Kèo vàng bóng đá Real Sociedad vs Espanyol: 00h30 ngày 10/2: Khó thắng cách biệt
相关文章
- 、
-
Nhân định, soi kèo Lazio vs Monza, 21h00 ngày 9/2: Hướng về Top 4 -
Bãi Đông Nghi Sơn đón bình minh đẹp như Lý Sơn, Phú QuốcThời gian gần đây, những bức ảnh đón bình minh tại khu vực “cây cô đơn” ở Bãi Đông, Thanh Hóa thu hút sự chú ý (Ảnh: Quốc Duy)
Theo Quốc Duy (22 tuổi), một hướng dẫn viên địa phương, khoảng hai năm trở lại đây, du khách tìm tới Bãi Đông đông đúc hơn hẳn. Tại đây có ba điểm đến được du khách yêu thích, gồm: Bãi biển thuộc khu nghỉ Nghi Sơn Eco Island; “Cây cô đơn” - cách bãi biển trên khoảng 400m; Khu làng chài vịnh Nghi Sơn. Du khách cũng có thể tham gia tour chèo SUP đảo Bung.
Buổi chiều đầu tiên tại Nghi Sơn, theo gợi ý của Duy, du khách có thể tới tắm biển ở Nghi Sơn Eco Island, đến 16h di chuyển tới khu làng chài gần đó chèo SUP ngắm hoàng hôn. Bãi biển tại đây được khách nhận xét sạch, đẹp, không gian yên bình, có hàng thông xanh mát.
Chi phí các tour chèo SUP khoảng 300.000 đồng/2 tiếng. Mỗi chiếc thuyền này chở tối đa 2 người, trang bị đầy đủ áo phao, dây an toàn và có hướng dẫn viên theo kèm hỗ trợ.
Hoạt động chèo SUP được du khách ưa chuộng (Ảnh: Quốc Duy/Diệu Linh)
Buổi tối, du khách có thể thưởng thức hải sản tại khu làng chài, uống cà phê, ngắm biển. Một trải nghiệm thú vị được du khách trẻ yêu thích là cắm trại qua đêm bên bãi biển. Chi phí dao động từ 450.000 - 500.000 đồng/người, bao gồm lều trại, BBQ hải sản tự nướng, đồ uống.
“Du khách có thể lựa chọn điểm hạ trại tùy theo ý thích. Các hướng dẫn viên sẽ hỗ trợ cắm trại, chuẩn bị đồ, nhóm lửa, chế biến hải sản tươi ngon…”, Quốc Duy cho biết (Ảnh: Quốc Duy) Sáng sớm là thời điểm lý tưởng ngắm bình minh ở “cây cô đơn”. Để phục vụ nhu cầu “sống ảo” của du khách, tại đây có các dịch vụ chụp hình. Thời gian đẹp nhất là từ 5h45 - 6h45. “Nơi đây là điểm đến miễn phí nhưng du khách nên chú ý không xả rác bừa bãi, có ý thức bảo vệ môi trường”, Duy chia sẻ.
Bình minh tại khu vực này nên thơ, lãng mạn, được du khách ví von đẹp như Lý Sơn hay Phú Quốc (Ảnh: K'Khammy Souksavanh/ Giang Đặng/ Quốc Duy)
Những thời điểm khác trong ngày, khu vực này vẫn là bối cảnh chụp ảnh ấn tượng (Ảnh: Hiệp MU)
Nếu có thời gian, du khách có thể tham gia tour Đảo Bung, trải nghiệm câu cá, chèo thuyền, ngắm san hô, thưởng thức ẩm thực của người dân. Chi phí khoảng 300.000 đồng/người.
Trên đảo chỉ có một hộ sống nên đời sống và thiên nhiên còn hoang sơ, thích hợp với các bạn trẻ thích khám phá tự nhiên hơn (Ảnh: Mạnh Tiến Khôi)
Du khách có thể di chuyển từ Hà Nội tới Bãi Đông bằng ô tô. Thời gian di chuyển khoảng 4 tiếng. Bãi Đông có bán kính chỉ khoảng 3km nên tại đây bạn có thể thuê xe máy để di chuyển, rất tiện và chi phí rẻ.
Gợi ý lịch trình 24h khám phá Bãi Đông, Nghi Sơn
Ngày 1
6h: Di chuyển tới Nghi Sơn, Thanh Hóa
11h: Nhận phòng khách sạn, nhà nghỉ. Ăn trưa, nghỉ ngơi.
15h: Đến biển Bãi Đông thuộc resort, tắm, ngắm cảnh và chụp ảnh.
16:30: Trở về làng chài ngắm hoàng hôn, tham gia tour chèo sup.
