当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Al 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Sự việc ngay sau đó được trình báo cho chính quyền để tổ chức tìm kiếm. Đến 17h30 chiều nay thi thể 2 học sinh đã được tìm thấy gần hiện trường.
Sự việc xảy ra vào trưa cùng ngày trên sông Đồng Nai, đoạn qua xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Thợ lặn đưa thi thể 2 học sinh lên bờ
Hai nạn nhân tử vong là Nguyễn Thành Nhân (SN 2005) và Nguyễn Lâm Trí (SN 2006). Cả 2 đều là học sinh cấp 2 tại xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên.
Được biết, khúc sông này nằm giáp ranh giữa Bình Dương và Đông Nai, có mực nước sâu và chảy xiết.
Minh Tâm
- Một cột bê tông dài khoảng 3m bất ngờ rơi xuống từ tầng 2 khu phòng học khiến hai em học sinh bị thương. Một em học sinh đã tử vong sau đó.
" alt="Tắm sông Đồng Nai, 2 học sinh đuối nước tử vong"/>Trịnh Duy Minh quyết định thi lại đại học để vào học tại Trường Lâm nghiệp mặc dù đã tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại thương. Ảnh: Lê Văn. |
Minh là một thí sinh khá đặc biệt của Trường Đại học Lâm nghiệp trong đợt xét tuyển đại học năm nay.
Vừa tốt nghiệp loại khá ngành Quản trị Kinh doanh của Trường ĐH Ngoại thương vào tháng 6, Minh vẫn quyết định tham dự kỳ thi THPT 2016 để lấy kết quả xét tuyển vào Trường ĐH Lâm nghiệp.
Vào ngày nộp hồ sơ xét tuyển, với tổng điểm 3 môn là 21,7 điểm, cao hơn mức điểm chuẩn năm ngoái của trường gần 7 điểm, Minh đã quyết định nộp Giấy chứng nhận kết quả thi cho trường để xác nhận nhập học.
Lý giải về lựa chọn khá bất ngờ của mình, chàng trai quê Thanh Hóa giải thích, Minh muốn vào Trường Lâm nghiệp để học những kiến thức căn bản canh tác nông nghiệp, phục vụ cho công việc hiện tại cũng như kế hoạch tương lai của mình.
Hiện tại, mặc dù mới ra trường, song Minh đã tự gây dựng cho mình một trang trại trồng nấm với diện tích khoảng 2.000 mét vuông tại huyện Ba Vì, Hà Nội.
Từ tháng 8 năm ngoái, khi đang là sinh viên năm thứ 4, theo giới thiệu của một người bạn, Minh lặn lội từ Hà Nội lên Ba Vì để học trồng nấm. Thế rồi Minh thuê luôn mảnh đất gần cơ sở của người hướng dẫn để vừa học vừa thực hành luôn.
Tới nay, Minh đã thu hoạch vụ nấm đầu tiên. Với diện tích trồng khoảng 1.000 mét vuông, Minh đã thu hoạch được 8 tạ nấm, thu về khoản tiền 40 triệu đồng. "Nếu trừ tiền thuê đất cũng như nhân công, giống, nguyên liệu số tiền lãi em còn lại khoảng 20 triệu đồng" - Minh cho hay.
Theo Minh, chi phí tốn kém nhất là tiền thuê đất mất khoảng 12 triệu một năm, còn lại tiền thuê nhân công không mất nhiều vì chủ yếu Minh đều tự làm, từ việc chăm sóc cho tới toàn bộ khâu thu hoạch nấm. "Em chỉ thuê nhân công vào một số thời điểm cần thiết, khoảng 1-2 ngày" - Minh nói thêm.
Minh cho biết, mặc dù vẫn có lãi, song vụ nấm đầu tiên của em thực tế là "mất mùa" bởi sản lượng nấm đáng ra phải được gấp đôi như vậy. Nguyên nhân chính là do Minh đã trồng nấm sai thời điểm và những kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc chưa thực sự thành thục.
