您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Cảnh 'nóng' phim Trung Quốc đã lừa hàng tỷ khán giả như thế này đây!
NEWS2025-02-23 19:56:05【Giải trí】6人已围观
简介“Đông Cung” là một trong những bộ phim truyền hình thành công của điện ảnh Hoa ngữ năm 2018. Màn tươ lịch ngoại hanglịch ngoại hang、、
![]() |
“Đông Cung” là một trong những bộ phim truyền hình thành công của điện ảnh Hoa ngữ năm 2018. Màn tương tác ngọt ngào giữa Bành Tiểu Nhiễm (vai Tiểu Phong) và Trần Tinh Húc (vai Lý Thừa Ngân) là đề tài thảo luận sôi nổi của cư dân mạng. Ngoài những tình tiết ngược tâm, “Đông Cung” còn gây chú ý với những cảnh lãng mạn của hai nhân vật chính. Một trong những phân cảnh đáng chú ý nhất là nụ hôn đom đóm ngọt ngào của Bành Tiểu Nhiễm và Trần Tinh Húc. |
![]() |
Ở hậu trường, để thực hiện được cảnh hôn lãng mạn này, hai nhân vật chính phải đứng trên một chiếc bục gỗ hình tròn lớn. Các nhân viên trong đoàn phim vừa xoay bục gỗ, vừa tạo ánh sáng để lên phim cảnh quay được đẹp nhất. |
![]() |
Trong khi hai diễn viên chính tập trung diễn xuất, ê-kíp đoàn phim bao gồm hàng chục nhân viên đều có mặt ở phim trường. Cảnh quay ở hậu trường thực tế không lãng mạn như nhiều người nghĩ. Bành Tiểu Nhiễm từng chia sẻ, cô cảm thấy khá ngại ngùng khi diễn cảnh hôn. Biết cô lo lắng, Trần Tinh Húc thường xuyên trêu đùa để bạn diễn giải tỏa được áp lực. |
![]() |
Ngoài cảnh hôn với nam thần họ Trần, "gà cưng" của Phạm Băng Băng còn có cảnh tắm vô cùng nóng bỏng. Thành công của "Đông Cung" giúp tên tuổi Bành Tiểu Nhiễm được nhiều khán giả biết tới hơn. |
![]() |
Sau gần một năm lên sóng, hiện tại người đẹp vẫn chưa vào đoàn phim mới nào. Sự nghiệp của Bành Tiểu Nhiễm không có nhiều khởi sắc khiến nhiều fan thấy tiếc nuối. Mới đây, người đẹp sinh năm 1990 tham gia show truyền hình "Diễn viên mời vào chỗ". |
![]() |
Trong “Tân Bạch nương tử truyền kỳ” 2019, nhân vật Thanh Xà (Tiêu Yến) có hai cảnh khóa môi vô cùng ngọt ngào với Trương Ngọc Đường (Phùng Kiến Vũ đóng). Trả lời phỏng vấn tờ Ifeng, Tiêu Yến cho biết đây là nụ hôn đầu tiên trên màn ảnh của cô. Người đẹp sinh năm 1997 cho biết, để cảnh hôn trở nên lãng mạn và hoàn hảo hơn, cô đã uống một chút rượu trước khi quay vì quá lo lắng. |
![]() |
Trong phim, cảnh hôn chỉ có 30 giây nhưng ở hậu trường cặp đôi phải diễn khá lâu vì đạo diễn muốn lấy nhiều góc quay từ trung tới cận. Tiêu Yến cho biết, cô rất ngại ngùng khi đóng phân đoạn này. Tuy nhiên, nhân vật Thanh Xà lại là kiểu người có tính cách trái ngược với người đẹp. Vì thế, cô phải cố gắng hóa thân vào nhân vật, bạo dạn hôn bạn diễn rất tình cảm. |
![]() |
Ngoài cảnh hôn lãng mạn ở bến sông, hai nhân vật phụ còn có cảnh khóa môi khi vừa thức dậy. Vì ở trường quay có khá nhiều người, điều này khiến Phùng Kiến Vũ và Tiêu Yến tỏ ra rụt rè. Trong hình ảnh hậu trường được tiết lộ, cặp đôi bị cư dân mạng soi đôi tai ửng đỏ vì ngại ngùng. |
![]() |
Tiêu Yến sinh năm 1997 là diễn viên triển vọng của điện ảnh Trung Quốc. Người đẹp 9X chỉ góp mặt trong hai tác phẩm truyền hình là “Chiêu diêu” và “Tân Bạch nương tử truyền kỳ” nhưng để lại ấn tượng mạnh với người hâm mộ. |
![]() |
Sau vai diễn Nhậm Doanh Doanh trong “Tiếu ngạo giang hồ” bị luận ném đá, Viên San San gây chú ý với bộ phim thời Dân quốc “Phù dung cẩm” cùng loạt cảnh nóng táo bạo. |
![]() |
