当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Daegu FC vs Ulsan HD, 14h30 ngày 13/4: Lịch sử gọi tên 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Kèo vàng bóng đá Arsenal vs Brentford, 23h30 ngày 12/4: Khó cho Pháo thủ
Bắc Bộ vừa trải qua 2 ngày rét nhất trong đợt không khí lạnh mạnh nhất từ đầu đông. Dự báo hôm nay và ngày mai 11/12, nhiệt độ khu vực này tăng nhẹ, trưa chiều nắng ấm, trời rét về đêm và sáng.
Ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, khoảng chiều và đêm 11/12, Bắc Bộ sẽ chịu tác động của đợt gió mùa đông bắc. Từ 12-14/12, liên tục có không khí lạnh tăng cường khiến nền nhiệt tiếp tục giảm.
"Chúng tôi đánh giá, khoảng 14-15/12, vùng núi và trung du Bắc Bộ khả năng xảy ra rét đậm, có nơi rét hại, nhiệt độ trung bình ngày giảm xuống dưới 15 độ C.
Với nhiệt độ giảm như vậy, ngoài tác động tới sức khoẻ con người, cây trồng, vật nuôi cũng bị ảnh hưởng. Bà con vùng núi và trung du Bắc Bộ cần có phương án giữ ấm, chăm sóc cho đàn gia súc, gia cầm cũng như bảo vệ cây trồng, che chắn đầy đủ cho những cây có khả năng chịu nhiệt kém",ông Hưởng cảnh báo.
Rét đậm khả năng sắp xảy ra ở vùng núi Bắc Bộ sau khi đón không khí lạnh tăng cường mạnh. (Ảnh minh hoạ: Đắc Huy)
Ngoài tình trạng rét và nhiệt độ giảm, theo đánh giá của ông Hưởng, khoảng từ đêm 10/12 đến ngày 15/12, tác động của không khí lạnh cộng với nhiễu động gió đông, Trung và Nam Trung Bộ, trong đó trọng tâm từ Quảng Trị đến Bình Định, Khánh Hoà khả năng xảy ra đợt mưa vừa, mưa to trên diện rộng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân.
Cụ thể, từ đêm 10/12 đến đêm 11/12, Thừa Thiên Huế đến Khánh Hoà mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 70-150mm, có nơi trên 250mm.
Từ 12/12, Trung và Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa dao động 50-100mm, có nơi trên 150mm.
Trên biển, gió mạnh sẽ xảy ra ở hầu khắp khu vực Bắc và giữa Biển Đông. Trong đó khu vực Bắc và giữa Biển Đông, vùng biển quần đảo Hoàng Sa, vịnh Bắc Bộ, vùng biển Quảng Trị đến Bình Thuận sẽ có gió đông bắc mạnh cấp 6-7, sóng biển cao từ 3-5m gây ra tình trạng biển động.
Nguyễn Huệ" alt="Cuối tuần Bắc Bộ giảm nhiệt sâu, Trung Bộ mưa lớn"/>Thí sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập học tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM. Ảnh: QUỐC DŨNG
Sinh viên trúng tuyển đang làm thủ tục nhập học và bất ngờ khi học phí khác xa với những gì được biết trước đó. Thêm vào đó là nhiều khoản phí thu thêm ngoài học phí nhưng không đóng không được! Đây là điều mà những thí sinh đang tham gia xét tuyển nguyện vọng bổ sung cần lưu ý để chọn trường, chọn ngành phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình.
Choáng với học phí
Trúng tuyển ngành quản trị kinh doanh Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM với 17 điểm nhưng Mỹ Duyên vẫn chần chừ tại nơi làm thủ tục nhập học vì: “Trường công lập sao học phí cao quá, cao hơn các trường công khác mà bạn em đã nộp. Em đã so mức này với mức quy định của Nhà nước thì cao hơn rất nhiều. Nếu trường công khai học phí này trong quyển Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 thì em đã không chọn để thi”. Mỹ Duyên cho hay học phí học kỳ 1 phải đóng 3,8 triệu đồng cho 20 tín chỉ, tức một tín chỉ có giá 190.000 đồng. “Trong khi học phí kỳ này của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM là 2,08 triệu đồng cho 13 tín chỉ, vị chi một tín chỉ có giá 160.000 đồng. Còn Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM học phí cả năm chỉ có 4,85 triệu đồng, rẻ hơn nhiều so với trường em. Không biết sau mấy năm nữa học phí sẽ tăng như thế nào. Lẽ ra trường nào là công lập tự chủ tài chính cũng phải công khai học phí từ đầu để tụi em được biết. Chứ nói chung chung là trường công lập nhưng học phí đắt đỏ thì không phải sinh viên nào cũng có tiền để đóng” - Mỹ Duyên tiếc rẻ.