Đây là lý do chính khiến Minh quyết định thi lại đại học, nộp đơn vào Trường ĐH Lâm nghiệp để học những kiến thức căn bản nhất về kỹ thuật gieo trồng. "Quá trình trồng vụ nấm đầu tiên khiến em nhận ra rằng để làm công việc này, cần phải có kiến thức cơ bản thì mới có hiệu quả" - Minh giải thích.
Gần một năm qua là quãng thời gian khá vất vả của Minh khi vừa phải kết thúc chương trình học tại Trường ĐH Ngoại thương để tốt nghiệp, vừa phải mày mò để chăm lo cho vụ nấm đầu tiên và vẫn phải ôn tập để thi lại đại học.
Từng là học sinh chuyên Hóa, Trường THPT Chuyên Lam Sơn nhưng trong lần thi lại đại học này, Minh không thi môn Hóa mà thi 3 môn Toán, Sinh, Anh.
Minh giải thích, sau 4 năm học đại học, kiến thức phổ thông đã hao hụt đi nhiều, vì vậy em quyết định chọn môn Sinh vừa gần với chuyên ngành lựa chọn vừa để nhờ mẹ ôn tập giúp. Mẹ của Minh là giáo viên môn Sinh học của Trường Lam Sơn, nay đã nghỉ hưu.
Trịnh Duy Minh nói rằng, em không nghĩ việc lựa chọn Trường ĐH Ngoại thương là sai lầm. Ảnh: Lê Văn. |
Tôi hỏi Minh rằng, sau 4 năm học hành vất vả ở một trường ĐH khá có tiếng hiện nay và có tấm bằng loại khá nhưng em lại phải thi lại đại học để bắt đầu học trồng nấm từ đầu thì có phải là phí phạm mất 4 năm hay không? Minh cười và thừa nhận, đúng là lúc lựa chọn trường ĐH cách đây 4 năm, em cũng chưa định hướng rõ ràng nghề nghiệp cho mình.
"Thời điểm đó em cũng chưa biết Trường Ngoại thương là gì, chỉ thấy nhiều người chọn trường đó nên mình cũng chọn. Thêm nữa, lúc đó sức khỏe em cũng yếu, không thể lựa chọn theo ngành xây dựng của bố nên quyết định học một ngành kinh tế" -Minh giải thích.
Tuy vậy, chàng trai sinh năm 1993 cũng khẳng định rằng, chưa bao giờ nghĩ là mình lựa chọn sai. Bởi lẽ, "có 4 năm học ngành Quản trị kinh doanh thì em mới có thể có nghĩ tới việc tự xây dựng một trang trại nấm của mình. Nếu như em học một trường kỹ thuật nào đó như Bách khoa thì em sẽ không nghĩ tới việc này" - Minh nói.
"Em không muốn đi xin việc với tấm bằng của Trường ĐH Ngoại thương mà đi trồng nấm vì muốn được làm một công việc tự do và chính mình làm chủ" - Minh nói thêm và giải thích, đó là điều mà em có được được trong thời gian học tại Trường Ngoại thương.
Minh nói rằng, em lựa chọn ngành Công nghệ sinh học bởi lẽ kế hoạch của em không chỉ dừng lại ở việc trồng nấm. "Nấm chỉ là khởi đầu. Sau này, em muốn đi sâu vào những vấn đề khác liên quan tới ươm tạo các giống cây trồng" - Minh giải thích.
Hiện tại, Minh vừa bắt tay vào vụ nấm thứ 2 của mình và cũng đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc theo học chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Trường ĐH Lâm nghiệp. Vừa phải theo học một chuyên ngành mới vừa phải một mình chăm lo cho trang trại nấm mà sắp tới Minh sẽ mở rộng quy mô, công việc của chàng trai 9x sắp tới sẽ khá vất vả.
Thế nhưng, Minh cho biết, em vẫn đang tranh thủ thời gian rảnh rỗi lúc chưa phải dành nhiều thời gian chăm sóc nấm để đi học thêm tiếng Anh. "Em dự định sẽ tìm kiếm một học bổng nào đó có liên quan tới ngành công nghệ sinh học để đi học phục vụ cho công việc sau này" - Minh nói.