18h30: Về nhà nghỉ thay đồ và đi ăn.
22h30: Về nhà nghỉ nghỉ ngơi.
Bãi biển thuộc khu nghỉ có nhiều góc check-in lý tưởng cho du khách (Ảnh: Hiếu Thiên)
Ngày 2
5h30: Đi đón bình minh ở “cây cô đơn”
7h15: Ăn sáng tại khu làng chào, dạo chợ mua các món ăn vặt như bánh hú, bánh tiêu, bánh dày…, thưởng thức chè, nước ép.
7h30: Đi tour Đảo Bung
16h30: Dọn đồ trở về.
"> -
Dùng công nghệ số để giảm tải cho cán bộ, công chức và người lao độngVới hơn 100 nhân sự ở 3 miền, năm vừa qua Văn phòng Bộ TT&TT đã làm được khối lượng công việc lớn. (Trong ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chụp ảnh lưu niệm cùng đội ngũ Văn phòng Bộ) Với hơn 100 nhân sự làm việc tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng, Văn phòng Bộ đã hoàn thành khối lượng công việc tương đối lớn, trên nhiều mặt công tác, từ nhân sự; tham mưu, tổng hợp; văn thư lưu trữ và kiểm soát thủ tục hành chính; hành chính, lễ tân, khánh tiết, tài chính kế toán; đến chuyển đổi số nội bộ.
Theo Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương, bên cạnh việc tạo ra nhiều thay đổi về cảnh quan, cơ sở vật chất và các hoạt động gắn kết những cơ quan, đơn vị trong Bộ TT&TT, Văn phòng Bộ cũng đã có tiến bộ trong công tác chuyển đổi số, ở cả 2 mảng việc chuyên môn và hoạt động hằng ngày.
Thống kê cho thấy, số nhiệm vụ Văn phòng Bộ theo dõi, đôn đốc trong năm 2023 là hơn 1.829, tăng 48,8% so với năm 2022. Đơn vị đã làm thủ tục tiếp nhận 37.782 văn bản gửi đến Bộ, tăng 12,4% so với năm 2022; cấp số, phát hành 9.900 văn bản, với trên 3.400 văn bản cả đi và đến được xử lý ngoài giờ hành chính; số hóa 22.000 trang tài liệu...
Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương nhận xét, năm 2023, Văn phòng Bộ đã có tiến bộ trong công tác chuyển đổi số, ở cả 2 mảng việc chuyên môn và hoạt động hằng ngày. (Ảnh: Lê Anh Dũng) Riêng về chuyển đổi số, cùng với việc áp dụng hình thức điểm danh gương mặt qua ứng dụng AI, hệ thống quản lý điều hành qua ứng dụng di động - app QLĐH đã thu kết quả tích cực bước đầu. App QLĐH đã có hơn 2,5 triệu lượt sử dụng, tăng gấp 4 lần so với năm 2022, với 100% cơ quan, đơn vị trong Bộ sử dụng. Không chỉ đăng ký phòng họp, đặt phương tiện hoàn toàn qua app, ứng dụng QLĐH còn hỗ trợ công việc của các cán bộ, công chức, người lao động.
Hệ thống theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ của Bộ TT&TT hỗ trợ giảm thiểu tối đa thời gian và nhân lực theo dõi và rà soát nhiệm vụ, từ chỗ cần từ 6 - 7 người và làm thủ công mất khoảng 3 - 4 tiếng thì nay chỉ cần 1 người và chỉ mất 5 phút để xuất báo cáo theo dõi nhiệm vụ định kỳ.
Luôn nghĩ cách để công chức, người lao động đỡ vất vả
Đánh giá cao nỗ lực của tập thể Văn phòng Bộ, người đứng đầu ngành TT&TT cũng nói thêm, Văn phòng làm tốt được chủ yếu là do có các đơn vị, cơ quan trong Bộ, ngành hỗ trợ.
Chỉ ra 2 nhóm việc chính của Văn phòng Bộ là tham mưu và hậu cần, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhắc nhở cơ quan này phải hài hòa, đều tay giữa 2 nhóm công việc này. Đồng thời, đề nghị tập thể Văn phòng Bộ thân thiết và hỗ trợ nhau; qua công việc, cán bộ nhân viên trở nên gần gũi, gắn kết.
Văn phòng gần Bộ trưởng và lãnh đạo Bộ, vì thế Bộ trưởng rất lưu ý Văn phòng trong việc cẩn trọng khi phát ngôn và sử dụng vai trò điều phối công việc của Bộ theo chỉ đạo của Bộ trưởng và lãnh đạo Bộ.
