Tháng 7/2020, Oli (33 tuổi, Anh) bắt đầu tìm kiếm đối tượng mới sau khi kết thúc mối tình yêu xa kéo dài 3 năm. Trở lại với các ứng dụng và những buổi hẹn hò sau nhiều năm, điều khiến Oli ngạc nhiên nhất là hóa đơn đắt đỏ.“Mọi thứ rất khác. Tôi luôn có một chút áp lực, đặc biệt là khi không làm điều này khoảng một thời gian khá lâu. Theo thông tin trên Twitter, mỗi người phải chi ít nhất 100 bảng Anh cho một buổi hẹn”, Oli chia sẻ.
Sau nhiều lần hẹn hò, chàng trai 33 tuổi nhận thấy số tiền như vậy là hợp lý. Tất cả lần gặp mặt của Oli đều diễn ra tại quán bar, có phục vụ cocktail và đồ ăn nhẹ. Chỉ cần ngồi ở đó khoảng 3-4 tiếng, anh đã mất 100 bảng Anh.
“Tôi không nghĩ một cuộc hẹn tại quán rượu có thể có giá thấp hơn”.
Một khảo sát vào năm 2019 tại xứ sở sương mù cho thấy người trẻ hẹn hò ít nhất 13 lần/năm, chi tổng cộng 1.306 bảng Anh.
Với thu nhập của thế hệ Millennials (trung bình khoảng 28.000 bảng Anh/năm), việc cộng thêm chi phí hẹn hò bên cạnh những khoản thiết yếu như tiền thuê nhà, thực phẩm và đi lại có thể khiến ngân sách của họ bị cạn kiệt, theo VICE.
|
Không phải ai cũng thoải mái trước những cuộc hẹn hò xa xỉ. Ảnh: The Stranger. |
Tình huống khó xử
Oli kiếm được 100.000 bảng Anh/năm nên anh không thấy khó khăn khi chi trả cho những dịch vụ giải trí hay cuộc gặp gỡ. Tuy nhiên, điều này lại gây ra vấn đề khó xử khi người kia của Oli có thu nhập chênh lệch.
Ví dụ, trong nhóm bạn có mức lương của mỗi người khác nhau, việc chia hóa đơn khi đi du lịch chung hay ăn uống tại nhà hàng cũng là một chuyện nan giải. Tương tự như vậy, những cuộc trò chuyện về tiền bạc có thể khiến buổi hẹn đầu tiên của cả 2 trở nên lúng túng.
Lily (24 tuổi) và bạn trai bắt đầu yêu nhau vào đầu năm nay. Vì sự bùng phát của Covid-19 nên họ chỉ có thể ngồi ở nhà hoặc đi dạo.
Nhưng khi các lệnh hạn chế lần lượt được dỡ bỏ ở Anh, cô gái trẻ mới nhận ra việc hẹn hò thật tốn kém.
“Không ngờ đồ ăn nhẹ với vé xem phim có thể tốn nhiều tiền như vậy", Lily nói.
|
Covid-19 khiến các đôi trẻ phải ở trong nhà và hạn chế hẹn hò. Ảnh: New York Times. |
Do công việc không ổn định và mức thu nhập thấp hơn bạn trai nên cả 2 thường xuyên xảy ra mâu thuẫn.
“Điều đó thật căng thẳng, bởi vì bạn muốn tiền bỏ ra phải được sòng phẳng. Lúc trước, tôi ngại nói với anh ấy khi không thể chi trả cho một thứ gì đó. Bây giờ, tôi thấy thoải mái hơn vì đã giải quyết được việc đó. Nếu muốn đi chơi, tôi sẽ nói với bạn trai đợi đến khi nhận được lương”.
Sammy (26 tuổi) và bạn gái cũng rơi vào tình trạng tương tự. Mặc dù anh và “nửa kia” đều có xu hướng tiêu xài cao, đôi trẻ vẫn lên kế hoạch để chi phí phù hợp với túi tiền.
