Để có thể thực hiện hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong triển khai Đề án 06, trước hết công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức cho toàn thể CBCCVC, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân đã được tỉnh và các sở, ngành, đơn vị chức năng hết sức quan tâm, chú trọng.
Nhiều hình thức tuyên truyền trực quan, sinh động đã được thực hiện, như: Phát sóng các phóng sự, tin bài, chuyên đề, chuyên mục và thực hiện chương trình Giao lưu - Tọa đàm trên kênh truyền hình QTV1 và QTV3, kênh phát thanh QNR1 và QNR2, trên báo in Quảng Ninh hằng ngày và báo điện tử Quảng Ninh của Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh; xuất bản, chia sẻ ảnh, infographic tuyên truyền trên các trang fanpage, OA Zalo; phát các tờ rơi, tờ gấp…
Qua đó, đã giúp đông đảo các tầng lớp nhân dân được phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức, tạo được sự đồng thuận cao và phối hợp tốt trong triển khai các nội dung công việc. Nổi bật nhất là việc cấp tài khoản định danh điện tử, ứng dụng VNeID vào giải quyết TTHC, dịch vụ hành chính công và các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại; đảm bảo 100% CBCCVC, công nhân viên, người lao động, CBCS lực lượng vũ trang đang làm việc trong các cơ quan, đơn vị, địa phương được cấp CCCD gắn chip, tài khoản định danh điện tử, có tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia và cài đặt ứng dụng VNeID.
Tính đến hết tháng 4/2024, các lực lượng chức năng đã thu nhận được hơn 918.000 hồ sơ cấp tài khoản định danh điện tử trên tổng dân số thực tế đủ điều kiện của tỉnh Quảng Ninh là 1.112.486 người (đạt 81,54%); kích hoạt thành công hơn 823.000 tài khoản định danh điện tử mức 1 và mức 2 (đạt 73,99%).
Trung tá Lê Hoàng Hà, Phó trưởng Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH (Công an tỉnh), cho biết: Công an tỉnh - Cơ quan thường trực Tổ Công tác triển khai Đề án 06 tỉnh Quảng Ninh đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương, trong đó trọng tâm là các cơ quan trực tiếp giải quyết TTHC, các ngân hàng, các văn phòng công chứng… trên địa bàn tỉnh sử dụng thẻ CCCD gắn chip, ứng dụng VNeID xác định thông tin nơi cư trú để phục vụ người dân.
Các đơn vị hoạt động trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm như y tế, giáo dục, BHXH, tài chính, viễn thông, điện, nước... cũng từng bước thay thế các giấy tờ cá nhân bằng thẻ CCCD, ứng dụng VNeID. Nhờ đó, thời gian tiếp nhận hồ sơ, quy trình giải quyết TTHC, thời gian trả kết quả các dịch vụ công đã ngày càng được cắt giảm, đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Cùng với việc thu nhận hồ sơ CCCD, cài đặt và kích hoạt tài khoản định danh điện tử đã được triển khai tương đối tốt, hiện việc kết nối, chia sẻ, khai thác và ứng dụng các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hệ thống thông tin tại địa phương với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ việc định danh, xác thực điện tử và giải quyết TTHC đang được các sở, ngành, đơn vị tập trung triển khai.
Mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực, nhưng do một số nguyên nhân (chủ quan và khách quan), một số nội dung trong việc triển khai Đề án 06 vẫn chưa đạt tiến độ đề ra. Điển hình như đến nay, tỉnh mới chỉ hoàn thành kết nối được 13 trên tổng số 18 Cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin quan trọng nền tảng của quốc gia. Còn 5 cơ sở dữ liệu chưa thực hiện việc kết nối do các Bộ, ngành liên quan chưa có hướng dẫn chi tiết về cách thức kết nối và chia sẻ thông tin.
Cùng với đó, hệ thống giải quyết TTHC của tỉnh do được triển khai từ sớm, đi trước nên đến nay có nhiều trường hợp thông tin còn thiếu so với những quy định mới, đặc biệt là thông tin liên quan đến người dân như CCCD, mã định danh điện tử… Hiện tại, trên hệ thống giải quyết TTHC của tỉnh đang có hơn 78.800 tài khoản người dùng cá nhân và hơn 2.900 tài khoản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các tài khoản của công dân đã lập từ năm 2022 trở về trước hiện nay chưa đồng bộ được với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để sử dụng duy nhất VNeID trong giải quyết TTHC.