Tại Trường ĐH Hoa Sen, học phí học kỳ này 18,5-24,5 triệu đồng. Trung bình sinh viên học 6-8 môn/học kỳ với 17-20 tín chỉ, tính ra học phí cả năm tới 37-49 triệu đồng, cao hơn khoảng 10 triệu đồng so với công khai khi thông báo tuyển sinh là 35-38 triệu đồng/năm. Tổng các khoản phí phải đóng trong học kỳ này của Trường ĐH Tôn Đức Thắng là 6,664 triệu đồng, trong đó trường chỉ mới tạm thu học phí ĐH và CĐ là 5,8 triệu đồng. Trường ĐH Mở TP.HCM học phí một năm 9,6-11,8 triệu đồng, cao hơn mức quy định.
Trường CĐ Bách Việt TP.HCM công khai một tín chỉ là 200.000 đồng nhưng theo thông báo của trường mới đây, một tín chỉ tới 250.000 đồng. Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM công khai học phí là 275.000 đồng/tín chỉ thì trong giấy báo nhập học, một tín chỉ đã lên mức 295.000 đồng.
Nhiều phụ phí và điều kiện đi kèm
Lệ phí nhập học gồm làm hồ sơ và thủ tục nhập học, chụp ảnh, làm thẻ sinh viên, chi phí cấp các loại giấy tờ trong khóa học… mỗi trường thu một kiểu. Trong khi ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, ĐH Khoa học Tự nhiên chỉ đóng 127.200 đồng thì ĐH Tôn Đức Thắng thu 300.000 đồng, còn ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM thu đến 500.000 đồng…
Trong khi nhiều trường miễn lệ phí khám sức khỏe cho sinh viên hoặc thu với mức 30.000 đồng thì Trường ĐH Sài Gòn thu 80.000 đồng còn Trường ĐH Cần Thơ thu mức 190.000 đồng, trong khi Trường ĐH Dầu khí Việt Nam thu đến 269.000 đồng.
Nhiều trường bắt buộc sinh viên mặc đồng phục nên ngoài các loại tiền học phí và các khoản phí khác, tiền đồng phục có giá không nhỏ. Trường CĐ Văn hóa Nghệ Nhiều phụ phí và điều kiện đi kèmLệ phí nhập học gồm làm hồ sơ và thủ tục nhập học, chụp ảnh, làm thẻ sinh viên, chi phí cấp các loại giấy thuật và Du lịch Sài Gòn thu 550.000 đồng, riêng sinh viên nữ phải đóng thêm 290.000 đồng cho một bộ đồng phục áo dài. Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Vinatex TP.HCM có giá đồng phục là 380.000 đồng. Trường ĐH Thể dục Thể thao TP.HCM tiền may quần áo đồng phục thực hành và lý thuyết là 500.000 đồng…
Trong giấy báo nhập học của Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng chỉ nêu duy nhất học phí (14,98-17,98 triệu đồng/năm cho hệ ĐH và 13,78-16,78 triệu đồng/năm hệ CĐ), còn các khoản phí khác như đồng phục, khám sức khỏe, bảo hiểm y tế… không thông báo giá tiền cụ thể để sinh viên mang tiền theo đóng. Thế nhưng trường lại yêu cầu sinh viên nhập học phải nộp 10 phong bì có tem thư (loại 2.000 đồng) nhưng không được ghi tên và địa chỉ lên bì thư (?).
