Soi kèo phạt góc Bayern Munich vs Bremen, 02h30 ngày 8/2
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Sevilla vs Barcelona, 03h00 ngày 10/2 -
- Đinh Quang Hiếu (lớp 12 Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) 2 năm liền giành được Huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic Hoá học quốc tế. Theo thông tin từ Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) tại kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế diễn ra tại Thái Lan năm nay, em Đinh Quang Hiếu là một trong 3 thí sinh giành được huy chương vàng của đội tuyển Việt Nam.
Hiếu đạt số điểm 92,13/100 điểm và thứ 9 trên tổng số 297 thí sinh dự thi của 76 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự.
Hiếu (người đeo kính đứng thứ 2 từ phải sang) trong lần thi năm 2016 Hiếu từng là một trong hai thí sinh giành huy chương vàng (người còn lại là Nguyễn Khánh Duy (Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa) tại kỳ thi năm 2016 diễn ra tại Gruzia.
Thời điểm đó, dù mới chỉ lớp 11 và lần đầu tiên tham dự kỳ thi tầm quốc tế, nhưng Hiếu đã là người đạt điểm thi cao nhất đoàn Việt Nam với 89,764 điểm, đứng thứ 7/280 thí sinh tham dự Olympic Hóa học quốc tế năm 2016.
Trước đó, Hiếu cũng giành được giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Hóa năm 2016.
Thành tích của Hiếu cũng góp phần giúp đội tuyển Việt Nam có kết quả cao nhất từ trước đến nay khi tham dự kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế từ trước đến nay.
Theo bảng xếp hạng không chính thức, đội tuyển Mỹ xếp thứ nhất với 4 huy chương Vàng; Việt Nam cùng Trung Quốc đều đoạt 3 huy chương Vàng và 1 huy chương Bạc và xếp thứ hai.
Hiếu và đội tuyển Việt Nam năm 2017 Chia sẻ về bí quyết học, Hiếu cho biết trước mỗi bài tập em thường “lọc” các ý tưởng giải quyết và viết ra từ đó chọn được hướng đi chắc ăn nhất. Những kiến thức trên lớp, em thường ghi lại những ý chính vào một cuốn sổ tay để nhớ lâu hơn và tiện xem lại.
Đặc biệt, Hiếu cũng hay “mò mẫm” và các trang báo khoa học nước ngoài để tìm hiểu thêm thông tin và theo Hiếu điều này cũng hỗ trợ em rất nhiều trong việc xử lý các bài tập.
Hiếu là một trong số những thí sinh được Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội ký quyết định tuyển thẳng vào ngành Y đa khoa của nhà trường trong năm 2017.
- Thanh Hùng
-
Bật báo động đỏ cứu người đàn ông 5 lần ngừng timBác sĩ kiểm tra sức khỏe bệnh nhân sau can thiệp ECMO. Ảnh cắt từ clip bệnh viện cung cấp Bệnh viện kích hoạt báo động đỏ toàn viện, thầy thuốc nhiều khoa phòng được huy động khẩn cấp để ép tim, đặt nội khí quản, sốc điện phá rung và dùng tối đa thuốc vận mạch.
Khoảng 20 phút sau, tim bệnh nhân đập trở lại, các chỉ số mạc, SpO2, huyết áp ổn định hơn. Tuy nhiên, 10 phút sau, anh tiếp tục ngưng tim, phải ép tim, sốc điện, quá trình có mạch rồi mất lặp lại đến lần thứ 5, vận mạch điều chỉnh tăng đến liều tối đa.
Đến 11h20 phút, bọt lẫn máu chảy qua ống nội khí quản Sp02 tụt, bệnh nhân xuất hiện phù phổi cấp. Các chỉ số sinh tồn đều ở giới hạn nguy hiểm nhất.
Ngày 16/5, ông Phạm Văn Học, Tổng giám đốc Bệnh viện đa khoa Hùng Vương, nhận định đây là một trong những trường hợp cực kỳ hiếm gặp và đặc biệt. Bệnh nhân ngừng tuần hoàn không rõ nguyên nhân trong khi các thủ thuật nội soi trước đó không có bất thường. Nguy cơ đặt ra có thể do ngộ độc thuốc tê, sốc phản vệ hoặc tác dụng phụ của thuốc gây mê. Tất cả phải được giải quyết trong giây lát.