Hiện Sở TT&TT đang gấp rút thực hiện triển khai dự án nâng cấp hệ thống giải quyết TTHC của tỉnh nhằm cải thiện tốc độ và khả năng lưu trữ; bổ sung tính năng, các trường thông tin và đảm bảo các tiêu chí về an ninh, an toàn thông tin…
Cuối tháng 3 vừa qua, Sở TT&TT cũng đã có văn bản gửi Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư - Cục C06 Bộ Công an đề nghị cho phép Quảng Ninh triển khai kết nối Hệ thống thông tin và Cơ sở dữ liệu một cửa điện tử của tỉnh với Hệ thống định danh và xác thực điện tử, sử dụng dịch vụ tích hợp do hệ thống định danh điện tử cung cấp. Hiện việc kết nối đang trong giai đoạn kiểm thử, điều chỉnh các lỗi phát sinh và sẽ sớm đưa vào vận hành chính thức trong thời gian tới.
TheoMinh Hà(Báo Quảng Ninh)
" alt=""/>Quảng Ninh nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu Đề án 06Ba sinh ra trong một gia đình nghèo thuộc ngoại thành Hà Nội. Như bao gia đình đông con khác thời bấy giờ, thuở bé là những ngày tháng vất vả để chăn trâu, mót phân, cấy lúa phụ giúp gia đình.
Lớn lên chút nữa, ông bà nội không có đủ tiền cho tất cả các cô chú đi học, nên có người phải nghỉ học phụ giúp gia đình. Bác cả học giỏi giành xuất đi học nước ngoài, còn Ba thì phải tự lực cánh sinh vừa đi học, vừa buôn bán thêm để có tiền. Hàng ngày ba dậy sớm từ 3 - 4 giờ sáng, lấy xe đạp chạy lên Hòa Bình thồ lạc, măng, rau… đem về bán.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Rồi ba học giỏi, được cử đi học ở Ba Lan, ba chọn nghề thủy thủ tàu viễn dương nay đây mai đó. Ngày ấy, nghe nói nghề “thủy thủ” ai cũng tưởng nhà giàu lắm, nhưng nhà mình lại chẳng khấm khá vì Ba hiền quá, không có may mắn trong kinh doanh, chuyến được, chuyến không, chuyến lại mất trắng.
Nghề nay đi tàu một năm rồi lại ở nhà một năm, nên vào năm 1981 mẹ sinh con, ba đi làm nên con được “hưởng” nhiều quần áo, sữa từ nước ngoài, trong khi em sinh ra vào lúc ba ở nhà nên gia đình khá khó khăn.
Ba ở nhà, chẳng từ nan điều gì, từ việc mua máy tự may quần áo cho mấy chị em chúng con, đến việc sửa chữa nhà cửa, các vật dụng trong nhà, cơi nới chỗ này, đắp đất trồng cây chỗ kia, nuôi gà… để có cái ăn.
Ba ở nhà chăm mẹ đẻ, chăm con nhỏ bắt đầu công việc hàng ngày bằng việc dậy sớm đi chợ, trả giá, mua đồ về nấu ăn, chăm con đi học, việc gì cũng đến tay. Ba với mẹ cũng có lúc cãi vã điều này, to tiếng điều kia, nhưng trên tất cả là tình yêu và sự chăm sóc dành cho gia đình, vượt qua khó khăn để gia đình có cuộc sống khá hơn.
Rồi gia đình chuyển vào TP HCM theo ước nguyện và công việc của mẹ, mở ra một trang mới. Từ công việc thủy thủ, Ba chuyển sang 1 công việc khác vẫn gắn với trời, với biển, với thời gian làm việc đi 2 tuần/nghỉ 2 tuần.
Dù kinh tế gia đình khá hơn, nhưng ba vẫn chưa bao giờ chi tiêu pha hoang phí. Công việc trên biển, đi xa, thời gian rảnh rỗi với cánh đàn ông là những lúc tranh thủ cốc bia, bàn nhậu, nhưng Ba thì rất ít tham gia.
Thay vào đó, Ba về sớm để gần gũi hơn với gia đình sau 2 tuần làm việc. Ăn gì hay mua sắm gì ba cũng đều nghĩ đến vợ, con còn phần của mình thì chọn đồ rẻ nhất, sao cũng được.
