Nhận định, soi kèo Los Angeles Galaxy vs San Diego, 07h00 ngày 24/2: Ra ngõ gặp núi
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Ayeyawady United vs Rakhine United, 16h30 ngày 24/2: Tiếp tục chìm sâu -
Thủ tướng yêu cầu, Hà Nội báo cáo gì về tuyển sinh lớp 10?Kỳ thi vào lớp 10 công lập ở Hà Nội được nhiều người ví von "còn căng thẳng hơn cả thi đại học". Ảnh: Thanh Hùng. Báo cáo cũng cho biết, giai đoạn 2021-2025, HĐND TP, UBND TP đã phê duyệt 7 dự án xây dựng và thành lập mới trường THPT trên địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân sau khi hoàn thành chương trình THCS gồm: Trường THPT Minh Hà (huyện Thạch Thất); Trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng); Trường THPT tại ô đất A11 (quận Cầu Giấy); Trường THPT Việt Hưng (quận Long Biên); Trường THPT Uy Nỗ, Trường THPT Nguyên Khê và Trường THPT Việt Hùng (tại huyện Đông Anh).
Trong giai đoạn 2022-2025, TP Hà Nội quyết tâm tập trung nguồn lực đầu tư cho một số lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực GD-ĐT để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVII (phấn đấu đến hết năm 2025, số trường công lập đạt chuẩn quốc gia trên toàn thành phố đạt tỷ lệ 80-85%),
Cụ thể, UBND TP đã có Kế hoạch 139/KH-UBND ngày 6/5/2022 về đầu tư xây dựng, cải tạo các trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo.
Theo đó, đối với các trường thuộc trách nhiệm quản lý, đầu tư cấp thành phố có 139 dự án với tổng mức đầu tư 8.873 tỷ đồng, trong đó có 16 dự án xây dựng và thành lập mới trường THPT, 123 dự án đầu tư cho các trường hiện có.
Với 16 dự án xây dựng và thành lập mới trường THPT gồm có THPT Minh Hà (huyện Thạch Thất); THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng); THPT tại ô đất A11 (quận Cầu Giấy); THPT Uy Nỗ, THPT Nguyên Khê và THPT Việt Hùng (huyện Đông Anh); Trường Phổ thông chuyên biệt cho trẻ khuyết tật thành phố; xây dựng 7 trường phổ thông có nhiều cấp học có diện tích tối thiểu 5ha (tại các quận, huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Sóc Sơn, Đan Phượng, Thạch Thất, Hà Đông); dự án trường THPT tại ô đất B2.5-THPT01 Khu đô thị Thanh Hà, xã Cự Khê; trường THPT Trung tâm đô thị vệ tinh huyện Sóc Sơn.
“Với sự quan tâm của Thành ủy, HĐND và UBND TP Hà Nội, đến năm 2025 cơ bản sẽ giải quyết được tình trạng thiếu cơ sở vật chất của các trường THPT công lập trên địa bàn”, báo cáo của Sở GD-ĐT nêu.
Đề nghị cơ chế đặc thù trong tuyển sinh lớp 10
Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, hằng năm, do sự tăng dân số cơ học nên số học sinh dự tuyển vào lớp 10 trên địa bàn tăng nhanh, trong khi đó số trường, lớp bổ sung, xây mới chưa đáp ứng kịp thời.
Tuy nhiên với sự chỉ đạo của Thành ủy, UBND, HĐND TP, Sở GD-ĐT đã nỗ lực để đảm bảo tỷ lệ số học sinh vào học tại các trường THPT công lập khoảng 60%, đảm bảo đúng quy định tại Nghị quyết số 35/NQ-CP và Quyết định số 522/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ.
Phụ huynh xếp hàng xuyên đêm, chen lấn nộp hồ sơ vào lớp 10 một trường THPT tư thục ở Hà Nội sau khi không thể vào được trường công lập.