Chàng trai vóc người nhỏ bé hẳn là có nhiều dự định và cả những hoài bão cho tương lai của mình. Những hoài bão ấy có thể thành hiện thực, có thể không. Minh có thể thành công, cũng có thể thất bại. Song điều đáng quý ở chàng cử nhân Ngoại thương là em dám ước mơ và quyết tâm để thực hiện nó.
Chị B. được nhân viên tư vấn cho biết sẽ hút mỡ ở bụng, cánh tay, cho vào máy ly tâm tách mỡ rồi sẽ bơm vào ngực, tiêm xong chị có thể về ngay vì đây chỉ là tiểu phẫu. Tổng chi phí là 22 triệu đồng.
Tuy nhiên, sau gần 5 giờ (từ 13-17h) thực hiện các thủ thuật nâng ngực, chị B. thấy người mệt, lạnh dần, sau chuyển co giật rồi ngất xỉu. Dù được xử trí tại chỗ nhưng chị B. tiếp tục có giật thêm 2 lần nữa nhưng thẩm mỹ viện vẫn giữ lại để “hồi sức”, đến 1h sáng ngày 1/10, chị B. mới được chuyển vào BV Thanh Nhàn cấp cứu.
Trước đó 1 tuần, BV Thanh Nhàn cũng tiếp nhận 1 trường hợp vào cấp cứu do bị sốc thuốc tê sau khi làm thủ thuật tái tạo thành bụng tại cơ sở thẩm mỹ T.A nói trên. May mắn được cấp cứu kịp thời nên bệnh nhân đã qua khỏi.
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng Phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong ngày hôm qua, cơ quan liên ngành quận Hai Bà Trưng đã đến kiểm tra cơ sở thẩm mỹ T.A trên đường Kim Ngưu, bước đầu xử phạt hành chính 17,5 triệu đồng do quảng cáo sai phép.
Trong hôm nay, phòng y tế quận tiếp tục làm việc với chủ cơ sở liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ y tế tại cơ sở này.
Thúy Hạnh
- Sau 2 mũi tiêm mỡ tự thân vào rãnh cười, mặt của Hoa căng tròn như quả bóng vì nhiễm trùng, xuất hiện chi chít các ổ mủ.
" alt="Cô gái Hà Nội vào viện cấp cứu sau hút mỡ bụng nâng vòng 1"/>Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Western Sydney, 15h35 ngày 31/1: Khó cho chiếu trên
Gia tăng các thủ đoạn lừa đảo tài chính trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam
- Trường Tiểu học Sài Sơn B không thông báo tới ông Phan Việt Nhân và bà Nguyễn Thị Tuất đến tham dự cuộc họp triển khai thuê lắp điều hòa, nhưng không có cơ sở để khẳng định lớp 2D do bà Tuất làm giáo viên chủ nhiệm lắp điều hòa sau nên phải trả mức phí bình quân theo tháng cao hơn so với các lớp khác.
Bảy nội dung phản ánh không đúng
Trong 7 nội dung phản ánh không đúng, có 4 nội dung cô Nguyễn Thị Tuất phản ánh lãnh đạo Trường Tiểu học Sài Sơn B có biểu hiện trù dập đối với cô đó là: việc phân công nhiệm vụ; việc kiểm tra đối với cô Tuất; cấp nhiệt kế điện tử; nhập đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh lớp 2D trên phần mềm Esams.
3 nội dung phản ánh không đúng khác là cô Nguyễn Thị Tuất phản ánh lãnh đạo Trường Tiểu học Sài Sơn B có biểu hiện trù dập đối với ông Phan Viết Nhân, giáo viên của trường đó là: việc không thông báo cho học sinh nghỉ học để họp đánh giá chuẩn hiệu trưởng; ép ông Nhân làm chuyên đề, thực hiện dạy chuyên đề ngoài giờ; việc duyệt, in học bạ của học sinh và kích động phụ huynh học sinh “gây sự” với ông Nhân.
