Ảnh: Chu Thuận Phát
Ảnh: Chu Thuận Phát
Khoảng 5 năm trước, sau giờ làm, gần như anh đều "đóng khung" hình ảnh với các cuộc nhậu với đối tác, khách hàng, bạn bè... Những cuộc nhậu khiến anh thường xuyên cảm thấy "như bị ốm".
Dịch Covid-19 khiến anh quan tâm hơn đến sức khỏe và bắt đầu chạy bộ. Sau một thời gian, chạy bộ đã mang đến "phiên bản tốt hơn" cả sức khỏe lẫn tinh thần và trở thành thói quen thường ngày của anh. Tham gia cộng đồng và câu lạc bộ (CLB) công ty, gặp gỡ nhiều thành viên có thâm niên chơi thể thao qua các giải đấu, anh Phương được nghe và truyền cảm hứng về hành trình chơi nhiều môn phối hợp nên quyết định tập thêm bơi lội.
Sau 4 năm tập luyện, anh Phương giờ là vận động viên (VĐV) có tiếng trong nội bộ DNSE, từng góp mặt ở các giải đấu nhiều môn phối hợp khắp Việt Nam. Theo anh, sức hút của hai môn phối hợp nằm ở sự đa dạng. Chạy bộ giúp rèn luyện đôi chân khỏe, ý chí bền bỉ không bỏ cuộc; còn bơi lội giúp đôi tay, hông trở nên linh hoạt, dẻo dai hơn. Hơn hết, việc duy trì thói quen thể thao giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng, đủ duy trì hiệu suất công việc tốt trong môi trường tài chính cần sự chính xác, kỷ luật và tập trung cao độ.
"Thể thao dạy tôi sự kiên trì, kỷ luật, cũng là nền tảng giúp cho công việc tốt hơn", Trưởng phòng khách hàng cao cấp DNSE khẳng định.
Từ những "hạt nhân" ban đầu như anh Phương, nhiều thành viên khác của DNSE cũng bắt đầu tìm đến aquathlon. Phần lớn họ là vận động viên chạy bộ (runner), muốn tìm kiếm thử thách mới, làm phong phú trải nghiệm bản thân.
Không chỉ tại DNSE, tập luyện hai môn phối hợp gần đây trở thành trào lưu tại nhiều công sở. Thanh Luật, 27 tuổi, nhân viên truyền thông tại TPHCM cũng bắt đầu chơi hai môn phối hợp khoảng nửa năm. Trước đây, anh chỉ duy trì chạy bộ khoảng 5-10 km mỗi ngày. Cuối 2023, anh thấy vài đồng nghiệp đăng ký tham gia bơi - chạy tại giải DNSE Aquaman Vietnam - Phan Thiết nên tò mò, tìm hiểu.
"Hầu hết đồng nghiệp đều nhận xét vừa bơi vừa chạy thú vị hơn, tạo cảm giác thách thức nhưng cũng sảng khoái khi chinh phục thành công. Thế là họ rủ tôi cùng tập", Luật nói.
Tuần hai ngày, Luật cùng đồng nghiệp đến bể bơi gần công ty sau giờ làm. Sáng sớm, anh tranh thủ chạy 30 phút - 1 tiếng. Nhân viên 27 tuổi cho rằng chơi nhiều môn giúp tránh cảm giác nhàm chán vì mỗi ngày đều có thách thức, mục tiêu mới. Sau nửa năm tập luyện, anh quyết định lần đầu tham gia cự ly bơi 500m, chạy 5km tại DNSE Aquaman Vietnam ngày 1/12 tới.
Aquathlon hay bơi - chạy trở nên phổ biến ở Việt Nam trong khoảng 3 năm qua. Số lượng người tham gia tăng đều theo từng năm vì nhiều lý do. Đầu tiên là bộ môn này giúp phát triển toàn diện các nhóm cơ, rèn luyện sức mạnh, tốc độ, vóc dáng. Thứ hai, chơi aquathlon đỡ tốn kém hơn triathlon vì người tham gia không cần mua xe đạp, cũng không gặp bất tiện khi phải mang xe đạp theo nhiều nơi mỗi lần thi đấu.
Với dân văn phòng, aquathlon cũng có nhiều sức hút. Theo các VĐV, bộ môn này dễ chơi vì chỉ cần đầu tư đôi giày chạy, đồ bơi, kính bơi. Thời gian tập luyện có thể ngay sau lúc tan ca hoặc đầu ngày. Với người ở trong các khu chung cư, việc chơi aquathlon thuận tiện hơn vì đa số các địa điểm này có sẵn đường chạy bộ và hồ bơi. Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu, aquathlon cũng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng sự tập trung, bền bỉ.
Cầu nối gắn kết văn hóa doanh nghiệp
Theo ông Nguyễn Hoàng Giang, Chủ tịch HĐQT DNSE, cũng là một thành viên năng nổ của phong trào bơi - chạy, hoạt động trong lĩnh vực tài chính có đôi phần khô khan, nhưng đội ngũ nhân viên DNSE luôn duy trì tinh thần thoải mái, năng lượng, sự năng động, sáng tạo nhờ thể thao.
Ông Giang chia sẻ: "Thể thao đã trở thành một phần văn hóa không thể thiếu của DNSE để duy trì một môi trường làm việc trẻ trung, làm hết sức, chơi hết mình. DNSE Aquaman Vietnam hay các giải thể thao nội bộ đã giúp nhân viên gắn bó với công ty và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp một cách rất tự nhiên. Khi tham gia đồng tổ chức DNSE Aquaman Vietnam, lãnh đạo công ty mong muốn lan tỏa phong trào trong cộng đồng, thúc đẩy tinh thần nỗ lực, dám dấn thân trong thể thao cũng như mọi khía cạnh cuộc sống".
