Trong kết luận phiên họp này, sau khi nghe các thành viên trao đổi, thảo luận về một số nội dung công việc như: kết quả ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2017; kế hoạch kiểm tra tình hình ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử năm 2018 tại các cơ quan nhà nước của Ban điều hành; việc triển khai trong năm 2017 chương trình phối hợp thúc đẩy gắn kết ứng dụng CNTT với cải cách hành chính giai đoạn 2017 - 2020 giữa Bộ TT&TT và Bộ Nội vụ…, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng, Trưởng Ban điều hành đánh giá cao sự chuẩn bị của các đơn vị, nhất là Cục Tin hóa cho phiên họp.
Thứ trưởng đề nghị cần đổi mới hoạt động của Ban điều hành, gắn kết chặt các nội dung công việc của Ban điều hành với việc triển khai các nhiệm vụ hiện đang được Bộ TT&TT và VPCP phối hợp thực hiện, thông qua các chương trình hoạt động của Ban điều hành trong thời gian tới.
Cùng với đó, Thứ trưởng cho rằng, bên cạnh các nhiệm vụ trọng tâm 2018 đã đề ra, thời gian tới, Ban điều hành nên tập trung thêm vào các nội dung quan trọng đang gặp khó khăn, tồn tại hiện nay, ví dụ như vấn đề liên quan đến việc triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia, đặc biệt là CSDL quốc gia về Dân cư và CSDL quốc gia về Đất đai.
“Đề nghị Cục Tin học hóa nghiên cứu, có ý kiến tham mưu để Ban điều hành có nội dung hoạt động liên quan đến vấn đề thúc đẩy chương trình công tác này, có kế hoạch làm việc với Bộ Công an, Bộ TN&MT. Tôi cũng đề nghị Cục Kiểm soát TTHC xem xét, tác động để VPCP đẩy nhanh tiến độ phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về CSDL quốc gia ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử” đã được Bộ TT&TT trình Thủ tướng Chính phủ”. trình lên VPCP, làm sở cứ cho việc chúng ta đôn đốc, kiểm tra nội dung này”, Thứ trưởng nói.
Thứ trưởng cũng nhất trí quan điểm cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong việc xây dựng, triển khai Cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia.
Trước đó, trong phiên họp, cho biết trong thời gian qua Bộ TT&TT và VPCP đã có một số hoạt động đẩy mạnh công tác phối hợp nhằm triển khai các nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử, ông Ngô Hải Phan - Cục trưởng Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính (TTHC), VPCP đã thông tin, qua các cuộc họp ngày 16/1 và 2/3/2018, 2 cơ quan đã xác định cách thức phối hợp để thực hiện có hiệu quả các nhiêm vụ được giao cũng như những nội dung ưu tiên triển khai trong năm nay.
" alt=""/>Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ được đầu tư theo hình thức thuê dịch vụ CNTTViệc Microsoft mua lại Nokia với mục đích là nỗ lực cuối cùng để khiến người dùng sử dụng phần mềm trong hệ điều hành Windows Phone của công ty mình - mảng kinh doanh vốn đang sa sút.
Tuy nhiên đáng tiếc, thương vụ mua bán này không những không giúp thị phần của Windows Phone tăng cao hơn mà còn khiến Microsoft phải gánh khoản lỗ khổng lồ. Giới công nghệ cho rằng, có lẽ thương hiệu Nokia sẽ chết 1 lần nữa.
Tháng 5/2016, Microsoft thông báo chính thức bắt đầu dừng bán các điện thoại thương hiệu Nokia, nhiều người đã tỏ ra rất tiếc nuối. Dù sao Nokia cũng là một thương hiệu đã khắc sâu vào tâm trí của mỗi người. Tuy nhiên thật bật ngờ khi khoảng cuối tháng 6/2016, rộ lên thông tin Nokia sẽ trở lại bằng việc sẽ ra mắt một chiếc smartphone trong năm sau – 2017.
Đây là tin làm cho các diễn đàn công nghệ tại Việt Nam trở nên sôi động, mọi người đều cho rằng đây là một tin vui và háo hức được trên tay một chiếc smartphone Nokia sau nhiều năm vắng bóng. Tuy nhiên, lần trở lại này, Nokia đã thuộc về một công ty khác - HMD Global, một cái tên khá lạ lẫm.