Nhiều mức thu phí bảo hiểm Các trường ĐH Văn hóa TP.HCM, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch chỉ thu 23.000-27.000 đồng phí bảo hiểm tai nạn; ĐH Bách khoa, ĐH KHXH&NV, ĐH Kinh tế, ĐH Luật, ĐH Mở, ĐH Nguyễn Tất Thành thu 30.000 đồng. Trong khi đó, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Sài Gòn, ĐH Thể dục Thể thao TP.HCM, ĐH Dầu khí Việt Nam lấy ở mức 45.000 đồng. Cá biệt, ĐH Cần Thơ thu đến 70.000 đồng còn CĐ Kinh tế kỹ thuật Vinatex TP.HCM là 75.000 đồng. Phí bảo hiểm y tế bắt buộc của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM có giá thấp nhất là 265.000 đồng/năm, kế đến là ĐH KHXH&NV với 289.000 đồng. Mức giá chung nhiều trường cùng thu là 289.800 đồng nhưng các trường như ĐH Bách khoa, ĐH Giao thông Vận tải, ĐH Kinh tế, ĐH Luật, ĐH Mở, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Sài Gòn, CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM thu tròn thành 290.000 đồng. Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM thu 60.000 đồng chi phí nước uống, vệ sinh; Trường ĐH Dầu khí Việt Nam thu 20.000 đồng/tháng/sinh viên tiền… giấy vệ sinh; Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) thu phí tham quan đền Bến Dược và địa đạo Củ Chi 170.000 đồng; Trường ĐH Sài Gòn thu lệ phí huy hiệu trường 15.000 đồng… |
(Theo Pháp Luật TP)" alt="Phụ phí 'vây' sinh viên"/>
Nhận định, soi kèo Strasbourg vs Nice, 2h05 ngày 13/4: Lên tận mây xanh
Nói về triển vọng ngành hàng không, ông Nguyễn Chiến Thắng, Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho hay, nhu cầu về phát triển đội bay ở thời điểm này rất lớn. Thị trường ngành hàng không đã phục hồi, thậm chí tăng trưởng mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19.
“Thực tế, ngành hàng không đã quay trở lại. Đến thời điểm hiện tại, thị trường nội địa thậm chí còn vượt so với mức của năm 2019. Khoảng cuối năm nay, thị trường quốc tế cũng sẽ hồi phục được như hồi năm 2019”, ông Thắng nói.
Ông Thắng cho hay, cũng vì thế, thách thức đang đặt ra là thiếu hụt nhân lực cho ngành hàng không.
“Ở thời điểm Covid-19, các hãng hàng không, nhà sản xuất, cơ sở bảo dưỡng cho nghỉ việc rất nhiều lao động. Khi nhân viên hàng không nghỉ việc, họ tìm được những cơ hội việc làm mới và khi đại dịch Covid-19 dần hết, người ta không quay trở lại với ngành hàng không. Ví dụ như ở Bắc Mỹ, năm 2023, đánh giá thiếu hụt khoảng 18% phi công so với nhu cầu; về kỹ sư máy bay thiếu hụt 14% lao động,...”, ông Thắng nói.
Nếu xét tổng quan cả thế giới, theo ông Thắng, đến năm 2041 sẽ cần hơn 2 triệu nhân lực hàng không liên quan đến công việc phi công, tiếp viên và nhân viên kỹ thuật. Riêng khu vực Đông Nam Á là khoảng gần 200.000 người, trong đó, nhân viên kỹ thuật chiếm khoảng 38.000 người.
“Như vậy có thể thấy, nhu cầu về nhân lực cho ngành hàng không là rất lớn. Tương lai của ngành hàng không cũng như nghề nghiệp rất tươi sáng, chỉ phụ thuộc vào việc các bạn trẻ có thực sự học và đáp ứng được nhu cầu. Bởi với ngành hàng không, nhu cầu về nhân lực rất nhiều, song đòi hỏi chất lượng cao”, ông Thắng nói.
“Khi thị trường phục hồi, các hãng hàng không đều có nhu cầu tuyển dụng vào rất nhiều vị trí, bao gồm cả nhân viên kỹ thuật. Hằng năm, chúng tôi vẫn tuyển, lên đến cả trăm kỹ sư mới. Nhu cầu có thể nói là rất lớn và cơ hội việc làm ở rất nhiều cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng”.
Theo ông Thắng, khi có chứng chỉ hoạt động, lương của nhân viên kỹ thuật hàng không có thể lên đến 40-50 triệu đồng/tháng. Nhân viên kỹ thuật hàng không gồm nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay.
“Khi có trình độ chuyên môn thực sự, nếu trở thành đại diện cho các nhà sản xuất như Boeing, Airbus... mức thu nhập có thể lên tới trăm triệu. Tuy nhiên, đòi hỏi về trình độ năng lực cũng rất lớn. Khi đó các bạn có thể làm không chỉ ở thị trường Việt Nam mà có thể ở cả nước ngoài nữa”, ông Thắng nói.
