Thí sinh Nguyễn Phương Thảo, Trường THPT Hiệp Bình nhận xét đề thi sát với chương trình, sách giáo khoa.
“Câu hỏi số 1 và 2 tương đối dễ, khó nhất là câu hỏi số 4. Em ôn tập tương đối đầy đủ, và được mang Atlat vào cũng là một thuận lợi cho thí sinh. Em làm được hơn 60% đề thi, chắc chắn sẽ được trên điểm trung bình. Tuy nhiên, em cũng định nộp đơn đăng ký xét tuyển đại học vào các ngành khối C nên sẽ phải cố gắng hơn trong môn Lịch sử sáng mai” - Thảo cho biết.
Ảnh: Lê Văn |
Ra về sau 2/3 thời gian làm bài thi, thí sinh Nguyễn Anh Thư, Trường THPT Hoàng Hoa Thám, nhận định, đề khó hơn bình thường, trong đó câu hỏi số 4 khó nhất vì yêu cầu học sinh phải phân tích. “Dễ ghi điểm nhất câu số 3. Các câu hỏi đều sát với lúc em ôn thi nên em chắc sẽ được 8 điểm”.
Thí sinh Nguyễn Thị Tiểu Phương, Trường THPT Võ Thị Sáu thì cho rằng đề khá dễ nên Phương hoàn thành trước thời gian quy định 5 phút. “ Khó nhất là câu 4, dễ nhất câu 3, đề sát lúc ôn tập, em làm được 80%” – Phương hào hứng.
Thí sinh Nguyễn Thị Thủy, Trường THPT Hậu Giang, lại đề thi năm nay dễ hơn đề thi năm ngoái, chúng em không cần đọc bài nhiều vẫn làm được vì đề thi yêu cầu phần tích các vấn đề thực tế. “Câu khó nhất là tại sao thời gian vừa qua, tình trạng xâm nhập mặn ở Miền Tây diễn ra nghiêm trọng”. Thủy tính nhẩm sẽ được 6 - 7 điểm.
Cùng ý kiến với Nguyễn Thị Thủy, thí sinh Phạm Thị Trúc Ngân, Trung tâm GDTX quận 3 cũng cho rằng đề thi năm nay dễ hơn năm trước. "Em không ôn nhiều nhưng vẫn làm được 60-70% vì đề bám sát thực tế. Khó nhất là câu hỏi về xâm nhập mặn”.
Thí sinh trao đổi bài làm sau giờ thi môn Địa |
Với thí sinh Dương Như Phúc, Trường quốc tế Việt Mỹ Anh, thì đề thi nằm ở mức tương đối chứ không khó lắm. Các câu hỏi đa số yêu cầu phân tích những vấn đề thực tế, trong đó phần phân tích về việc xâm nhập mặn chiếm khá nhiều thời gian. "Tuy làm được hết nhưng trừ hao em chỉ được 60%".
Em Vũ Sao Anh (Trường THPT Nguyễn Huệ, Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: Đề thi dễ hơn năm ngoái nên chỉ mất 2/3 thời gian đã hoàn thành xong bài thi. Tự chấm bài làm, Sao Anh cho biết được khoảng 7 điểm.
Học theo khối D nên môn Địa lí với Lưu Ái Linh (Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ) là điều kiện để xét tốt nghiệp. Song Linh cho biết em làm hết bài thi chỉ trong vòng 2 giờ dù không tập trung ôn luyện cho môn học này. Linh chia sẻ: Em thấy nội dung đề thi bám sát vào nội dung chương trình sách giáo khoa và không có câu nào mang tính chất đánh đố thí sinh. Đề có câu hỏi mở về thực trạng xâm nhập mặn cũng khiến em thấy thú vị khi được viết theo hiểu biết của mình. Linh bài làm của mình 7 điểm.
Học sinh khá giỏi sẽ đạt điểm 8,9
Cô Nguyễn Thị Nga, giáo viên trường THPT chuyên Sư phạm nhận xét: So với năm ngoái, đề năm nay khó hơn và không thiên về kiến thức học thuộc mà yêu cầu học sinh có kỹ năng phân tích, tính toán, làm việc với bản đồ, tổng hợp kiến thức và nắm dược tình thình kinh tế xã hội đất nước nếu muốn đạt điểm cao.
Theo cô Nga, ngay câu hỏi đầu tiên, đề thi đã yêu cầu học sinh nêu biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học của nước ta. Hiện tại, nguồn đa dạng sinh học đang bị suy giảm do nhiều nguyên nhân, trong đó có yếu tố môi trường. Để đưa ra được biện pháp, học sinh cần nắm được nguyên nhân. Đây là một trong những nội dung có tính thời sự.
