Nhận định, soi kèo Bilbao vs Osasuna, 23h30 ngày 30/3: Giữ vững top 4
(责任编辑:Giải trí)
下一篇:Nhận định, soi kèo Hapoel Beer Sheva vs Maccabi Tel Aviv, 00h30 ngày 1/4: Gánh nặng cửa trên
Anh Trần Văn Nguyên chụp hình với tấm huy chương vàng bộ môn cử tạ anh nhận được năm 2017. Người đàn ông sinh năm 1990 kể, cả gia đình anh ai cũng có chiều cao bình thường, chỉ riêng anh là thấp. Cũng vì chiều cao thấp bé, ngày còn nhỏ, Nguyên hay bị bạn trêu đùa, nhưng anh không mặc cảm, tự ti, mà luôn phấn đấu vươn lên.
Tốt nghiệp cao đẳng về ngành điện, Nguyên được một công ty tuyển dụng vào làm công việc liên quan đến ngành học. Một lần, Nguyên gặp được một vận động viên ném lao là nữ, có chiều cao giống mình nên rất ngưỡng mộ. Lúc đó, anh tự hỏi, sao người ta là phụ nữ, thấp bé như mình mà làm được một điều phi thường, còn mình thì không.
Sau những lần đắn đo, anh quyết định đi gặp nữ vận động viên xin làm học trò và được đồng ý. Dưới sự giúp đỡ của nữ vận động viên, Nguyên miệt mài tập ném lao, ném đĩa rồi dần thích, bộc lộ năng khiếu với bộ môn này.
Năm 2017, Nguyên vinh dự trở thành vận động viên của đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam tại Đại hội thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á năm 2017 (Asean Para Games 9).
Giải đấu này, anh đoạt hai huy chương vàng ở nội dung ném lao, đẩy tạ. Những năm sau đó, Nguyên liên tục tham gia nhiều giải đấu trong nước, khu vực Đông Nam Á, châu Á và đoạt được huy chương vàng, đồng… ở hai môn ném lao, cử tạ.
Anh Nguyên đang tập ném lao. Còn chị Hoàng Thị Đông, 35 tuổi, có chiều cao chỉ vỏn vẹn 1 mét, từng ly hôn, có con gái riêng. Với giọng hát trời phú, chị làm ca sĩ hát rong đường phố và các sân khấu nhỏ. Hai người họ gặp nhau khi cùng làm trong công ty điện tử ở huyện Củ Chi, TP.HCM.
Anh Nguyên kể, lúc đó, nhìn cô đồng nghiệp có chiều cao giống mình, anh vừa thương vừa tò mò. Trong công ty, có một nhóm bạn chơi với nhau, trong đó có Nguyên và Đông. Một lần, cả nhóm tổ chức đi chơi chung với nhau, Nguyên đánh liều rủ cô bạn đồng nghiệp… hẹn hò.
Chị Đông cho biết, từng một lần ly hôn, lại đang một mình nuôi con nhỏ, tự ti về ngoại hình, chị không mấy xúc động khi được chàng trai ít hơn mình 5 tuổi thể hiện tình cảm.
“Nuôi con một mình không phải là điều đơn giản, tôi lại là người khuyết tật nên mọi thứ càng khó khăn hơn”, người phụ nữ sinh năm 1985 nói.
Tuy nhiên, anh Nguyên không bỏ cuộc. Để được cô đồng nghiệp đáp lại tình yêu, anh dành thời gian quan tâm hai mẹ con chị hơn. Anh cũng thường tổ chức những cuộc hẹn, đi chơi chung với nhóm bạn nhằm giúp hai người có nhiều tình cảm. Dần dần, với sự chân thành, quan tâm của chàng trai quê Bình Định, chị Đông cũng mở lòng.
“Lúc mới quen, tôi rất do dự và sợ. Nhưng tiếp xúc với anh, tôi nhận ra Nguyên là người chân thành, quan tâm tôi thật lòng”, chị Đông nhìn chồng nói bằng giọng hạnh phúc.
Hiện, vợ chồng họ có một cậu con trai kháu khỉnh, chị Đông cũng đã được gia đình chồng chấp nhận. Tình yêu của họ được nhiều người mến mộ, nhưng bố mẹ anh Nguyên kịch liệt phản đối. Ông bà không muốn con trai lấy một người vợ lùn, đã một lần ly hôn, đang nuôi con nhỏ. Một phần, ông bà cũng muốn con trai lấy một người vợ có chiều cao bình thường để sau này sinh ra những đứa con bình thường.
Áp lực trước rào cản gia đình quá lớn, không ít lần chị Đông muốn buông tay để anh có thể tìm một người phụ nữ tốt hơn, phù hợp hơn với bản thân.
Bố mẹ chị cũng khuyên con gái nên bỏ anh Nguyên, để anh rộng đường đến với người phụ nữ mà cha mẹ anh đã chọn. Ngược lại, anh Nguyên lại càng quan tâm, chăm sóc chị nhiều hơn và nhất quyết không để chị rời xa anh.