Ông Tạ Minh Trọng, Trưởng phòng Tiêu chuẩn An toàn bay, Cục Hàng không Việt Nam cho hay, một điểm thuận lợi thấy rõ là các hãng hàng không đang trong giai đoạn phát triển, đặc biệt kế hoạch phát triển đội tàu bay rất mạnh. Trong khi năng lực bảo dưỡng tàu bay, động cơ, thiết bị hiện nay tại Việt Nam còn ở mức hạn chế. Đây là cơ hội cho nguồn nhân lực bảo dưỡng tàu bay phát triển.
Chưa kể, theo ông Trọng, sân bay Long Thành đang trong quá trình xây dựng quy hoạch dành 16ha để làm hangar (xưởng để máy bay - PV) bảo dưỡng tàu bay. Mỗi hangar với diện tích khoảng 1ha. Giai đoạn 1 đến năm 2025 xây 4 hangar bảo dưỡng tàu bay thân lớn. Mỗi hangar bảo dưỡng máy bay thân lớn này cần phải có ít nhất 300 nhân viên kỹ thuật có giấy phép (theo luật được định nghĩa là nhân viên hàng không).
“Để phụ việc cho 300 nhân viên này, có thể phải cần số nhân viên phụ việc gấp 3 lần. Như vậy nhu cầu là rất lớn”, ông Trọng nói.
Như vậy, theo ông Trọng, dư địa ngành hàng không còn rất lớn và “chỉ sợ các bạn trẻ không đủ nhiệt huyết, đam mê mà thôi”. Bởi bản chất là kỹ sư nhưng khi vào làm, sẽ là các nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, là “thợ”.
“Thực sự các em phải làm việc trong môi trường căng thẳng, kỷ luật cao, thậm chí trong điều kiện làm việc khắc nghiệt. Nhiệt độ ngoài đường băng ở vị trí động cơ khi máy bay vừa bay về có khi lên đến 60-70 độ C, song kỹ thuật viên vẫn phải làm việc. Các em phải có sức khỏe, chưa kể tuân thủ, đảm bảo những điều kiện về an ninh, an toàn hàng không...”, ông Trọng nói.
Theo ông Trọng, để theo học ngành kỹ thuật hàng không, học viên có thể là người tốt nghiệp THPT. Song, nếu học qua đại học, con đường phát triển sẽ ngắn hơn. Các trường đại học trong nước mà sinh viên có thể theo học ngành kỹ thuật hàng không như ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM, Học viện Phòng không - Không quân...
Ông Trọng cho hay, nhân viên kỹ thuật hàng không mức A (sơ đẳng) như thay lốp, phanh, nạp dầu máy bay và các công việc đơn giản khác, hiện, mức lương được các hãng trả dao động từ 15 đến 20 triệu đồng/tháng. Với mức B đòi hỏi nhân viên tư duy hệ thống khi tham gia sửa chữa máy bay, mức lương dao động từ 35-40 triệu đồng/tháng. Với nhân viên mức C - bảo dưỡng nội trường (hangar), cần tư duy nhất và đòi hỏi nắm chắc luật an toàn bởi phải rà soát tổng thể, ký cho máy bay hoàn tất bảo dưỡng nội trường, mức thu nhập cao hơn mức B khá nhiều. |
Đây là một trong những nhiệm vụ chính được Sở TT&TT Nam Định nhấn mạnh trong Kế hoạch Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ số/Chính quyền số và bảo đảm ATTT mạng giai đoạn 2021 – 2025 vừa ban hành.
Kế hoạch được xây dựng với mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp hiệu quả hơn, gắn kết, thúc đẩy cải cách hành chính, đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính quyền điện tử.
Phát triển hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành tạo nền tảng phát triển chính quyền điện tử, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. Đồng thời, triển khai các dịch vụ hành chính công ở mức độ 3, 4 và giảm dần số lần người dân phải đến cơ quan nhà nước thực hiện thủ tục hành chính.
Kế hoạch xác định nhiều mục tiêu cụ thể trong việc ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan; phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển cơ sở hạ tầng, ứng dụng dịch vụ cũng như công tác đảm bảo ATTT trong 5 năm tới.