Tháng 5/2016, bên cạnh bắt đầu dừng bán các điện thoại Nokia, thì Microsoft cũng thông báo hoàn thành việc bán lại quyền sử dụng thương hiệu Nokia cho HMD Global. Thương vụ cho biết HMD Global sẽ được quyền sử dụng thương hiệu Nokia trong vòng 10 năm, như vậy, toàn bộ các smartphone mang tên Nokia sắp tới sản xuất sẽ là do HMD Global chịu trách nhiệm chính.
HMD Global Oy là một công ty Phần Lan – quê hương của Nokia, được thành lập vào tháng 5/2016. HMD Global sẽ chịu trách nhiệm sản xuất, phân phối và kinh doanh smartphone mang thương hiệu Nokia.
Nhiều người lo ngại rằng, với một công ty "không tên tuổi" như thế này, liệu Nokia có được là chính mình? Liệu độ bền, tính sáng tạo, trải nghiệm người dùng cũng như những công nghệ chụp ảnh đỉnh cao liệu có mất đi khi Nokia qua tay chủ mới?
Chúng ta có lẽ không cần phải lo lắng về điều đó, khi biết rằng những lãnh đạo cao cấp nhất của HMD đều có xuất thân từ Nokia. Có đến 16 trên 17 quan chức cao cấp của HMD là những cựu nhân viên của Nokia, đặc biệt người có chức vụ cao nhất ở HMD là CEO Arto Nummela từng là Phó chủ tịch tại Nokia trước đây. Với đội ngũ lãnh đạo như vậy, HMD Global cam hết vẫn giữ sứ mệnh "đem lại chất lượng và thiết kế làm nên thương hiệu Nokia".
Vậy là với đội ngũ như trên, thì rõ ràng việc Nokia quay lại lần này sẽ thực sự nghiêm túc, một sự nỗ lực nhằm làm sống dậy thương hiệu Nokia một thời.
Việc người dùng vẫn còn cảm tình với thương hiệu Nokia là điều không phải tranh cãi. Tuy nhiên trong bối cảnh thị trường điện thoại quá khốc liệt như hiện nay, có rất nhiều thương hiệu chất lượng ổn và giá rẻ. Bên cạnh đó, những người dùng trẻ tuổi sinh vào những năm 1990 và 2000 trở lại đây hầu như không có ấn tượng với thương hiệu Nokia cho lắm. Do vậy, nhiều nhà dự báo cho rằng Nokia sẽ có khởi đầu khó khăn, do các tính năng trên điện thoại của họ khó thu hút được người dùng.
Vậy chiến lượt để HMD lôi kéo người dùng quay trở lại với Nokia là gì ?
Đó chính là hồi sinh những chiếc điện thoại cổ.
Khi mà thế giới công nghệ đang bị xoay như chong chóng với các smartphone hiện đại được ra mắt liên tục, thì vẫn còn nhiều người sống trong hoài niệm về quá khứ, khi những chiếc điện thoại cơ bản của Nokia đã gắn bó với họ cả một thời gian dài. Bên cạnh đó giới trẻ hiện nay cũng đang có xu hướng "hai tay hai súng", sử dụng một chiếc smartphone cho những việc giải trí, bên cạnh đó họ cũng muốn một chiếc điện thoại "cục gạch" với pin trâu, sóng khỏe, mẫu mã đẹp trẻ trung để dự phòng bên mình. Nắm bắt được nhu cầu này, HMD Global đã có chiến lược thông minh, đó là hồi sinh những dòng diện thoại cơ bản nổi tiếng khi xưa của mình, đồng thời khoác lên nó những tính năng mới và kiểu dáng màu sắc trẻ trung hơn.
Mở đầu là chiếc 3310. Nokia 3310 ra mắt năm 2000 là một trong những chiếc điện thoại được yêu thích và sử dụng rộng rãi nhất của Nokia. Với thiết kế đơn giản nhưng không hề thô kệch, có độ bền cực kỳ cao, Nokia 3310 cho phép bạn thả nó từ tầng 1 xuống đất, nó có thể bung nắp, rớt pin ra ngoài nhưng chỉ cần bạn lắp vào là máy lại hoạt động như bình thường. Tuy vậy Nokia đã dừng sản xuất dòng này từ rất lâu, bạn không thể mua được hàng mới tại thời điểm này.
