Chơi game 3D trên điện thoại có gây hại mắt?
作者:Thế giới 来源:Thời sự 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-21 06:35:56 评论数:
Trẻ em dưới 7 tuổi không nên chơi game 3D
Ảnh hưởng lớn nhất là đối với trẻ em dưới 7 tuổi,ơigameDtrênđiệnthoạicógâyhạimắbảng xếp hạng ngoại hạnh anh mắt còn đang phát triển và dễ bị tổn thương do kỹ thuật làm thay đổi cách cặp mắt thu nạp 2 hình ảnh riêng biệt để bộ não chuyển thành một hình ảnh 3D.
Hiệp hội Thị lực Mỹ (American Optometric Association) cho biết, trẻ em từ 6 tuổi trở xuống có thể chơi Nintendo 3DS nếu thị giác của chúng đang phát triển bình thường. Nhưng hãng sản xuất TV 3D Samsung lại khuyến cáo rằng, “trẻ em và thanh thiếu niên có thể bị nhiều ảnh hưởng hơn do các vấn đề sức khoẻ liên quan đến việc xem hình ảnh 3D và nên cần được giám sát chặt chẽ khi xem những hình ảnh loại này”. Và chính hãng Nintendo cũng cảnh báo rằng “trẻ em còn rất nhỏ, không nên xem hình ảnh 3D, vì cơ mắt chưa phát triển đầy đủ”.
Tiến sỹ Nathan Bonilla-Warford, Chủ tịch Ủy ban Thị giác Trẻ em của Hiệp hội Thị lực Florida, đồng thời là thành viên Học viện Thị lực Mỹ cho biết: Công nghệ 3D có thể gây căng thẳng về mặt thị giác. Và người ta quan tâm nhiều đến trẻ em xem 3D hơn là người lớn, vì trẻ em chưa phát triển hoàn toàn các kỹ năng thị giác của chúng. Video game 3D có thể buộc mắt phải làm việc nhiều hơn thường lệ, làm mắt khó thực hiện chức năng của nó. Trẻ em thường ít nhận thức về đôi mắt của chúng nên có thể ít biết rằng chúng có vấn đề về thị giác hay không. Điều này lại càng đúng với trường hợp chơi game 3D. Ngay cả khi chúng biết, chúng có thể không báo cho cha mẹ biết triệu chứng vì sợ bị giới hạn hay cấm chơi game 3D.
Thiết bị Nintendo 3DS khác với TV 3D và phim 3D. Cầm hay xem thiết bị này càng gần, càng bị căng thẳng cho hệ thống hội tụ và tập trung của mắt. Điều này đều đúng đối với cả hình ảnh 2D và 3D. Do đó, xem TV 3D lý tưởng là ở khoảng cách 3m, hay xem phim 3D với khoảng cách xa hơn nhiều, thường ít gây căng thẳng hơn cho mắt. Về phương diện này, thiết bị Nintendo 3DS là ít an toàn hơn và có khả năng gây ra các triệu chứng 3D như mệt mỏi, buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt và mỏi mắt.
Ngoài ra, cách hình ảnh 3D được tạo ra có thể được thiết kế sao cho tự nhiên hơn và và ít gây khó chịu hơn. Trong trường hợp của phim Avatar, các nhà làm phim đặc biệt cố gắng làm cho hiệu ứng 3D tự nhiên hơn và giống đời thực hơn để xem. Vấn đề còn lại là hiệu ứng video từ thiết bị 3DS và các thiết bị sắp ra đời khác có khả năng khai thác được hiệu ứng 3D tự nhiên trên màn hình nhỏ không.
Điều làm TS Nathan đặc biệt thích thú về thiết bị 3DS là tính năng chỉnh mức độ 3D, cho phép người xem giảm bớt hay tắt hẳn tính năng 3D. Đặc điểm này của 3DS khiến thiết bị này an toàn hơn vì nếu thấy có triệu chứng xuất hiện, bạn có thể tắt hẳn tính năng 3D và chơi ở dạng 2D.