Cụ thể, 100% công chức, viên chức cơ quan Sở ứng dụng, khai thác có hiệu quả các hệ thống phần mềm dùng chung của tỉnh. 100% văn bản của Sở được trao đổi trên môi trường mạng. Hoàn thiện các hệ thống thông tin, CSDL dùng chung; kết nối, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin tạo nền tảng phát triển chính quyền điện tử.
Sở TT&TT Nam Định đặt mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh, thực hiện các bước cải cách trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) hướng đến sự hài lòng của người dân. Đồng thời, thực hiện đúng quy định về triển khai mô hình 4 lớp đáp ứng yêu cầu hệ thống CNTT đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống của cơ quan.
Để thực hiện được những mục tiêu trên, Sở TT&TT tập trung vào 7 nhiệm vụ cụ thể. Theo đó, sẽ tiếp tục triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về CNTT; đẩy mạnh cải cách TTHC thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; xây dựng hệ thống TTHC đơn giản, công khai, minh bạch.
Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đảm bảo ứng dụng CNTT nội bộ và các giải pháp an toàn, an ninh hệ thống mạng; sử dụng chữ ký số trong hoạt động hành chính của cơ quan. Chú trọng phát triển hệ thống nền tảng cơ sở dữ liệu và các ứng dụng dịch vụ.
Về công tác bảo đảm an toàn thông tin, Sở sẽ xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện quy định về bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của cơ quan. Nâng cấp và duy trì hệ thống, bảo đảm an toàn thông tin mô hình 4 lớp theo quy định.
Phối hợp với những đơn vị liên quan để rà soát, cập nhật, phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ được quy định.
Tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ cho an toàn thông tin, phòng chống mã độc. Phối hợp với các đơn vị chức năng thường xuyên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin và đưa ra biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo hệ thống thông tin được thông suốt. Đồng thời, có biện pháp sao lưu dữ liệu dự phòng đảm bảo hoạt động liên tục của Sở.
Hàng năm, cử công chức chuyên trách về CNTT tham gia các khóa đào tạo về quản lý, kỹ thuật về an toàn thông tin nhằm nâng cao trình độ, đáp ứng được các yêu cầu về an toàn thông tin. Lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng cơ bản về an toàn thông tin cho công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan thông qua cuộc họp giao ban. Qua đó, nâng cao nhận thức cho công chức, viên chức và người lao động về trách nhiệm đảm bảo an toàn thông tin.
Kiện toàn, nâng cao năng lực và duy trì hoạt động thường xuyên của Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng; tham gia tích cực vào hoạt động của Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia; tăng cường chia sẻ, cung cấp thông tin về sự cố an toàn mạng. Tiếp tục quan tâm đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức cho lãnh đạo và cán bộ công chức về Chính phủ điện tử/Chính phủ số và an toàn thông tin mạng.
Để đạt được những mục tiêu đó, Sở TT&TT Nam Định đã thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp. Xây dựng và ứng dụng các nền tảng, kênh tương tác trực tuyến giữa cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp thông qua các phần mềm dịch vụ công trực tuyến như: phần mềm một cửa điện tử, phần mềm cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Phát triển mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp. Phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để cung cấp dịch vụ công như: mạng bưu chính công cộng, mạng xã hội để thu hẹp khoảng cách giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, tạo sự liên kết chặt chẽ.
Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ. Nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào triển khai Chính phủ điện tử/ Chính phủ số. Có nhiều biện pháp để thu hút nguồn lực CNTT, bảo đảm an toàn thông tin mạng thông qua các hình thức và tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển Chính phủ điện tử/Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Theo lộ trình thực hiện, giai đoạn từ năm 2021 - 2022, Sở TT&TT Nam Định sẽ hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật để triển khai ứng dụng CNTT nhằm phát triển Chính phủ điện tử/Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Giai đoạn từ năm 2023 - 2025, Sở sẽ hoàn thiện, nâng cấp dịch vụ công lên mức 4, cập nhật phần mềm tương tác theo hướng hiện đại hơn, phục vụ tốt hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp.
D.V
185 học viên sẽ tham gia 5 lớp tập huấn chuyển giao công nghệ và phần mềm hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGDC) của Công an Hậu Giang.
" alt="Nam Định: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm đảm bảo an toàn thông tin cho từng cán bộ"/>Nam Định: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm đảm bảo an toàn thông tin cho từng cán bộ
=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Sao Việt 21/4: Chí Trung bỏ ngoài tai điều tiếng, Phương Nga xinh đẹp