Vừa qua, hai anh chị nắm tay nhau đến tham gia chương trình Mảnh ghép hoàn hảo của Đài VTV. Trước truyền hình, người vợ sinh năm 1985 khoe, bây giờ chị đã được gia đình chồng chấp nhận.
Chị Đông kể, dù bố mẹ phản đối, nhưng anh Nguyên vẫn kiên quyết bảo vệ tình yêu. Để chứng minh tình yêu của mình là thật, anh đưa chị đi đăng ký kết hôn rồi cùng thuê phòng trọ sống. “Khi chúng tôi có một cậu con trai, bố mẹ anh mới chấp nhận. Vừa rồi, bố mẹ từ Bình Định vào Củ Chi dự thôi nôi của cháu nội”, giọng chị Đông hạnh phúc.
Hiện, chị Đông vừa làm công ty, vừa bán hàng online kiếm thêm thu nhập. Chị cũng cho biết, do hai vợ chồng còn khó khăn về kinh tế nên chưa thể tổ chức đám cưới, làm bữa tiệc ra mắt gia đình hai bên. Trải qua nhiều thăng trầm, giờ đây, chị Đông tự hào chia sẻ, anh Nguyên chính là điều may mắn nhất trong cuộc đời chị. Còn anh Nguyên, do cuộc sống vận động viên chuyên nghiệp đòi hỏi anh phải liên tục tập luyện, mỗi tuần anh chỉ được về nhà vào thứ Bảy rồi lại tiếp tục trở lại luyện tập vào thứ Hai nên không có nhiều thời gian bên vợ con.
Đổi lại, anh quan tâm vợ bằng những lời hỏi thăm, sự ân cần và luôn dành trọn tình yêu cho vợ.
Người chồng sinh năm 1990 cũng cho biết, hiện anh đang tập trung tập luyện, trau dồi bản thân để có thể thi đấu một cách tốt nhất với tư cách là một vận động viên đại diện cho quốc gia trên đấu trường quốc tế.
"Có lẽ, phải đợi đến sau ASEAN Para Games 11 (Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 11) tại Việt Nam vào tháng 11/2021 thì tôi mới có thể dành thời gian cho gia đình và cho đám cưới mà cả hai luôn ấp ủ”, anh Nguyên nói.
Tình yêu, gu thời trang của vợ chồng già U90 khiến giới trẻ thích thú
“Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng ở tuổi này rồi mà vẫn nhiều người muốn xem ảnh của mình đến như vậy” - cụ bà Hsu Hsiu-e, 84 tuổi chia sẻ.
" alt="Tình yêu của anh vận động viên với người vợ hát rong cao 1m" />Mỗi loại xương bò, lợn hay vịt, gà đều có một cách ninh, hầm xương khác nhau. Nhưng ở bước đầu tiên khi ninh thì chị em đều có thể áp dụng cách cho muối hột rang chín vào nồi nước dùng.
Cách làm:
Xương được ninh cùng muối hạt rang chín nước sẽ rất ngọt và trong
Bước 1: Muối hạt 1 thìa canh được rang chín.
Bước 2: Xương sau khi sơ chế sạch (nếu là xương lợn hay bò thì chần qua nước đầu, rửa sạch lại) cho vào nồi đổ ngập nước. Cho muối hạt (không dùng muối tinh) vào nồi nước đặt lên bếp.
Bước 3: Đun nồi xương trên bếp với mức nhiệt to nhất cho đến khi sôi thì vặn nhỏ lại để nước liu riu cho xôi lục bục. Tuyệt đối không cho gia vị, bột ngọt hay nước mắm vào lúc này. Đun với lửa nhỏ sẽ giúp nước ngọt trong xương tiết ra từ từ, nước dùng vì thế mà đậm đà, hấp dẫn hơn. Khi hầm xương, bạn cũng đừng quên hớt bọt thường xuyên để nước dùng trong vắt. Tùy từng loại xương sẽ có thời gian ninh khác nhau. Nhớ phải mở nắp vung trong quá trình ninh xương.
Thường xuyên vớt bọt trong khi ninh
Bước 4: Sau khi xương mềm nhừ, nước ngọt trong thì từng loại xương, từng món ăn để tiếp tục chế biến phù hợp.
Lưu ý:
Xương lợn khi ninh cùng muối hạt sẽ ngọt sâu
Với xương lợn: Sau khi ninh cùng với muối hột đến khi dừ, có thể cho thêm hành khô hay thêm đu đủ xanh để nước thêm ngọt, trong.
Tùy từng món ăn mà bạn cho thêm gia vị phù hợp sau khi ninh nước trong
Với xương bò: Xương bò cầu kì hơn các loại xương khác ở khâu sơ chế và thời gian ninh. Khi sơ chế, xương ống bò chặt làm đôi, ngâm nước cho ra hết tiết. Sau đó, nướng xương ở nhiệt 250 độ trong vòng 20 phút tiếp đến cho xương và trần qua khoảng 2 lần rồi hầm với nước cho muối hột rang.
