắm hoa dã quỳ. Đoạn đường thơ mộng có thung lũng nép mình bên những đồi thông, sắc vàng len lỏi khắp chốn, từ trên đỉnh núi đến đồi thông, dọc theo các con đường đi…
Đoạn từ đèo D’ran lên Đà Lạt, nếu đi vào sáng sớm, du khách chiêm ngưỡng cảnh sắc đẹp tuyệt khi những đám mây lúc ẩn hiện trong màu vàng hoang hoải của dã quỳ.
Cung đường đồi tràn ngập sắc hoa dã quỳ
+ Đà Lạt - Làng hoa Vạn Thành - Tà Nung - Thác Voi - Lang Biang: Cung đường này bạn có thể đi tham quan làng hoa, Thác Voi, khu du lịch Langbian và tất nhiên đích ngắm cuối cùng vẫn là hoa.
Trên cùng đường này có khu vực sân bay Cam Ly bỏ hoang có những lối đi đường đất đỏ giữa bạt ngàn dã quỳ tạo nên cảnh sắc thú vị.
+ Đà Lạt - Quốc lộ 20 - Liên Khương - Nam Ban - Tà Nung - Đà Lạt: Đây được coi là thủ phủ của hoa dã quỳ, sắc quỳ vàng tràn ngập trên các tuyến đường, quanh các triền đồi…
Và cuối cùng là đoạn từ Trại Mát - đồi chè Cầu Đất (xã Xuân Trường). Cách Đà Lạt 30 phút chạy xe, bạn có thể đến Trại Mát thăm các vườn rau củ, thăm chùa Linh Phước, thăm nhà ga Trại Mát, đồi chè Cầu Đất… và thưởng thức một quãng đường ngắn nhưng tràn ngập hoa dã quỳ vàng.