Việc hải quân Mỹ đào tạo kỹ thuật định vị bằng chòm sao là việc khá "bất thường". Đây là kỹ thuật được áp dụng từ thời xa xưa và nó đã không được sử dụng trong nhiều thập kỷ qua bởi bất cứ hải quân hoặc người đi biển nào do có sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ hiện đại.
Tuy nhiên, nếu GPS bị trục trặc thì đây sẽ là cứu cánh cho hải quân Mỹ. Với kỹ thuật xa xưa này, hải quân vẫn có thể định vị chính xác trong điều kiện "mù" thông tin.
Được biết, định vị bằng chòm sao vẫn được sử dụng trong hải quân Mỹ tới những năm 70 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, sau khi quân đội Mỹ phóng vệ tinh GPS lên quỹ đạo vào thời điểm đó, hải quân nước này đã nhanh chóng chuyển sang định vị bằng hệ thống điện tử.
Phiên bản Google Maps mà Hải quân Mỹ đang sử dụng chính là Hệ thống Quản lý Du hành (VMS). Hệ thống này sử dụng nhiều công cụ trong đó có GPS và kỹ thuật radar để hướng dẫn và định vị chính xác tàu thuyền trên đại dương.
Công nghệ GPS tuy tiện dụng cho mục đích thương mại nhưng nó lại dễ bị tổn thương trong chiến tranh trước vũ khí công nghệ cao của đối phương. Về nguyên tắc, các vệ tinh GPS của Mỹ có thể bị thâm nhập, điều khiển, thậm chí bị khóa không cho hoạt động hoặc bị tên lửa bắn rơi. Chính vì vậy, việc dựa hoàn toàn vào công nghệ này là rất nguy hiểm đối với quân đội Mỹ.
Đó cũng chính là lý do tại sao Hải quân Mỹ phải dạy cách thức định vị bằng chòm sao. Đây là bước chuẩn bị không thừa nhất là trong điều kiện các cuộc xung đột đang diễn ra khắp thế giới hiện nay.
" alt=""/>Sợ lỗi GPS, hải quân Mỹ dạy lính định vị bằng... chòm saoCông ty này đầu tư vào 4 giải đấu lớn mỗi năm, tài trợ giá trị giải thưởng, cùng với các miếng dán (sticker) in-game để cổ động viên bỏ tiền ra mua nhằm cổ vũ đội tuyển họ yêu thích và vỏ vũ khí được rơi ra trong quá trình xem các trận đấu ở client…Những giải đấu này thường rất có giá trị với nhiều người chơi và đội chiến thắng hoàn toàn có quyền tự hào về chiến tích của họ, ít nhất là cho đến khi tìm được đội vô địch kế tiếp.
Sự phân bố giá trị giải thưởng ở các giải đấu CS:GOdo Valve đầu tư cụ thể như sau:
Áp lực từ tất cả các phía đến từ cộng đồng của Counter-Strikeđã buộc Valve phải gia tăng giá trị giải thưởng lên mức hợp lí. Những tựa game như LMHTvà DOTA 2 đã hoàn toàn làm lu mờ đi Counter-Strike về giá trị giải thưởng trong lịch sử.
Một số cổ động viên cho rằng, Valve đã quá tập trung dồn tiền của vào DOTA 2để biến nó trở thành tựa game có giải đấu với mức giải thưởng lớn nhất trong lịch sử, The International mà đỉnh cao đạt mức 18 triệu USD vào năm ngoái. Trong khi Valve chọn một lối đi khác dành cho Counter-Strike, thì cơ cấu giải thưởng mới hẳn cũng làm cho những tuyển thủ eSports đam mê bộ môn này cảm thấy ít phiền lòng hơn.
June_6th(Theo Daily Dot)
" alt=""/>Valve tăng tổng giá trị giải thưởng các giải đấu lớn của CS:GO lên 1 triệu USDQuyết định của Google có liên quan đến hệ thống AdSense của hãng, vốn cho phép các nhà xuất bản website độc lập (người sở hữu hay chính trang web nào đó) sử dụng để hiển thị quảng cáo trên trang của họ, tạo ra doanh thu khi độc giả nhìn thấy hoặc kích vào những mẩu quảng cáo đó. Các nhà quảng cáo trả tiền cho Google và Google lấy một phần số tiền thu được đó để trả cho các nhà xuất bản website.
Thống kê cho thấy, hiện có hơn 2 triệu nhà xuất bản website đang sử dụng hệ thống quảng cáo của Google. Trước đây, Google đã có chính sách cấm sử dụng hệ thống của họ để đưa các quảng cáo gây hiểm nhầm, kể cả các quảng cáo hàng giả và chế độ/thuốc giảm cân sai sự thật. Chính sách mới của hãng sẽ mở rộng lệnh cấm này tới cả các nội dung gian dối trên những website chạy quảng cáo trên nền tảng Google AdSense.
"Tiến xa hơn nữa, chúng tôi sẽ cấm việc quảng cáo trên những trang đưa tin sai lệch, gây hiểu lầm hoặc che giấu thông tin về nhà xuất bản website, nội dung của nhà xuất bản hoặc mục tiêu chính của chủ sở hữu trang web", trích thông cáo của Google.
Theo Andrea Faville, phát ngôn viên của Google, việc thay đổi chính sách của hãng đã có hiệu lực được một thời gian, chứ không phải nhằm đối phó với những tranh cãi đang tăng lên trong tuần qua về việc các tin tức giả mạo có tác động đến kết quả bầu cử tổng thống Mỹ hay không.
Facebook là tâm điểm của những tranh cãi, sau khi mạng xã hội này bị một số nhà bình luận cáo buộc là hướng các cử tri ủng hộ Tổng thống mới đắc cử Donald Trump thông qua việc phát tán nhanh chóng các thông tin gây hiểu nhầm hoặc sai sự thật. Một trong những bản tin giả mạo như vậy có nội dung khẳng định Giáo hoàng Francis hậu thuẫn ông Trump. Tất nhiên, CEO Facebook Mark Zuckerberg đã chính thức lên tiếng bác bỏ các cáo buộc này.
Tương tự như Facebook, Google cũng vấp phải vô số chỉ trích sau các vòng bỏ phiếu hồi tuần trước vì dung túng cho sự tồn tại của những bản tin giả mạo. Chẳng hạn như hôm 13/11, trang Mediaite đưa tin, kết quả tìm kiếm hàng đầu trên Google cho cụm "kết quả kiểm phiếu bầu cử cuối cùng năm 2016" là một đường link dẫn tới một bài báo trên website 70News, có nội dung sai sự thật rằng ông Trump, người thắng số phiếu đại cử tri, đã dẫn trước đối thủ Dân chủ Hillary Clinton về số phiếu phổ thông. Đến tối 14/11, bản tin sai lệch này vẫn ở vị trí số 2 trong mục tìm kiếm của Google.
Google giải thích rằng, các thuật toán của phần mềm tìm kiếm sử dụng nhiều tham số để xác định thứ hạng của các bản tin hiển thị trên trang. "Mục tiêu của công cụ tìm kiếm là cung cấp những kết quả có liên quan và hữu ích nhất cho người dùng của chúng tôi. Trong trường hợp này, chúng tôi rõ ràng chưa đúng tuyệt đối, nhưng chúng tôi đang tiếp tục nỗ lực cải thiện các thuật toán của mình", phát ngôn viên của Google nhấn mạnh.
Tuấn Anh(Theo NYT)
" alt=""/>Google sẽ cấm các website đưa tin giả mạo