Sinh nhật của cả nhà thường ba đều có mặt để nấu ăn hoặc đi ăn chung, hoặc tặng quà cho cả nhà, còn sinh nhật Ba không hiểu sao lại thường trùng với ngày Ba đi làm nên mấy mẹ con chỉ có thể chúc mừng qua điện thoại.
Giờ hơn 60 tuổi, sắp về hưu, Ba vẫn hàng ngày dậy sớm nấu đồ ăn sáng cho cả gia đình, sau đó pha cà phê uống và ngồi đọc báo. Thỉnh thoảng, Ba và Mẹ xếp lịch đi du lịch như lời ngày trẻ hứa với nhau: “Khi nào các con trưởng thành, tôi với bà chỉ lo sức khỏe và đi du lịch cho sướng thân vì hồi trẻ đã khổ và không đủ điều kiện”.
Ba có 2 đứa con gái đều có tính “xấu” giống ba là kiệm lời, “ngại” thể hiện tình cảm. Có thể bên ngoài thì nói ào ào hoạt ngôn nhưng khi trưởng thành, để nói những câu yêu thương, hỏi han dành cho Ba thì hầu như rất ít.
Ba tâm sự với mẹ rằng: “Nghe con người ta gọi điện hỏi thăm bố đi làm mà phát ham, trong khi mình có 2 đứa con gái mà chẳng đứa nào tình cảm”. Mẹ cũng rầy 2 đứa nhiều nhưng vẫn chứng nào tật nấy, rằng thương yêu thì thật là thương yêu, nhưng để nói ra bằng lời hay tỏ thái độ sao mà khó thế, ngượng ngùng thế.
Con gái hơn 30 tuổi đầu, đi làm ngày nào cũng mang cơm trưa, lại là những bữa cơm do Ba chuẩn bị. Sáng 6h30 mới chịu ra khỏi giường, vệ sinh cá nhân xong thì cũng là lúc bữa sáng ba đã chuẩn bị xong dưới nhà theo thực đơn thay đổi hàng ngày, hôm bún, hôm phở, hôm hủ tiếu….
Nếu tối hôm trước hết đồ ăn thì thể nào cũng là nồi cơm nóng Ba nấu sẵn, kèm tô canh nhỏ, quả trứng luộc hay miếng thịt kho. Vì ông biết con gái thường ăn ít để giảm cân nên ông thường xếp sẵn đồ ăn vào hộp rồi mang ra xe để, có hôm đến công ty mở hộp cơm ra là thấy giật mình, vì nhiều đồ ăn quá. Lại chợt nghẹn ngào vì biết mình Ba vẫn lo lắng cho mình từng chút dù đã ngoài 30.
Ngày con lấy chồng. Ngày đầu tiên ở nhà chồng con đã nhận ra sự khác biệt giữa nhà chồng và nhà mình rồi chợt thấy thật thương ba thương mẹ quá. Khi ở nhà, thấy ba khó tính, con nghĩ lấy chồng sớm là để “thoát” khỏi gia đình, nhưng đến khi lấy chồng rồi mới thấy không đâu bằng nhà mình và không ai bằng ba mẹ mình.
Ở nhà thích thì nói, giờ ở nhà người ta phải lựa lời mà nói. Ở nhà mình, thích thì ăn, mệt thì ngủ, ở nhà người ta có mệt thì cũng phải lo chu toàn bổn phận dâu con mới đi ngủ.
Ở nhà mình, thích thì mua sắm bằng tiền của mình và ít khi nghĩ đến ba mẹ. Lấy chồng rồi, có khi việc gì cũng phải nghĩ đến bố mẹ chồng đầu tiên. Ngẫm đi nghĩ lại thấy có lỗi với ba mẹ mình quá khi mình chưa báo hiếu được gì, trong khi phải luôn cố gắng trở thành dâu ngoan trong gia đình chồng...
Ngày ba đi làm về cũng là ngày con lên bàn sinh. Ba đi làm về mệt, cần nghỉ ngơi nhiều, nhưng con gái đẻ, cả nhà nội ngoại lại tất tả vào chăm. Hàng ngày Ba nấu đồ ăn tẩm bổ cho con có sữa cho cháu bú.