Câu 2 kiểm tra kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí, đọc bản đồ của học sinh và đây là câu dễ lấy điểm nhất. Theo cô Nga, với câu này, học sinh dễ có 2 điểm trọn vẹn. Câu vẽ biểu đổ không khó nhưng học sinh muốn làm tốt và nhận xét chính xác đầy đủ thì phải hiểu đề bài, có khả năng xử lý số liệu để thể hiện được quy mô của 2 năm với 2 hình tròn to, nhỏ khác nhau, tính bán kính hình tròn để hình gấp nhau theo tỉ lệ của số liệu.
Khả năng phân hóa và tính thời sự của đề thi thể hiện rõ nhất ở câu 4. Cô Nga nhận xét: trong một câu hỏi đề thi bao quát được nhiều ngành như công nghiệp chế biên, nông nghiệp và thương mại – dịch vụ. Với đề này, học sinh không chỉ hiểu kiến thức SGK mà cần khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức. Câu hỏi về tình trạng ngập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long rất thời sự và yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin trên truyền thông mới làm bài tốt.
Với đề thi này, phổ điểm từ 5-7 sẽ chiếm nhiều. Học sinh khá giỏi và chịu khó cập nhật thông tin bên ngoài sẽ đạt điểm 8,9.
Học sinh chuyên nhận xét đề hay
Nguyễn Thu Quỳnh, Trường THPT Hà Đông, một học sinh thi khối C tại điểm thi Học viện Ngân hàng, nhận xét đề năm nay khó nhưng hay. Quỳnh cho rằng, phần đọc Atlat và câu hỏi số 4 về tình hình hạn hán xâm nhập mặn ở ĐBSCL là khó nhất.
Tuy nhiên, Quỳnh cho rằng, các nội dung trong đề thi đều năm trong phạm vi kiến thức phổ thông. "Đề năm nay hay hơn các năm trước nhưng cũng khó hơn"- Quỳnh nhận định "Em chỉ làm được chừng 6-7 điểm thôi"
Thí sinh tự tin sau giờ thi môn Địa (Ảnh: Lê Văn) |
Trong khi đó, bạn Nguyễn Thị Mỹ Dung, Trường THPT Lê Lợi, Hà Đông, một học sinh thi khối D cũng tại điểm trường nói trên cho biết, em thấy đề thi năm nay bình thường. Địa lý chỉ là môn thi tốt nghiệp của Dung nên môn này em chỉ xác định đạt điểm tốt nghiệp.
Thí sinh Tạ Anh Quân, học sinh lớp chuyên Toán, Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Đông, một thí sinh thi khối A cho biết, những kiến thức trong đề thi môn địa chỉ cần chú ý xem thông tin thời sự, có chút kiến thức về kinh tế xã hội là làm được chứ không cần kiến thức sâu.
"Chẳng hạn như câu hỏi về hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL thì chỉ cần xem thời sự là có thể trả lời được" - Quân chi sẻ "Vì vậy, theo em đề thi Địa lý năm nay dễ".
Trong khi đó, thí sinh Nguyễn Thị Phương Anh học sinh chuyên Địa, Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ cho rằng, đề thi Địa lý năm nay khác với năm trước và khó hơn năm ngoái. Trong khi đề thi Địa lý các năm trước câu 4 sẽ khó còn câu 1 dễ. Tuy nhiên, năm nay, câu 4 về ĐBSCL lại là câu hỏi dễ làm còn câu hỏi số 1 lại là câu hỏi khó hơn.
"Câu hỏi số 4 về các vấn đề của ĐBSCL là câu hỏi hay trong đề thi năm nay vì nó là vấn đề đang rất thời sự. Tuy nhiên, câu hỏi này lại khá dễ làm" - Phương Anh cho biết.
Đáp án đề thi môn Địa lý THPT quốc gia năm 2016 Đáp án đề thi môn Địa lý tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2016. Cập nhật đáp án gợi ý môn địa lý cho phụ huynh và sĩ tử tham khảo trong khi chờ đáp án chính thức của Bộ GD-ĐT. " alt=""/>Thí sinh nhẹ nhàng 'vượt qua' môn Địa líDự kiến vào ngày 20/6, Tòa án Nhân dân quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án lao động “Đòi bồi thường chi phí đào tạo do chấm dứt hợp đồng làm việc” giữa nguyên đơn là Trường Đại học Cần Thơ và bị đơn là tiến sĩ Vũ Thị Nhuận. Theo nội dung vụ án, vào năm 1997 bà Vũ Thị Nhuận được nhận vào làm việc tại Trung tâm năng lương mới của Trường Đại học Cần Thơ. Sau đó, bà đảm nhận dạy bộ môn Sinh học của trường.