“Chúng tôi cố gắng có một buổi hẹn thực sự tốt đẹp và thú vị hàng tháng. Các ngày còn lại thì chi ít hơn. Nhưng không phải ai cũng quản lý được điều này và có những hóa đơn phát sinh. Đừng bắt đối phương phải làm thế này, thế kia vì cả 2 đều có sở thích riêng”, Sammy cho biết.
|
Nhiều đôi trẻ đặt ra nguyên tắc trả tiền trong các buổi hẹn hò. Ảnh: CBC. |
Việc thiết lập các luật chi tiêu sẽ dễ dàng hơn khi chúng ta đang ở trong một mối quan hệ. Nhưng ranh giới đó cũng sớm bị xóa nhòa nếu có một người phá vỡ nguyên tắc trước.
Harry (27 tuổi) nói rằng bản thân không suy nghĩ nhiều về vấn đề tài chính khi hẹn hò nếu điều đó gây ấn tượng với cô gái mà anh đã để ý từ lâu.
“Tôi đã tiêu tiền tiết kiệm của mình cho những cuộc hẹn hò và hoa chỉ vì đó là những gì cô ấy thích. Tôi mất liên lạc với đối phương trong nhiều năm và đang cố gắng kết nối lại", Harry nói.
Còn với Charlotte (24 tuổi), cô không thoải mái khi tham gia các cuộc gặp gỡ với người khác giới. Vì ảnh hưởng của đại dịch, Charlotte đã trả nhà và chuyển về sống cùng bố mẹ.
Cô gái này nói rằng sẽ không hẹn hò nếu không đủ khả năng thanh toán một nửa hóa đơn. “Hãy tưởng tượng nếu người kia muốn chia đôi mà thẻ ngân hàng lại không đủ tiền. Điều đó thật xấu hổ”.
Tiền bạc là vấn đề nan giải với phần lớn người trẻ trong buổi hẹn hò đầu tiên. Trên thực tế, những trường hợp như Harry rất dễ cảm thấy thu nhập là một rào cản để bước vào mối quan hệ mới.
Yêu qua mạng 1 năm không biết mặt, hoá ra bạn trai là hoàng tử Nigeria
Một cô gái nghi ngờ rằng người bạn trai cô quen qua mạng có điều gì khuất tất khi luôn từ chối gọi video, nhưng sau đó cô đã rất sốc khi phát hiện ra lý do thực sự.
" alt="Vấn đề tiền bạc khiến giới trẻ lười yêu đương"/>
Vấn đề tiền bạc khiến giới trẻ lười yêu đương
|
Các y bác sĩ dành một phút mặc niệm bố người đồng nghiệp. |
Bức ảnh được chụp vào chiều ngày 7/6 ghi lại cảnh các cán bộ nhân viên của Bệnh viện dã chiến tỉnh Vĩnh Phúc dành một phút mặc niệm cho bố của chị Nguyễn Thị Duyên - một điều dưỡng đang làm nhiệm vụ tại bệnh viện. Chị Duyên vốn là điều dưỡng khoa Nhi - Trung tâm Y tế huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, nhận nhiệm vụ ở Bệnh viện dã chiến tỉnh từ ngày 30/5.
Không may mắn, trong khi đang làm nhiệm vụ thì chị nhận tin bố qua đời. Nhưng vì hoàn cảnh đặc biệt, chị không thể về đưa tiễn bố.
Lãnh đạo bệnh viện biết tin buồn này đã kịp thời động viên và tổ chức một số nghi lễ tưởng nhớ người đã khuất.