Hầm xương bò thường phải mất ít nhất từ 2-4 tiếng hoặc nếu cầu kỳ hơn có thể phải lên tới 6-7 tiếng. Xương bò sau khi hầm xong tùy từng món ăn sẽ gia giảm các gia vị khác. Nếu nấu phở thì chị em nướng thêm gừng, hành, quế hồi. Còn nếu nấu bún bò thì chị em cho thêm sả, hành phi thơm cùng ruốc tôm...
Chọn dưa lê mà thấy điểm này, chị em phải quyết mua nhanh kẻo hết
Muốn chọn được dưa lê chín già tự nhiên, ngọt lịm, chị em chỉ cần để ý đặc điểm nhỏ này.
" alt="Bí quyết giúp nước xương hầm trong, ngọt sâu, hết sạch cả mùi hôi" />Victor Vũ mùi mẫn hôn vợ tại sự kiện (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm làm nghề của Victor Vũ, Đinh Ngọc Diệp âm thầm chuẩn bị quà cho chồng. Tại sự kiện, nữ diễn viên bịt mắt chồng, đồng thời bất ngờ mang ra một chiếc bánh kem tặng ông xã. Chiếc bánh được lấy ý tưởng từ những thước phim mà Victor Vũ từng thực hiện trong 20 năm sự nghiệp.
Nhận được món quà ý nghĩa trước nhiều đồng nghiệp và khán giả, Victor Vũ xúc động ôm hôn vợ, bày tỏ sự biết ơn.
Victor Vũ hôn Đinh Ngọc Diệp ở sự kiện (Video: Quỳnh Tâm).
Trong khoảnh khắc đứng cạnh chồng, Đinh Ngọc Diệp bộc bạch: "Cảm ơn anh 20 năm qua đã liên tục làm việc và không bao giờ ngừng nghỉ. Cảm ơn anh vì những lúc phải đối diện với vấn đề sức khỏe, áp lực và bế tắc nhưng không bao giờ bỏ cuộc.
Cảm ơn vì đã cho em là người đầu tiên lắng nghe những ý tưởng của anh. Cảm ơn vì anh không biết gì khác, ngoài phim và hai đứa con của mình. Em chúc cho anh nhiều sức khỏe để có thể làm tiếp 20 bộ phim nữa".
Diễn viên Minh Anh được chọn vào phim mới của Victor Vũ (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
"Lý Hải, Trấn Thành có màu sắc riêng, tôi cũng vậy"
Tại sự kiện, Victor Vũ nhận được các câu hỏi đề cập đến việc "bị đặt lên bàn cân" với Trấn Thành và Lý Hải.
Về vấn đề trên, anh thẳng thắn chia sẻ: "Có những nhà làm phim như Trấn Thành, Lý Hải là một điều rất tốt cho thị trường phim ảnh Việt. Vì mỗi người sẽ mang đến một màu sắc riêng. Rõ ràng Lý Hải và Trấn Thành đã nắm rất rõ thị hiếu khán giả, nên đã làm ra những sản phẩm có sự kết nối với người xem rất lớn".
Khi được hỏi về chuyện tại sao không theo đuổi dòng phim có thị hiếu khán giả cao như đồng nghiệp, Victor Vũ chia sẻ: "Lý Hải và Trấn Thành có màu sắc và giọng nói nghệ thuật riêng. Tôi luôn tin khán giả muốn tìm những trải nghiệm mới, đề tài lạ. Đó cũng là cái riêng mà tôi theo đuổi.
Thị hiếu khán giả khó đoán, nên tôi chỉ biết tập trung làm những đề tài, câu chuyện mà mình cảm thấy hấp dẫn, ý nghĩa nhất".
Victor Vũ phản hồi truyền thông (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Dự án Thám tử Kiên: Kỳ án không đầuđược Victor Vũ giới thiệu thuộc thể loại kinh dị, trinh thám với bối cảnh cổ trang. Trong đó, diễn viên Quốc Huy tiếp tục được chọn vào vai Thám tử Kiên. Trước đó, anh từng đảm nhận vai diễn này trong phim Người vợ cuối cùng.
Lý giải thêm về việc chọn Quốc Huy, đạo diễn Victor Vũ nói: "Thám tử Kiên trong Người vợ cuối cùngchỉ xuất hiện 30%. Còn với dự án này, nhân vật được khai thác có chiều sâu, nhiều màu sắc. Đó cũng là lý do tôi tổ chức casting (tuyển chọn - PV) để tạo cơ hội công bằng cho tất cả mọi người.
Trong quá trình casting, đương nhiên cũng xuất hiện nhiều nhân vật nổi bật. Tuy nhiên, để chọn một người phù hợp nhất thì tôi nghĩ đó là Quốc Huy. Bạn hội tụ đủ yếu tố, màu sắc của nhân vật".
Dàn diễn viên trong "Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu" (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Bên cạnh đó, Victor Vũ cũng công bố dàn diễn viên trẻ góp mặt vào phim: Quốc Anh (vai Thạc), Anh Phạm (vai Tuyết) và Minh Anh (vai Nga)...
