您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Nhận định, soi kèo Al Minaa Basra vs Al Qasim Sport Club, 21h00 ngày 19/2: Dễ dàng sụp đổ
NEWS2025-02-23 21:57:04【Bóng đá】5人已围观
简介 Pha lê - 18/02/2025 17:12 Nhận định bóng đá g mu vs mcimu vs mci、、
很赞哦!(46)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Once Caldas vs Deportivo Pereira, 08h10 ngày 20/2: Nối dài mạch thắng
- iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max sẽ có nâng cấp cực đáng giá
- Những trải nghiệm du lịch mới không thể bỏ lỡ tại Hồ Tràm
- Phạt tù người đàn ông chế quả nổ đặt ở tượng đài
- Nhận định, soi kèo Sanfrecce Hiroshima vs Nam Định, 17h00 ngày 19/2: Vùi dập giấc mơ
- Ngày mai, ‘cha đẻ’ ChatGPT công bố đối thủ của Google?
- Ban hành kế hoạch chuyển đổi số ngành Xây dựng đến năm 2025
- Nhận định, soi kèo Nữ Ba Lan vs Nữ Áo, 0h00 ngày 30/11: Khó có bất ngờ
- Nhận định, soi kèo Monastir vs JS Omrane, 20h00 ngày 20/2: Cửa trên đáng tin
- Bệnh ung thư có những dấu hiệu cảnh báo ít khi ngờ tới
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Mohammedan vs Jamshedpur, 21h00 ngày 20/2: Khó tin cửa dưới
Y tế là một trong những lĩnh vực tỉnh Điện Biên sẽ ưu tiên chuyển đổi số (Ảnh minh họa: báo Điện Biên) Theo kế hoạch, về phát triển Chính quyền số, mục tiêu của Điện Biên đến năm 2025 là 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);
100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ; Các cơ sở dữ liệu dùng chung được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội.
Cũng đến năm 2025, 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
Về phát triển kinh tế số, Điện Biên phấn đấu năm 2025 kinh tế số chiếm 10% GRDP, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10% và năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%.
Đối với phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số, các mục tiêu cơ bản được Điện Biên đặt ra đến năm 2025 gồm có: Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã; Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%.
Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, kế hoạch chuyển đổi số của tỉnh Điện Biên nêu rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng cho chuyển đổi số và các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Cụ thể, 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng cho chuyển đổi số sẽ được Điện Biên tập trung triển khai là: Chuyển đổi nhận thức; Kiến tạo thể chế; Phát triển hạ tầng số; Phát triển nền tảng số; Tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn, an ninh mạng; Hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số.
Để chuyển đổi nhận thức, UBND tỉnh Điện Biên yêu cầu người đứng đầu các sở, ngành, địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực địa bàn mình phụ trách.
Bên cạnh đó, tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, người dân và doanh nghiệp về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành.
Người đứng đầu các sở, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn được yêu cầu phải cam kết đổi mới, cho phép thử nghiệm cái mới, ứng dụng công nghệ mới vì mục tiêu phát triển bền vững, liên kết các thành phần khác nhau theo mô hình kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy phát triển công nghiệp sáng tạo trong ngành, lĩnh vực, địa phương mình phụ trách.
UBND các huyện, thị xã, thành phố cần chủ động lựa chọn một xã/phường để thử nghiệm công tác truyền thông, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho người dân, bao gồm các kỹ năng như truy cập và sử dụng Internet, thư điện tử, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử, dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm an toàn thông tin cá nhân.
Các mục tiêu, nhiệm vụ để thực hiện chuyển đổi số 8 lĩnh vực ưu tiên (y tế, giáo dục, tài chính – ngân hàng, nông nghiệp, giao thông vận tải và logistics, năng lượng, tài nguyên và môi trường, sản xuất công nghiệp) cũng được Điện Biên nêu cụ thể trong kế hoạch.
Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử của tỉnh Điện Biên có trách nhiệm đôn đốc, điều phối chung việc triển khai hoạt động chuyển đổi số. Sở TT&TT Điện Biên được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng và ban hành danh sách sáng kiến chuyển đổi số ưu tiên triển khai giai đoạn 2020 – 2021.
Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3/6/2020, tại Quyết định 749. Bộ TT&TT cho biết, trong 6 tháng cuối năm nay, Bộ sẽ tập trung thúc đẩy triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia với 3 trụ cột chính là: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Bộ TT&TT coi chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên triển khai của toàn ngành TT&TT để đưa chuyển đổi số tới mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, ưu tiên đầu tiên là các ngành giáo dục đào tạo, y tế …
Để hoàn thành tốt nội dung này, Bộ TT&TT sẽ tập trung hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương để ban hành chiến lược chuyển đổi số tập trung vào việc thay đổi chính sách, mô hình quản trị, kinh doanh theo hướng chuyển đổi số không phải là chuyển đổi về công nghệ mà là việc ứng dụng công nghệ để đổi mới.
M.T
Việt Nam sẽ trở thành quốc gia số vào năm 2030
“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vừa được phê duyệt, với tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới.
">Chuyển đổi số sẽ giúp Điện Biên tăng năng suất lao động 7%/năm
MobiFone đang gấp rút triển khai các giải pháp, phương án kỹ thuật cho phát sóng thử nghiệm 5G thương mại. Sau khi chính thức tuyên bố thử nghiệm kỹ thuật mạng 5G thành công vào ngày 10/3/2020, theo giấy phép số 474/GPBTTTT ngày 27/10/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Tổng công ty Viễn thông MobiFone sẽ thử nghiệm thương mại mạng và dịch vụ 5G trên băng tần 2.600MHz.
Để chuẩn bị cho việc thử nghiệm cung cấp dịch vụ 5G thương mại, Tổng công ty Viễn thông đã thực hiện đàm phán, phối hợp với các nhà cung cấp thiết bị đầu cuối về mạng 5G hàng đầu trên thế giới nhằm chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho trải nghiệm của khách hàng. MobiFone đang gấp rút triển khai các giải pháp, phương án kỹ thuật cho quá trình phát sóng thử nghiệm 5G thương mại.
Hiện MobiFone tích cực chuẩn bị cơ sở hạ tầng, truyền dẫn, khảo sát, đánh giá độ sạch băng tần 2600 MHz tại khu vực triển khai thử nghiệm, sẵn sàng triển khai tích hợp, phát sóng thử nghiệm thương mại 5G với quy mô 50 trạm tại TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng tham gia sẽ là các thuê bao MobiFone sử dụng đầu cuối hỗ trợ 5G (Không yêu cầu phải đổi SIM) trong vùng phủ sóng, tại các khu vực trung tâm, các điểm tập trung đông khách tham quan du lịch. Dự kiến, MobiFone sẽ triển khai trên nền tảng 5G các dịch vụ Internet tốc độ cao, như Video 4K, 8K, các Game thực tế ảo AR/VR - AI learning, IoT service…
Sau khi thử nghiệm kỹ thuật 5G hoàn tất chính thức vào đầu tháng 3/2020, MobiFone đã sẵn sàng mọi điều kiện cho việc phát sóng thương mại 5G. Mục tiêu của việc thử nghiệm cung cấp dịch vụ 5G thương mại nhằm đánh giá năng lực mạng lưới MobiFone trước khi chính thức triển khai thương mại 5G trên diện rộng, cũng như đánh giá khả năng thương mại hóa các dịch vụ trên nền công nghệ 5G. Sự kiện này cũng sẽ nâng cao hình ảnh MobiFone trong vai trò một nhà mạng tiên phong, luôn dẫn đầu trong việc tìm hiểu, nghiên cứu, ứng dụng và làm chủ các công nghệ mới.
Tổng công ty Viễn thông MobiFone, một mặt dồn lực cho phát sóng thương mại 5G, mặt khác vẫn luôn đảm bảo công tác đo kiểm, tối ưu hóa, đảm bảo chất lượng dịch vụ 2G/3G/4G MobiFone trên toàn quốc.
