Phát triển thể thao dựa trên sự đầu tư mạnh mẽ của công tác đào tạo trẻ cùng sự tham gia của các doanh nghiệp chính là mô hình giúp thể thao tại nhiều nước đạt được thành công.Mô hình hiệu quả
Để đạt được những thành tích chói lọi trong thể thao thì công tác đào tạo trẻ được xem là nền tảng lớn và quan trọng nhất. Tuy nhiên, việc này lại tốn rất nhiều thời gian và kinh phí. Ngoài nguồn lực là nhà nước, những người làm thể thao cần biết tận dụng nhiều nguồn lực khác, như các doanh nghiệp, để cùng xắn tay phát triển thể thao. Thực tế, đây là mô hình gần như tối ưu ở nhiều nước và đã đạt được nhiều thành công rực rỡ.
Câu chuyện về hai golf thủ người Thái Ariya Jutanugarn và chị gái Moriya Jutanugarn là một ví dụ. Khi hai chị em Jutanugan còn trẻ, SCG - tập đoàn công nghiệp hàng đầu Đông Nam Á và nhà tài trợ thể thao lớn của khu vực, đã nhận thấy tiềm năng và liên tục hỗ trợ về tài chính cũng như tinh thần cho cả hai. Đến năm 2012, SCG ký hợp đồng chính thức trở thành nhà tài trợ cho Thai Sisters (biệt danh của 2 chị em nhà Jutanugarn). Với sự trợ lực của doanh nghiệp này, từ con số 0 tròn trĩnh, Ariya đã nhanh chóng phát triển tài năng và trở thành tay golf nữ số 1 thế giới vào năm 2017. Khi ấy cô mới chỉ 21 tuổi.
|
|
Ở môn cầu lông, thể thao Thái Lan cũng chứng kiến mức độ xã hội hóa mạnh mẽ với sự ra đời của Học viện cầu lông SCG nổi tiếng với phương pháp huấn luyện Khoa học thể thao tại Bangkok. Có thể nói, đây là cái nôi của cầu lông Thái Lan, sản sinh ra những tay vợt lừng danh như Boonsak Ponsana (36 tuổi) từng đứng hạng 4 đơn nam thế giới, hay Ratchanok Intanon (23 tuổi) hiện là tay vợt nữ số 2 thế giới. Học viện cầu lông SCG hiện nay là “ngôi nhà” của hàng chục học viên ưu tú với giấc mơ sẽ trở thành những Intanon hay Ponsana tiếp theo.
Nói về mô hình thể thao thành công nhờ doanh nghiệp thì không thể không nhắc đến bóng đá. Tại Thái Lan, hầu hết các CLB đều chuyên nghiệp nhưng được nhắc đến hay được yêu mến nhiều nhất vẫn là CLB Muangthong United, đội bóng đang được tài trợ bởi SCG.
Hợp đồng liên kết chiến lược giữa SCG với Muangthong United được ký kết vào năm 2012. Đây được xem là một lực đẩy quan trọng cho sự phát triển của Muathong United nói riêng và bóng đá chuyên nghiệp Thái Lan nói chung. Nhờ sự hiệp lực của nhiều bên cùng những cống hiến của các tài năng bóng đá trong CLB, Muathong United nhanh chóng lọt vào top 15 CLB lớn nhất châu Á, trên nền tảng là chức vô địch Thai League (Giải vô địch Thái Lan) 2016.
SCG góp sức cùng thể thao Việt Nam
Với thành công từ mô hình thể thao tại Thái Lan, SCG tiếp tục muốn trở thành thương hiệu bảo trợ cho sự lớn mạnh của thể thao cũng như truyền cảm hứng lối sống lành mạnh đến với thế hệ trẻ Việt Nam. Đây là điều rất dễ nhận thấy khi SCG tham gia tài trợ cho CLB bóng đá Hà Nội vào đầu năm 2017. Đội bóng thủ đô được biết đến là một trong những CLB chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Sau sự kiện này, CLB này đã không ngừng lớn mạnh trong hai năm qua. Đặc biệt ở V-League 2018, CLB Hà Nội đã thể hiện sức mạnh vượt trội so với phần còn lại khi đăng quang sớm 5 vòng đấu. Chưa dừng lại ở đó, giữa năm ngoái, SCG đã mang đến sự kỳ vọng rất lớn cho cầu lông Việt Nam khi hỗ trợ 12 tay vợt trẻ của TP.HCM sang Học viện cầu lông SCG tập huấn trong thời gian hơn 1 tháng.
|
|
Sau Tiến Minh, cầu lông Việt Nam đang có đội ngũ kế nhiệm chưa phát huy trọn vẹn tiềm năng. Dù vậy, chúng ta lại không có sự đầu tư đúng mực trong việc đào tạo trẻ. Trong bối cảnh đó, sự giúp sức của SCG sẽ giúp cầu lông TP.HCM nói riêng và cầu lông VN nói chung mở ra nhiều hy vọng hơn.