Ba diễn viên trẻ cho biết, họ vỡ òa khi được làm việc cùng đạo diễn Victor Vũ. Trong đó, diễn viên Minh Anh gây chú ý khi tiết lộ đây chính là vai điện ảnh đầu tay của cô sau nhiều lần rớt casting.
" alt="Victor Vũ ôm hôn vợ mùi mẫn, nói về việc bị so sánh với Trấn Thành, Lý Hải" />"Từ nhỏ đến lớn, tôi làm gì cũng bị cha mẹ la mắng, đánh đập. Tới khi học xong lớp 12, tôi quyết định nghỉ để đi học nghề do khả năng chỉ ở mức trung bình. Tôi rất thích nghề sửa điện thoại, nhưng gia đình nhất quyết không cho học. Thay vào đó, cha mẹ dẫn tôi vào trường trung cấp nghề sửa ôtô, điện lạnh... Tôi đi một vòng rồi ra về.
Vài tháng sau, tôi tìm được việc làm lương 1,5 triệu đồng. Làm được một năm cô tôi cho tiền, nói rằng 'con muốn học gì thì học'. Lúc đó, nghề sửa điện thoại học phí cao, tiền cô cho không đủ nên tôi quyết định qua học sửa chữa máy tính. Học xong đi làm, rồi tôi đi học thêm phần cứng laptop. Tôi cũng dành dụm tiền để về mở tiệm làm riêng.
Nhiều lúc, tôi thấy cuộc đời thật bất công với mình. Đứa em tôi đi học đại học trên TP HCM bốn năm tốn gần 300 triệu, học xong không xin được việc nên đăng ký xuất khẩu lao động, đi xong về giờ ở nhà. Còn tôi phải tự lực tất cả. Nhiều khi tôi tâm sự với anh em, bạn về chuyện lúc trước thích nghề sửa điện thoại mà nhà không cho học, mà chẳng ai tin.
Giờ ra ngoài, thấy ai được gia đình lo cho vài trăm triệu làm vốn lập nghiệp là tôi lại tự cảm thấy tủi thân. Nhưng cũng nhờ hoàn cảnh như vậy, tôi lại càng thêm cố gắng làm lụng, đến giờ cũng đang có dư gần 300 triệu đồng. Tuy ít ỏi những số tiền đó rất có ý nghĩa, nó nhắc tôi nhớ về tuổi thơ bất hạnh của mình để trân trọng hơn cuộc sống hiện tại".
Đó là chia sẻ của độc giả Phú Nguyễnvề cảm giác "lạc loài" trong chính căn nhà của mình. Câu chuyện những đứa con bị ghét bỏ, bị phân biệt đối xử dẫn đến cảm giác lạc lõng ngay trong gia đình mình không hiếm. Khảo sát độc giả của VnExpress ghi nhận 61% cho biết từng bị bố mẹ đối xử thiên vị, trong đó 29% là thường xuyên. Hậu quả là những đứa con ấy lao vào tìm kiếm niềm tin ở bạn bè hoặc những người quen biết dẫn tới bị lạm dụng, lừa đảo cũng như gặp nhiều vấn đề cảm xúc như rối loạn lo âu, thậm chí nổi loạn.
>> Kết cục sau 5 năm về quê làm tròn chữ hiếu
Cũng chịu những tác động tiêu cực vì bị cha mẹ đối xử bất công, bạn đọc Thinhvuongbày tỏ: "Tôi năm nay hơn 70 tuổi rồi nên thấm thía cảm giác của những đứa trẻ 'lạc lõng' trong nhà mình. Những đứa trẻ bị đối xử như thế ra đời có thể không thua kém ai, nhưng rất dễ bị tình cảm gia đình làm yếu lòng hay lo lắng cho ba mẹ khi mình có điều kiện. Và những lúc như thế, họ lại nhận được sự quan tâm khiến họ cảm giác rằng mình đã nghĩ sai và ba mẹ nào mà chẳng thương con.
Nhưng không, đó chỉ là những phản ứng những lời ngon ngọt lúc có được lợi ích. Đến khi không còn giá trị lợi dụng, những người cha mẹ độc hại kia sẽ trở mặt 180° như xưa. Sau cùng thì những đứa trẻ đó chăng còn mang trong mình nhưng suy nghĩ ức chế, thù ghét hay than vãn bất công nữa. Đỉnh điểm là họ nhận ra sự thật cốt lõi và sống mặc kệ đời, không quan tâm, vô hồn và chấp nhận sự thật, không còn trách móc".
Chỉ ra sai lầm của nhiều cha mẹ trong việc áp đặt suy nghĩ lên con cái, độc giả LQLnhấn mạnh: "Có nhiều người vẫn còn mang tư tưởng 'con cái phải một dạ hai vâng với cha mẹ', kể cả khi cha mẹ có đối xử tệ bạc với họ như thế nào đi nữa. Họ có thể buông lời nhận xét 'con cái bất hiếu' khi những đứa con hành xử không tuân theo tiêu chuẩn định sẵn của họ.