PV
">MobiFone đã sẵn sàng thử nghiệm cung cấp dịch vụ 5G thương mại
“Cháu từng ước mơ vào được trường cấp 3 ở tỉnh Lào Cai thôi nhưng giờ chắc chẳng được nữa rồi. Nhìn các bạn đi học cháu thèm lắm”, cháu Phan Văn Khải (15 tuổi, trú tại tổ 15B, phường Phố Mới, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai) chia sẻ.
Em Phan Văn Khải mắc căn bệnh ung thư xương quái ác Cũng như bao bạn bè khác, cháu Khải đang ở cái tuổi mới lớn, đầy ắp những khát vọng cho những dự định cuộc đời. Dù gia đình cháu nghèo nhưng cháu rất chăm chỉ học hành để thi được vào một trường điểm ở tỉnh.
Cháu muốn học giỏi vì muốn sau này đỗ Đại học để nhanh đi làm nuôi bố mẹ. Đặc biệt, bố cháu bị bệnh tai biến nên mất sức lao động chỉ ở nhà. Gia đình cháu càng khó khăn hơn gấp bội phần.
Giữa thời điểm tràn trề khát vọng bước vào cánh cổng trường cấp 3, cháu bất ngờ bị đau chân. Ban đầu, các bác sĩ nói cháu chỉ bị gãy chân rồi đưa xuống bệnh viện Việt Đức xét nghiệm.
Cánh cửa phòng bác sĩ mới mở ra để mẹ cháu là chị Tạ Thị Y bước ra với gương mặt khắc khổ, xen lẫn những giọt nước mắt. “Mẹ! Con bị bệnh gì mà làm sao mẹ phải khóc? Bệnh con có chữa được không mẹ? Con muốn chữa nhanh còn về đi thi?”.
Những câu hỏi dồn dập từ con khiến chị Y nức lên chỉ biết ôm lấy con để khóc. Kể từ thời điểm đó, cháu Khải bắt đầu đủ nhận thức để biết rõ căn bệnh mình. Cháu bắt đầu rơi vào căn bệnh trầm cảm rất lặng.
Chỉ mong có đôi chân giả để được đến trường một lần
Sau khi phát hiện bệnh, cháu Khải vẫn cố gắng thi vào cấp 3. Quãng thời gian nằm viện điều trị không thể ngăn nổi những khát vọng của cháu. Để rồi, đến kỳ thi tốt nghiệp THCS, cháu Khải thi đỗ vào trường THPT số 3 tỉnh Lào Cai.
Tuy nhiên, đúng vào ngày bạn bè nô nức đón lễ khai giảng cũng là lúc cháu phải cắt đi đôi chân mình. Đứng xa xa nhìn ngôi trường mình mới thi đỗ nhưng không được học dù chỉ 1 ngày, cháu Khải im lặng rồi chỉ dám chụp lại bức ảnh gói ghém vào chút miền ký ức để trên giường bệnh đôi lúc ngắm nhìn mỉm mơ màng về 1 ngày ngồi ở lớp học.
Hoàn cảnh của em Phan Văn Khải đang rất cần được giúp đỡ “Giờ cháu chẳng biết mình có khỏi được bệnh không. Cháu chỉ ước có một cái chân giả để được đến trường đi học dù chỉ một tiết học chú ạ. Hoặc nếu bệnh ổn định thì đến trường nhưng nhìn mấy đứa cùng phòng cháu có đứa mất rồi làm cháu chả dám tin có ngày đó nữa”.
Phải mất rất nhiều thời gian, chúng tôi mới có thể giúp cháu Khải nói ra những suy nghĩ thật. Suốt một khoảng thời gian dài, bệnh trầm cảm của cháu tưởng chừng nặng hơn cả ung thư.
Sự bi quan ăn mòn tâm hồn ngây thơ, đầy ắp khát vọng kia. Mẹ cháu không thể nào quên được những ngày tháng im lặng không nói một lời từ con. Cháu Khải đưa bản thân mình chìm vào không gian im lặng đến đáng sợ khi tất cả giờ trở nên vô vọng.