Do đó, việc HMD tung ra chiếc Nokia 3310 bản 2017 lập tức thu hút sự chú ý. Trên các diễn đàn công nghệ, rất nhiều bạn trẻ đã khẳng định "sẽ mua chiếc này để làm chiếc dự phòng".
Tiếp theo đó tại MWC 2018 vừa qua, HMD lại tiếp tục làm mới lại mẫu 8810 khi xưa, với một thiết kế trẻ trung hơn rất nhiều. Nhớ lại mùa hè năm 1999, bộ phim The Matrix đã thực sự lôi kéo mọi người chú ý đến Nokia 8110 - mặc dù chỉ là một phiên bản với vỏ được tùy biến. Sau đó, Nokia 8110 đã nhận được sự chú ý và nhanh chóng trở thành sản phẩm mà mọi người muốn có.
Một chiến lược đầy tính toán của HMD
Qua việc ra mắt làm mới lại những chiếc điện thoại "huyền thoại" xưa của Nokia, HMD đã thực hiện 2 mục đích.
Thứ nhất, khẳng định với người tiêu dùng rằng Nokia vẫn còn tồn tại. Nokia vẫn tiếp tục sản xuất và ra mắt những chiếc điện thoại "đậm chất Nokia" như trước chứ không phải là một chiếc Nokia xa lạ nào khác.
Thứ hai, thị trường smartphone hiện tại quá chật chội, việc ngay lập tức chen chân vào sẽ là một thử thách vô cùng khó với Nokia, vì vậy, họ đã đánh vào phân khúc cơ bản, một phân khúc mà Nokia là vua từ trước đến nay. Việc sử dụng lại tên 3310 và 8110 đã đánh vào phân khúc người dùng lớn tuổi vẫn có có một tình cảm sâu đậm với Nokia. Đồng thời thiết kế lại kiểu dáng, màu sắc, Nokia cũng đánh vào mảng người tiêu dùng trẻ tuổi muốn có một chiếc điện thoại cơ bản dự phòng cho mình.
Như vậy, cùng lúc vừa khẳng định Nokia đã quay trở lại, và giới thiệu lại những chiếc điện thoại cổ điển khi xưa, HMD đã dùng nó làm một chiến lược Marketing lôi kéo người dùng được tính toán một cách dài hạn, nhằm chuẩn bị giới thiệu những sản phẩm cao cấp tiếp theo.
Sự trở lại của Nokia đã thành công, ít nhất cho đến thời điểm này khi tại MWC 2018 vừa rồi, Nokia đã thắng lớn. Cái tên Nokia là cái tên được nhắc đến nhiều nhất tại MWC vừa qua. Trong 4 ngày diễn ra MWC 2018, Nokia đã đạt được đến 21 giải thưởng.
Và một điểm đáng khen của HMD nữa, đó chính là việc giới thiệu chiếc Nokia 8 Sirocco. Nokia 8 Sirocco có thể nói là một siêu phẩm đánh dấu sự tấn công mảng smartphone cao cấp của Nokia. Với thiết kế có đến 95% thân máy làm bằng kính, còn lại là một khung thép không gỉ chạy dọc hai bên, được trang bị bộ vi xử lý 835 của Qualcomm, với 6GB RAM và dung lượng 128 GB. Bên cạnh đó là hệ thống camera kép 12Mp phía sau, dùng ống kính của hãng Zeiss danh tiếng.
Tuy nhiên với giá bán lên đến 920$, thì có thể nói Nokia 8 Sirocco đang muốn bán danh tiếng hơn là doanh số. Có thể đây là một bước chuẩn bị, thăm dò thị trường đối với các sản phẩm cao cấp của Nokia trước khi họ tung ra những chiếc điện thoại khác phù hợp hơn. Dù thế nào đi nữa, có thể khẳng định rằng HMD đã rất nghiêm túc, và đang nỗ lực rất lớn nhằm đưa Nokia trở lại vị thế ban đầu khi xưa.
" alt=""/>Nhìn lại 1 năm Nokia dưới thời HMD GlobalNếu bạn nghĩ khả năng cấu rỉa từ xa của Xerath đã đủ phiền toái rồi, hãy nghĩ lại đi!
Một đoạn clipghi lại một trận đấu với nhân vật chính là Xerath được tung lên Twittervào ngày 10/4 đang gây ra rất nhiều sự chú ý trong vài ngày qua. Mỗi khi kỹ năng Xung Kích Năng Lượng (Q) sẵn sàng, Xerath có thể kích hoạt nó với tầm ảnh hưởng lên tới…toàn bản đồ?!