Nói về hậu trường đóng cảnh hôn bạn diễn Hà Nhuận Đông, Viên San San cho biết cả hai đều bị cảm lạnh, luôn ở trong trạng thái bị chảy nước mũi và hắt xì liên tục. Vì sức khỏe không đảm bảo, tinh thần của Hà Nhuận Đông và Viên San San đều không thoải mái khi diễn cảnh hôn. |
![]() |
Sau khi rời khỏi công ty của Vu Chính, sự nghiệp của Viên San San không mấy khởi sắc. Vài năm gần đây, cô chỉ tham gia các vai phụ, tên tuổi bị nhiều người đẹp khác lấn át. |
![]() |
Trong “Tình yêu vượt qua ngàn năm” Trịnh Sảng và Tỉnh Bách Nhiên có cảnh khóa môi ngọt ngào. Thực tế ở hậu trường, nữ diễn viên 1991 đã phải hét lên yêu cầu đạo diễn hô cắt vì để cả hai diễn cảnh hôn quá lâu. |
![]() |
Lấy lý do để bắt được cảm xúc thân mật giữa Trịnh Sảng và Tỉnh Bách Nhiên, đạo diễn yêu cầu cả hai diễn viên phải diễn cảnh hôn trong suốt 3 tiếng đồng hồ, dẫn đến cơ miệng của Trịnh Sảng... bị liệt. |
![]() |
Mới đây, nữ diễn viên 9X vừa công khai chia tay bạn trai Trương Hằng. Chuyện tình của cô không được fan ủng hộ. Thời gian gần đây, Trịnh Sảng tích cực tham gia nhiều sự kiện. Nhan sắc của cô đào nhận được nhiều lời khen ngợi. |
![]() |
Nói về cảnh hôn với Từ Hy Viên trong “Forbidden City Cop: Smart Dog” Cổ Thiên Lạc cho biết anh không thể tập trung khi đóng cảnh khóa môi Đại S. Thậm chí, các cảnh hôn của cặp đôi phải quay suốt từ sáng đến đêm. “Dương Quá” đẹp trai nhất màn ảnh chia sẻ, anh và Từ Hy Viên hôn nhiều đến nỗi tóc mình dựng đứng lên, không có cảm giác thoải mái. |
![]() |
Mỹ nhân xứ Đài là người đẹp khá mạnh bạo trong việc đóng cảnh nóng. Sau khi kết hôn với đại gia Uông Tiểu Phi, Từ Hy Viên đã rời làng giải trí, không tham gia đóng phim. Thỉnh thoảng, cô chỉ xuất hiện ở vài sự kiện. Nhiều người hâm mộ hy vọng sẽ sớm thấy người đẹp quay lại màn ảnh. |
![]() |
Trong phim “16 Mùa hạ”, Lâm Tâm Như có cảnh hôn với trai trẻ Dương Nhất Triển. Tuy nhiên, vì quá lo lắng, nam diễn viên cắn phải môi của mình. Trong khi đó, Lâm Tâm Như bị hôn mạnh bạo khiến môi nứt toác. |
![]() |
Sau cảnh quay cưỡng hôn, theo kịch bản nhân vật Lâm Tâm Như sẽ tát Dương Nhất Triển. Tuy nhiên, vì nàng “Hạ Tử Vy” ra tay quá mạnh bạo khiến má nam diễn họ Dương bị sưng đỏ. |
![]() |
Là nam diễn viên đóng nhiều cảnh hôn song Lâm Canh Tân vẫn vô cùng ngại ngùng và xấu hổ khi diễn cảnh tình tứ với Triệu Lệ Dĩnh trong “Sở Kiều truyện”. Thậm chí, người đẹp sinh năm 1987 còn khẳng định “Lâm Canh Tân là người rất dễ ngại ngùng” sau khi hợp tác chung với anh chàng. Không những thế, sau khi xem lại cảnh hôn nhưng không ưng ý Triệu Lệ Dĩnh muốn tìm nam diễn viên “Võ thần Triệu Tử Long” để bàn bạc quay lại phân đoạn này. Tuy nhiên, Lâm Canh Tân đã chạy thẳng một mạch về xe riêng vì xấu hổ. Sau những chia sẻ của Triệu Lệ Dĩnh, fan đã soi được khoảnh khắc Lâm Canh Tân đỏ ửng tai vì ngại ngùng. |
![]() |
Triệu Lệ Dĩnh được xem là nữ hoàng rating của mảng phim truyền hình Trung Quốc. Sau khi sinh con cho ông xã Phùng Thiệu Phong, cách đây không lâu cô đã gia nhập đoàn phim "Hữu Phỉ" đóng cặp cùng Vương Nhất Bác - mỹ nam nổi tiếng chỉ sau một đêm nhờ "Trần Tình Lệnh". |
Theo Dân Việt

Số phận bi thảm của 2 mỹ nhân đóng cảnh nóng
Eiko Matsuda và Lee Eun Joo là hai nữ diễn viên đánh mất cả sự nghiệp vì đóng cảnh nóng trên phim. Cả hai đều bị khán giả quay lưng và gặp nhiều sóng gió trong cuộc đời.
很赞哦!(96)
相关文章
- Soi kèo góc AS Roma vs Porto, 0h45 ngày 21/2
- Hà Nội: Các dự án ‘rùa bò’ vào tầm ngắm
- Học viên Cảnh sát nhân dân mới được huấn luyện bài bản như thế nào?