Với người lớn, không phải ai cũng nên chơi game 3D
Còn đối với người lớn, theo Tiến sỹ Nathan Bonilla-Warford thì: Hệ thị giác của người lớn ổn định hơn nhiều so với hệ thị giác của trẻ em. Trong khi 3DS vẫn còn phát triển và hoàn thiện, không có gì phải lo về việc người lớn có bị tổn hại hay không. Mối quan tâm của chúng tôi là hệ thị giác của người lớn phản ứng với các mức độ căng thẳng thích đáng thế nào. Hầu hết mọi người đều có hệ thị giác khá linh hoạt có thể chịu đựng một mức độ tương đối của công nghệ 3D, cho phép họ thưởng thức phim, game hay chương trình 3D trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể chịu đựng được. Nhiều người có thể có vấn đề thị giác tiềm ẩn, khiến họ không xem được hình ảnh 3D hay có thể gây ra các triệu chứng mà nếu ngưng xem thì cũng giảm xuống.
Bạn cũng có thể áp dụng nguyên tắc 20/20/20. Cứ mỗi 20 phút bạn gỡ kính ra và nhìn vào một vật cách mình 20 feet (6m) trong 20 giây. Để mắt nghỉ làm việc một khoảng thời gian ngắn. Nếu người xem bị các triệu chứng trên, họ nên đi khám mắt toàn diện để xem có bị vấn đề nào tiềm ẩn gây căng thẳng khi phải tập trung và phối hợp thị giác để xem hình ảnh 3D không.
Cách chơi game trên smartphone không hại mắt
Chơi game ở nơi có đủ ánh sáng
Để chơi game trên điện thoại mà không bị hại mắt, bạn nên chơi ở những nơi có điều kiện ánh sáng tối ưu, không quá tối cũng không quá chói.
Ngoài việc chơi game ở nơi có đủ ánh sáng, người chơi cũng không nên để độ sáng của màn hình quá cao hay quá thấp. Có thể, nhiều người nghĩ rằng việc để độ sáng của màn hình thấp sẽ giúp tiết kiệm pin, chơi được lâu hơn nhưng điều này sẽ lại khiến cho mắt bạn bị ảnh hưởng xấu, đặc biệt là việc chơi trong thời gian dài.
Giữ khoảng cách hợp lý giữa màn hình và đôi mắt
Việc giữ khoảng cách giữa màn hình điện thoại và mắt đóng phần quan trọng giúp hạn chế việc mắt bạn bị cận. Bên cạnh đó, người dung có thể nghỉ giải lao sau mỗi 1-1,5 giờ ngồi chơi bên điện thoại, bạn có thể đứng lên nghỉ ngơi hay nhìn và những điểm ở các vị trí khác.
Ngoài ra, việc dùng tay xoa bóp đôi mắt cũng phần nào giúp cho mắt được thư giãn, giảm bớt các tác động xấu từ việc tập trung nhìn vào màn hình quá lâu.
Tránh để mắt bị khô
Khô mắt là bệnh không hiếm gặp hiện nay và các game thủ chắc chắn cũng sẽ không phải ngoại lệ. Triệu chứng đơn giản nhất để nhận ra bạn có mắc căn bệnh này không chính là việc mắt bạn có xuất hiện các vằn đỏ hay không. Ngay lúc này, có lẽ bạn nên đi soi gương để nhận ra rằng mình đã bị dính phải căn bệnh phổ thông này.
Ngoài việc làm giảm thị lực khiến bạn giảm sút, mắt bạn còn bị mờ đi và việc nhận biết màu sắc cũng kém hơn nhiều (giảm tới 10%). Đặc biệt, nếu căn bệnh này kéo dài lâu trong một thời gian dài thì còn có thể gây ra loét giác mạc dẫn đến mù lòa.
Điều đáng nói là nhiều người chỉ thực sự nhận ra mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này khi bệnh đã nặng rồi mới tìm đến bệnh viện chữa trị.
Nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này là do bạn tập trung nhìn quá lâu vào màn hình điện thoại khiến mắt không được chớp, và lượng nước tiết ra cho mắt không đủ, đặc biệt là đối với những người hay ngồi phòng điều hòa.
Cách phòng tránh rất đơn giản, bạn giữ khoảng cách tối thiểu với màn hình là 30cm, nhắm mắt trong 3 phút sau mỗi giờ ngồi trước màn hình để phục hồi thị lực và điều chỉnh độ sáng phù hợp cho màn hình máy tính.
K.K