Hết 3 ngày ở bệnh viện, hai mẹ con về nhà ngoại là những thời gian mà ba chỉ xoay quanh việc sáng nấu đồ ăn sáng, trưa nấu cơm, chiều nấu cơm với thực đơn riêng biệt dành cho bà đẻ và chăm sóc cháu. Con lười ăn, stress sau sinh, cháu cũng lười bú sữa, ba lại thay đổi thực đơn để con vừa miệng, ăn nhiều hơn…
Cháu được tháng rưỡi, thấy ba mẹ bận rộn, cực quá khi cả ngày chỉ lo nấu ăn, giặt giũ chăm con cháu không chịu thuê người giúp việc nên con và cháu về lại nhà nội để ông bà nghỉ ngơi.
Ngày cháu đi, ông nhớ cháu lắm, ông viết nhật ký rằng: “Nhớ nó lắm, nhưng dù gì nó cũng là con cháu người ta nên phải để cho nó đi chứ” và ông lại thể hiện ra bên ngoài bằng những điều hết sức bình thường để khỏa lấp.
Cho đến giờ này, khi con đã 35 tuổi, em gái 28 tuổi nhưng cuộc sống vẫn là những ngày Ba dành thời gian chăm sóc các con qua từng bữa ăn, giấc ngủ khi các con bận bịu công việc.
Vẫn còn đó những muộn phiền của Ba Mẹ khi các con vẫn đầy vấp váp và gây nhiều lo âu, nhưng có lẽ điều làm tụi con luôn cảm thấy mình vững vàng trong cuộc đời này, đó là Ba dạy và tạo điều kiện để tụi con biết rằng: “Hãy cứ sống, hãy cứ làm những điều các con thích, các con cho là đúng và tự chịu trách nhiệm với chính bản thân mình”.
Còn bao điều nho nhỏ trong cuộc sống nhưng là tất cả tình yêu và sự quan tâm của Ba dành cho con, cho cháu. Sinh nhật Ba năm nay, con không tặng quà, chỉ muốn gửi tới Ba những dòng chia sẻ vụng về nhưng chất chứa yêu thương này, cũng là lần đầu tiên con mạnh dạn bày tỏ, rằng chúng con biết ơn và yêu Ba nhiều lắm, Ba ơi!
Doãn Hải Anh
" alt=""/>Qùa tặng ba nhân ngày sinh nhật2. Người dễ căng thẳng
Chuyên gia Chopra cho biết, nếu bạn đang phải đối mặt với chứng lo âu hoặc có tiền sử dễ hoảng loạn, cà phê có thể khiến tình trạng đó trầm trọng hơn.
3. Người đang mang thai
Cuối cùng, những người đang mang thai hoặc cho con bú nên tránh uống cà phê. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) khuyên nhóm phụ nữ trên cần tránh tất cả đồ uống có hàm lượng caffeine đáng kể như cà phê, nước tăng lực.
Nghiên cứu gần đây cho thấy, uống 3 tách cà phê mỗi ngày có thể làm giảm khả năng thụ thai của phụ nữ tới 27%. Dùng đồ uống có caffeine dễ dẫn tới nguy cơ sảy thai cao hơn.
Việc tiêu thụ cà phê ở mức độ vừa phải mang lại một số lợi ích như trí nhớ tốt hơn và cải thiện tốc độ phản ứng. Chuyên gia Chopra khuyên: “Uống một đến hai tách cà phê mỗi ngày có thể có lợi về lâu dài cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn không nên tiêu thụ thêm các đồ uống khác có chứa caffeine như nước tăng lực”.
Chuyên gia Chopra đưa ra lời khuyên như sau:
- Uống tối đa một đến hai tách cà phê mỗi ngày (3-5mg mỗi kg trọng lượng cơ thể)
- Tránh đổ đầy sữa, kem hoặc đường, khi đó cà phê sẽ không mang lại lợi ích gì nữa.
- Nếu bạn là người chuyển hóa chậm, hãy giảm lượng tiêu thụ xuống còn một cốc mỗi ngày, tốt nhất uống vào buổi sáng.
- Hãy uống khi bạn thực sự cần.
- Tránh dùng đồ uống chứa caffeine cùng lúc với thức ăn vì có thể ức chế hấp thu một số vitamin và khoáng chất.
Nếu muốn uống cà phê trước khi tập luyện, hãy dùng trước đó 30 đến 60 phút. Nồng độ caffeine trong máu đạt mức cao nhất vào 1 tiếng sau khi uống nhưng tác dụng bắt đầu bộc lộ trong vòng 30 phút.