Tôi thấy con số 18 thật kỳ diệu. Người ta mặc nhiên những đứa trẻ bước qua tuổi 18 sẽ tự có thể chữa lành những tổn thương thời thơ ấu. Và họ đòi hỏi tất cả những người có tuổi thơ bất hạnh, bị cha mẹ đối xử thiếu công bằng, cũng phải hành xử như người được thương yêu từ nhỏ, bất kể quá khứ của họ có bị tổn thương nặng nề đến đâu đi nữa.
Đừng bảo trẻ con chỉ cần đủ ăn, đủ mặc là được. UNICEF đã nói rất rõ về quyền của trẻ em , đó là quyền được yêu thương. Nên sẽ chẳng có lời bao biện nào cho những người làm cha mẹ đẻ con ra rồi tự cho mình cái quyền hành hạ, quăng quật, đánh đập con cái, rồi sau này lại bắt chúng phải một dạ hai vâng, cung phụng mình. Họ gọi đó là 'đạo đức' nhưng nó lại là 'gọng kìm' kìm kẹp cuộc đời của con trẻ. Những cha mẹ như thế chẳng hề yêu thương con, họ chỉ tìm kiếm cái bảo hiểm khi về già".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt="Sống trong nỗi ám ảnh phải phục tùng cha mẹ" />Bìa tập 54 "Cà phê áo tím".
Lần đầu đọc “Kính Vạn Hoa”, tôi 13 tuổi. Chúng tôi thuê từng tập nhỏ bìa tím có những hình vẽ nguệch ngoạc ở những hàng thuê sách nhỏ hẹp. Ở tuổi đó khó có thể đọc những cuốn sách dày dặn hơn, nghĩ lại thấy khá hổ thẹn. Nhiều em nhỏ bây giờ có thể say sưa ngấu nghiến những tập Harry Potter dày cộp. Bù lại, tập truyện nhỏ bé mỏng mảnh có thể nằm trong cặp theo chúng tôi đi khắp nơi. Hãy tìm những cuốn “Kính Vạn Hoa” cũ kỹ cho thuê trong các nhà sách nhỏ, trên bìa mỗi tập trong từng trang sách, có dấu vân tay của rất nhiều “teen” Việt Nam.
Tôi cũng giống như tất cả bạn bè của mình, khó lòng mượn các tập truyện theo thứ tự. Nhưng nhà văn từng nói, “Kính vạn hoa” là bộ truyện liên hoàn, các tập có nội dung độc lập, không liên quan đến nhau, có thể đọc tập nào trước cũng được. Một cách tự nhiên, “Kính vạn hoa” hoàn toàn phù hợp với phương thức tiếp nhận thô sơ đó. Viết cho độc giả thì sẽ đến được với độc giả.
Nhà văn Lê Phương Liên từng nhận xét khi đọc bản thảo những tập đầu tiên nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đưa cho NXB Kim Đồng: “Hiện thực truyện gần gụi với đời sống sinh hoạt ở nhà và ở trường của học sinh”. Một nhận xét đơn sơ và chính xác. Riêng tôi thích mê không gian lớp học mà tác giả dựng nên, một lớp học trong mơ đúng nghĩa, rất khác “lớp học trong mơ” của đạo diễn Lê Hoàng với phim “Những thiên thần áo trắng”. Lớp học của Nguyễn Nhật Ánh đáng mơ ước nhưng hoàn toàn chân thực.
Tôi nhớ bài thơ “Chị Hằng” mà Quý ròm sáng tác nhân cuộc thi cấp lớp ở tập 26 "Tiết mục bất ngờ".
“Anh Em Khuyên Hạnh Quý Long Vương
Dung Ngọc Như Hoa Lâm Mỹ Lương
Bá Đạo Linh Hà Cung Lễ Hải
Tần Kiều Ân Dưỡng Phước Hòa Quang”Bài thơ của “thi sĩ Bình Minh” lớp 9A4, hay chính xác là của Nguyễn Nhật Ánh, ngộ nghĩnh và ngây ngô, “chẳng có nghĩa gì nhưng lại rất ý nghĩa” đúng như nhỏ Hạnh nhận xét. Bài thơ là bản hòa âm những cái tên của các thành viên trong lớp học. Chỉ riêng tên lớp trưởng Xuyến Chi bị chấm thêm dấu thành chữ “Chị” ở tiêu đề, còn lại cả lớp ai nấy đều mãn nguyện khi tìm thấy tên của mình, nguyên vẹn, được ghép vào đâu đó trong bài thơ, làm thành bản hòa ca vui tai.
Tôi từng bắt chước Quý ròm phóng tác một bài thơ tương tự dịp làm báo tường vào năm lớp 8. Thật giản dị, mỗi lớp học đều là một bài thơ, thậm chí nhiều bài thơ nếu ta hứng thú với trò chơi con chữ và âm thanh.
