Mời quý độc giả xem clip:
Phó mặc cho trời
"Không chỉ có mai buồn mà người cũng buồn", anh Nguyễn Thanh Tùng (45 tuổi, chủ vườn mai) trăn trở.
Anh kể lại, 23 giờ ngày 4/1 vừa qua, trong lúc ngủ bất ngờ anh nghe tiếng nước ùa vào. Anh mở cửa nhìn ra thì choáng váng với một biển nước mênh mông. Hơn 1000 chậu mai chỉ còn nhìn thấy ngọn.
Nước vào đến 3 giờ sáng hôm sau mới rút nguyên nhân là do cống ngăn triều Rạch Đĩa bị vỡ. Những người chuyên canh mai tại khu phố 2, phường Tam Phú và khu phố 7, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức bị thiệt hai khá nặng.
![]() |
Vườn mai của anh Tùng trên đường Tam Bình (P. Tam Phú, Thủ Đức) |
Anh Tùng cho biết, nghề trồng mai Tết khá công phu. Vì là loại cây vùng nhiệt đới, mai phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết. Nắng, mưa, nhiệt độ và một chút sương buổi sáng sẽ quyết định cho mai nở sớm hay nở đúng vào ngày Tết.
Nhưng, năm nay gần Tết, nước từ ngoài đổ vào mang theo nhiều tạp chất, ngâm gốc mai trong nhiều giờ khiến cho mai xuống sắc.
Vì thế đến giờ này nhiều chủ vườn vẫn lo lắng không biết những chậu mai Tết có ra hoa hay không.
![]() |
Vặt lá cho cây |
Để khắc phục hậu quả mai bị ngâm nước bẩn, anh Tùng đã phải tưới rất nhiều vào gốc để đẩy những tạp chất xấu ra khỏi gốc mai.
"Mặc dù biết tưới đẫm nước trong lúc này là tối kỵ vì sắp đến thời điểm vặt lá và bỏ khô để kích thích ra hoa, nhưng chúng tôi vẫn phải làm", anh Tùng buồn rầu nói.
4 năm mới được một chậu mai
Anh Tùng bắt đầu làm mai từ năm 1993 sau khi rời quân ngũ. Anh thuê mảnh đất này từ đó đến nay và sống hẳn vào nghề trồng mai. Trong suốt thời gian ấy, vườn mai của anh đã 6 lần ngập nước nhưng chỉ có lần này là ảnh hưởng nặng nề nhất.
![]() |
Mai gốc là giống mai ít cánh không đẹp, được anh Tùng ghép vào thân mai khác có màu sắc đẹp và nhiều cánh hơn. |
Anh không trồng mai gốc mà chuyên đi mua gốc từ các nơi khác đem về cho vào chậu rồi ghép giống. Chỉ nghe sơ qua thì tưởng chừng như công việc dễ dàng nhưng phải chứng kiến tận mắt mới hiểu được giá trị việc làm và lòng đam mê của người làm mai.
Anh chỉ cho tôi xem 2 gốc mai mới mua về còn phủ rơm. Anh nói: "9 triệu một gốc. Không phải mua về ghép ngay được mà tôi phải chăm sóc khoảng 8 tháng sau khi gốc mai có khả năng tiếp nhận thì mới ghép được.
Sau khi ghép, chủ vườn còn phải chăm trong 4 năm cây mai trưởng thành cho hoa thì mới bán được. Như vậy, với 9 triệu công với công sức, vốn liếng trong 4 năm trời đến khi bán nhiều người chê đắt thì cũng buồn lắm", anh Tùng giãi bày.
![]() |
2 gốc mai mới mua vừa cho vào chậu. Mỗi gốc 9 triệu đồng được chủ vườn chăm sóc, ghép và tiếp tục dưỡng trong 4 năm mới bán được |
Chúng tôi đảo một vòng quanh vườn mai của anh. Những gốc mai đã trưởng thành chờ ghép, cũng có những gốc vừa ghép xong nhưng cũng có những gốc đã chết.
Anh Tùng cho biết thêm, có đợt anh mua 90 gốc với giá 3 triệu một gốc nhưng sau đó bị chết khá nhiều, chỉ còn 30 gốc sống sót. Làm suốt một năm, tôi nhịn đói nhịn khát để đến cuối năm có điều kiện thu hoạch, nhưng lỡ bị ngập nước như năm nay cũng chỉ biết kêu trời.
![]() |
Vết ghép mai (trong vòng tròn) |
![]() |
Gốc mai mua về cho vào chậu bị chết, tỉ lệ sống chỉ hơn 50%. |
![]() |
Một cây ghép thành công và mai đang phát triển. |
Anh nói thêm, nếu sau 23/10 âm lịch trời bắt đầu nắng là rất thuận lợi cho mai phát triển. Thế nhưng năm nay mưa nhiều quá, gần Tết vẫn còn mưa thì cây mai khó có thể đạt kết quả như mong muốn.
"Thời tiết đã vậy còn thêm chuyện vỡ đập, ngập nước như vừa rồi, Tết này kiếm được hòa vốn là mừng lắm rồi anh ạ", chủ vườn mai này chua chát nói.