Ngoài việc lưu ý về phẩm chất cần có của người làm văn phòng là tin cậy, tận tâm, Bộ trưởng cũng chỉ đạo quan tâm đến việc trẻ hóa đội ngũ, và đặc biệt là phải luôn nghĩ cách để người trong Bộ, trong đơn vị đỡ vất vả hơn bằng việc sử dụng nhiều hơn công cụ, công nghệ số.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mong Văn phòng Bộ luôn giữ hình ảnh đẹp, sạch và cảm giác ấm cúng cho Bộ TT&TT, là niềm tự hào của tất cả những người trong ngành. (Ảnh: Lê Anh Dũng) Bộ trưởng chỉ rõ, là cơ quan nhà nước, Văn phòng trước hết phải làm đúng và cũng cần làm tốt. Làm việc cần chu đáo, để ý từ những việc nhỏ. Đặc biệt, Lãnh đạo đơn vị phải luôn có ý thức đổi mới, làm việc mới hoặc là làm việc cũ theo cách mới.
Qua giải đáp một số kiến nghị của Văn phòng Bộ, Bộ trưởng cũng chỉ đạo các đơn vị trong Bộ một số nội dung như: Việc triển khai các công cụ, công nghệ số thì càng làm sớm càng tốt; các ngành, lĩnh vực cần hình thành ngành dọc để hỗ trợ nhau; giãn thời gian của các hội nghị, không dồn quá nhiều vào quý cuối năm; tăng cường khen thưởng đột xuất người lao động.
Bộ trưởng chỉ đạo Văn phòng quan tâm để hoàn thành các việc lớn như xây dựng hệ thống Dashboard, hệ thống eOffice và bảo tàng số; thay đổi cách tổng hợp và ra thông báo kết luận các cuộc họp; đặc biệt là phân tích sâu số liệu thống kê, đánh giá để có đề xuất nhằm tối ưu các cuộc họp tại Bộ, giảm số lượng, thời gian và nâng cao chất lượng.
Ví nghề văn phòng như giữ bếp nhà, Bộ trưởng cho rằng thời gian qua Văn phòng Bộ giữ được Bộ sáng, đẹp, ấm cúng và được lưu giữ trong tâm trí nhiều người là rất tốt. “Việc này tưởng nhỏ nhưng không dễ! Phải rất xuất sắc mới làm tốt được việc nhỏ. Việc nhỏ mà làm xuất sắc thì mới thực sự xuất sắc. Việc nhỏ làm được thì việc lớn mới thành công”, Bộ trưởng nhắn nhủ thêm với người làm văn phòng.
Đồng hành giải quyết vướng mắc lĩnh vực TT&TT của địa phương, doanh nghiệpQua hình thức trao đổi, hỏi đáp trực tiếp, lãnh đạo Bộ TT&TT tiếp tục cùng lãnh đạo các Sở TT&TT, doanh nghiệp tháo gỡ, tìm hướng để giải quyết rốt ráo nhiều vướng mắc, khó khăn trong lĩnh vực TT&TT."> -
‘Thôn thông minh’, nơi người dân nhận biết tin tức thật, giảÔng Lê Văn Lược đang cập nhật tin tức với chiếc điện thoại di động thông minh trên tay. “Trước đây, tôi hay theo dõi thông tin trên TV, vừa qua chuyển sang dùng điện thoại thông minh, tôi cập nhật tin tức nhiều hơn trên thiết bị này. Thời gian đầu, những thông tin trên internet và mạng xã hội được tiếp cận, hầu như tôi nghĩ đó là tin thật. Nhưng sau khi được các cán bộ xã và thôn định hướng, xem xét kỹ lưỡng trước khi tiếp nhận một thông tin, kiểm tra nguồn thông tin trên các báo chính thống, từ đó tôi dễ dàng hơn trong việc nhìn nhận đâu là tin giả, đâu là tin thật”, ông Lược nói.
Từ lúc được tập huấn thôn thông minh, ông Lược cũng bắt đầu dùng Zalo, mọi thông tin, tin tức được tổ đại đoàn kết và thôn đăng tải lên đó. “Trước đây, các cuộc họp đa phần phải đi kêu gọi từng nhà thì đến nay chỉ cần gửi một giấy mời, tin nhắn vào nhóm Zalo, đến giờ, mọi người trong thôn đều có mặt dự họp”, ông Lược tiếp lời.
Nhờ 'Thôn thông minh', người dân biết được tin tức thật, giả. Trong thời gian qua, nhờ cảnh báo của cán bộ địa phương, ông Lược thoát được một lần bị lừa đảo với hình thức gọi điện thoại báo ông bị phạt vì vi phạm giao thông.
Ông kể, cách đây không lâu, ông nhận được một cuộc gọi, đầu dây bên kia tự xưng là công an, thông báo ông Lược vi phạm an toàn giao thông nên phải nộp phạt.