Tới đây, DNSE Aquaman Vietnam 2024 tổ chức tại Hồ Tràm ngày 1/12 dự kiến thu hút 2.000 người. Trong đó, rất nhiều hội, nhóm, người tham gia là dân văn phòng, nhiều người lần đầu thử sức hai môn phối hợp. Với sự phát triển của phong trào này, người yêu thể thao, các runner có thêm sân chơi thử thách bản thân, gắn kết và lan tỏa đam mê aquathlon với cộng đồng.
">Đội tuyển Việt Nam từng xuất sắc cầm chân Nhật Bản (Ảnh: GI).
Dù sao, Indonesia vẫn đang có quyền tự quyết khi bằng điểm với Trung Quốc và kém Australia, Saudi Arabia và Bahrain hai đội. Ở lượt trận thứ 5, họ sẽ phải đối đầu với đối thủ rất khó khăn là Nhật Bản vào ngày 15/11.
Nếu muốn giành vé đi tiếp, Indonesia cần giành kết quả có lợi trong trận đấu này. Tuy nhiên, sức mạnh của đội tuyển Nhật Bản vượt xa so với họ. Trước tình hình ấy, báo giới Indonesia khuyên đội nhà nên học hỏi lối chơi của đội tuyển Việt Nam khi đối đầu với Nhật Bản.
Tờ Suara bình luận: "Có thể nói, đội tuyển Nhật Bản vượt trội hoàn toàn so với Indonesia về mọi mặt. Họ xếp thứ 15 trên bảng xếp hạng FIFA, trong khi đó, Indonesia chỉ xếp thứ 129. Để hy vọng vào kết quả tốt trước Nhật Bản, Indonesia có thể học hỏi lối chơi của đội tuyển Việt Nam từng áp dụng khi gặp "Samurai xanh" ở vòng loại thứ ba World Cup 2022. Khi ấy, họ xuất sắc cầm hòa Nhật Bản với tỷ số 1-1 trên sân khách".
Tờ Suara cho rằng sơ đồ 5-4-1 là tốt nhất với đội tuyển Indonesia ở thời điểm này. Đó cũng là sơ đồ HLV Park Hang Seo sử dụng để giúp đội tuyển Việt Nam cầm hòa Nhật Bản. Họ viết: "Đội tuyển Việt Nam áp dụng chiến thuật phòng ngự và khắc chế được lối chơi của Nhật Bản.
Không những vậy, "Những chiến binh sao vàng" còn ghi bàn dẫn trước Nhật Bản. Đội chủ nhà phải rất vất vả mới có thể khép lại trận đấu với tỷ số hòa 1-1. Sơ đồ 5-4-1 thực sự khiến đội tuyển Nhật Bản gặp khó".
Cần nhấn mạnh rằng, trong ba trận đấu với Australia, Saudi Arabia và Bahrain, Indonesia đã thi đấu phòng ngự phản công khá hiệu quả. Tuy nhiên, tới trận gặp Trung Quốc, họ đã bất ngờ chơi tấn công và dồn ép đối thủ (kiểm soát 76% thời lượng). Điều đó khiến cho Indonesia bất ngờ hứng chịu thất bại với tỷ số 1-2.
">Ronaldo Kwateh từng là tài năng trẻ được kỳ vọng lớn của bóng đá Indonesia (Ảnh: PSSI).
Việc triệu tập lứa U22 tham dự AFF Cup 2024 được xem là bước chuẩn bị cho tương lai của bóng đá Indonesia trước các giải đấu trẻ quan trọng như SEA Games 2025 hay vòng chung kết U23 châu Á 2026.
Theo tờ Bola.Okezone, 8 cầu thủ U22 thi đấu ở trong nước gần như chắc chắn được HLV Shin Tae Yong triệu tập là Robi Darwis, Kakang Rudianto, Ferdiansyah (Persib Bandung), Zanadin Fariz (Persis Solo), Rahmat Arjuna (Bali United), Made Tito, Kadek Arel (Bali United).
Đáng chú ý, một cầu thủ ở lứa trẻ này đang thi đấu ở nước ngoài là Ronaldo Kwateh, người đang khoác áo CLB Muangthong United, cũng sẽ có tên trong danh sách tham dự giải đấu ở cấp độ Đông Nam Á.
Ronaldo Kwateh không phải là cái tên xa lạ với người hâm mộ bóng đá Việt Nam. Cầu thủ sinh năm 2004 từng là trụ cột của U22 Indonesia tham dự SEA Games 2022 tại Việt Nam. Mặc dù được đánh giá cao về tài năng nhưng Ronaldo Kwateh lại đang có dấu hiệu chững lại trong những năm qua.
Đó là lý do anh vắng bóng trong các đợt tập trung của U20 và U23 Indonesia tại vòng chung kết U20 và U23 châu Á 2024. Hồi đầu năm 2023, Ronaldo Kwateh từng xuất ngoại khi chuyển đến CLB Bodrum tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, anh không được ra sân một phút nào tại CLB này. Sau đó, anh bị đẩy xuống đội trẻ của Bodrum.
Kể từ sau thất bại tại Bodrum, Ronaldo Kwateh vẫn chưa tìm lại được niềm cảm hứng để tạo ra cú bật dậy trong sự nghiệp. Sang mùa giải 2024/25, tiền đạo 20 tuổi chuyển tới khoác áo Muangthong United nhưng anh hầu như không được ra sân. Sau 13 vòng đấu ở giải vô địch Thái Lan mùa này, Ronaldo Kwateh chỉ ra sân 25 phút.
Ở AFF Cup 2024, Indonesia nằm chung bảng với đội tuyển Việt Nam, Philippines, Myanmar và Lào.
">