Hai nội dung phản ánh chưa đủ cơ sở khẳng định là việc cô Tuất và dư luận thông tin phản ánh về việc học sinh cầm thước đánh cô Tuất, bắn đạn giấy vào mắt cô Tuất; cô Tuất phản ánh lãnh đạo nhà trường không chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với cô Tuất và không bàn giao danh sách lớp trong các tiết dạy môn Lịch sử - Địa lý khối 4,5.
Cô giáo Nguyễn Thị Tuất tại buổi công bố quyết định thanh tra 3 tháng trước. Ảnh: Thanh Hùng |
Hiệu trưởng có thiếu sót, Bà Nguyễn Thị Tuất chưa đảm bảo tính sư phạm
Theo nội dung kết luận, bà Nguyễn Thị Quyên - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sài Sơn B chịu trách nhiệm chính trong việc tiếp nhận và giải quyết đơn thư chưa đúng quy định; thực hiện đánh giá, xếp loại đối với bà Nguyễn Thị Tuất không hoàn thành nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 và đánh giá hàng tháng từ tháng 9/2020 đến tháng 3/2021 năm học 2020 - 2021 không đúng.
Ngoài ra, bà Quyên tổ chức, chỉ đạo trong việc ra đề thi đã để xảy ra sai sót liên tiếp 2 năm học; ký duyệt học bạ học sinh lớp 5A năm học 2019 - 2020 trong khi còn nhiều sai sót, dẫn đến phải thu hồi học bạ. Ngoài ra, chưa thực hiện hết trách nhiệm của Trưởng ban kiểm tra nội bộ năm học 2020 - 2021.
Bà Quyên cũng để xảy ra những tồn tại, thiếu sót trong công tác quản lý tài chính, chưa làm tốt công tác dân chủ, công khai, đoàn kết trong nội bộ, chưa kịp thời tiếp nhận ý kiến phản ánh, kiến nghị của giáo viên để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Bà Nguyễn Thị Cúc - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sài Sơn B chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra, rà soát học bạ học sinh, dẫn đến việc học bạ của học sinh lớp 5A năm học 2019 - 2020 có sai sót, nhưng vẫn trình ký duyệt. Bà Cúc phải chịu trách nhiệm trong việc ra đề thi để xảy ra sai sót liên tiếp 2 năm học; chưa thực hiện hết nhiệm vụ được giao trong công tác kiểm tra toàn diện nhà giáo năm học 2020 - 2021.
Trong khi đó, viêc bà Nguyễn Thị Tuất chưa cập nhật kết quả đánh giá năng lực, phẩm chất cuối học kỳ I của lớp 2D trên phần mềm ESAMS năm học 2019 - 2020 là chưa thực hiện đúng quy định tại khoản 1, Điều 8, Quy chế sử dụng phần mềm ban hành theo Quyết định số 3275/QĐ-SGD&ĐT ngày 23/3/2017 của Sở GD&ĐT Hà Nội.
Năm học 2020 - 2021 có chất lượng giảng dạy chưa đảm bảo. Việc đánh giá, nhận xét kết quả học kỳ I môn Lịch sử, Địa lý của học sinh khối 4, 5 có một số nội dung không phù hợp, chưa đảm bảo tính sư phạm trong môi trường giáo dục tiểu học.
Đối với ông Phan Viết Nhân - giáo viên trường Tiểu học Sài Sơn B có nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 5A chưa đúng chương trình học tập, chưa phù hợp với kết quả học tập trong học bạ; chưa cập nhật kịp thời kết quả học bạ trên phần mềm ESAMS của học sinh lớp 5A.
Đối với bà Nguyễn Thị Ngọc - nhân viên y tế học đường trường Tiểu học Sài Sơn B: Không kiểm tra, rà soát, báo cáo kịp thời lãnh đạo trường đối với những trường hợp không tham gia bảo hiểm y tế để tuyên truyền, vận động đối với gia đình học sinh chưa tham gia bảo hiểm y tế là chưa thực hết chức trách, nhiệm vụ được giao. Việc không tập hợp và lưu giữ đầy đủ hồ sơ liên quan đến bảo hiểm thân thể của học sinh và giáo viên là không đúng với quy định.