"Ở thời điểm cực kỳ nguy cấp, câu hỏi cần trả lời là tiếp tục để bệnh nhân ở lại hay chuyển tuyến?", các thầy thuốc đặt câu hỏi. Nhưng chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai liệu có kịp? Trong quá trình chuyển tuyến thì lấy phương tiện gì để lọc máu? Tại thời điểm này, lọc máu cấp cứu là việc làm bắt buộc, nhưng nếu bệnh nhân tiếp tục ngừng tim thì giải quyết như thế nào?
Bệnh viện đã hội chẩn và được các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai đồng ý cử một ê-kíp gồm các chuyên gia hồi sức, trong đó chủ đạo là hệ thống máy ECMO (tim phổi nhân tạo) sẽ chạy ngược lên Bệnh viện đa khoa Hùng Vương để sẵn sàng ứng phó trong tình huống xấu nhất.
Tại Bệnh viện đa khoa Hùng Vương bệnh nhân được lọc máu liên tục, tiếp tục chạy vận mạch, hồi sức tích cực, bù dịch và theo dõi chặt chẽ.
15 giờ cùng ngày, nhóm chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai đã có mặt tại Bệnh viện đa khoa Hùng Vương, hệ thống máy ECMO được lắp đặt. Hơn 1,5 tiếng sau, điều kỳ diệu xuất hiện, kết quả xét nghiệm sinh hóa, kết quả siêu âm tim, kết quả X-quang phổi đều có diễn biến tích cực. Bác sĩ quyết định tạm dừng ECMO, giám sát chặt chẽ các chỉ số, tiếp tục duy trì lọc máu.
Sau 24 giờ chạy đua với thời gian, bệnh nhân tỉnh táo bình thường, các chỉ số sinh tồn ổn định và tiếp tục được theo dõi, chăm sóc đặc biệt. Dự kiến chiều và đêm nay bệnh nhân sẽ được cắt máy thở và kết thúc lọc máu liên tục.
Dấu hiệu đau tim xuất hiện trước một tháng
Các vấn đề về hô hấp có thể là dấu hiệu sớm cho thấy cơn đau tim sắp xảy ra."> -
VINASA cần nhận lấy sứ mệnh chuyển đổi số quốc giaBộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: VINASA cần nhận sứ mệnh giúp Việt Nam chuyển đổi số - Ảnh: Trọng Đạt Năm 2002, Ấn Độ có doanh thu phần mềm và dịch vụ CNTT gấp 200 lần Việt Nam thì 20 năm sau, khoảng cách ấy đã giảm hơn 10 lần. Việt Nam có thể tự hào vì đã dựng nên một ngành công nghiệp phần mềm có thứ hạng quốc tế cao, top 10 thế giới. VINASA cần phải kế thừa quá khứ, từ đó mở ra tương lai khi bước vào thập niên thứ ba. Bởi kế thừa mới giữ được cái gốc, cái nền nhà để đi xa bền vững. Nhưng giữ cái gốc mà không mở ra tương lai mới thì thế hệ mới không có đóng góp của mình, không kể được câu chuyện của mình, tức là dừng lại.
"10 năm tới, VINASA, Chủ tịch Nguyễn Văn Khoa phải kể được câu chuyện của mình, và câu chuyện ấy phải hay hơn câu chuyện mà thế hệ anh Trương Gia Bình đã kể", Bộ trưởng nói.
20 năm trước là thời của CNTT, của phần mềm, của ứng dụng CNTT. Bây giờ là công nghệ số, là chuyển đổi số (CĐS). Trước đây, CNTT là công cụ hỗ trợ. Nay, công nghệ số là công cụ sản xuất chính. Các doanh nghiệp, các tổ chức và các cá nhân thay vì ứng dụng CNTT thì trở thành doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân công nghệ số. Công nghệ số được tích hợp vào mọi lĩnh vực, mọi ngành. Công nghệ số trở thành ngành công nghiệp nền tảng. Bộ TT&TT đang chuẩn bị trình Thủ tướng Chính phủ Chiến lược quốc gia về công nghiệp công nghệ số. Các doanh nghiệp của VINASA, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực phần mềm và dịch vụ CNTT sẽ có một ngọn cờ dẫn dắt.
10 năm tới sẽ là những chuyển dịch quan trọng: Từ CNTT sang công nghệ số; từ ứng dụng CNTT sang CĐS; từ phần mềm riêng lẻ sang nền tảng số; từ gia công phần mềm sang Make in Vietnam; từ thị trường trong nước là chính sang thị trường quốc tế là chính. VINASA cần bắt kịp những chuyển dịch này để có những khởi tạo mới, định hướng cho các doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam.