Năm 2002, Nguyễn Nhật Ánh tạm dừng bộ truyện ở tập 45 có tên gọi “Kính Vạn Hoa”, lúc đó ông thổ lộ không hề nghĩ có ngày sẽ viết tiếp. Năm 2007, được NXB Kim Đồng và một tờ bào thuyết phục, và nhất là lòng hâm mộ không có dấu hiệu giảm sút của bạn đọc nhỏ tuổi, nhà văn lại tiếp nối những câu chuyện muôn màu về tuổi học trò. "Kính Vạn Hoa" trở lại với một diện mạo mới. Sau 5 năm, Quý ròm và các bạn đã tốt nghiệp trung học cơ sở, lên lớp 10, chiếc kính vạn hoa phản ánh thế giới học trò trong trang sách đã được lắp thêm tấm gương công nghệ hiện đại cùng nút thắt mới mẻ: rung động tuổi mới lớn. Các học sinh lớp 10 xuất hiện sành điệu với iPod, điện thoại di động, đã bắt đầu biết để ý trước bạn khác phái rồi. (Thực ra học sinh ngoài đời còn bắt đầu sớm hơn). Mặc dù vậy, nét hóm hỉnh sinh động của "Kính Vạn Hoa" và các nhân vật trong sách vẫn thân thuộc như ngày trước.
Đọc tập 53 “Má lúm đồng tiền”, tôi bắt gặp Quới Lương năm lớp 10 ấp úng vì một nụ cười của nhỏ Thạch Anh ngồi cạnh.
“Nhỏ Thạch Anh bắt gặp nó nhìn trộm, nhoẻn miệng cười:
- Bộ mặt mình có dính lọ nồi hả?
- Đâu có!
- Hổng có sao bạn nhìn mình hoài vậy?
- Nhìn đâu mà nhìn!
Quới Lương bối rối đáp và quay mặt đi chỗ khác. Con gái cười có lúm đồng tiền trông xinh tệ! Quới Lương nhủ bụng, nhưng nó chỉ nghĩ thoáng qua thế thôi. Lúc này nó đang nghĩ đến những đồng tiền trong bóp của Thạch Anh nhiều hơn. Đồng tiền trên má, nó đâu có cần”.
Chi tiết đó khiến tôi nhớ lại trước đây khi Lâm, cậu chàng quậy phá nhất lớp 9A4, từng bồi hồi khó tả nhìn vào mắt Hải Ngọc trong tập 37 “Lớp phó học tập”.
“Ánh mắt đó, nụ cười đó và lòng tin cậy đó khiến thủ lĩnh băng "tứ quậy" trong một thoáng quên bẵng mình là ai. Lâm cũng không nhớ mình là "thi sĩ Hoàng Hôn" có biệt tài xuất khẩu thành thơ. Nó lúng búng một câu kỳ cục:
- À... à... à...
Hình như sợ "thi sĩ" sẽ làm bài thơ "à, à" đến vài ngàn câu, nhỏ Hải Ngọc vội leo lên yên, tủm tỉm:
- Hải Ngọc về trước nhé!
Lâm gật đầu và đáp lại lời từ giã của cô bạn gái cũng bằng "điệp khúc" quái đản đó:
- À... à... à...
Khi Lâm "à" đến tiếng thứ mười hai thì Hải Ngọc đã biến mất chỗ cua quẹo.
"Nàng thơ" đã mất hút thì tất nhiên "thi sĩ" cũng không có lý do gì để làm tiếp bài thơ "à, à" nữa. Lâm lững thững bước, và từ giây phút đó, nó bỗng nhiên biến thành con người khác”.
Hay như trong tập 47 “Ngủ quên trên đồi”, Quý ròm tinh ranh cũng trở nên xao xuyến trước nhỏ Hường, cô học trò “vừa đẹp vừa ngoan”, nhà nghèo nhưng hiếu học mà cậu nhận làm gia sư miễn phí.
“Được học trò khen, ông thầy lâng lâng như đang ngồi trên mây.
Ông thầy ngồi trên mây, nhưng ông thầy quay mặt đi chỗ khác.
Ông thầy không dám nhìn vào mắt học trò.
Không hiểu sao mỗi khi đôi mắt học trò long lanh là ông thầy lại đâm ra bối rối”.
Nguyễn Nhật Ánh thích tả ánh mắt, thích tả nụ cười, thích vẽ lên trang sách những nét thẹn thùng mới chớm mong manh như khói mây. Đó là một thứ tình cảm mơ hồ khó nắm bắt, có thể chạm nhẹ vào trái tim ta và làm ta mỉm cười. Chẳng biết là có đi đến đâu không, nhưng điều đó quan trọng lắm sao? Chỉ biết khi nhớ về cảm giác của cái chạm khẽ khàng ngọt ngào thuở đó, ta trở lại tuổi 15.