Bên cạnh đó, SCG còn tổ chức nhiều hoạt động thể thao hấp dẫn cho giới trẻ như giải đấu bóng đá đường phố SCG Street Football 2 năm liền, Đá bóng và sẻ chia cùng SCG (Kick and Share). Đá bóng và sẻ chia cùng SCG là chương trình huấn luyện kỹ năng bóng đá đặc biệt quy tụ các em học sinh từ lớp 4 đến lớp 8, nhằm xây dựng đội ngũ cầu thủ bóng đá tương lai của Việt Nam, truyền lửa đam mê và giúp người trẻ hướng đến lối sống lành mạnh.
Một sự kiện đang diễn ra thu hút sự chú ý của các bạn trẻ yêu bóng đá phủi cả nước đó là SCG Street Football 2018. Giải đấu bóng đá đường phố dành cho các cầu thủ từ 16 đến 22 tuổi, thi đấu dưới hình thức 3 đấu 3 diễn ra tại TP.HCM và Hà Nội. Tại đây, những người trẻ yêu bóng đá được trải nghiệm lối thi đấu mới mẻ, chứng kiến những màn tranh tài nảy lửa giữa lòng đường phố.
Việc SCG tham gia vào việc phát triển thể thao ở Việt Nam và đang đạt được những thành công nhất định khiến các doanh nghiệp Việt Nam lưu tâm. Tại Việt Nam, có rất nhiều doanh nghiệp lớn và nếu họ cùng nhau chung tay như cách SGC đang làm, thể thao Việt Nam sẽ tiến xa hơn nữa. Đó cũng là dịp để những người làm thể thao Việt Nam nhìn nhận và xem xét lại các mô hình xã hội hóa thể thao hiện có trong nước để rút kinh nghiệm, phát triển và thổi bùng sức mạnh của thể thao Việt Nam trong tương lai.
Doãn Phong
" alt=""/>Nhà tài trợ
Các tin liên quan |
"Bà đầm thép" Thatcher qua đời |
Dù yêu mến hay ghét bà, không ai có thể phủ nhận một điều là vị nữ Thủ tướng đầu tiên của Anh chính là người đã giúp ‘thay máu’ nước Anh, định hình nên một thế hệ chính trị tại vương quốc này.
|
Bà Margaret Thatcher. (Ảnh: Guardian)
|
Bà Thatcher cầm quyền từ năm 1979 tới năm 1990. Quãng thời gian 11 năm đó đầy dấu ấn của nữ thủ tướng, khi bà đã áp đặt ý chí mạnh mẽ của mình lên một đất nước bảo thủ, suy sụp – phá vỡ liên minh, giành phần thắng trong một cuộc chiến ngoài khơi (tranh chấp với Arghentina), chuyển biến nền công nghiệp trong nước với tốc độ kỷ lục.
Bà đã để lại một chính phủ suy yếu hơn và một đất nước phồn thịnh hơn vào thời điểm bị đánh bật khỏi tòa nhà số 10 phố Downing.
Lãnh đạo Đảng Bảo thủ từ năm 2003-2005 là Michael Howard chia sẻ về sự ra đi của bà: “Bà đúng là một người khổng lồ trong nền chính trị Anh”.
“Tôi tin rằng bà đã cứu đất nước này, bà đã chuyển đổi nền kinh tế của và tôi tin rằng bà sẽ đi vào lịch sử như một trong những vị thủ tướng kiệt xuất nhất của chúng ta” – ông Howard nói thêm.
Trên chính trường thế giới, bà xây dựng nên mối ‘quan hệ đặc biệt’ gần gũi với cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan. Bà cũng là người phản đối mối quan hệ thân mật hơn với châu Âu.
Mối quan hệ của bà với Reagan mật thiết đến nỗi bà gọi ông bằng tên thân mật là ‘Ronnie’. Tuy vậy, bà cũng không thoái lui bất kể khi nào bất đồng với ông về các vấn đề quan trọng, ngay cả khi Mỹ là đồng minh giàu hơn và mạnh hơn rất nhiều trong ‘mối quan hệ đặc biệt’.