Để công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPTtrên địa bàn trong thời gian tới được công khai, minh bạch, công bằng, khách quan, tạo thuận lợi cho người dân và đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, Sở GD-ĐT đề xuất Bộ GD-ĐT cho phép áp dụng cơ chế đặc thù trong công tác tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập tại các quận và một số địa bàn huyện giáp ranh khu vực nội thành từ năm học 2023-2024.
Cụ thể, cho phép tăng 10% số lớp/trường (từ 45 lớp/trường thành 50 lớp/trường, vượt 5 lớp/trường);
Cho phép tăng 10% số học sinh/lớp (từ 45 học sinh/lớp thành 50 học sinh/lớp, vượt 5 học sinh/lớp);
Cho phép áp dụng thay diện tích đất/học sinh bằng diện tích sử dụng/học sinh.
Cùng đó, kiến nghị Bộ GD-ĐT xây dựng các chương trình, kế hoạch đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng hàng năm, trung hạn làm căn cứ để các địa phương thực hiện.
Sở GD-ĐT cũng kiến nghị UBND TP và các quận, huyện, thị xã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm GDNN-GDTX công lập.
Đề xuất cơ chế, chính sách nhằm thực hiện tốt những nhiệm vụ của trung tâm GDNN-GDTX trong tình hình mới, đó là cho phép thí điểm liên kết đào tạo với trường đại học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân; định hướng phát triển giáo dục thường xuyên và giáo dục hướng nghiệp giống như hệ thống giáo dục của một số nước, có thể liên thông lên đại học.
Thủ tướng yêu cầu báo cáo việc tuyển sinh lớp 10 công lập của Hà Nội
Sau phản ánh của VietNamNet, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo đơn vị liên quan rà soát báo cáo đầy đủ, chính xác về công tác tuyển sinh vào lớp 10 hệ công lập năm học 2023 - 2024 của Hà Nội."> -
Công an điều tra vụ trường quốc tế 'ôm' 14 tỷ học phí bất ngờ đóng cửaTrường quốc tế Green Shoots bất ngờ đóng cửa. Ảnh: S.X. Chiều 7/9, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam Thái Viết Tường cho biết sở đã đi kiểm tra ngôi trường trên. Sở cũng đã báo cáo UBND tỉnh Quảng Nam để tiếp tục xử lý vụ việc. Trường có 95 học sinh cả người Việt Nam và người nước ngoài.
Theo ông Tường, đơn vị đã làm việc với phụ huynh và giới thiệu các học sinh vào trường tương đồng để kịp năm học mới.
Một phụ huynh cho biết trường tổ chức tuyển sinh và mẫu giáo và phổ thông. Học phí dao động 350-400 triệu đồng/năm, phụ huynh có thể đóng theo tháng, quý.
Người này đã đóng 100 triệu đồng, theo thống kê sơ bộ, hiện tại các phụ huynh đã đóng học phí hơn 14 tỷ đồng.
Hiện cơ sở của trường đã không còn để giảng dạy. Ảnh: S.X. Một số phụ huynh mong muốn nhà trường hoàn lại học phí. Sau khi không liên lạc cũng như lấy lại được số tiền đã đóng, các phụ huynh đã làm đơn gửi đến cơ quan chức năng.
Tiếp tục điều tra theo đơn tố cáo của hơn 20 phụ huynh
Trao đổi với VietNamNet sáng 8/9, ông Nguyễn Công Thành, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam, cho biết ngày 7/9, Trường Chồi Xanh có báo cáo tình hình hoạt động trở lại gửi UBND tỉnh Quảng Nam và Sở GD-ĐT.
Nội dung báo cáo có đoạn: “Thời gian gần đây, cơ sở vật chất của địa điểm thuê hoạt động ở Hội An xuống cấp, nhà trường đã thỏa thuận thuê ở APU nhưng đều không thực hiện được.