“Những thông tin này tôi được cảnh báo trước đó rất kỹ nên tôi trả lời luôn với người cầm máy rằng, nếu muốn phạt thì Công an TP Tam Kỳ đưa giấy mời, tôi lên tận trụ sở để nộp phạt. Khi nghe tôi nói như vậy, đối tượng này tắt máy và không gọi lại nữa”, ông Lược nói.
Mở rộng từng hộ gia đình
Ông Phan Ngọc Đông (cán bộ thôn Trung Hòa, kiêm cán bộ Thông tin – Văn hóa của xã Tam Thanh) thông tin, sau gần một tháng triển khai mô hình “Thôn thông minh”, xã đã tổ chức được 3 lớp tập huấn cho các đoàn thể và người dân trong thôn.
“3 lớp tập huấn bao gồm tổ công nghệ cộng đồng, cán bộ thôn và đảng viên chi bộ, BCH các chi hội đoàn thể, đại diện hộ gia đình trong thôn (người trong độ tuổi lao động, có điện thoại thông minh, thanh niên…), với gần 100 người tham dự”, ông Đông nói.
Tại đây, người dân được giới thiệu các thiết bị thông dụng (máy tính bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh…). Hướng dẫn lắp đặt, mở máy, tắt máy, tạo và mở, lưu trữ thư mục, thông tin; vào các trang website, khai thác thông tin trên mạng.
Cùng với đó, hướng dẫn làm quen với word, đánh văn bản, soạn thảo văn bản hành chính; thực hiện các thao tác sao chép văn bản, bố cục, định dạng văn bản hành chính, lập và gửi nhận văn bản qua thư điện tử gmail. Hướng dẫn và thực hành làm quen với excel, tạo nhập dữ liệu và định dạng bản tính; kỹ năng in ấn văn bản; hướng dẫn kỹ năng tìm kiếm, tương tác trên môi trường mạng, xử lý một số sự cố thường gặp;
Hướng dẫn, phổ biến về việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến; các phần mềm công nghệ số dùng chung của tỉnh, thành phố góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số tại các khối phố và trên toàn xã.
Ông Phan Ngọc Đông đang giám sát camera tại thụ sở thôn. Tổng quan về chuyển đổi số; vai trò, tầm quan trọng về ứng dụng CNTT trong xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số và chuyển đổi số; kỹ năng cần thiết để bảo đảm an ninh an toàn thông tin và bảo vệ bí mật trên không gian mạng; các tình huống thực tế mất an toàn thông tin, thiệt hại kinh tế, chính trị, xã hội.
Theo ông Đông, từ những hướng dẫn trên, người dân được tiếp cận nhiều thông tin về chuyển đổi số, đặc biệt đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên nền tảng số.
“Những buổi tập huấn được người dân hưởng ứng nhiệt tình, hỏi thông tin không biết, khó hiểu để chúng tôi giải đáp. Đặc biệt là những thông tin trên nền tảng internet, nhiều người tiếp nhận thông tin đang gặp khúc mắc khi chưa nhận định được tin giả, thật. Chúng tôi giải thích cụ thể, giúp người dân nhìn nhận các tin tức”, ông Đông giải thích.
Người dân tìm hiểu thông tin nhờ 'Thôn thông minh' Ông Đông thông tin, triển khai “Thôn thông minh”, tỉnh đã phân bổ gần 100 triệu với các thiết bị CNTT như máy tính, máy in, internet; hệ thống 3 camera giám sát (camera, đầu ghi, ổ cứng), màn hình tivi 65 inch, hệ thống loa phát thanh di động (loa, âm ly, mic), đèn năng lượng, máy in scan, vật tư phụ đi kèm, Sim 4G (data), để đáp ứng yêu cầu công việc (có dự toán kèm theo); hệ thống wifi miễn phí…
Phó Chủ tịch UBND xã Tam Thanh Võ Quang Hân chia sẻ, sau khi thôn thông minh được triển khai, nhiều người dân được hỗ trợ trực tiếp trong quá trình chuyển đổi số.
“Chúng tôi quan tâm hai yếu tố đó là hạ tầng và con người. Hạ tầng tạm thời ổn định, điều quan trọng tiếp theo chính là con người. Xã đã mời báo cáo viên từ thành phố về tập huấn cho người dân thôn Hòa Trung. Bước đầu, người dân nhìn nhận được chuyển đổi số là gì? Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong đời sống hàng ngày”, ông Hân nói.
Cũng theo ông Hân, thời gian tới, xã tập trung nâng cao nhận thức cho người dân về việc không thanh toán tiền mặt, chuyển sang mã quét QR hoặc chuyển khoản.
">