Việc gây sát thương cho kẻ địch từ căn cứ đồng minh cho tới trụ đầu tiên đường dưới trên bản đồ Summoner’s Rift được coi là một hành vi gian lận/ hack, hoặc cũng có thể là một lỗi phát sinh trong LMHTvà đã được lưu hành rộng rãi trên mạng Internet kể từ thời điểm clip xuất hiện. Trong đoạn clip, người chơi Xerath tỏ ra rất dễ dàng để đạt được hiệu quả, yêu cầu bạn phải ở gân căn cứ và bắn kẻ địch từ tít mít phương xa.
Liên tục những lời ca thán, bất bình được người chơi ở bên Đội Đỏ phát ra trên kênh chat tổng hợp. "Hắn ta gây sát thương mà không ở chung đường với tôi", nickname Masy, người chơi Lucian bên đối địch với Xerath bình luận.
Trong một bài viết nhật ký phát triển game gần đây, người chịu trách nhiệm mảng thiết kế của Riot Games, Andrei "Meddler" van Roon cho biết, họ đang đối phó với hiện tượng bất thường này và sẽ cấm bất cứ tài khoản nào nếu sử dụng nó.
Riot đã từng đối mặt với nhiều hành vi gian lận và chống đối với chính sách phát hành LMHTtrong quá khứ. Vào ngày 03/3 vừa qua, Riot đã giành được 10 triệu USD tiền thắng kiện sau khi đưa một trang web chuyên bán phần mềm gian lận cho người chơi LMHT.
Và nếu như Riot tìm ra căn nguyên của vấn đề, rất có thể những vụ kiện tương tự như vậy có thể xảy ra trong tương lai gần.
Riot đang có ý định đưa Malzahar quay trở lại đường đơn
Nếu bạn là một người chuyên sử dụng Malzahar hỗ trợ, có lẽ nên tìm kiếm sự thay thế khác đi bởi Riot không muốn vị tướng này đảm nhiệm vị trí này trong tương lai nữa.
Trong một bài viết nhật ký phát triển game mới đây, Meddler đã thảo luận về những thay đổi tương lai và liên quan trực tiếp tới Malzahar, một vị tướng đã được nhìn thấy rất nhiều trong đấu trường chuyên nghiệp kể từ đầu Mùa 2017, dày đặc với vai trò hỗ trợ.
Malzahar được tạo ra để đi đường giữa, và nhiều người chơi LMHTkhông cam tâm chịu cảnh một vị tướng từng thống trị đường giữa sẽ phải chuyển sang hẳn vị trí hỗ trợ.
Riot đang xem xét để thiết lập những thay đổi trong nỗ lực đưa Malzahar quay trở lại đường đơn lại một lần nữa.
Tuy nhiên, Malzahar trong vai trò hỗ trợ có ý nghĩa gì? Riot chỉ đơn giản là không còn muốn vị tướng này ở đó lâu hơn nữa. Meddler khẳng định trong bài viết rằng anh không “nghĩ lối chơi hỗ trợ của hắn ta tích cực cho trò chơi”, nhưng không giải thích rõ rang lý do tại sao. Nhưng dường như, Meddler đang giữ ý định “xóa sổ” Malzahar hoàn toàn khỏi đường dưới.
Riot muốn bổ trợ thêm cho ý tưởng các vị tướng có thể đảm nhiệm trên nhiều đường, miễn là chúng có thật nhiều cách thức khắc chế. Điều này được lý giải là do những vị tướng mạnh ngoài tầm kiểm soát sẽ thống trị các đường và gây ảnh hưởng lớn tới sự lành mạnh, cân bằng của LMHT.
Mặc dù vậy, đừng kỳ vọng sẽ được chứng kiến những thay đổi của Malzahar từ sớm. Meddler nói rằng, sự tập trung của Riot đang dồn cả vào bản cập nhật Giữa Mùa Giải 2017, dự kiên sẽ xuất hiện sau đây một tháng. Điều đó đồng nghĩa với những thay đổi trên Malzahar sẽ chưa thể xuất hiện trong một tới hai bản cập nhật sắp tới.
Ba Chấm(Theo Dot Esports)
" alt=""/>[LMHT] Xerath bắn Q xuyên bản đồ, Riot đã chán Malzahar hỗ trợ