Báo động đỏ được tua trực bật ngay lúc 2h sáng để hồi sức tim phổi cho bệnh nhân. Vài phút sau, tim người phụ nữ đập trở lại nhưng vẫn hôn mê sâu, toan chuyển hóa nặng, vô niệu, được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực, tiên lượng xấu. Các biện pháp hồi sức tích cực như thở máy, lọc máu liên tục, hạ thân nhiệt chỉ huy… được áp dụng ngay.
Sau một ngày, chị được chụp cộng hưởng từ sọ não, hình ảnh cho thấy thiếu oxy vỏ não bán cầu đại não và nhân đuôi 2 bên.
Theo PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, phương án phẫu thuật cho bệnh nhân lúc này chưa đặt ra ngay vì khả năng cao bệnh nhân bị tổn thương não không hồi phục. "Nếu chỉ mổ tim mà bệnh nhân sống thực vật thì việc mổ tim sẽ không có ý nghĩa", vị bác sĩ nói.
Sau 13 ngày, bệnh nhân có dấu hiệu tỉnh lại, tình trạng nhiễm trùng dần ổn định, tuy nhiên vấn đề suy tim khó kiểm soát. Thầy thuốc lập tức hội chẩn để phẫu thuật gấp, quyết định mổ và thay van tim để giải quyết tình trạng nhiễm trùng nặng và suy tim cho bệnh nhân.
Ca mổ cho bệnh nhân kéo dài hơn 3 tiếng. Hiện sau hơn 2 tuần hồi sức, bệnh nhân đã hồi phục thần kỳ. Sau hai tháng điều trị, người bệnh đã hồi phục tốt, đang tiếp tục theo dõi.
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là tình trạng màng trong của tim và các van tim bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng này có thể được gây ra bởi vi khuẩn hoặc nấm. Hậu quả của bệnh để lại rất nặng nề như tổn thương các van tim và các ổ di bệnh tại các cơ quan khác.
Thông tin mới nhất vụ 2 bà cháu tử vong, 4 người cùng nhà có triệu chứng lạThông tin ban đầu, hai bố con ở Bắc Kạn được chuyển lên bệnh viện trung ương, xét nghiệm chẩn đoán viêm màng não do não mô cầu, loại bệnh lây từ người sang người qua đường hô hấp." alt=""/>Báo động đỏ cứu người phụ nữ Hà Nội ngừng tim, ngừng thở khi đang chờ mổThành quả từ đề tài “Sử dụng cây dã quỳ làm phân bón và thuốc phòng trừ sâu hại trên cây cải xanh và cải ngồng” của nam sinh Trường THPT Trường Chinh (tỉnh Gia Lai) nhận được rất nhiều hưởng ứng của bà con địa phương bởi quy trình sản xuất đơn giản và giá thành tương đối rẻ. Cùng đó là hiệu quả về năng suất cao hơn thấy rõ so với các loại phân hữu cơ khác từ 10-20%.
Em Trần Hoàng Quân ( lớp 12 Trường THPT Trường Chinh, tỉnh Gia Lai) là một trong những học sinh tiêu biểu toàn quốc năm học 2015-2016. |
Quân chia sẻ: “Tại địa phương em, nguồn phân chuồng không sẵn có trong khi phân hữu cơ có giá thành rất cao nên em nghĩ đến việc tìm một nguồn phân bón khác có thể đem lại hiệu quả, năng suất tương tự với giá thành rẻ hơn”.
Qua nắm bắt thông tin nhiều kênh, có cả từ những bài báo quốc tế, Quân xác định hướng đi cho ý tưởng của mình từ cây dã quỳ vừa có những đặc tính phù hợp.
Quân chọn dã quỳ mà không phải một loại cây nào khác, bởi em nhận thấy ở địa bàn Tây Nguyên, đây là một loại cây phổ biến, phân bố rất rộng và có lượng sinh khối lớn, giàu dinh dưỡng cho cây. Vì vậy nếu thành công thì mọi người dân ai cũng đều có thể tự chế ra và sử dụng đại trà.
Nghĩ là làm, Quân lên kế hoạch khảo sát công thức trồng rau cũng như kinh nghiệm hiện có của các hộ gia đình. Thách thức lớn nhất với Quân là khó có thể lần mò vào tới tận các thôn, làng vùng sâu bởi địa hình Tây Nguyên đường sá đi lại rất khó khăn. Trong khi đó việc nghiên cứu và thống kê, khảo sát cần làm thường xuyên. Để khắc phục, Quân bèn nghĩ ra cách nhờ trực tiếp bạn bè ở nơi mà đồng bào trồng rau theo hình thức tự nhiên, không bón phân để lấy mẫu phân tích.