Nhìn vào mối quan hệ mật thiết giữa Thatcher và Reagan, Thatcher dường như có được động lực từ một niềm tin không gì lay chuyển về việc các thị trường tự do sẽ xây dựng nên một quốc gia tốt hơn là dựa vào một chính phủ trung ương mạnh mẽ.
Một điều nữa bà chia sẻ với vị tổng thống Mỹ là: một xu hướng thu nhỏ rắc rối tới mức cơ bản nhất, lựa chọn một hướng đi và theo đó tới tận cùng bất kể mọi sự chống đối.
Di sản mà bà để lại có thể được gọi đơn giản là Chủ nghĩa Thatcher - đó là một loạt các chính sách mà những người ủng hộ bà nói rằng giúp thúc đẩy tự do cá nhân và xóa bỏ các phân chia về tầng lớp đã chia rẽ nước Anh suốt nhiều thế kỷ.
Với những người mến mộ bà, Thatcher quả là người đã cứu vớt nước Anh khỏi tình cảnh sụp đổ và tạo nền tảng cho một sự hồi sinh về kinh tế thần kỳ. Còn với những người chỉ trích bà, Thatcher lại là một lãnh đạo ‘không có tim’ khi đã đẩy những người nghèo khó ra đường, còn những người giàu lại trở nên giàu hơn một cách bất nhân.
Thư ký báo chí suốt thời gian cầm quyền của bà là Bernard Ingham nói rằng “bà là một nhân vật gây nhiều tranh cãi”. “Bà là một người thật sự thô bạo. Bà cũng là một người yêu nước với một tình yêu lớn lao, chính bà đã nâng vị thế của nước Anh ở nước ngoài”.
Về tranh chấp tại quần đảo Falkland với Argentina năm 1982, bà đã rất cứng rắn, thậm chí ngay cả khi các cố vấn quân sự nói rằng việc đòi quần đảo này là không khả thi.
Ingham nói rằng cuộc chiến Falkland là giai đoạn căng thẳng nhất trong ba nhiệm kỳ Thatcher cầm quyền. Khi ngoại giao không mang lại kết quả, bà đã viện đến lực lượng quân đội đặc nhiệm để đạt cho bằng được mục đích của mình.
“Việc đó cần tới năng lực lãnh đạo lớn lao” – Ingham nói. “Đấy là một việc làm kinh khủng, một rủi ro có thể thấy rõ, và bà đã thể hiện tài lãnh đạo của mình khi nói rằng bà sẽ ban lệnh xuất phát cho quân đội và để họ thực hiện nhiệm vụ”.
Là nữ thủ tướng đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Anh nhưng bà lại coi thuyết nam nữ bình quyền chỉ gây phiền hà. Bà cũng không sử dụng túi xách để nhấn mạnh sự phóng khoáng cũng như quyền lực của mình.
Bà là một người tiên phong mà từ buổi đầu tiên còn tin rằng việc tiên phong là điều không thể. Năm 1974, bà nói với tờ Nhật báo Bưu điện Liverpool rằng trong cả đời mình, không nghĩ là một phụ nữ lại có thể làm lãnh đạo đảng hoặc thủ tướng.
Nhưng khi cầm quyền, bà không bao giờ mảy may nghi ngờ điều này.
Thatcher còn có thể khiến những người làm việc cho mình vừa nể vừa sợ. Các nhà ngoại giao Anh đã thở phào trong ngày đầu tiên bà có chuyến công du tới Washington DC với tư cách là thủ tướng. Họ phát hiện ra bà cảm thấy dễ chịu đến mức có thể tận hưởng một ly rượu whiskey và một nửa cốc rượu trong suốt bữa trưa tại sứ quán.
Ban đầu, bà bị đảng của mình, cũng như giới truyền thông và sau đó là các đối thủ nước ngoài coi thường. Nhưng sau đó, tất cả họ sớm hiểu ra và nể trọng bà.
Tên gọi ‘Bà đầm Thép’ là do một nhà báo Liên Xô đặt cho bà, một bằng chứng bất đắc dĩ thể hiện ý chí và quyết tâm mãnh liệt của Thatcher.
“Bà ấy đẹp, vui tươi, rất tốt và hiểu biết” – Denis Thatcher, chồng của bà trả lời phỏng vấn trên một tờ tạp chí. “Ai có thể gặp Margaret mà không bị khuyất phục hoàn toàn bởi cá tính và trí tuệ lỗi lạc của bà?”
Lê Thu(Theo AP/CNA)
" alt=""/>Người đàn bà Thép và những di sản đầy mâu thuẫn