Phân tích 3 đặc trưng cơ bản của thời đại, Bộ trưởng nhấn mạnh cần chú ý ở chữ “cơ bản”. Thứ nhất, công nghệ trở thành lực lượng sản xuất cơ bản. Thứ hai, nhân tài trở thành nguồn lực cơ bản. Thứ ba, đổi mới trở thành động lực cơ bản. 3 yếu tố: Công nghệ, nhân tài và đổi mới sáng tạo lại càng có ý nghĩa quyết định. 3 yếu tố ấy mà vận vào lĩnh vực CNTT và công nghệ số chính là: Công nghệ số, nhân tài số và chuyển đổi số.
VINASA cần nhận lấy sứ mệnh quốc gia, góp phần vào công cuộc chuyển đổi số và đưa Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào giữa thế kỷ 21.
Khát vọng ghi tên Việt Nam trên bản đồ thế giới
Những năm 2000, ngành CNTT Việt Nam còn rất sơ khai - doanh thu chỉ khoảng 560 triệu USD. Riêng doanh thu phần mềm ước tính chỉ đạt 50 triệu USD với khoảng 5.000 lập trình viên.
Thời điểm đó, cả ngành CNTT có khoảng 250 doanh nghiệp tin học. Phần lớn các doanh nghiệp CNTT Việt Nam có ngành nghề kinh doanh là buôn bán máy tính, linh kiện và phần mềm của nước ngoài.
Chia sẻ câu chuyện quá khứ, ông Trương Gia Bình (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT) nhắc lại nỗi trăn trở của những người làm CNTT: “Chúng ta không thể đi bán máy tính mãi được. Ấn Độ, Trung Quốc đang phát triển công nghệ phần mềm ầm ầm, doanh thu hàng chục tỷ USD. Việt Nam dân số trẻ, thông minh, giỏi toán, không lẽ lại chịu thua, không lẽ lại chịu nghèo hèn mãi sao?”
Trong buổi lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Hiệp hội Phần mềm Việt Nam (VINASA), ông Bình cho biết, để xuất khẩu phần mềm, các doanh nghiệp CNTT Việt Nam đã cùng nhau đi thăm Ấn Độ học hỏi xem vì sao quốc gia này lại có thể làm tốt đến như vậy. Các doanh nghiệp CNTT Việt Nam đã quyết định cùng nhau thành lập một hiệp hội phần mềm, đó là lý do VINASA ra đời.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao bằng khen cho Hiệp hội Phần mềm Việt Nam tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập VINASA - Ảnh: Trọng Đạt Theo ông Trương Gia Bình, sự ra đời của VINASA thể hiện khát vọng cháy bỏng của các kỹ sư CNTT nhằm ghi tên Việt Nam trên bản đồ thế giới. Khi thành lập VINASA, mục tiêu được Hiệp hội này đặt ra là ngành công nghiệp phần mềm sẽ mang 500 triệu USD doanh thu về cho Tổ quốc. Đây được xem là nỗ lực tột cùng của ngành CNTT Việt Nam, bởi ở thời điểm đó chúng ta chưa làm được phần mềm.
Đến nay, doanh thu ngành CNTT Việt Nam năm 2021 đã đạt 136 tỷ USD, gấp hơn 200 lần so với những năm 2000, với tốc độ tăng trưởng bình quân 30% mỗi năm. Tổng số lao động trong ngành hiện trên 1,2 triệu người, năng suất lao động cao hơn 7-8 lần so với năng suất lao động bình quân cả nước. Chỉ tính riêng ngành phần mềm và dịch vụ CNTT, từ 50 triệu USD doanh thu năm 2000 nay đã tăng lên hơn 9 tỷ USD năm 2021 với gần 300.000 kỹ sư.
Trên trường quốc tế, theo Gartner, Việt Nam nằm trong nhóm 1 - các thị trường mới nổi về cung cấp dịch vụ CNTT. Hà Nội nằm trong top 10, TP.HCM nằm trong top 20 thành phố mới nổi về xuất khẩu dịch vụ CNTT. Việt Nam hiện là quốc gia đối tác hàng đầu của thị trường CNTT Nhật Bản.
Theo ông Nguyễn Văn Khoa - Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm Việt Nam, VINASA đang hướng đến mục tiêu đưa ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT cán mốc 50 tỷ USD doanh thu trong 10 năm và 150 tỷ USD trong 20 năm nữa.
Mỗi thế hệ phải kể được câu chuyện của mìnhBáo VietNamNet xin giới thiệu toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại lễ kỷ niệm 20 năm Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam, ngày 2/12.">