“Một đứa con trai gặp một đứa con gái xinh đẹp thì sao nhỉ? Quý ròm tự hỏi, xoa cằm, thở dài, đá chân vô bụi cỏ bên đường một cái, rồi xoa cằm, rồi thở ra. Chắc là đứa con trai sẽ thích đứa con gái! Quý ròm bứt một chiếc lá trên nhánh cây chìa ra dọc lối đi, ngậm trên môi tự hỏi tiếp: Thích thì sao nhỉ? Câu này khó trả lời hơn một chút nhưng loay hoay một hồi Quý ròm vẫn không “giải đáp” được: Thích thì chắc là mắc cỡ, chắc là sợ người khác biết được! Nghĩ tới đây, mặt Quý ròm tự nhiên ửng lên”. (Trích“Ngủ quên trên đồi”).
Vậy đó, họ lớn mà không lớn.
Bìa tập 53 "Má lúm đồng tiền".
"Kính vạn hoa" không phải tác phẩm dành riêng cho trẻ con hay tuổi mới lớn. Tôi không thích xếp những cuốn sách vào một cái ngăn nào đó dành riêng cho lứa tuổi này, lứa tuổi kia. Muốn đi trọn con đường với văn chương, tốt nhất đừng viết những câu chuyện chỉ dành cho một lứa tuổi nào đó. “Kính vạn hoa” trong mắt tôi dành cho những ai khi đọc vẫn còn mỉm cười và tìm thấy chính mình trong đó, một “chính mình” có thể lẩn khuất đâu đó, nhưng chưa bao giờ biến mất, thi thoảng lại trở về. Người lớn hoàn toàn có thể lật lại những trang truyện cổ Andersen hay Doraemon, hoàn toàn không phải để hồi tưởng về một thời xa lắm.
Nhân nói đến Doraemon, cũng phải nhắc luôn một sự việc mà nhà văn Lê Phương Liên từng tiết lộ: “Năm 1995, ông Nguyễn Thắng Vu, giám đốc NXB Kim Đồng lúc đó phân công tôi đi gặp Nguyễn Nhật Ánh trao đổi để đặt anh viết một tập truyện dài kỳ cho NXB Kim Đồng. Ước vọng làm truyện dài kỳ Việt Nam của NXB Kim Đồng bắt nguồn từ thắng lợi của bộ truyện tranh Doraemon(Nhật Bản) và bộ truyện trinh thám TKKG(Đức). Đây là thời điểm chuyển biến của NXB Kim Đồng và cũng là sự thay đổi tư duy của văn học thiếu nhi Việt Nam. Trước đây, sách cho thiếu nhi tính giáo dục được đề cao hơn tính giải trí. Giờ đây, nhu cầu giải trí của trẻ em được quan tâm, trẻ em vui vẻ thì mới tiếp thu được những điều bổ ích”.
“Nguyễn Nhật Ánh tỏ ý muốn viết thử 5 tập truyện sinh hoạt thiếu nhi theo kiểu truyện dài kỳ. Chẳng bao lâu sau NXB Kim Đồng nhận được bản thảo 5 tập đầu tiên của Nguyễn Nhật Ánh từ TP HCM gửi ra Hà Nội. Bản thảo đánh máy rất sạch sẽ. Lúc đó, ông Nguyễn Thắng Vu đã có một quyết định rất táo bạo: tạm ứng cho Nguyễn Nhật Ánh một khoản tiền là 50 triệu đồng để anh yên tâm sáng tác Kính vạn hoa”.
Có thể nói, một phần nhờ Doraemon mà thiếu nhi Việt Nam được đọc “Kính vạn hoa”. Nhưng sẽ không có một “Kính vạn hoa” đáng nhớ đến vậy nếu tác giả không một lòng viết cho thiếu nhi. Trong Kỷ yếu năm 2005 của Hội nhà văn TP HCM, Nguyễn Nhật Ánh từng viết: “Nghĩa vụ quan trọng nhất của một hội viên với tôi là tích cực sáng tác, góp phần cùng Hội tạo ra nhiều sách hơn nữa cho trẻ em, với tư cách là một nhà văn viết cho thiếu nhi”.
Trở lại Giải tríTrở lại Giải trí" alt="15 năm ‘Kính Vạn Hoa’ xoay tròn" />Đây là nhánh HC2, hướng quận 7 đi Bình Chánh, một trong hai nhánh thuộc dự án xây dựng hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, khởi công cách đây 4 năm với tổng mức đầu tư 830 tỷ đồng (giai đoạn một).
" alt="Thông xe nhánh hầm qua nút giao cửa ngõ phía Nam TP HCM" />
- ·Nhận định, soi kèo Lille OSC vs Lens, 01h45 ngày 31/3: Ghìm chân nhau
- ·10 mẫu quạt trần đẹp cho chung cư trần thấp
- ·Thấp thỏm thưởng Tết bằng tiền hay hiện vật?