- Cháy chung cư: Hóa vàng, thắp hương rước ‘bà hỏa’ đốt cả chung cư
- Nhận định, soi kèo Dortmund vs Sporting Lisbon, 0h45 ngày 20/2: Tiếp đà hưng phấn
- Nam sinh Nghệ An đạt 30 điểm thi THPT quốc gia
- Giảm cân bằng cà chua hiệu quả, an toàn không phải ai cũng biết
- Vì sao hệ thống PVOIL có thể khôi phục nhanh sau sự cố tấn công ransomware?
- Nhận định, soi kèo Naft Misan vs Al Karma SC, 18h30 ngày 20/2: Bất phân thắng bại
- Học bổng 100% đại học Anh Quốc
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Shanghai Port vs Yokohama F. Marinos, 19h00 ngày 19/2: Khó cho cửa trên
Ông Phùng Xuân Nhạ trong buổi kiểm tra các cơ sở giáo dục ở Đồng Tháp sáng 14/2. Bộ trưởng cho biết, hiện nay đã có một số địa phương báo cáo việc sẽ cho học sinh đi học trở lại từ ngày 17/2 sau 2 tuần tạm nghỉ để phòng, phòng chống dịch covid-19.
“Tôi được biết lãnh đạo những địa phương này trên cơ sở tham mưu của Sở Y tế và Sở GDĐT, đã cân nhắc kỹ tình hình dịch bệnh ở địa phương để đưa ra quyết định cho học sinh đi học trở lại” - Bộ trưởng cho hay.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại trường Tiểu học Phú Mỹ, thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp. Tuy nhiên, theo người đứng đầu ngành giáo dục, do tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp nên các địa phương cần cân nhắc rất kỹ phương án cho học sinh đi học trở lại, chỉ cho học sinh đi học trở lại khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết thêm, Bộ GD-ĐT cũng đã có các kịch bản ứng phó với tình hình dịch, trong đó có việc lùi các mốc thời gian trong kế hoạch năm học chung, đặc biệt là sẽ lùi thời điểm kết thúc năm học. Đây là cơ sở để các địa phương thuận lợi trong việc giãn khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 và triển khai các phương án phòng, chống dịch bệnh, trong đó có phương án cho học sinh tiếp tục nghỉ học (nếu cần thiết).
“Việc lùi thời điểm kết thúc năm học sẽ gây một số khó khăn cho ngành và các địa phương tuy nhiên qua phân tích vẫn có thể khắc phục được bằng các giải pháp quản lý phù hợp của từng nhà trường, tại từng địa phương. Việc phòng, chống dịch bệnh dù được chuẩn bị tốt đến mấy cũng không thể chủ quan. Vì vậy, các địa phương phải đặc biệt chú ý đến khâu an toàn, an toàn mới đi học, đi học phải an toàn. Tính mạng, sức khỏe của học sinh, giáo viên là trên hết” - Bộ trưởng khẳng định.
Cho nghỉ thêm hoặc thay đổi quyết định vào chiều nay
Cho đến 18h chiều nay, lãnh đạo các thành phố lớn như đã quyết định cho học sinh nghỉ thêm, sau các buổi họp thảo luận với các ngành, quận huyện ở địa phương. Hà Nội cho học sinh nghỉ thêm 1 tuần, còn TP.HCM "chốt" nghỉ hết tháng 2. Bên cạnh đó, TP.HCM còn đưa ra dự định sẽ đề xuất với Chính phủ cho nghỉ hết tháng 3.
Cho đến 15h cùng ngày, Ban chỉ đạo phòng chống dịch của Bộ GD-ĐT đã nhận được báo cáo của 33 tỉnh, thành về việc tiếp tục cho đi học tiếp. Tuy nhiên đến chiều tối nay, đã có một số địa phương quyết định thay đổi. Chẳng hạn, Đồng Nai, Tuyên Quang đã "quyết" lại là cho nghỉ. Tỉnh Thanh Hoá cũng "chốt" cho nghỉ 1 tuần nữa. Tỉnh Hải Dương vẫn cho đi học từ tuần sau, riêng khối mầm non và tiểu học nghỉ đến hết ngày 19/2.
Thuý Nga - Minh Thu - Song Nguyên
33 tỉnh, thành phố cho học sinh đi học từ tuần tới
- Đã có 33 tỉnh/thành phố báo cáo về Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch virus Covid-19) Bộ GD-ĐT về việc cho học sinh trở lại trường từ ngày 17/2.
">Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Sẽ lùi thời điểm kết thúc năm học
Có nhân vật robot xuyên suốt và các nhân vật lớn lên cùng học sinh
PGS.TS Lê Anh Vinh, Chủ biên sách giáo khoa Toán lớp 1 “Kết nối tri thức với cuộc sống” cho biết, sách của nhóm tác giả này được cấu trúc theo bài học và chủ đề, chứ không cấu trúc theo tiết học như trước đây. Do đó giáo viên có thể linh hoạt khi giảng dạy.