Năm 2005, bà Nhuận được Trường Đại học Cần Thơ cử đi học tiến sĩ ngành Công nghệ sinh học tại trường Đại học Kyushu (Nhật Bản), thời gian học tiến sĩ 3 năm. Tháng 9/2008, bà Nhuận học xong chương trình đào tạo tiến sĩ tại Nhật Bản. Từ tháng 10/2008 đến tháng 4/2011, bà Nhuận tiếp tục nhận nhiệm vụ là cán bộ giảng môn Sinh học thuộc khoa Khoa học Tự nhiên của Trường Đại học Cần Thơ. Cũng trong khoảng thời gian này, bà Nhuận viết đơn xin tham dự khóa đào tạo nghiên cứu sinh sau tiến sĩ nhưng không được Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường chấp thuận. Trước việc ban giám hiệu nhà trường không giải quyết đơn xin đi học sau tiến sĩ, ngày 10/3/2011, bà Nhuận gửi đơn xin nghỉ việc. Theo Trường đại học Cần Thơ, kể từ khi có đơn xin nghỉ việc, bà Nhuận hoàn toàn không hợp tác khi nhà trường có văn bản thông báo mời làm việc liên quan đến “Đơn xin nghỉ việc” của bà, nhưng bà không đến dự. Lúc này, nhà trường đề nghị bà Nhuận bồi thường tiền chi phí đào tạo là trên 3 triệu yên Nhật, tương đương gần 600 triệu đồng. Bà Nhuận không chấp nhận nên buộc nhà trường phải khởi kiện. Phía Trường Đại học Cần Thơ lập luận rằng: “Bà Nhuận là viên chức của trường, do nhu cầu cấp thiết cần nâng cao trình độ đào tạo tại nhà trường cũng như nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên, vì thế trường đã bỏ ra toàn bộ kinh phí để lo cho bà Nhuận đi học tiến sĩ tại nước ngoài, với mong muốn sau khi học xong thì bà sẽ đem những kiến thức được lĩnh hội, học tập tại nước ngoài để phục vụ tại trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo… Tuy nhiên, sau khi học về chưa được bao lâu thì bà Nhuận nảy sinh ý định không muốn phục vụ tại trường nữa, từ đó đơn phương xin nghỉ việc tại trường mà không bồi thường tiền chi phí đào tạo”. Tuy nhiên, tiến sĩ Nhuận thì cho rằng, tháng 7/2005, bà trúng tuyển suất học bổng du học tiến sĩ tại Nhật Bản 3 năm và đã làm đơn xin phép Đại học Cần Thơ cho tham dự khóa học. Ngày 29/7/2005, Đại học Cần Thơ gửi giấy đề nghị lên Bộ GD-ĐT cho phép bà đi đào tạo bậc tiến sĩ tại Nhật, trong đó ghi rõ mọi chi phí có liên quan do phía mời đài thọ và được Bộ GD-ĐT đồng ý.
“Học bổng mà tôi nhận là do Trường Đại học Kyushu của Nhật tuyển chọn, chứ không phải do Bộ GD&ĐT của Việt Nam tuyển chọn. Ngoài ra, học bổng này không phải mặc định cấp cho Đại học Cần Thơ, cũng không phải học bổng thuộc diện tài trợ chính thức cho Việt Nam thông qua Bộ GD&ĐT. Sau khi nhận được học bổng của trường đại học Kyushu, tôi làm đơn xin phép Đại học Cần Thơ cho tham dự khóa học. Hoàn toàn không có chuyện Đại học Cần Thơ cử tôi đi học, mà là do tôi tự tìm kiếm và thi đậu”, bà Nhuận cho biết. Bà Nhuận cũng cho rằng, sau khi đi học tiến sĩ ở Nhật Bản về, bà không được sử dụng do có ý kiến góp ý thẳng thắn cho những đề tài luận án thạc sĩ do bộ môn quản lý. “Thời gian đó, tôi bị phân biệt đối xử và không được tham gia các buổi xét duyệt đề cương, luận án tốt nghiệp cho chuyên ngành mà bộ môn quản lý trong 2 năm. Họ mời người ngoài tham gia hội đồng. Thế nhưng khi đi họp khoa, tôi lại bị nhắc nhở là không chịu cống hiến, không làm việc bằng hai tiến sĩ còn lại của bộ môn”, bà Nhuận bức xúc nói. Cũng theo bà Nhuận, bà xin nghỉ việc theo đúng thủ tục và quá trình du học nhà trường chỉ trả cho bà 30% lương cơ bản, tổng chi phí cho 3 năm đi học tiến sĩ mà nhà trường trả là khoảng 16 triệu đồng, nhưng bây giờ lại bắt bà bồi thường chi phí đào tạo gần 600 triệu. Ngoài ra, tiến sĩ này cũng lập luận thêm bà không hề sử dụng tiền của nhà trường, nên việc Đại học Cần Thơ đòi chi phí đào tạo là vô lý. Còn theo PGS.TS. Hà Thanh Toàn - Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, bà Nhuận đi học bằng học bổng của Chính phủ Nhật Bản tài trợ, và trong thời gian bà đi học nhà trường vẫn trả lương vì vậy phía nhà trường kiện bà Nhuận là có cơ sở. Hoài Thanh " alt=""/>Một tiến sĩ bị ĐH Cần Thơ kiện đòi gần 600 triệu chi phí đào tạoTrưa ngày 2/7, ngày thi thứ 2 kỳ thi THPT quốc gia 2016, trên vỉa hè phố Bạch Đằng, sát bờ sông, chị Nguyễn Thị Thẫm và chị Nguyễn Thị Hoa đang tạm ngả lưng trên chiếc giường xếp đặt dưới một gốc cây.