Trong quá trình tiến hành phân tích, Quân chủ động liên hệ các giáo viên bộ môn để nhờ giải thích và tư vấn trực tiếp. “Giáo viên dạy Sinh học giúp em giải thích về khoa học. Ngoài ra em cũng cần tới sự hỗ trợ của giáo viên tiếng Anh để tham khảo thêm các tư liệu nước ngoài có thông tin về cây dã quỳ bởi có những từ ngữ chuyên ngành em không thể dịch nổi”, Quân kể.
Tuy nhiên để đi đến thành công, Quân còn phải đối mặt với những trở ngại không tưởng khác, nổi bật là việc phải “rào kỹ canh gà”. “Khi em gieo hạt trồng cải, xung quanh nhà có hộ nuôi gà, rào không kỹ thì chỉ cần gà chui vào phá là coi như hỏng lần đó”.
Cứ thế, hằng ngày, Quân tỉ mẩn ghi lại vào một cuốn sổ để thống kê số hạt nảy mầm. Sau một thời gian cho thấy, với việc bón phân dã quỳ, tỷ lệ nảy mầm từ hạt đạt 80-90%, cao hơn nhiều so với các loại phân bón khác với tỷ lệ chỉ 60-70%.
Sau 7 tháng từ khi lên ý tưởng, sản phẩm mà Quân thu được đem lại hiệu quả, năng suất cao hơn hẳn so với các nguồn phân chuồng khác. Quân cho biết, nếu chỉ tính trồng rau trên 1ha, nếu sử dụng phân bón từ dã quỳ sẽ tiết kiệm hơn so với việc sử dụng phân chuồng tới 10 triệu đồng.
Sản phẩm của Quân được công nhận về cơ sở khoa học khi đạt được giải Nhì ở cả hai cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia và ở khu vực phía Nam. Những thành tích này cũng giúp em trở thành một trong những học sinh tiêu biểu của năm học 2015-2016 vừa được Bộ GD-ĐT tuyên dương ngày 19/10 mới đây.
Quân cho biết em sẽ tiếp tục phát triển loại phân bón này tuy nhiên không với mục đích kinh doanh. Thay vào đó em hướng đến việc cung cấp công thức trực tiếp để mọi người dân có thể dùng đại trà.
“Sau khi tiến hành thu hái dã quỳ, cắt ngắn thành các đoạn 3-5 cm, rồi trộn với chế phẩm vi sinh Trichoderma Achacomix theo tỷ lệ nhất định và ủ lên men là trong vòng 2 tuần để tạo ra phân bón. Với quy mô nhỏ có thể tiến hành trong thùng xốp, quy mô lớn thì có thể đào hố rồi dùng bạt đậy lại”, Quân nói về công thức làm phân bón.
Hiện, Quân đã nhờ bạn bè và người thân tuyên truyền với các hộ dân trồng rau. Đặc biệt, ở huyện Chư Sê hiện nay hầu hết mọi người đều sử dụng loại phân bón này của em. “Với sản phẩm này em hy vọng có thể giúp người dân tận dụng phân bón vào trong sản xuất mà không cần đến các phân hóa học độc hại khác”, 9X nói.
Với cây dã quỳ, Quân còn chế ra thuốc hạn chế, ngăn ngừa sâu bệnh nhưng không gây độc hại. Sau khi tách chiết cây dã quỳ, cho ra một loại thuốc nồng và đắng khiến sâu hại khó chịu và rời cây giống. |
Thanh Hùng
" alt=""/>9X sáng chế ra phân bón hiệu quả cao, giá thành rẻ từ cây dã quỳĐH Ứng dụng HAN (www.han.nl/english)
Là một trong những trường lớn tại Hà Lan, HAN có hơn 29,000 sinh viên, 2,500nhân viên tại hai trụ sở.
Với hơn 3,000 sinh viên quốc tế, trường cung cấp các khóa học Cử nhân 4 năm tạihai trụ sở tại Arnhem và Nijmegen hiện đại và nghệ thuật, với thư viện theochuẩn quốc tế và internet không dây lắp đặt tại thư viện. Mỗi lớp học cao nhấtchỉ có 30 học sinh, tạo cho sinh viên cơ hội tương tác và được hỗ trợ từ giáoviên đứng lớp.
Chương trình Cử nhân:Kỹ thuật Cơ khí, Truyền thông, Tài chính và Quảnlý, Quản trị Kinh doanh Quốc tế, Quản lý Hậu cần, Khoa học Đời sống.
Chương trình Cao học:Hệ thống Cơ khí, Kỹ thuật Điều khiển Hệ thống, Kinhtế Quốc tế, Khoa học Phân tử.