Có lẽ, đây là khoảng thời gian khó khăn nhất với gia đình cháu vì bố bị tai biến còn mẹ lên chăm cháu. Nơi giường bệnh với đầy những mùi hoá chất khiến cháu ám ảnh, sờ vào đôi chân mới bị cắt cách đây hơn chục ngày, nước mắt cháu lăn dài trên má.
Phạm Bắc- Bá Định
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Tạ Thị Y, tổ 15B, phường Phố Mới, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. SDT 0934636112
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.324
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436
Quặn lòng cảnh bố bị tai biến, con trầm cảm nặng vì mắc bệnh ung thư
Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs Celtic, 03h00 ngày 19/2: Hùm xám giữ sức
Facebook, Instagram vấp phải cạnh tranh lớn từ TikTok. Ảnh: ABC.net.au Đối với Meta nói riêng, dự luật có thể hoàn thành điều mà Mark Zuckerberg và công ty của ông trong nhiều năm đã không thể làm được là vô hiệu hóa đối thủ cạnh tranh lớn nhất và cứng đầu nhất họ từng phải đối mặt.
Kể từ khi lật đổ Myspace 15 năm trước, Meta - trước đây là Facebook - đã củng cố vị thế của mình trên mạng xã hội thông qua các thương vụ thâu tóm khôn ngoan, sao chép đối thủ và xoay trục chiến lược. Họ đã mua Instagram và WhatsApp, vô hiệu hóa Snapchat bằng cách “bắt chước” tính năng Stories và gần đây cạnh tranh với X bằng cách tung ra Threads.
Song, nó không có hiệu quả trước TikTok. Facebook được cho là đã cố gắng mua lại ứng dụng Musical.ly – tiền thân của TikTok – vào năm 2016 nhưng không thành và để vuột vào tay ByteDance. Năm 2020, mạng xã hội lớn nhất thế giới ra mắt Reels, ứng dụng video ngắn có định dạng và nội dung gần giống với TikTok. Dù Reels đã phát triển ổn định, một phần nhờ tích hợp với Instagram, TikTok vẫn duy trì sức hút với thanh thiếu niên và xâm nhập vào thế giới người trưởng thành.
Năm 2022, sau khi Facebook lần đầu sụt giảm người dùng, công ty đã “đại tu” để giống với TikTok hơn. Không chỉ có vậy, Facebook thử nghiệm chiến thuật khác là bôi đen đối thủ.
Zuckerberg đã nhắm vào TikTok trong một bài phát biểu năm 2019 tại Đại học Georgetown. CEO Meta đề cao tính năng mã hóa và quyền riêng tư trên các ứng dụng như WhatsApp của mình, đồng thời cáo buộc TikTok kiểm duyệt nội dung."Đó có phải là Internet mà chúng ta muốn không?", ông đặt câu hỏi.
Năm 2022, The Washington Post từng đưa tin Facebook âm thầm trả tiền cho một công ty tư vấn lớn của Đảng Cộng hòa - Targeted Victory - để thúc đẩy tin tức và bình luận trên báo chí địa phương, vẽ ra bức tranh TikTok là nguy cơ cho trẻ em và xã hội. Các bài báo nói về những xu hướng TikTok nguy hiểm, phần lớn bị thổi phồng hoặc cũng đã lan truyền trên Facebook. Tuy nhiên, các câu chuyện này thu hút các nhà lập pháp và được nêu lên trong các phiên điều trần của quốc hội.
Năm ngoái, khi Ủy ban Thương mại liên bang công bố kế hoạch cấm Meta kiếm tiền từ dữ liệu cá nhân của trẻ vị thành niên, công ty của Zuckerberg đã chỉ trích cơ quan này vì"cho phép các công ty Trung Quốc như TikTok hoạt động mà không bị ràng buộc trên đất Mỹ".
The Washington Post nhận xét, chiến thuật hù dọa đối thủ của Meta là không bình thường ở Thung lũng Silicon, nơi các công ty thường cố gắng đè bẹp nhau trong kinh doanh hơn là trong chính trị.