Ngồi trên ghế đó cách đó vài mét là hai thí sinh Nguyễn Thành Công và Nguyễn Văn Dũng. Các em vừa kết thúc bài thi môn Văn của kỳ thi THPT quốc gia sáng nay, 1/7. Chị Nguyễn Thị Hoa, phụ huynh thí sinh Nguyễn Thành Công cho biết, hai chị ở gần nhà nhau nên quyết định cùng thuê một chiếc ô tô 7 chỗ chở 4 mẹ con đi thi. Giá thuê xe cho cả 3 ngày thi là 1 triệu đồng. Chị Thẫm cũng cho biết, trưa ngày hôm qua, 1/7, sau khi hai em thi môn đầu tiên, bốn mẹ con đi ăn cơm ở một quán ăn gần địa điểm thi nhưng quán ăn ở quá xa và rất nóng nên 2 cháu không ăn được. Vì thế, hôm nay, hai chị bàn nhau quyết định chuẩn bị sẵn đồ ăn từ trước để mang đi phục vụ các cháu. "Tôi nấu sẵn cơm và thức ăn các như thường ngày của các cháu. Tới buổi trưa, chị ra quán mua thêm canh để bốn mẹ con cùng ngồi ăn tại chỗ" - chị Thẫm chia sẻ. "Bốn mẹ con vừa ăn trưa xong". Chị Thẫm, phụ huynh cháu Nguyễn Văn Dũng cũng cho biết, hôm nay, ngoài cơm và đồ ăn, chị cũng mang theo một chiếc giường xếp từ nhà tới để cho các cháu nghỉ trưa. Tuy nhiên, do chỉ có một chiếc giường nên cả Dũng và Công đều ngồi ghế đá ở ven bờ sông còn chị Thẫm và chị Hoa đang nằm nghỉ.
"Mang theo giường xếp thế này thì đưa con đi thi một tuần cũng được" - chị Thẫm nói đùa. Chị cho biết, Dũng và Công chỉ thi môn Hóa vào chiều mai nữa là kết thúc kỳ thi năm nay. Cách đó không xa, hai thí sinh Phạm Xuân Bách và Vũ Thị Nhật Anh, học sinh Trường THPT Tứ Kỳ, Hải Dương cũng đang ngồi ở một quán nước sát bờ sông tranh thủ ôn bài cho buổi môn thi Vật lý. Bách và Nhật Anh cho biết, hai em tự đi thi bằng ô tô khách chứ không đi cùng người nhà, sáng đi đến tối mới về. Nhà hai em gần, có thể đi bằng xe máy nhưng vì chưa có bằng lái xe nên hai em quyết định đi bằng xe khách. Ông Vũ Ngọc Huyên, Trưởng Ban Công tác chính trị và Công tác sinh viên, Học viện Nông nghiệp Hà Nội cho biết, 2 ngày thi đầu tiên tại cụm thi Học viện Nông nghiệp Hà Nội chủ trì diễn ra thuận lợi, không có sự cố gì đặc biệt. "Chỉ có một trường hợp một em thí sinh sáng qua làm bài thi môn Toán kém quá nên em ấy đã bỏ môn thi tiếng Anh chiều qua. Trường hợp khá đáng tiếc"- ông Huyên cho hay. Ông Huyên cho biết, Học viện Nông nghiệp Hà Nội huy động 519 cán bộ giảng viên tới Hải Dương tổ chức kỳ thi THPT quốc gia tại địa phương. Do học viện hoàn toàn chủ động trong việc ăn ở, đi lại cho cán bộ giảng viên nên mọi việc diễn ra khá thuận lợi - ông Huyên thông tin. Lê Văn " alt=""/>Thuê ô tô chở giường xếp phục vụ con đi thi
|