Dừng lễ mở bán
Như VietNamNet đã đưa tin về việc “Khách vay gói 30.00 tỷ lo lắng khi biết tin dữ”, không chỉ khách hàng nhiều doanh nghiệp cũng băn khoăn trước thông tin “đóng cửa” của gói tín dụng này.
Ghi nhận tại Hà Nội thời điểm này, một số dự án đã tạm dừng việc mở bán dù trước đó đã đưa ra kế hoạch.
Biểu đồ thể hiện tốc độ giải ngân gói 30.000 tỷ tính đến tháng 12/2015 (T/h: Hồng Khanh – Mạnh Tuấn (Adamo-studio.com) |
Ông Lê Ngọc Quỳnh, một đại diện của sàn Nhà Đất 24h, đơn vị phân phối dự án Chung cư Tứ Hiệp Plaza cho biết, việc thay đổi lãi suất đối với gói 30.000 tỷ là quy định đã được thông báo từ trước, bên sàn giao dịch cũng có dự trù. Tuy nhiên, trong thời điểm này, chúng tôi vẫn quyết định lùi thời gian mở bán dự án Tứ Hiệp Plaza dù mọi thủ tục đã hoàn thành.
“Dự kiến ban đầu chúng tôi sẽ tổ chức mở bán dự án trong tháng 3 nhưng xét trong tình hình hiện nay chúng tôi quyết định lùi lại từ từ xem thế nào. Đồng thời cũng là để cho khách hàng ổn định lại tâm lý rõ ràng” – ông Quỳnh nói.
Cũng như dự án chung cư Tứ Hiệp Plaza, dự án nhà giá rẻ và nhà ở xã hội Bright City, cuối tháng 2 và đầu tháng 3 vừa qua, Công ty cổ phần Bất động sản AZ (AZ Land) đã truyền thông khá rầm rộ việc doanh nghiệp sẽ mở bán công khai dự án vào ngày 12/3/2016. Thế nhưng, khi thời điểm diễn ra sự kiện đã cận kề, AZ Land bất ngờ hủy việc mở bán.
Trao đổi về ảnh hưởng của gói 30.000 tỷ, ông Quỳnh phân tích, cũng phải nói rằng gói 30.000 tỉ có tác động ngay đến phân khúc bình dân với những dự án đang bán trong thời điểm này hoặc tới đây định chào bán ra thị trường. Tuy nhiên, ảnh hưởng như thế nào cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cả thị trường.
Vị đại diện sàn Nhà Đất 24h cho rằng, ảnh hưởng nhất là những người mua nhà nhiều hơn còn những người bán thì giá 17-18 triệu/m2 thị trường vẫn chấp nhận được. Nhưng nhất là những đối tượng đang cần nhà ở thì khách hàng bị thiệt nhiều nhất vì họ mua nhà mà không được hỗ trợ. Từ phân khúc đó sẽ ảnh hưởng tới cả thị trường bất động sản nhưng cũng không ảnh hưởng quá nhiều.
NHNN đề xuất gia hạn
Ngày 22/3, NHNN đã có công văn báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, trong trường hợp đến 1/6/2016 mà chưa giải ngân hết số tiền 30.000 tỷ đồng, NHNN sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét gia hạn giải ngân tái cấp vốn để các đối tượng khách hàng cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở; xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình được tiếp tục giải ngân với lãi suất ưu đãi đến hết 30.000 tỉ đồng của toàn bộ chương trình.
Theo Ngân hàng Nhà nước, qua theo dõi tình hình thực hiện và phản ánh trên một số phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua, nhiều cá nhân và hộ gia đình vay vốn từ Chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng đã lo lắng về việc phải trả lãi suất vay thương mại đối với phần vốn giải ngân sau ngày kết thúc Chương trình.
“Tuy nhiên, sau khi lắng nghe ý kiến phản ánh nguyện vọng của người dân, ý kiến của Bộ Xây dựng và Hiệp hội Bất động sản, cũng như cân đối hài hòa lợi ích của người dân và Nhà nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ để dành sự hỗ trợ tối đa của Chương trình cho những người dân" - Thông cáo nêu rõ.
Theo NHNN, tính đến 10/3/2016, các ngân hàng đã ký hợp đồng cam kết cho vay là 30.122 tỷ đồng đối với 46.246 khách hàng, đã giải ngân theo tiến độ 21.321 tỷ đồng.
Hồng Khanh
Những người Việt - trẻ tuổi hay đã có nhiều trải nghiệm, mỗi người tự tìm thấy câu trả lờivà viết tiếp những câu trả lời của riêngmình bằng tình cảm dành cho đất nước.