Không rõ vai trò của các chiến thuật Meta sử dụng đóng góp thế nào trong dự luật cấm TikTok. Song, Meta sẵn sàng gặt hái phần thưởng nếu TikTok biến mất. Và họ sẽ không phải người hưởng lợi duy nhất.
Vài tháng sau khi Meta ra mắt Reels, YouTube của Google cũng giới thiệu tính năng video định dạng ngắn của riêng mình, YouTube Shorts. Nếu TikTok bị loại, những gì Google có được sẽ gần giống với Facebook.
Hãng phân tích eMarketer dự đoán Meta có thể chiếm khoảng 22,5 đến 27,5% doanh thu quảng cáo của TikTok tại Mỹ, bổ sung hơn 2 tỷ USD lợi nhuận vào năm 2025. Trong khi đó, Google có thể chiếm khoảng 15 đến 20%.
"Instagram Reels và YouTube Shorts là nơi hầu hết người dùng TikTok sẽ di cư",Jasmine Enberg, nhà phân tích truyền thông xã hội chính của eMarketer nhận định. Dù cả hai đều không phải là sự thay thế hoàn hảo cho TikTok, nhưng "chúng phù hợp nhất"cho cả người dùng và nhà quảng cáo.
Đó là những gì đã xảy ra khi Ấn Độ cấm TikTok.
"Khi TikTok bị cấm ở Ấn Độ, các nhà sáng tạo đã chuyển sang Instagram Reels và YouTube Shorts",Bhaskar Chakravorti, trưởng khoa Kinh doanh toàn cầu tại Trường Fletcher thuộc Đại học Tufts cho biết. "Tất nhiên, họ phải xây dựng lại khán giả và một số tính năng hấp dẫn của TikTok đã bị mất, nhưng cuộc sống vẫn tiếp tục. Meta và Google là những người hưởng lợi - sản phẩm của họ là lựa chọn thay thế đủ tốt. Bạn có thể mong đợi điều tương tự ở Mỹ, cho đến khi một mạng xã hội mới thông minh hơn xuất hiện”.
Theo Enberg, một vài công ty công nghệ khác của Mỹ cũng thấy được lợi ích. Chẳng hạn, Amazon có thể "thở phào nhẹ nhõm nếu TikTok Shop biến mất", bà nói.
Ngoài ra, còn có các doanh nghiệp tìm kiếm trực tuyến và quảng cáo khác "đắc lợi". Damian Rollison, Giám đốc thông tin thị trường của nền tảng tiếp thị SOCi, lưu ý TikTok và Instagram gần đây đã vượt qua Google để trở thành trang web dành cho những người trẻ tuổi tìm kiếm doanh nghiệp trên mạng.
Theo The Washington Post, cuộc trấn áp lập pháp lớn đầu tiên của chính phủ Mỹ trên phương tiện truyền thông xã hội về cơ bản là món quà cho Big Tech trong nước. Trớ trêu thay, động thái này diễn ra cùng thời điểm chính quyền ông Biden đang kiện Meta, Google, Amazon và Apple vì độc quyền thị trường. Đặc biệt, Meta phòng thủ bằng cách chỉ ra sự cạnh tranh từ TikTok.
Evan Greer, Giám đốc tổ chức phi lợi nhuận Fight for the Future, lập luận rằng những nỗ lực của Quốc hội nên được hướng tới các luật quyền riêng tư và chống độc quyền hơn là một dự luật nhắm vào một công ty duy nhất."Cấm TikTok mà không thông qua quy định quản lý công nghệ thực sự sẽ chỉ củng cố thêm các công ty độc quyền như Meta và Google”, Greer nói.
(Theo The Washington Post)
">Mỹ cấm TikTok: Facebook, Google ‘ngư ông đắc lợi’?
MetaHub Finance tổ chức nhiều hội thảo, toạ đàm tại Việt Nam. Ảnh: PV Theo đó, MetaHub Finance tự quảng bá là dự án của Công ty Auralink Labs Pte. Ltd (số UEA 202332656D) có địa chỉ 33A Pagoda tại Singapore, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ blockchain và ứng dụng công nghệ AI tạo sinh, tập trung xây dựng một nền tảng tiếp thị liên kết (affiliate), kết hợp làm nhiệm vụ để các thành viên có thể nhận phần thưởng từ các đối tác quảng cáo.