Đối với bà Nguyễn Thị Ngân - nhân viên phụ trách phần mềm trường Tiểu học Sài Sơn B: Chưa thực hiện hết chức trách, nhiệm vụ trong việc tham mưu, tổ chức thực hiện việc cập nhật dữ liệu đánh giá học sinh trên phần mềm ESAMS và cơ sở dữ liệu.
Đối với bà Nguyễn Thị Thu Trang - Tổng phụ trách đội trường Tiểu học Sài Sơn B: Trong việc thực hiện thu tiền của học sinh D.H.V, không ghi khoản thu bảo hiểm y tế trên phiếu thu nên nhà trường không đóng bảo hiểm y tế cho em Vũ dẫn đến khi em bị tai nạn đã không được hưởng chế độ theo quy định.
Đối với kế toán trường Tiểu học Sài Sơn B thời kỳ từ năm học 2014 - 2015 đến năm học 2017 - 2018, chưa thực hiện hết trách nhiệm trong việc tham mưu cho lãnh đạo trường trong công tác quản lý tài chính dẫn đến tại trường thực hiện một số khoản thu không đúng quy trình; một số hồ sơ chi không đúng quy định; thực hiện không đầy đủ các quy định công khai trong lĩnh vực giáo dục. Không tham mưu lập hồ sơ quản lý đối với khoản thu trang thiết bị bán trú, phản ánh và hạch toán kịp thời là thực hiện chưa đúng theo quy định tại Điều 6, Luật Kế toán. Hồ sơ thu, chi một số khoản thu khác và lưu giữ chưa đầy đủ theo quy định tại thông tư số 09/2011/TT-BNV ngày 03/6/2011 của Bộ Nội vụ. Thủ quỹ trường Tiểu học Sài Sơn B qua các thời kỳ: Không mở sổ theo dõi đầy đủ đối với tất cả các khoản thu, chi tiền mặt tại trường.
Đoàn Thanh tra cũng cho rằng, Phòng GD-ĐT huyện Quốc Oai chưa sâu sát trong việc nắm bắt tình hình thực tế của nhà trường để có biện pháp chỉ đạo kịp thời, hiệu quả trong công tác quản lý chuyên môn. Trong khi đó, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Quốc Oai thiếu kiểm tra, giám sát trong trong công tác quản lý tài chính tại trường đối với các khoản thu nêu tại kết luận.
Xử lý thế nào?
Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai giao phòng Nội vụ phối hợp với Phòng GD&ĐT tham mưu để kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức xử lý kỷ luật đối với Hiệu trưởng trường Tiểu học Sài Sơn B là bà Nguyễn Thị Quyên, kiểm điểm trách nhiệm đối với bà Nguyễn Thị Cúc - Phó Hiệu trưởng.
Trường Tiểu học Sài Sơn B phải kiểm điểm trách nhiệm đối với bà Nguyễn Thị Thu Trang - Tổng phụ trách đội và kế toán từ năm học 2014-2015 đến năm học 2017-2018.
Đồng thời, đánh giá lại viên chức năm học 2019-2020 và năm học 2020-2021 đối với bà Nguyễn Thị Tuất.
Bà Nguyễn Thị Tuất và các cá nhân có liên quan nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm trong việc để xảy ra những tồn tại, hạn chế như đã nêu tại kết luận.
Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai yêu cầu Ban Giám hiệu trường Tiểu học Sài Sơn B tổ chức thực hiện tốt các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường, khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chuyên môn. Rà soát và tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại đối với cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường đảm bảo đúng quy định.
Thực hiện tiếp nhận và giải quyết đơn thư đảm bảo đúng quy định. Làm tốt công tác dân chủ, công khai, xây dựng và củng cố đoàn kết trong nội bộ nhà trường. Có kế hoạch bố trí công tác cho phù hợp với năng lực của giáo viên và nhân viên trong trường nói chung và đối với bà Nguyễn Thị Tuất, ông Phan Viết Nhân nói riêng.
Thanh Hùng
Sau kết luận thanh tra về vụ việc cô Nguyễn Thị Tuất tố bị “trù dập” ở Trường Tiểu học Sài Sơn B được đưa ra, UBND huyện Quốc Oai (Hà Nội) cũng đã nêu rõ hướng xử lý đối với các cá nhân có liên quan.