ĐH Ứng dụng Stenden (www.stenden.com)
Trường có cơ sở tại 4 chi nhánh khác của trường trên thế giới như Nam Phi,Qatar, Bali, Bangkok. Sinh viên sẽ được thực tập 10 tháng có trả lương vào nămcuối chương trình học hoặc có thể chọn học trao đổi với hơn 100 đối tác củaStenden tại 20 quốc gia.
Chính bản thân trường Stenden cũng là một khách sạn 4 sao với 28 phòng tại HàLan. Hiện trường có hơn 10.000 cựu du học sinh trong ngành Quản lý Khách sạnhiện đang làm việc trên toàn thế giới sẽ tạo cho sinh viên mới cơ hội kết nốiquốc tế.
Chương trình Cử nhân: Quản lý Khách sạn Quốc tế, Du lịch Quốc tế, Kinhdoanh Quốc tế, Giao nhận Quốc tế, Truyền Thông và Giải trí, Ứng dụng Quản trịKinh Doanh, Giải trí, Công nghệ Thông tin, Kinh tế Quốc tế và Ngôn ngữ
Chương trình Cao học:Quản lý Dịch vụ Quốc tế, Du lịch và Giải trí Quốctế, Tổ chức Sự kiện Quốc tế.
ĐH Ứng dụng The Hague (www.thehagueuniversity.com)
The Hague là một trong những trường đại học ứng dụng hàng đầu tại Hà Lan tọa lạcthành phố thủ phủ The Hague, nơi hội tụ các cơ quan hành chính và tòa án quốctế.
Trường có số lượng sinh viên đến từ 150 quốc gia trên thế giới và đặc biệt nổibật với các chương trình Kinh doanh, Luật và Kỹ thuật. Chương trình cử nhân tạiđại học The Hague được giảng dạy trong vòng 4 năm, trong đó sinh viên sẽ có thờigian trao đổi một học kỳ tại các nước khác, trong năm thứ tư sinh viên sẽ bắtđầu đi thực tập và viết bài luận tốt nghiệp.
Chương trình Cử nhân:Kinh tế Quốc tế, Truyền thông Quốc tế, Quản lý vàkiểm soát tài chính quốc tế, Luật Quốc tế và Châu Âu, Thiết kế công nghiệp, Côngnghệ thực phẩm, Quản lý Công cộng Quốc tế, Châu Âu học, An toàn trong quản lý.
Chương trình Cao học: Kế toán và Kiểm toán, Truyền thông Quốc tế, Cao họcQuản trị Kinh doanh.
ĐH Khoa học Ứng dụng Van HallLarenstein (www.vanhall-larenstein.nl)
Hiện đây là trường đại học ứng dụng duy nhất ở Hà Lan giảng dạy chương trìnhNông Nghiệp . Các khóa học của trường tập trung vào Quản lý Nông thôn, Môitrường, Chăn nuôi và Quản lý động vật, Kinh doanh và Quản lý Nông Nghiệp.
Trường có 3 trụ sở tại Hà Lan tại Wageningen, Velp và Leeuwarden. Van HallLarenstein có các khóa học bậc đại học và sau đại học. Ngoài chương trình chínhtrường còn cung cấp các khóa học ngắn hạn hoặc khóa học chuyên môn cho sinh viênquốc tế.
Chương trình Cử nhân:Công nghệ thực phẩm, Kinh tế Nông nghiệp và Thươngmại, Tiếp thị và Kinh doanh Hoa, Quản lý Hội chợ Nông nghiệp, Đổi mới Nông thôn,Quản lý Tái tạo sau Thiên tai, Khoa học về Động vật ứng dụng, Quản lý Chăn nuôiQuốc tế, Kinh doanh và Kinh tế về Ngựa,
Chương trình hai năm cuối:Chính sách Biển/ Sinh học Biển, Công nghệ Quảnlý Nước, Quản lý Nước Quốc tế, Rừng nhiệt đới, Kinh doanh Gỗ Quốc tế, Quản lýđời sống hoang dã, Kiến trúc Cảnh quan và Vườn tược.
Chương trình Cao học:Quản lý và Phát triển Nông nghiệp, Quản lý và Cungứng Sản phẩm Nông nghiệp.
Cũng tại hội thảo, sinh viên sẽcó cơ hội gặp gỡ đại diện đến từ các trường đại học nghiên cứu hàng đầu thế giớinhư ĐH Nghiên cứu Groningen, ĐH Nghiên cứu Twente, ĐH Nghiên cứu Wageningen.
Tham dự hội thảo miễn phí. Đăng ký tại:http://pnp-consulting.com/en/contact-pnp.html
Thông tin chung cho các trường ĐH Ứng dụng: |
Thùy Phương
" alt=""/>Gặp gỡ 8 trường đại học danh tiếng Hà Lan