Cơ chế của dự án là thu hút các nhà quảng cáo, đối tác quảng cáo trên hệ thống được gọi là tiêu dùng liên kết phi tập trung (DAC) của đơn vị này. Khi người dùng xem quảng cáo, làm nhiệm vụ sẽ nhận được đồng MEN (đồng tiền ảo của dự án). Công ty này cũng tuyên bố cung cấp các sản phẩm như hệ thống định danh MetaID, giải pháp chống bot và gian lận (BMAS), cũng như các hoạt động đầu tư thông qua NFT và đồng tiền ảo MEN.
Dự án này cũng tổ chức nhiều cuộc hội thảo, toạ đàm tại Việt Nam (đều do người Việt thực hiện) để kêu gọi mọi người đầu tư vào MEN và hứa hẹn lợi nhuận lên tới 200%/năm. Đáng chú ý, tham dự các hội thảo này đa số là những người lớn tuổi.
Để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, dự án này đã đưa bài quảng cáo trên một số cơ quan truyền thông ở Việt Nam, đồng thời còn quảng bá các toạ đàm do mình tổ chức được bảo trợ của các tập đoàn công nghệ lớn là Microsoft, Google hay Amazon Web Service.
MetaHub Finance cũng chạy nhiều quảng cáo trên mạng xã hội Facebook, liên tục kêu gọi mọi người đầu tư trong các group Telegram.
Tại các toạ đàm, hội thảo, MetaHub sử dụng nhiều logo của các hãng công nghệ nổi tiếng để tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Ảnh: PV Để làm rõ tính pháp lý của dự án cũng như cảnh báo cho các nhà đầu tư tại Việt Nam, PV VietNamNet đã liên hệ với Hiệp hội Blockchain (VBA) Việt Nam nhờ phân tích về dự án này.
Trong công văn trả lời gửi tới PV VietNamNet, ông Trần Huyền Dinh, Chủ nhiệm Dự án ChainTracer trực thuộc Hiệp hội Blockchain Việt Nam (dự án truy vết blockchain phi lợi nhuận-PV), cho biết qua quá trình kiểm tra và phân tích, VBA nhận thấy rằng dự án MetaHub Finance có nhiều dấu hiệu nghi ngờ là một mô hình huy động vốn đa cấp thông qua việc bán tiền ảo/NFT.
Cụ thể, MetaHub Finance không tập trung vào phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ, thay vào đó tập trung vào việc kêu gọi đầu tư từ các thành viên mới để mở rộng hệ thống. Nhà đầu tư được yêu cầu mua các vị trí đầu tư NFT với giá trị tối thiểu 100 USDT (đồng tiền có giá trị tương đương USD trên mạng blockchain), sau đó chuyển đổi thành MEN để staking (một hình thức gửi tiết kiệm trên mạng blockchain) với lời hứa hẹn lợi nhuận lên tới 200%/năm bằng MEN. Việc mua bằng USDT và trả thưởng bằng MEN đánh tráo khái niệm nhầm lẫn của người đầu tư.
Theo quảng cáo, thành viên mới tham gia có nhiều cách kiếm lời từ mạng lưới MetaHub Finance, bao gồm: Xem quảng cáo của các doanh nghiệp, tích MEN để lấy lãi… Tuy nhiên, hiện tại trong các nhóm kín của dự án (chủ yếu trên Telegram), nguồn thu chủ yếu dựa trên việc tuyển dụng thành viên mới thông qua hệ thống tiếp thị đa cấp (MLM).
Cụ thể, các đại lý sẽ nhận hoa hồng dựa trên số lượng cấp dưới mà họ tuyển dụng. Cấu trúc này kéo dài tới 20 cấp, tổng hoa hồng nhận được lên tới 100% từ việc tích luỹ MEN của các tiếp thị liên kết cấp dưới. Điều này tạo ra một mô hình phân tầng, trong đó thu nhập của các cấp trên phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng tuyển dụng mới, mở rộng mạng lưới; thay vì hướng vào chất lượng các sản phẩm, dịch vụ như mô tả ban đầu.