" alt="Kết luận thanh tra vụ cô giáo Nguyễn Thị Tuất tố bị trù dập ở Quốc Oai: 5/16 nội dung tố cáo đúng"/>Kết luận thanh tra vụ cô giáo Nguyễn Thị Tuất tố bị trù dập ở Quốc Oai: 5/16 nội dung tố cáo đúng
Chương trình Sách hóa nông thôn của Trung tâm hỗ trợ tri thức và phát triển cộng đồng là một trong hai dự án giành giải Xóa mù chữ King Sejong của UNESCO năm nay.
Nguyễn Quang Thạch – người dành 19 năm nghiên cứu về thiết kế thư viện và áp dụng các mô hình thư viện – bắt đầu công việc của mình vào năm 2007 với 3 thư viện, sau đó với sự giúp đỡ về ngân sách, anh mở rộng để xây dựng thêm 28 thư viện ở 9 tỉnh thành.
Năm 2009, bắt đầu từ số tiền giành giải thưởng trong một cuộc thi sáng kiến xã hội, anh bỏ việc để cống hiến cuộc đời mình cho việc xây dựng các thư viện. Năm 2010, anh thành lập Trung tâm hỗ trợ tri thức và phát triển cộng đồng từ những cuốn sách quyên góp, sách giảm giá và đưa ra nhiều mô hình thư viện khác nhau: tủ sách dòng họ, tủ sách giáo xứ, tủ sách lớp học và cộng đồng dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Nguyễn Quang Thạch chia sẻ rằng thói quen đọc sách của anh được nuôi dưỡng từ gia đình. Cha anh đã dành 20 năm để dạy toán và tiếng Anh miễn phí cho 300 đứa trẻ trong làng.
“Trong gia đình tôi, ông tôi và bố tôi là những người có đóng góp rất lớn cho việc giáo dục ở làng quê mình và tôi cảm thấy có trách nhiệm làm việc tương tự” – anh chia sẻ. “Tôi muốn làm tiếp những công việc mà ông cha tôi đã làm. Tôi muốn mọi đứa trẻ Việt Nam đều có sách để đọc”.
Để biến ý tưởng của mình trở thành hiện thực, anh đã bỏ việc ở Bộ Giao thông vận tải, bắt đầu cuộc cách mạng thư viện của mình bằng chuyến đi bộ dài 2.700 dặm để gây quỹ và tuyên truyền tăng nhận thức. Kết quả là, chương trình nhận được sự tham gia của hơn 100.000 người, hầu hết trong số đó là nông dân – những người chung tay trong việc đóng góp tài chính.
Chương trình cũng làm thay đổi cấu trúc hệ thống thư viện của Việt Nam bằng cách đưa ra những mô hình rẻ và thiết thực. Ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chương trình này cũng đào tạo thực hành và làm việc nhóm để vận hành các thư viện, tạo ra các hoạt động khuyến khích việc đọc sách.
Giành giải thưởng này đồng nghĩa với việc Nguyễn Quang Thạch sẽ có thể mở rộng ý tưởng của mình sang các quốc gia khác.
“Trước khi nghe tin giành giải thưởng, tôi đã gửi một bức thư tới nhiều tổ chức của Ấn Độ giải thích những lợi ích của ý tưởng này. Tôi muốn các quốc gia nghèo khó khác cũng được áp dụng hệ thống thư viện này. Tôi muốn đi bộ ở Ấn Độ để kêu gọi người dân xây dựng thư viện cho tất cả trẻ em” – anh nói.
Đến nay, hệ thống thư viện của anh đã đưa những cuốn sách tới tay hơn 400.000 người đọc ở nông thôn, xây dựng hơn 9.000 thư viện ở 26 tỉnh thành. Với sự hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với sự tham gia của hàng triệu người Việt Nam trong và ngoài nước, chương trình này sẽ được nhân rộng trên khắp cả nước để tiếp cận tới khoảng 20 triệu người dân nông thôn tính tới năm 2020.