PGS.TS Lê Anh Vinh, Chủ biên sách giáo khoa Toán lớp 1 “Kết nối tri thức với cuộc sống”. Ảnh:Thanh Hùng Trong mỗi bài học sẽ có 4 phần.Phần 1 là Khám phá để gợi mở và tìm hiểu kiến thức mới. Ở phần Hoạt động, học sinh được thực hành để nắm kiến thức.Phần thứ 3 được nhóm tác giả tâm đắc là các Trò chơi. Trò chơi được thiết kế để có thể tổ chức cho các em tự chơi một mình, theo cặp hoặc theo nhóm và về nhà có thể chơi với gia đình. Phần thứ 4 là Luyện tập để ôn tập, vận dụng và củng cố lại kiến thức.
Thứ hai, sách xây dựng tuyến nhân vật xuyên suốt, gồm 4 bạn nhỏ: Mai, Nam và Việt là 3 bạn cùng lớp, Mi là em gái của Mai các anh chị 3 tuổi. Có một nhân vật đặc biệt là bạn robot - để tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Robot sẽ tham gia rất nhiều hoạt động từ việc trồng cây, chăn nuôi rồi xây nhà…Trong cuốn sách có nhiều hoạt động mà robot là nhân vật chính, tạo ra được tiếng cười cho trẻ thông qua những hình vẽ minh họa.
Đây là nhóm nhân vật xuyên suốt và lớn lên cùng học sinh cấp tiểu học trong sách giáo khoa Toán lớp 1 “Kết nối tri thức với cuộc sống”. Ảnh: Thanh Hùng Điểm mới thứ ba là hoạt động phong phú và đa dạng. Cuốn sách có 8 trò chơi, trung bình khoảng 3 tuần thì sẽ có 1 trò. Ví dụ trò Bắt gà xuất hiện cuối bài 1 khi dạy xong các số từ 1 đến 10. Trò chơi Đưa ong về tổ bằng tung xúc xắc,…
Thứ tư, sách gắn Toán học với thực tiễn, lồng ghép tích hợp nội dung liên môn như đưa nội dung câu chuyện Rùa và Thỏ, Dế mèn phiêu lưu ký,… qua các câu chuyện ngụ ngôn học được cách xem giờ,…
Sách đặc biệt chú trọng kênh hình minh họa để học sinh dễ tiếp cận.
Sách tăng tích hợp, học sinh có nhiều hợp tác
Còn GS Đinh Thế Lục, Tổng chủ biên bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực” (NXB Giáo dục Việt Nam) cho biết ở SGK mới, việc “học kiến thức” được thực hiện theo cách tích cực, đồng thời vận dụng vào trong thực tế.
GS Đinh Thế Lục, Tổng chủ biên bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực”. Ảnh: Thanh Hùng Triết lý này được thể hiện ở bộ sách thông qua những điểm mới sau:
Thứ nhất, bộ sách được thiết kế mỗi bài học theo 4 hoạt động cơ bản với trình tự nhất định: Khởi động (giáo viên đưa ra một số vấn đề liên quan đến kiến thức mà học sinh sẽ học); Khám phá (từ một tình huống cụ thể nào đó trong thực tế, học sinh sẽ mô hình hóa rồi rút ra kết luận và kết luận đó chính là kiến thức mà các em được học); Luyện tập; Vận dụng (để học sinh biết kiến thức đó ứng dụng trong thực tế như thế nào).
Như vậy, giáo viên chỉ là người đứng ra đạo diễn, còn người thực hiện chính, trung tâm của hoạt động là các học sinh. “Lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động thì các em sẽ nắm được kiến thức rõ ràng hơn, hiểu được vì sao có và vì sao cần kiến thức đó. Chứ không phải mới vào "giáng ngay" 2+2=4 mà mơ hồ không biết ý nghĩa của phép cộng, phép trừ,...”, ông Lục nói.
Điểm mới thứ 2 là sách được kiến tạo rõ ràng, rành mạch từng bước, tránh những kỹ thuật lắt léo.
Điểm mới thứ 3 là hướng cho học sinh việc học hợp tác với nhau. Trong sách thiết kế rất nhiều hoạt động theo nhóm, theo cặp và theo lớp. Học sinh có thêm tương tác với nhau, chứ không chỉ tương tác với giáo viên.
Sách Toán “Cùng học để phát triển năng lực” có tính tích hợp cao, bài trong ảnh là một ví dụ. Sách cũng được thiết kế giúp người dùng nhận diện cao từng hoạt động với thiết kế ký hiệu và màu sắc riêng. Cùng đó, nhận diện các môn học thông qua màu đỉnh sách, với sách toán là màu đỏ phía trên. Ảnh: Thanh Hùng
Điểm mới thứ 4 là tích hợp nhiều hơn. Sách về toán không chỉ thuần túy có toán (tích hợp giữa hình học và đại số, đo lường và số học,...) mà tích hợp nhiều môn học khác. Ví dụ, ở phần vận dụng, có thể yêu cầu các học sinh sưu tầm các loại hoa có cùng số cánh hoa,...