Ông Trần Huyền Dinh lưu ý, các mô hình đa cấp có trên 5 cấp đều tiềm ẩn rủi ro và trên 7 cấp được gọi là dấu hiệu lừa đảo ponzi.
Rất nhiều người cao tuổi tham gia các toạ đàm kêu gọi đầu tư của MetaHub. Ảnh: PV Hiệp hội VBA cũng đưa ra những rủi ro tiềm ẩn cho nhà đầu tư khi tham gia vào MetaHub Finance.
Cụ thể, rủi ro tham gia vào hệ thống đa cấp:Để tham gia vào hệ thống của Metahub có nhiều hình thức, nhưng được quảng cáo nhiều nhất là hướng người mua NFT-Pass (dạng thành viên VIP), với trị giá mỗi NFT ít nhất là 100 USD (hoặc đồng tiền mã hoá có giá trị tương đương là USDT). Thành viên tuyến trên sẽ được hưởng hoa hồng từ việc thành viên mới mua NFT này. Nếu không tuyển dụng được thêm các nhà đầu tư, nhiều khả năng hệ thống sẽ lung lay và sụp đổ.
Rủi ro từ đồng tiền ảo MEN có thể sụp đổ:Lượng MEN sinh ra mỗi ngày (từ việc sản xuất, gửi tiết kiệm…) không tương xứng với nhu cầu; khi cung vượt cầu quá xa thì giá trị MEN hoàn toàn có khả năng sụp đổ và giá của đồng tiền ảo này có thể tiệm cận về 0.
Thanh khoản MEN ở mức thấp:Theo như cáo bạch (whitepaper) của MetaHub, có 77.000 NFT được bán ra để tạo ra MEN với giá trị 100 USD/NFT tương đương 7,7 triệu USD thu được. Nhưng hiện tại, MEN chỉ được giao dịch duy nhất trên 1 sàn giao dịch phi tập trung là Uniswap với bể thanh khoản khoảng 300.000 USD.
Rủi ro về tính pháp lý:MetaHub Finance tuyên bố có trụ sở tại Singapore tại địa chỉ 33A phố Pagoda 059192. Nhưng tại địa chỉ này có 107 công ty đăng ký, cho thấy đây là địa chỉ ghi danh nhận thư tín của công ty chứ không có văn phòng thực sự. Lĩnh vực quảng bá của công ty Auralink Lab Pte là AI và blockchain, nhưng thực tế mã ngành đăng ký trên website chính phủ Singapore quản lý là phát triển phần mềm và ứng dụng. Việc một công ty Singapore có cấu trúc như vậy và không có đại diện người Việt Nam được cấp phép hoạt động cho thấy rủi ro pháp lý rất cao với hoạt động người Việt khi mua các sản phẩm có tính chất xuyên biên giới của MetaHub Finance. Chưa kể đến việc huy động vốn qua hình thức token này là có dấu hiệu vi phạm luật pháp tại Việt Nam và không được pháp luật bảo hộ.
Với những thông tin như trên, VBA khuyến nghị các nhà đầu tư là công dân Việt Nam thận trọng và không nên tham gia vào MetaHub Finance.
">MetaHub Finance là mô hình đa cấp, nghi ngờ lừa đảo và vi phạm pháp luật
Mobile Money sẽ thúc đẩy chuyển đổi số cho khách hàng và cả nhà mạng. Ông Nguyễn Sơn Hải, Phó Tổng giám đốc VNPT Media cho biết, hiện VNPT đã chuẩn bị để sẵn sàng đề án để trình cơ quan quản lý khi Thủ tướng cho phép thí điểm dịch vụ Mobile Money. Bên cạnh đó, VNPT cũng đã chuẩn bị các phương án kỹ thuật để có thể cung cấp dịch vụ này đến khách hàng sớm nhất.