Ngày đêm bảo vệ gốc đào như củi khô, cả nhà ăn Tết vài trăm triệu" alt=""/>Chăm mai ròng rã 4 năm, chủ vườn 'run rẩy' chờ Tết
Vũ Dino (Food blogger với 20.000 người theo dõi. Truyền cảm hứng cho giới trẻ bởi hàng chục công thức nấu ăn biến tấu sáng tạo và tràn đầy cảm hứng.) “Với những đứa trẻ miền Bắc quê tôi thì Tết chính là khoảng thời gian vui nhất trong năm. Không phải lo học bài, được nhận những đồng tiền lì xì từ người lớn và được tha hồ rong ruổi đi chơi cùng bè bạn. Đến khi mệt lả, chạy về nhà, tôi sẽ xà ngay vào gian bếp của mẹ, nghe mùi thức ăn thơm nức mũi là bụng dạ đồng loạt sôi réo. Trong khi đang đói meo thì còn gì thích thú bằng được ăn đến no nê món thịt nấu đông ăn cùng cơm trắng của mẹ. Khi còn bé có đôi lần tôi tự hỏi, “tại sao cơm mẹ nấu luôn có vị ngon đặc trưng mà không tìm đâu giống được”? Khi trưởng thành tôi mới hiểu, những món ăn dậy vị ngon tự nhiên ấy đến từ bí quyết của mẹ và bằng tất cả tâm huyết. Mỗi khi Tết đến, tôi lại thích thú được nếm những món ăn truyền thống do mẹ chuẩn bị chu đáo trong bếp. Nghĩ lại, nhớ biết bao cái cảm giác khi thưởng thức bát cơm nóng hổi, quyện vào miếng thịt nấu đông tan chảy, thơm lừng… Lạ thay, lẫn giữa vị mằn mặn beo béo của phần bì đông, tôi cảm nhận rất rõ ràng vị ngọt thanh tự nhiên của nấm hương và mộc nhĩ. Khi ăn món thịt nấu đông mẹ nấu cùng cơm nóng lại càng dậy được vị ngọt thuần túy trong từng hạt gạo… Khi trở về nhà ngày Tết cùng mẹ vào bếp, tôi mới biết vị ngon tự nhiên trong món thịt nấu đông của mẹ đến từ bí quyết dùng hạt nêm Maggikhi xào phần nhân gồm nấm hương và mộc nhĩ. Mỗi khi xuân về tiết trời se se lạnh, chính vị ngon tự nhiên khác biệt nhưng vẫn đậm hương truyền thống trong món ăn của mẹ khiến cho tôi luôn nhớ da diết…”
Linh Kokotaru (Cô chủ nhỏ có thương hiệu ẩm thực riêng và sở hữu blog “ngôi nhà nhỏ” được nhiều bà nội trợ tin tưởng và yêu thích.) “Cũng là một người con nơi đất Bắc nhưng món ăn ngày Tết trong ấn tượng tuổi thơ của mình không phải là những món ăn đặc trưng của Tết như bánh chưng, thịt gà luộc, giò lụa giò xào, thịt đông, nem rán, canh măng hay canh bóng, vv... Với mình, lạ thay, đó chính là đĩa rau củ luộc chấm nước tương tỏi ớt của mẹ mình. Dịp Tết, gần như nhà nào cũng có những món ăn truyền thống của Tết, chúng giống hệt nhau, thực sự là ăn suốt mấy ngày Tết thì ngán vô cùng. Mẹ mình biết trước như vậy nên những ngày giáp Tết, mẹ luôn chuẩn bị sẵn nhiều thứ rau củ khác nhau như bông cải xanh, xúp-lơ, su hào, cà rốt, bắp cải,.. Sau vài ba bữa cơm Tết là nhà mình đã rất ngán các món ăn “đầy thịt” rồi, thêm việc đến chúc Tết nhà họ hàng, bạn bè đều được mời cơm với những món ăn “đầy thịt” như vậy nữa, lúc đó chỉ thèm ăn những thứ thật là thanh nhẹ thôi. Vì thế, chỉ đơn giản là một chén nước tương ngon cùng đĩa rau củ luộc mà món này của mẹ luôn “đắt hàng” và được chào đón nồng nhiệt bởi cả chính những người khách mà bố mẹ mời dùng cơm. Sau này có gia đình, mình cũng học mẹ với món ăn này. Món rau củ luộc hoặc nấu súp rất đơn giản nên nước tương cần thơm ngon và phù hợp, sau khi dùng thử qua nhiều loại thì nhà mình vẫn kết nước tương Maggivì có nhiều loại nhiều vị từ thanh đến đậm, cay hoặc không cay, phù hợp cho cả nhà, vị lại rất dễ ăn đối với cả trẻ con. Chuẩn bị món rau củ luộc nóng hổi, thơm và ngọt tự nhiên, chấm cùng nước tương sóng sánh tỏi ớt cay cay tê tê và thơm thơm lạ, ăn trong tiết trời lạnh của Tết miền Bắc cứ gọi là ngon hết xảy.”
Thu Hằng " alt=""/>Dư vị nhớ thương ngày Tết
|