Cụ thể, dự án sẽ phát hành thẻ tích điểm với tên gọi Vpoint dành cho khách hàng cá nhân, thẻ được sử dụng chung trong cộng đồng các doanh nghiệp liên kết. Khi đó, thay vì sở hữu nhiều thẻ khách hàng thân thiết của các thương hiệu, Hội viên Vpoint chỉ cần sử dụng một thẻ duy nhất để tích điểm và sử dụng điểm này để thanh toán tại tất cả các cửa hàng trong cộng đồng.
Giải pháp thẻ Vpoint không chỉ khắc phục hạn chế từ việc phát hành thẻ khách hàng của từng đơn vị riêng lẻ với chi phí tốn kém và ít hiệu quả trong việc duy trì khách hàng… mà ngược lại, Vpoint sẽ thu hút thêm khách hàng mới thông qua việc sử dụng ưu đãi linh hoạt giữa các đơn vị, qua đó tăng giá trị chương trình ưu đãi của từng doan nghiệp thành viên.
" alt=""/>Khi nhà mạng bắt tay cùng doanh nghiệp vận tải để mang tới giá trị khác biệt cho khách hàngNói không với màn hình tràn cạnh và camera kép
Trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu tháng 6 nhân dịp ra mắt XZ Premium, ông Yasuharu Nomura - Giám đốc Trải nghiệm người dùng và hoạch định sản phẩm của Sony Mobile – đã chia sẻ rằng hãng có hướng đi riêng và dành thời gian nghiên cứu xu hướng cũng như thói quen người dùng.
Trong khi một số hãng tập trung kéo dài màn hình với những tỉ lệ kỳ lạ thì Sony mang đến cho người dùng công nghệ màn hình HDR để tối ưu trải nghiệm hiển thị. Và hãng sẽ không đánh đổi độ mỏng của viền màn hình với độ bền của sản phẩm, vốn là yếu tố làm nên tên tuổi Sony.
Mặc dù điện thoại Sony có thiết kế riêng biệt dễ nhận diện, tuy nhiên qua từng ấy năm, từ dòng Xperia Z đến XZ, nay là XZ1, Sony vẫn không thay đổi mấy trong thiết kế. Đặc biệt những đổi mới như màn hình rộng tràn viền của Samsung, LG, Xiaomi hay trào lưu camera kép ngay cả Apple cũng làm theo nhưng Sony vẫn tiếp tục đứng ngoài.
Nếu cứ tiếp tục mong chờ một thế hệ Xperia kế cận, tạm gọi là XZ2, với những đặc điểm thiết kế đang đốn tim người dùng như màn hình cong tràn cạnh, viền màn hình mỏng, camera kép… thì hãy thử cân đo xem chiếc máy “lột xác” này sẽ được gì và mất gì?
Tất cả những mẫu điện thoại sở hữu viền màn hình cong tràn cạnh của Samsung, BlackBerry, Xiaomi, Huawei… đều được hiện thực bởi công nghệ màn hình OLED thay vì LCD, có thể do lợi thế của OLED trong việc sản xuất màn hình cong.
Vì gần như chưa có kinh nghiệm thương mại hoá smartphone màn hình OLED, Sony sẽ phải gặp khó khăn khi chen chân vào phát triển smartphone màn hình cong tràn cạnh.
Đó là chưa kể những khó khăn hãng có thể gặp phải khi tìm nguồn cung ứng màn hình thích hợp. Trong khi, các công ty Hàn Quốc như Samsung, LG vốn đã có kinh nghiệm lâu năm trong việc sản xuất và áp dụng màn hình OLED vào sản phẩm cũng như thử sức với màn hình cong nên không ngoa khi gọi đây là thế mạnh của họ.
Đây có thể là một trong các nguyên nhân chính khiến điện thoại Sony chậm chân trong việc trang bị màn hình tràn viền. Tuy vậy, trong khi các hãng điện thoại Trung Quốc đang nhanh chân chạy theo xu hướng này, kể cả iPhone 8 sắp ra mắt cũng cho thấy màn hình chiếm phần lớn mặt trước so với các smartphone trước; hay ngay cả Samsung sắp tới có thể ra smartphone camera kép thì Sony vẫn bình chân như vại.
Các smartphone gần nhất của Sony có viền màn hình dày, có thể là hướng đi rất thực tế của Sony, để tạo đủ không gian thoáng rộng phía trước nhằm gia cố về chi tiết, tối ưu bố cục linh kiện giúp bảo đảm độ bền của sản phẩm. Tuy vậy việc đứng ngoài xu thế chung dù với lý do gì đi nữa thì hãng cũng mất lợi thế cạnh tranh khi so với đối thủ.
" alt=""/>Sony: Bảo thủ đến bao giờ?Thông tin từ ĐH RMIT Việt Nam vừa cho hay, chia sẻ về những nỗ lực đưa giáo dục đến với mọi sinh viên tại Diễn đàn đổi mới sáng tạo 2017 mới đây, Giáo sư Gael McDonald, Hiệu trưởng trường ĐH RMIT Việt Nam cho biết, sáng kiến RMIT Access đã được áp dụng ở cả 2 cơ sở đào tạo của trường tại Hà Nội và TP.HCM nhằm giúp các sinh viên gặp khó khăn trong học tập có thể tiếp cận tối đa với giáo dục. Điều này đóng vai trò trọng yếu trong việc tạo ra hệ thống giáo dục bậc cao bình đẳng.
Giáo sư Gael McDonald chia sẻ: “Qua RMIT Access, trường đã xem xét các tài liệu sẵn có và chuyển đổi hoàn toàn tất cả tài liệu học sang định dạng mà mọi sinh viên gặp khó khăn khác nhau trong học tập đều có thể tiếp cận được”.
Chính thức được thành lập năm ngoái, chương trình RMIT Access của RMIT Việt Nam hướng tới việc bảo đảm các tài liệu học tập số được trình bày theo định dạng mặc định để mọi sinh viên có thể tiếp cận được. Điều này có nghĩa tất cả bản thuyết trình PowerPoint sẽ dùng mẫu thiết kế đặc biệt giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận, tất cả các tài liệu theo định dạnh âm thanh hoặc video sẽ có bản dịch kèm theo, và tất cả hình ảnh sẽ có đoạn mô tả và có thể đọc được bằng phần mềm đọc màn hình.
Cũng theo Giáo sư McDonald, tại Việt Nam việc hiểu biết và chấp nhận khác biệt trong học tập vẫn chưa phổ biến, và các bạn trẻ có thể không bao giờ nhận ra rằng hình thức khiếm khuyết này phổ biến trong xã hội.
" alt=""/>RMIT ứng dụng công nghệ tăng khả năng tiếp cận học liệu điện tử cho sinh viên