Điểm mới cuối cùng là sách được thiết kế đẹp, bắt mắt; bố trí nhiều và hài hòa giữa kênh hình và chữ. Phân bổ mỗi trang là 1 tiết nên rất thuận tiện cho học sinh học.
“Đối với học sinh nhất là các em ở lứa tuổi nhỏ thì điều quan trọng đầu tiên là nhìn vào cuốn sách phải có sự thích thú. Bởi nếu nhìn vào chỉ toàn những con số chi chít thì sẽ dễ chán.Trong khi điều quan trọng là gây được hứng thú trong học tập”.
Sách cũng được thiết kế với khả năng nhận diện cao từng môn học thông qua màu bìa sách.
Chú trọng vui học toán
PGS.TS Đỗ Tiến Đạt, Chủ biên môn Toán tiểu học bộ sách giáo khoa “Cánh diều” do NXB ĐH Sư phạm và NXB ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Công ty CP Đầu tư Xuất bản – Thiết bị giáo dục Việt Nam (VEPIC) biên soạn, xuất bản cho hay:
SGK Toán 1 (bộ sách “Cánh Diều”) quán triệt các quan điểm phát triển năng lực và phẩm chất, tinh giản, thiết thực, hiện đại được nhấn mạnh trong Chương trình môn Toán mới. Tổng thời lượng dành cho môn Toán lớp 1 mới là 105 tiết, tức giảm đến 25% so với chương trình hiện hành. Ước lượng thời gian (tính theo %) cho các mạch kiến thức là: Số và Phép tính khoảng 80%; Hình học và Đo lường khoảng 15%; Hoạt động thực hành và trải nghiệm khoảng 5%.
PGS.TS Đỗ Tiến Đạt, Chủ biên môn Toán tiểu học bộ sách giáo khoa “Cánh diều” do NXB ĐH Sư phạm và NXB ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh biên soạn. Ảnh: Thanh Hùng Về nội dung, sách vừa kế thừa, vừa đổi mới so với SGK hiện hành (tính kế thừa sẽ giúp giáo viên dễ thực hiện bài dạy hơn). Sách có mục tiêu giúp học sinh đạt được các yêu cầu cơ bản như: Đếm, đọc, viết, so sánh, cộng, trừ các số trong phạm vi 100; Nhận dạng (trực quan) một số hình phẳng và hình khối đơn giản; Thực hành lắp ghép, xếp hình; Thực hành đo độ dài, đọc giờ đúng, xem lịch (lịch tờ hàng ngày); Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của các phép tính cộng, trừ; Thực hành và trải nghiệm ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn đời sống.
Khác với sách hiện hành, sách Toán 1 mới cua nhóm tác giả có cấu trúc nội dung và thiết kế qui trình dạy học phù hợp hơn. Mỗi bài học bao gồm nhiều dạng câu hỏi, bài tập hoặc hoạt động được sắp xếp theo tiến trình từ dễ đến khó, hướng đến việc khám phá, phát hiện, thực hành, vận dụng giải quyết vấn đề trong thực tiễn và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
Ngoài ra, trong sách có thiết kế dạng bài “Em vui học Toán” nhằm tăng cường hoạt động thực hành và trải nghiệm, bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, đáp ứng yêu cầu gắn lý thuyết với thực hành theo tinh thần xuyên suốt của bộ sách “Cánh Diều” là “Mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học vào cuộc sống”.
Một điểm mới nữa là sách Toán 1 mới có khổ sách lớn hơn, hình thức trình bày bắt mắt, nhiều màu sắc hơn so với SGK hiện hành vốn chỉ có 3 màu xanh, đen, trắng. Sách mới được trình bày hấp dẫn, khơi gợi trí tò mò, kích thích hứng thú, tạo dựng niềm tin trong học tập môn Toán ở học sinh.
Sách toán có tính nhân văn sâu sắc
Sách môn Toán (bộ sách Chân trời sáng tạo) có mục "hoạt động ở nhà". Sách cũng có phần "đất nước em" giới thiệu các địa danh nổi tiếng như chợ nổi Cái Răng, biển Nha Trang lồng với kiến thức toán học.
Thông tin này được ông Khúc Thành Chính - Chủ biên cho biết tại Ngày hội Toán học mở ở TP.HCM. Sách do nhiều giáo viên của Sở GD-ĐT TP.HCM cùng phối hợp biên soạn còn ông là chủ biên (ông Trần Nam Dũng làm tổng chủ biên).
Ông Khúc Thành Chính - Chủ biên sách Toán "Chân trời sáng tạo". Ảnh: Lê Huyền Theo ông Chính, ý tưởng trình viết sách trước Sở GD-ĐT TP.HCM và nhà xuất bản của ông hơi khác biệt. Đó là mục tiêu viết sách dạy toán nhưng phải thể hiện tính nhân văn thật sâu sắc.
Tính nhân văn trong sách Toán được thể hiện ở hai chiều hướng.