Bức ảnh khiến cộng đồng mạng xót thương và cảm kích trước sự hy sinh của các y bác sĩ. “Thương thật sự! Cảm ơn thật nhiều những chiến sĩ ấy” - độc giả Nguyễn Minh Hương bình luận. “Các anh chị là anh hùng trong lòng nhân dân” - một bình luận khác viết.
|
Các đồng nghiệp động viên điều dưỡng Nguyễn Thị Duyên vượt qua đau buồn. |
|
Một chiếc bàn thờ nhỏ được lập ra để chị Duyên tưởng nhớ người cha đã mất. |
Chia sẻ với VietNamNet, bác sĩ Tô Quang Hưng - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, người đang phụ trách Bệnh viện dã chiến tỉnh cho biết: “Chúng tôi đã lập một bàn thờ nhỏ ở khu cách ly của bệnh viện để chị Duyên có thể tưởng nhớ người cha đã mất. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã cho đồng chí ấy ra ngoài khu cách ly của bệnh viện để nghỉ ngơi vì xác định đang ở trong tâm trạng như thế thì khó có thể yên tâm làm việc”.
Bác sĩ Hưng cũng chia sẻ, đây là lần đầu tiên Bệnh viện dã chiến gặp trường hợp người thân của cán bộ qua đời mà không thể về được. Tuy nhiên, bác sĩ này cũng cho rằng, “chúng tôi ai cũng đều có những công việc riêng ngoài kia. Nhưng khi đã vào đây, tất cả các cán bộ nhân viên đều phải chấp nhận gác lại các công việc gia đình, đặt nhiệm vụ lên trên hết trong hoàn cảnh này”.
Hiện tại, Bệnh viện dã chiến tỉnh Vĩnh Phúc đang có hơn 80 cán bộ, nhân viên y tế làm việc, điều trị cho hơn 40 trường hợp dương tính với Covid-19.
Đăng Dương
Người phụ nữ mua 2 tấn vải Bắc Giang tặng bà con tổ dân phố
Để hỗ trợ người dân Bắc Giang tiêu thụ vải trong lúc dịch bệnh diễn biến phức tạp, chị Nguyễn Hoài Anh (Đội Cấn, Hà Nội) đã quyết định bỏ tiền túi để mua 2 tấn vải.
" alt="Bố mất, nữ điều dưỡng không thể về, bệnh viện lập bàn thờ trong khu cách ly"/>
Bố mất, nữ điều dưỡng không thể về, bệnh viện lập bàn thờ trong khu cách ly
Khi thấy bản thân đang sống trong tâm dịch, tôi thường rơi vào trạng thái bất an, lo lắng. Nhưng khi bình tâm lại, tôi nhận ra mình vẫn còn may mắn hơn rất nhiều người ngoài kia, vì bản thân vẫn còn được an trú tại nhà, sum vầy với gia đình và những người yêu thương.Rõ ràng, việc hạn chế tối đa mọi suy nghĩ tiêu cực, hướng bản thân đến những điều tích cực, là điều cần thiết cho mỗi cá nhân trong khoảng thời gian đặc biệt này.
|
Ảnh: Trương Thanh Tùng |
Bình thường hoá nỗi đau khổ của chính mình
Chúng ta thường có xu hướng đề cao những khó khăn của bản thân so với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, khi gặp khó khăn, chúng ta nên tập cho mình một góc nhìn đa chiều, để thấu hiểu và sẻ chia với rất nhiều hoàn cảnh khổ sở, vất vả ngoài xã hội.
Với xu hướng đề cao khó khăn của bản thân, trước tình hình dịch bệnh nhiều cá nhân thường có thói quen suy nghĩ tiêu cực thậm chí ra sức than vãn, chỉ trích cộng đồng và những người xung quanh.
Khi chìm đắm trong những bi kịch mang tính cá nhân ấy, họ quên mất rằng ở đâu đó ngoài kia có nhiều người đang phải đối đầu với những vất vả, chịu đựng những nỗi đau gấp trăm ngàn lần như thế.
Những y bác sĩ, những bệnh nhân, những người vô gia cư, những trẻ em lang thang và người già cơ nhỡ..., họ có những áp lực và nỗi khổ đau riêng mà chưa chắc ai cũng cảm nhận được.
Trân trọng cuộc sống bình thường
Bên cạnh việc tạm gác những âu lo mùa dịch, chúng ta nên học cách trân trọng cuộc sống bình thường.
So với biết bao cảnh đời bất hạnh ngoài kia, chúng ta vẫn còn được thở, còn được sống an lành trong nhà là điều may mắn hơn rất nhiều người.
