Hirai là một tín đồ của khái niệm “Kando” ở Nhật Bản. “Kando” là việc thiết lập một mối liên hệ cảm xúc chặt chẽ giữa Sony và khách hàng để từ đó tạo nên sự nhiệt tình và trung thành.
"Cha tôi và bà của tôi là những người hâm mộ lớn của Sony," ông nói. "Khi tôi khoảng năm tuổi, cha tôi ghi lại giọng nói của tôi trên băng. Hồi đó, việc được nghe lại giọng nói của bản thân đúng là một kỳ công công nghệ.”
"Chúng tôi đã có một chiếc TV lớn cùng một chiếc TV 5 inch. Nhưng tôi thấy vô cùng tuyệt vời khi Sony có thể thu nhỏ lại các sản phẩm này."
Nhưng trước khi Hirai lên làm giám đốc điều hành, khái niệm “Kando” đã biến mất."Các sản phẩm của Sony cần phải có giá trị về mặt chức năng và cảm xúc", CEO Kaz Hirai trả lời phỏng vấn.
" alt=""/>CEO Kaz Hirai: Công việc của tôi là khôi phục niềm tự hào của SonyMối nguy hiểm của “tê giác xám” và vô số “thiên nga đen”
Ông Fan Jun cho biết, các công nghệ ICT mới như điện toán đám mây, dữ liệu lớn và Internet of Things (IoT) đã trở thành thế hệ tiếp theo của kiến trúc thương mại và công nghiệp, nó không giống như điện cách đây 100 năm. Các công nghệ ICT mới đang thay đổi cách thức thế giới hoạt động. Quyền lực số sẽ tạo ra hoặc phá vỡ khả năng cạnh tranh của tất cả các tổ chức trong một tương lai gần.
Tương tự như vai trò của động cơ hơi nước trong cuộc cách mạng công nghiệp, và điện trong cuộc cách mạng năng lượng, số hoá là động lực chính của một cuộc cách mạng công nghiệp mới. Ngày càng có nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang nhận ra tầm quan trọng và cấp bách của việc chuyển đổi kỹ thuật số trong việc chuẩn bị cho các công ty của họ về các tiêu chuẩn của một thế giới số.
Công ty nghiên cứu thị trường IDC dự báo đến năm 2017, 67% các CEO của các doanh nghiệp trong danh sách Fortune Global 2000 sẽ làm cho số hóa trở thành một chiến lược cốt lõi cho các công ty của họ. Đến năm 2020, ít nhất một nửa số doanh nghiệp trong danh sách Fortune Global 2000 sẽ phụ thuộc vào các sản phẩm, dịch vụ và kinh nghiệm nâng cao kỹ thuật số để thúc đẩy phần lớn hoạt động kinh doanh của họ.
Ông Fan Jun cho rằng, những thay đổi không thể tránh khỏi đối với các ngành công nghiệp và các hệ sinh thái đang diễn ra. Nói một cách đơn giản, tương lai là bất định, và điều bất định đó lại là điều duy nhất chúng ta có thể chắc chắn. Các công ty trên khắp thế giới cần phải theo kịp tốc độ và nắm bắt các cơ hội kỹ thuật số mới để tránh khỏi bị săn đuổi bởi con “tê giác xám” khổng lồ này.
Ngoài mối nguy hiểm rõ rệt của “tê giác xám”, chúng ta cũng phải đối mặt với sự xuất hiện của vô số “thiên nga đen”. Các ngành công nghiệp truyền thống đang chuyển sang đám mây phải đối mặt với những khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều so với những người đã chuyên về đám mây. Một số công ty vẫn nhìn đám mây và số hóa với một tư duy truyền thống, điều này có thể làm hạn chế khả năng tận dụng tối đa công nghệ mới. Chuyển đổi kỹ thuật số không phải chỉ là công cụ để tăng thị phần của bạn. Nó lớn hơn thế, đó là cách suy nghĩ và kinh doanh hoàn toàn mới.
Xu hướng sẽ là hợp tác và cạnh tranh
Ông Fan Jun cho rằng, chìa khóa thành công trong tương lai không phải là thổi cạn sự cạnh tranh. Thay vào đó, đó là những người mà chúng ta sẽ cùng hợp tác. Một hình thức mới của "hợp tác cạnh tranh” (coopetition) đang hình thành. Chắc chắn các doanh nghiệp cần phải có lộ trình kỹ thuật. Nhưng họ cũng cần phải có khả năng phát triển cộng tác - tức là tránh những rủi ro của sự không chắc chắn trong tương lai bằng cách làm việc với các bên liên quan khác trong ngành. Bằng cách này, toàn bộ hệ sinh thái có thể cùng phát triển.