Chiều thứ nhất khi viết cho học sinh lớp 1, nhóm biên soạn trăn trở hiện có nhiều học sinh sợ toán. Trong khi đó thi học sinh giỏi của Việt Nam từ xưa tới nay ở cấp học này chỉ xoay quanh Toán, Tiếng Việt, Ngoại Ngữ và đây 3 môn chủ đạo. Chính vì vậy, ngay cả trong buổi phát thưởng ở trường học sinh nào đạt giải toán cũng được trầm trồ mà xem nhẹ những giải khác như hội họa, hay giáo dục thể chất.
"Tôi quan niệm mỗi em bé là một bông hoa, có thể giỏi môn này dở môn kia. Thậm chí các bé cũng có thể không giỏi môn nào nhưng đối xử tốt với bạn bè cũng rất đáng trân trọng. Chính vì vậy khi viết sách giáo khoa môn toán, chúng tôi cố gắng làm cho học trò tiếp cận dễ dàng, kể cả những học sinh không có năng khiếu, không giỏi cũng thấy dễ. Chúng tôi cũng không lấy tiêu chuẩn bắt buộc các em phải thuộc bảng cộng, trừ như hiện nay nhiều giáo viên làm mà chỉ khuyến khích".
Chiều hướng thứ hai, theo ông Chính, tính nhân văn được thể hiện qua dạy toán đó là hoạt động ở nhà. Ông Chính cho rằng hiện Bộ GD-ĐT quy định không giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học không thực sự phù hợp, bởi ngay cả giáo dục Phần Lan tiên tiến nhất thế giới vẫn có phần bài tập về nhà.
"Phần bài tập về nhà được quy định vừa phải sẽ tốt. Vì vậy trong sách của chúng tôi có mục "hoạt động ở nhà" nhưng không yêu cầu cần phải rèn rũa nhiều. Mong muốn lớn của chúng tôi là để cha mẹ nhìn vào biết con mình đang học đến đâu, ở chỗ nào. Nếu cha mẹ không biết chữ thì những người thân xung quanh đều có thể hiểu câu chuyện ngày đó em bé học được".
Cũng theo ông Chính, trong sách toán cũng có mục "đất nước em". Lý do khiến ông làm mục này là do trong 1 lần gặp học sinh lớp 6 có mặt mũi sáng sủa, học toán tốt, nhưng khi hỏi em ở đâu thì chỉ nói được tên đường mà không biết khúc nào, cũng không biết trong gia đình cha mẹ làm gì, lớn tuổi chưa.
"Những em bé này tình hình chung hiện giờ là lúc nào cũng bấm, cũng chat, ngồi ăn với cha mẹ cũng không nói chuyện, không trao đổi. Chính vì thế tôi đưa vào sách mục "đất nước em" và giới thiệu chợ nổi Cái Răng, biển Nha trang như thế nào,... tất nhiên có lồng với kiến thức toán học" - ông Chính nói.
Sách toán cũng có bản đồ Việt Nam. Có bài tập yêu cầu học sinh tìm xem Hà Nội chỗ nào hay nhà nằm ở tỉnh nào. "Qua điều này tôi mong muốn học sinh quan tâm hơn đến nơi mình sống, đến môi trường xung quanh, đến đất nước mình"- ông Chính nói.
Thanh Hùng - Lê Huyền
Danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong trường phổ thông
- Ngày 21/11, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã ký quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
">Những điểm mới của sách giáo khoa môn toán lớp 1
Vượt qua hơn 200 đội đến từ 50 trường tiểu học trên cả nước trong cuộc thi Khoa học ứng dụng 2017 (LEGO Education ) 6 học sinh đến từ Hà Nội và TPHCM đã xuất sắc giành vé tham dự cuộc thi khoa học ứng dụng First Lego League châu Á - Thái Bình Dương diễn (ELL) ra vào tháng 7 tới tại Sydney, Australia.
FLL là cuộc thi khoa học ứng dụng dành cho học sinh tiểu học với mục đích khuyến khích các em tự tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo về khoa học. Đồng thời các em phát huy các kỹ năng như thuyết trình, làm việc nhóm...
6 học sinh giành vé tham dự cuộc thi khoa học ứng dụng First Lego League châu Á - Thái Bình Dương diễn (ELL) ra vào tháng 7 tới tại Sydney, Australia Cuộc thi được tổ chức thường niên trên toàn cầu. Đây là lần đầu tiên FLL tổ chức tại Việt Nam và đã qui tụ hơn 200 đội HS tham gia tại TP.HCM trong ngày 30/5.
Theo thể lệ cuộc thi, mỗi đội dự thi gồm từ 2 - 3 thành viên có kỹ năng thiết kế, lắp ráp, lập trình Robot bằng bộ LEGO Wedo 2.0 và khả năng thuyết trình bằng tiếng Anh (đối với bảng quốc tế) để giải quyết những tình huống có sẵn theo đúng luật thi đấu của cuộc thi đã đề ra....
Vượt qua hơn 200 đội đến từ 50 trường tiểu học, đội HS khối 3 của trường Phổ thông Liên cấp quốc tế Wellspring Hà Nội đã giành giải thưởng xuất sắc nhất dành cho bảng 9 tuổi và đội Mushroom (TP.HCM) giành giải thưởng xuất sắc nhất dành cho bảng 10-11 tuổi trong cuộc thi Khoa học ứng dụng FLL (First Lego League) lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.