Theo tính toán của đại diện VNPT Media, Mobile Money có thể sẽ phục vụ đến 90% các giao dịch nhỏ. Tuy nhiên, ông Nguyễn Sơn Hải cho rằng, nếu so với tổng doanh thu của nhà mạng thì Mobile Money sẽ đem lại doanh thu không cao. Thế nhưng, đây chính là cơ hội để nhà mạng có thể thúc đẩy khách hàng chuyển đổi số. Bởi vì, người dùng có thể dễ dàng mua các dịch vụ hàng hóa online cũng như dịch vụ nội dung số trong hệ sinh thái của nhà mạng. Ngược lại, đây cũng là động lực cho các nhà mạng chuyển đổi số. Điều này sẽ đem lại lợi ích lớn cho xã hội để tiến tới nền kinh tế số, xã hội số trong tương lai.
Ông Hải còn nhấn mạnh, Mobile Money không phải là dịch vụ lâu dài mà nó có tính thời điểm khi xã hội vẫn còn nhiều người sử dụng điện thoại “cục gạch” và còn 50% dân số chưa có tài khoản ngân hàng. Vì vậy, khi xã hội tiến tới 100% người dân dùng smartphone và có tài khoản ngân hàng thì Mobile Money sẽ kết thúc sứ mạng của mình.
Mobile Money góp phần cung ứng cho nhóm khách hàng không có tài khoản ngân hàng một kênh giao dịch, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nhanh chóng và thuận tiện thay vì phải trực tiếp đến các cơ sở của ngân hàng thực hiện giao dịch. Từ đó góp phần làm tăng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ. Khách hàng chỉ cần thao tác trên điện thoại di động hoặc đến các đại lý, điểm giao dịch gần nhất và không bị giới hạn về thời gian, địa điểm giao dịch. Dịch vụ Mobile Money khi được cung cấp sẽ góp phần thay đổi dần thói quen thanh toán bằng tiền mặt của người dân vẫn còn khá phổ biến hiện nay. Ngay sau khi các doanh nghiệp viễn thông được Ngân hàng nhà nước cấp phép cung cấp dịch vụ Mobile Money, chỉ sau một đêm, 100% các thuê bao di động của Việt Nam có thể tham gia thanh toán điện tử một cách thuận lợi theo phương thức mới.
Cục Viễn thông Bộ TT&TT cho biết, Mobile Money sẽ giúp thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển tài chính toàn diện đến những khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là những khu vực mà hệ thống tài chính, ngân hàng chưa phát triển, người dân chưa hoặc không có khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Đồng thời tận dụng hạ tầng viễn thông, giúp giảm các chi phí xã hội để phát triển, mở rộng các dịch vụ ngân hàng truyền thống. Qua đó, Mobile Money sẽ góp phần nâng mức sống người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đối với các doanh nghiệp viễn thông, họ sẽ tận dụng được mạng lưới viễn thông, các điểm giao dịch rộng khắp cả nước để phát triển và đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, dịch vụ và đối tượng khách hàng ngoài các dịch vụ viễn thông truyền thống. Do vậy, doanh nghiệp viễn thông có thể mở rộng dư địa để tăng doanh thu và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Mobile Money sẽ cho phép các thuê bao không cần có tài khoản ngân hàng mà vẫn sử dụng được dịch vụ này. Các thuê bao có thể nạp tiền vào tài khoản Mobile Money ở các ngân hàng và các điểm đại lý của doanh nghiệp viễn thông để sử dụng dịch vụ cho mình. Cho đến thời điểm này, cả nhà nhà mạng lớn là Viettel, VNPT và MobiFone đều đã sẵn sàng cung cấp dịch vụ này. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cho biết, chỉ những thuê bao di động định danh mới được mở tài khoản dịch vụ này.
Thái Khang
“Mobile Money sẽ mở rộng dư địa cho nhà mạng”
Ông Bùi Sơn Nam, Phó Tổng giám đốc MobiFone cho biết, dự kiến Mobile Money sẽ chiếm khoảng 10% doanh thu của MobiFone giống như các thị trường nước ngoài cho phép cung cấp dịch vụ này.
">Mobile Money thúc đẩy chuyển đổi số cho khách hàng