Học yêu nước... kiểu Đức
Quá khứ của nước Đức chất chứa nhiều niềm đau. Và những gì người Đức đối xử với quá khứ của mình, thực sự khiến cho nhiềungười phải hổ thẹn cho tới đau lòng khi nghĩ đến chính dân tộc mình." alt=""/>'Tôi thấy quặn lòng thương đồng bào của mình'Bên cạnh việc công bố đã thu hồi giấy phép của 30 doanh nghiệp bưu chính, trong thông tin phát ra ngày 19/3, Bộ TT&TT cũng cho biết đã kiểm tra, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính tại trụ sở chính của 150 doanh nghiệp; qua đó nhận thấy có 7 doanh nghiệp bưu chính có dấu hiệu né tránh, không hợp tác hoặc hợp tác chưa nghiêm túc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được mời làm việc.
Giải đáp rõ hơn thắc mắc của báo chí liên quan đến kết quả đợt kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp bưu chính tại Hà Nội, tại họp báo chiều ngày 8/4, Phó Vụ trưởng Vụ Bưu chính Lê Văn Chung nhấn mạnh: Quan điểm của Bộ TT&TT là các doanh nghiệp khi hoạt động trong lĩnh vực bưu chính phải tuân thủ nghiêm quy định pháp luật về bưu chính, nếu không sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành, cụ thể là bị thu hồi giấy phép bưu chính.
Qua rà soát, Vụ Bưu chính nhận thấy, vi phạm chủ yếu của 30 doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép bưu chính là đã không triển khai cung ứng dịch vụ bưu chính dù đã có giấy phép hơn 1 năm.
“Tuy nhiên, qua trao đổi, đa số các doanh nghiệp đã chủ động nộp lại giấy phép bưu chính về Bộ TT&TT. Sau khi nộp lại giấy phép bưu chính, trường hợp các doanh nghiệp này có mong muốn cung ứng dịch vụ bưu chính thì cần thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép theo đúng quy định”, ông Lê Văn Chung lý giải.
Đến nay, còn 6 doanh nghiệp chưa phối hợp làm việc với các đơn vị chức năng của Bộ TT&TT gồm: Công ty TNHH đầu tư và vận tải Nam Hưng; Công ty TNHH dịch vụ tổng hợp Thành Chiến; Công ty cổ phần thương mại vận tải Thu An; Công ty cổ phần thương mại vận tải Bách Việt; Công ty TNHH thương mại dịch vụ vận tải và du lịch Trang Linh; Công ty TNHH thương mại vận chuyển Hà Thành.
Hiện tại, Vụ Bưu chính và Thanh tra Bộ TT&TT đang phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan gồm Cục An ninh chính trị nội bộ - Bộ Công an, công an địa phương để xác minh sự hiện diện của doanh nghiệp tại các địa bàn, từ đó yêu cầu các doanh nghiệp phối hợp làm việc và thực hiện thu hồi giấy phép bưu chính theo quy định pháp luật.
Trước đó, khi thông tin về kết quả đợt kiểm tra, Bộ TT&TT cũng đã điểm ra một số hành vi vi phạm quy định của pháp luật bưu chính của một số doanh nghiệp tại Hà Nội, cụ thể như: Không cung ứng dịch vụ bưu chính, sử dụng giấy phép bưu chính sai mục đích, không thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định, thậm chí có dấu hiệu né tránh, không hợp tác hoặc hợp tác chưa nghiêm túc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được mời làm việc.
Các vi phạm trên, theo Bộ TT&TT, đã gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về bưu chính, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, an ninh trong cung ứng dịch vụ bưu chính như: Lộ lọt bí mật thư tín, mất bưu gửi, vận chuyển hàng lậu, hàng cấm qua đường bưu chính, cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, ảnh hưởng xấu tới quyền lợi của người sử dụng dịch vụ bưu chính.
Trong năm 2023, Vụ Bưu chính đã thẩm định hồ sơ và trình lãnh đạo cấp 35 giấy phép bưu chính mới và 68 thông báo xác nhận hoạt động bưu chính mới. Lũy kế đến giữa tháng 1/2024, đã có 55 doanh nghiệp nộp lại giấy phép, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính và không còn là doanh nghiệp bưu chính, bao gồm cả các doanh nghiệp trong đợt tổng rà soát năm 2023. Một nhiệm vụ trọng tâm của lĩnh vực bưu chính trong năm 2024 là đẩy mạnh giám sát việc tuân thủ các quy định về cạnh tranh, về chất lượng dịch vụ nhằm đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, phát triển bền vững thị trường bưu chính. Đồng thời, đánh giá, công bố xếp hạng chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp bưu chính, kiên quyết xử lý triệt để doanh nghiệp bưu chính vi phạm quy định pháp luật. |