Nay được sự thống nhất, quan tâm và tạo điều kiện của UBND tỉnh Quảng Nam, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam về việc cho phép Trường Chồi Xanh chuyển địa điểm hoạt động về Trường Liên cấp Victoria - Khu đô thị Sentosa City, phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn từ năm học 2023-2024.
Trường Chồi Xanh kính báo cáo đến cơ quan chức năng về việc nhà trường sẽ hoạt động trở lại bình thường từ ngày 11/9 tới…”.
Báo cáo của đại diện nhà trường cũng phân trần lý do trường đóng cửa là thời gian gần đây cơ sở vật chất của địa điểm thuê hoạt động ở Hội An xuống cấp, trường đã thỏa thuận thuê ở APU nhưng không được thực hiện.
Chiều cùng ngày, Đại tá Nguyễn Hà Lai, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, xác nhận vẫn chưa nhận được thông báo chính thức về việc trường mở hoạt động trở lại và các phụ huynh vẫn chưa rút đơn tố cáo.
“Chúng tôi vẫn tiếp tục điều tra theo đơn tố cáo của hơn 20 phụ huynh có con theo học ở trường. Khi nào phụ huynh rút đơn hoặc không phát hiện có dấu hiệu tội phạm, lúc này chúng tôi mới dừng xác minh”, ông Lai khẳng định.
Trong khi các cơ quan chức năng đang ráo riết xác minh, xử lý vụ việc nhiều phụ huynh vẫn như “ngồi trên đống lửa” vì học phí năm học mới đã đóng nhưng vẫn chưa được vào trường học.
Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam - ông Thái Viết Tường, cho biết để kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết tình hình, giúp ổn định việc học tập của học sinh, Sở GD-ĐT đã đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản gửi Đại sứ quán Anh, yêu cầu bà Catherine McKinley trở lại Việt Nam để phối hợp giải quyết. Trường quốc tế thu 14 tỷ bất ngờ đóng cửa, phụ huynh 'khóc ròng'Thống kê ban đầu, các phụ huynh đã đóng hơn 14 tỷ đồng học phí. Chủ sở hữu trường là người nước ngoài đã về nước, học sinh phải chuyển đến trường khác học.">
-
Lợi ích kép của mô hình ‘trường học trong lòng doanh nghiệp’Xưởng thực hành của FPT Polytechnic, nơi sinh viên triển khai các dự án trong chương trình học dưới sự tham vấn, đánh giá của các nhà tuyển dụng Năm 1999, Tập đoàn FPT đã đàm phán thành công đưa Chương trình Lập trình viên Quốc tế Aptech về Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị đầu tiên xây dựng và phát triển mô hình trường học trong lòng doanh nghiệp.
Sau đó, FPT liên tiếp ra mắt những mô hình đào tạo mới đa dạng cho các cấp học từ THCS, THPT, cao đẳng, đại học, liên kết quốc tế... Lấy mục tiêu đào tạo nhân sự cho tập đoàn và cung cấp nguồn lao động chất lượng cao cho thị trường, các đơn vị đào tạo của FPT đã và đang dẫn đầu mô hình trường học trong lòng doanh nghiệp. Thống kê sơ bộ, có hàng trăm nghìn sinh viên, học viên và học sinh đang theo học tại các mô hình đào tạo khác nhau.
Trường học trong lòng doanh nghiệp là mô hình mang lại nhiều kết quả tích cực Trong số đó, trường Cao đẳng FPT Polytechnic là một trong các đơn vị đào tạo đã và đang triển khai thành công mô hình này. Với triết lý “Thực học - Thực nghiệp”, 70% thời lượng chương trình học dành cho việc thực hành, sinh viên được trang bị năng lực sát với ngành nghề nhất, đồng thời tiếp xúc với nhà tuyển dụng từ sớm. Nhiều sinh viên ngay từ năm nhất đã thực tập trong các công ty thành viên tập đoàn FPT, đến khi tốt nghiệp đã có thể làm việc tại tập đoàn.