Giữa tâm dịch, mỗi chúng ta nên học cách giảm bớt những đòi hỏi, giảm bớt chút lợi ích của mình để chia sẻ với những người kém may mắn hơn.
Giữa những ngày giãn cách xã hội này, tôi đặc biệt thấm thía với ý nghĩa của câu nói: “Hạnh phúc và đau khổ trên thế giới cộng lại bằng không". Hàm nghĩa là khi bạn đang hạnh phúc với một điều gì đó thì ở đâu đó trên thế gian này đang có một người phải gánh chịu đau khổ.
Bạn có cảm thấy xót xa không khi bản thân liên tục than thở về đời sống nhàm chán, hết ăn rồi ngủ, không có việc gì làm trong khi ở khu cách ly, bệnh viện dã chiến có hàng trăm y bác sỹ phải thức trắng đêm để chăm sóc người bệnh.
Họ mỏi mệt đến độ phải nằm vật ra nền đất để nghỉ ngơi, thậm chí phải truyền dịch vì quá kiệt sức khi phải lo lắng cho hàng trăm bệnh nhân.
Bạn có cảm thấy có lỗi không khi bản thân chỉ vì không được ra ngoài, tạm hoãn những dự định cá nhân mà liên tục chỉ trích, suy nghĩ tiêu cực khi hàng nghìn các anh công an, dân phòng và đội ngũ tình nguyện viên đang làm việc hết sức, bất kể mưa nắng.
Để đổi lấy những giây phút bình yên, an trú trong mỗi gia đình của chúng ta, đã có biết bao người phải chấp nhận hi sinh những nhu cầu riêng tư, đời sống thường nhật thậm chí cả tính mạng của riêng họ.
Vì vậy, hãy luôn trân trọng và biết ơn với những điều mình đang có. Bạn hãy chăm chỉ làm những việc mình có thể như chăm một cái cây, tham gia một khoá học online hoặc vận động giúp đỡ cộng đồng trong mùa dịch. Tuỳ theo khả năng của mình, mỗi người có thể làm được những việc khác nhau để giúp ích cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
San sẻ tình yêu thương, lan tỏa nguồn năng lượng tích cực
Điều quan trọng nhất mà mỗi người nên làm trong cơn dịch bệnh này chính là việc san sẻ tình yêu thương, sự đồng cảm với mọi người. Hành động này sẽ giúp cho chúng ta tạo ra nhiều năng lượng tích cực, giúp xoa dịu bớt những tổn thương và khó khăn trong mùa dịch bệnh.
Năng lượng đó như một lẽ tất yếu sẽ lan tỏa đến nhiều cá nhân, khiến họ cảm thấy bình yên hơn giữa những khó khăn trong lúc này.
Khi tâm chúng ta có được sự bình an, dung lượng trái tim ta càng mở rộng thì ta càng có thêm nội lực, niềm tin để lạc quan và vững tin hơn vào tương lai.
Có một vài lần tôi đọc được ở đâu đó câu nói của Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Khi ta cảm thấy yêu thương và tử tế với người khác, điều đó không chỉ làm người khác cảm thấy được yêu thương và chăm sóc, mà còn giúp ta tìm được hạnh phúc và bình an trong nội tâm”.
Mỗi chúng ta hãy học cách yêu thương và tử tế với mọi người xung quanh ngay trong thời điểm khó khăn này. Đó cũng là cách để bạn suy nghĩ tích cực và cảm thấy bình tâm hơn trong cuộc sống.
Độc giả Thiên Thiên
'Tận dụng ngày giãn cách để tạo ra phiên bản tốt hơn của chính mình'
Trong khoảng thời gian này, tôi đặc biệt tâm đắc một câu nói: “Cuộc sống có cách riêng của nó khiến mọi thứ cuối cùng đều trở nên tốt đẹp”.
" alt="Bớt đòi hỏi để chia sẻ với người kém may mắn trong đại dịch"/>
Bớt đòi hỏi để chia sẻ với người kém may mắn trong đại dịch