Đội tuyển gồm ba HS lớp 3A7 của trường Phổ thông Liên cấp quốc tế Wellspring: Cao Trần Thiên An, Lê Thuỵ Lam Khanh, Lê Minh Ngọc đã giành được giải thưởng xuất sắc nhất của bảng B1 dành cho HS lứa 9 tuổi.
Ngoài ra, đội tuyển HS lớp 4 của trường đã giành giải về thuyết trình tiếng Anh, đội lớp 5 giành cú đúp với hai giải đồng đội và thuyết trình tiếng Anh. Trường Wellspring trở thành trường có kết quả xuất sắc nhất với 3 đội giành bốn giải, trong đó có giải thưởng xuất sắc nhất của cuộc thi.
Kỳ thi FLL khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ diễn ra tại Sydney (Australia) vào ngày 10-12/7 tới. Hai đội HS đã giành giải cao nhất của cuộc thi quốc gia sẽ thay mặt Việt Nam tham dự.
Lê Lam
">Học sinh Việt Nam sang Australia dự cuộc thi khoa học ứng dụng
Nhận định, soi kèo Monastir vs JS Omrane, 20h00 ngày 20/2: Cửa trên đáng tin
Theo đại diện phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt Linn (Linn Dental), để đảm bảo chất lượng, việc dán sứ Veneer đòi hỏi nhiều yếu tố: từ kĩ thuật mài, kĩ thuật chế tác răng, chất lượng răng sứ cho đến kĩ thuật lắp răng. Đây cũng là các yếu tố được Linn Dental chú trọng để làm hài lòng bất cứ khách hàng nào.
Kĩ thuật mài cần được kiểm soát chặt chẽ
Theo đại diện Linn Dental, để bảo toàn tối đa răng gốc cho khách hàng, đồng thời bảo đảm an toàn sức khỏe khách hàng, việc mài răng để làm dán sứ veneer nên được hạn chế tối đa và thực hiện chính xác. Tại Linn Dental, các bác sĩ phụ trách thẩm mỹ veneer là các bác sĩ giỏi chuyên môn với tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm, đã thực hiện hàng nghìn ca dán sứ veneer thành công, giúp khách hàng an tâm, tin tưởng khi lựa chọn.
Quy trình chế tác răng sứ đạt chuẩn
Đại diện Linn Dental cho biết: “Hiện nay răng sứ kém chất lượng được sản xuất tràn lan, khi lắp lên răng sẽ gây ra những phản ứng ở phần lợi của khách hàng, gây ra nhiều bệnh lý răng miệng cũng như ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng. Hiểu được điều đó, Linn Dental luôn nói không với răng sứ không đạt chất lượng tiêu chuẩn.”
Để bảo đảm chất lượng răng sứ ở mức cao nhất, Linn Dental đã đầu tư phòng chế tác răng có công nghệ tân tiến và những kĩ thuật viên thành thạo tay nghề.
“Sở hữu phòng chế tác chuyên biệt giúp chúng tôi kiểm soát đến mức tối đa từ chất lượng sứ đầu vào đến răng sứ thành phẩm theo đúng mong muốn và yêu cầu của khách hàng” - đại diện Linn Dental cho biết.
Kĩ thuật lắp răng chính xác
Theo đại diện Linn Dental, lắp răng là bước cuối cùng trong quá trình hoàn thiện một hàm răng veneer và cũng là quá trình cần được chú trọng nhất. Nếu lắp răng không chuẩn, không khít sát vào viền lợi thì sẽ tạo ra kẽ hở, là nơi thức ăn thừa tích tụ gây ra viêm lợi, hôi miệng sau khi làm răng.
Việc lắp răng không chuẩn xác còn gây ra tình trạng răng kênh, cộm khiến khách hàng ăn nhai không được thoải mái, sinh hoạt khó khăn nên càng phải được chú trọng nhiều hơn.
Các bác sĩ tại Linn Dental đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong thẩm mỹ veneer, đặc biệt có tay nghề cao và kĩ thuật chuẩn xác, giúp bạn có được hàm răng đẹp, đồng thời bảo đảm chức năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng toàn diện.
Đại diện Linn Dental chia sẻ, dán sứ Veneer là một kĩ thuật khó, chỉ có những nha khoa đạt chuẩn với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn và quy trình chế tác được kiểm soát chặt chẽ mới có thể làm tốt. Chính vì vậy, khách hàng có nhu cầu làm răng sứ cần tìm hiểu kĩ và sáng suốt trong lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để bảo đảm sức khỏe cho chính mình.
Ngọc Minh
">Cần chú ý gì khi dán sứ veneer?
Nguy cơ quảng cáo bẩn từ dịch vụ kích view, 'câu' like Facebook, TikTok
- Trịnh Huy Minh, chàng trai tốt nghiệp ĐH Ngoại thương song vẫn quyết định thi vào ĐH Lâm Nghiệp để học trồng nấm đã được giao đất để trồng nấm ngay tại trường.