Ước tính hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp từ FPT Polytechnic đã vào làm việc tại các vị trí trong FPT, trong bối cảnh tập đoàn này tuyển dụng hàng chục nghìn nhân sự mới mỗi năm.
Đặc biệt, trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, mô hình trường học trong lòng doanh nghiệp mà FPT Polytechnic theo đuổi càng phát huy giá trị, giúp sinh viên nhà trường yên tâm về đầu ra dù học tập tại cơ sở nào trên phạm vi cả nước.
Những lợi thế riêng cho người học
Vừa qua, nằm trong chuỗi hoạt động “Ngày hội việc làm” kết nối sinh viên và nhà tuyển dụng, trường đã tổ chức sự kiện “Ngày hội sắc cam" - Chương trình tuyển dụng nhân sự làm việc tại các đơn vị thành viên của FPT, dành riêng cho sinh viên FPT Polytechnic. Chương trình này một lần nữa khẳng định tính ưu việt của mô hình trường học trong lòng doanh nghiệp.
Tại sự kiện, các em được tiếp xúc với ngàn cơ hội việc làm đến từ các đơn vị thành viên như FPT Telecom, FPT Software, FPT Education… đây là “đặc quyền” chỉ dành riêng cho sinh viên nhà trường.
Nhiều cơ hội việc làm trong tập đoàn FPT dành cho sinh viên FPT Polytechnic Ngoài các gian hàng giới thiệu việc làm và các công ty thành viên, nhà trường còn tổ chức chuỗi talkshow “Học trường F, làm nhà F”, nơi các lãnh đạo mảng nhân sự của tập đoàn và các công ty thành viên chia sẻ về cơ hội với sinh viên.
Theo đó vào năm 2023, FPT dự kiến tuyển mới trên 20 nghìn người, với 40% vị trí tuyển dụng là CNTT và 60% là các lĩnh vực khác. Môi trường FPT trẻ trung, năng động với trên 50% nhân sự hiện tại là genZ, từ lâu đã đề cao năng lực làm việc hơn bằng cấp. Vì vậy nhiều cơ hội việc làm đang chờ đợi các bạn sinh viên nhà trường.
Talkshow “Học trường F - Làm nhà F" với sự tham gia của các lãnh đạo đến từ các đơn vị thành viên của Tập đoàn FPT đã mang tới những chỉ dẫn hữu ích cùng những cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên FPT Polytechnic TP.HCM Hơn nữa, với chương trình đào tạo sát nhu cầu thực tế và hoạt động ngoại khóa sôi nổi đa dạng, sinh viên FPT Polytechnic đã có sẵn trong mình tinh thần sôi nổi, máu lửa - vốn là “mã gen” của FPT. Đây là một lợi thế lớn vì các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ khi tiếp xúc môi trường làm việc tại tập đoàn.
Thầy Vũ Chí Thành, hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Giữ vững phong thái này khi làm việc tại FPT, nhiều bạn cựu sinh viên đều chia sẻ với thầy rằng các em đi làm rất vui, có rất nhiều ngày hạnh phúc như được sống lại thời sinh viên trẻ trung chứ không phải chỉ có áp lực khi đi làm”.
Tại sự kiện Ngày hội sắc cam, ước tính hơn 5.000 lượt sinh viên nhà trường đã tham gia tìm hiểu các vị trí công việc tại các công ty thành viên tập đoàn. Cùng với đó, hoạt động tuyển dụng nội bộ đã diễn ra đồng thời tại các cơ sở Hà Nội, Đà Nẵng, Tây Nguyên, TP.HCM và Cần Thơ. Trong bối cảnh nhiều sinh viên và người lao động lao đao vì mất việc, thiếu cơ hội thăng tiến, sinh viên FPT Polytechnic đã và đang hưởng nhiều quyền lợi từ mô hình trường học trong lòng doanh nghiệp, giúp các bạn tự tin học tập và phát triển sự nghiệp sau này.
Bích Đào
">