Trao đổi với VietNamNet, Trịnh Huy Minh cho biết hiện tại, em đã dừng việc trồng nấm tại trang trại 2.000 mét vuông tại Yên Đài, Ba Vì để tập trung cho cơ sở trồng nấm mới được đặt ngay trong khuôn viên của Trường ĐH Lâm Nghiệp.
Cơ sở trồng nấm mới của Minh nằm trên mảnh đất rộng 180m2, thuộc Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp (Trường ĐH Lâm Nghiệp). Bắt đầu từ cuối tháng 3, Minh bắt tay vào xây dựng một nhà lạnh với diện tích 30m2 để trồng nấm hương trên diện tích đất được nhà trường cho mượn.
Trịnh Huy Minh bên trong cơ sở trồng nấm hướng do chính tay em xây dựng trên phần đất do nhà trường giao. Ảnh: Lê Văn. Minh cho biết, hiện em đang gần kết thúc vụ thu hoạch nấm hương đầu tiên từ cơ sở mới. Sản phẩm được bán trực tiếp cho một thương hiệu nấm tại Hà Nội. "Tới hiện tại, em vẫn đang tiếp tục thu hoạch nhưng đã gần hòa vốn cho vụ đầu tiên" - Minh hào hứng nói.
Minh kể, vào thời điểm em lên tìm hiểu Trường ĐH Lâm nghiệp trước khi quyết định nộp đơn vào trường để học ngành công nghệ sinh học, em và mẹ đã gặp thầy Bùi Văn Thắng, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp. Khi đó, thầy Thắng có gợi ý em sẽ cho em mượn diện tích đất này để trồng nấm.
Tuy nhiên, vì chỉ mới bắt đầu trồng nấm tại cơ sở ở Ba Vì, chưa dám chắc chắn nên Minh cũng không dám nhận lời với thầy Thắng.
Đến cuối tháng 3 năm nay, Minh đã quyết định lên gặp thầy Thắng và sau đó là hiệu trưởng nhà trường đề xuất trường giao diện tích đất này cho mình, để em triển khai việc trồng nấm kết hợp với nghiên cứu. Đề xuất của Minh rất nhanh được thầy hiệu trưởng và thầy Thắng đồng ý.
Trong khi đó, thầy Bùi Văn Thắng cho biết, Viện Công nghệ sinh học của trường có 2 khu thực nghiệm trồng trọt và chăn nuôi để các giảng viên và sinh viên có thể tiến hành các hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học.
Thấy Minh có đam mê, nhà trường lại có đất trống trong khu thực nghiệm trồng trọt nên thầy Thắng đã đồng ý giao phần đất này để Minh vừa sản xuất vừa kết hợp các nghiên cứu khoa học.
Bố không ủng hộ nhưng vẫn cho tiền
Hiện tại, để thuận tiện cho việc trồng nấm tại cơ sở mới và học tập, Minh chuyển hẳn lên ở tại căn phòng nhỏ ngay cạnh khu sản xuất nấm mới. Mẹ em cũng từ quê ra ở cùng để chăm sóc và hỗ trợ con trai.
Cô Trịnh Thị Lan Anh, mẹ của Minh, cho biết hiện tại chỉ có một mình Minh ở khu vực sản xuất nấm nên cô muốn lên đây ở cùng con trai để chăm sóc con. Bên cạnh đó, cô cũng là một giáo viên dạy chuyên Sinh tại Trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) nên có nhiều việc cô vẫn có thể hỗ trợ cho Minh trong học tập và sản xuất.
Trao đổi thêm, cô Lan Anh cho biết khi nghe Minh nói về ý định chuyển nghề trồng nấm từ năm cuối ở ĐH Ngoại thương, cả gia đình cô ai cũng phản đối. Sau đó, bản thân cô cho rằng, là một giáo viên luôn khuyến khích học sinh tìm tòi, đam mê khoa học, cô cần phải tôn trọng quyết định của con nên đã ủng hộ Minh đi theo con đường mà em đã chọn.
Bố của Minh tới nay vẫn không ủng hộ nhưng tôn trọng quyết định của Minh. "Mặc dù không ủng hộ nhưng ông vẫn cho Minh mượn tiền để xây dựng cơ sở trồng nấm mới" - cô Lan cười chia sẻ.
Về công việc sắp tới, Minh cho biết, hiện tại, với số vốn chưa lớn, em mới chỉ dùng được một phần nhỏ diện tích đất mà trường giao. Tới đây, em sẽ mở rộng cơ sở trồng nấm của mình. Ngoài nấm hương em cũng sẽ trồng thêm nhiều loại nấm khác.
Bên cạnh đó, Minh cũng muốn phát triển nghiên cứu khoa học chứ không chỉ đơn thuần là trồng nấm để bán. Theo Minh, mục tiêu của em thi vào Trường ĐH Lâm nghiệp là để nghiên cứu kỹ thuật trồng trọt và tạo ra những giống nấm có giá trị kinh tế cao hơn.
Lê Văn
">Cử nhân Ngoại thương thi vào Lâm nghiệp được trường giao đất khởi nghiệp