- ·Bí quyết để hôn nhân hạnh phúc là vợ 'mù' chồng 'điếc'
- ·Nhận định, soi kèo Slavia Sofia vs Septemvri Sofia, 22h45 ngày 1/4: Hướng tới top 8
- ·10 điều bạn không nên tự làm tại nhà
- ·Những kẻ tuyệt tình
- ·Quảng Ninh khởi động mùa du lịch với đêm nghệ thuật ấn tượng tại FLC Hạ Long
- ·Soi kèo góc Wolves vs West Ham, 1h45 ngày 2/4
- ·Vinpearl ‘đại thắng’ giải thưởng của TripAdvisor
Nguyên liệu:
- Củ đậu: 300gr
- Dừa sợi: 100gr
- Cà rốt: 20gr
- Lườn gà: 100gr
- Vừng: 30gr
- Lạc: 60gr
- Rau mùi, kinh giới: 15gr
- Dầu mè: 10ml
- Đường: 45gr
- Giấm: 20ml
- Chanh: 15ml
- Nước mắm: 15ml
- Muối: 2gr
Cách làm
- Củ đậu: thái mỏng sợi
- Cà rốt: nạo sợi
- Lườn gà: luộc, xé sợi
- Vừng, lạc: rang
- Rau mùi, thơm: rửa sạch, thái rối
- Cho củ đậu, cà rốt, dừa sợi vào bát trộn với đường, giấm, chanh, muối, mắm theo tỷ lệ ghi bên trên, để tầm 5 phút cho ngấm rồi chắt bớt nước đi, thêm gà xé, vừng, lạc, rau sống, dầu mè.
Công thức trộn chua ngọt có thể tuỳ chỉnh theo thực tế. Lưu ý: vì củ đậu rất dễ gẫy nên xóc nhẹ, đừng quá mạnh tay.
Làm món nộm gà chua, cay, ngọt, mặn chống ngán cho ngày nắng nóng
Món ăn này ngon về hương vị, đẹp về hình thức bởi sự hòa quện về màu sắc màu trắng của gà và hành tây, màu vàng của carot, màu xanh của rau thơm.
" alt="Cách làm nộm củ đậu thanh mát, chua ngọt" />Bức ảnh được giới thiệu là chụp lại ngoại hình đời thực của hot girl khá nổi tiếng trên mạng nhanh chóng thu hút sự chú ý và bàn luận sôi nổi của cư dân mạng, theo Insight.
Trong hình, cô gái có mái tóc ngắn, mặc áo crop-top màu hồng và quần jeans xanh. Bức hình được chụp ở một quán cà phê.
Ảnh tự đăng và ảnh bị chụp lén khác xa nhau của hot girl xứ Trung. So sánh với bức ảnh trước đó hot girl này đăng lên trang cá nhân, đông đảo dân mạng tin chắc đây là ảnh chụp cùng một người vì có cùng trang phục, kiểu tóc đến phụ kiện đi kèm.
Tuy nhiên, trong ảnh tự đăng, cô nàng có vóc dáng thon gọn, gương mặt xinh đẹp tựa búp bê.
Những người theo dõi, yêu mến cô trước đây cảm thấy bị lừa dối. Nhiều người bình luận khó chấp nhận với cách chỉnh ảnh quá đà của nữ chính.
Trước đây, không ít hot girl đình đám trên mạng cũng từng bị người qua đường chụp ảnh bóc mẽ nhan sắc thực.
Khác với ảnh đăng trên mạng, nàng hot girl có vóc dáng khá thô kệch ở thực tế. Tháng 8/2019, cô nàng có biệt danh Quả Tử Tạng (2001) khiến fan ngỡ ngàng khi lộ nhan sắc thực. 10X vốn nổi tiếng với vẻ ngoài cao ráo, phong cách thời trang cá tính, chất chơi. Tuy nhiên trong một lần xuất hiện tại sự kiện Sneaker Con, Tử Tạng bị fan đăng ảnh chụp lén, tố vóc dáng thô kệch khác xa trên mạng.
Hàn An Nhiễm (20 tuổi) là gương mặt được chú ý sau khi tham gia chương trình truyền hình thực tế X-Change của Trung Quốc. Trên mạng xã hội, cô thường đăng ảnh khoe gương mặt xinh đẹp với mắt to, mũi cao, gương mặt thanh thoát được nhiều người khen "xinh như búp bê".
Tuy nhiên, qua hình ảnh được bạn bè ghi lại trong chính đám cưới của mình, An Nhiễm bị nói "trông như người xa lạ" với gương mặt không ăn nhập gì với những bức ảnh trên mạng.
Cô giáo Hàn Quốc thành hot girl mạng nhờ giảm 20kg
Từng kém tự tin vì thân hình mũm mĩm, Sim So-yeon (Hàn Quốc) khiến những học viên của mình bất ngờ khi có màn "lột xác" ấn tượng sau khi giảm cân.
" alt="Hot girl TQ bị fan bắt gặp, ngoại hình thô kệch khác xa trên mạng" />Đi dọc quốc lộ 1A, đoạn qua địa phận xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, Hà Nam, hỏi nhà ông Phạm Văn Nhẫn (SN 1963) ai cũng biết. Dường như tên và số điện thoại của ông được rất nhiều người sống trên đoạn quốc lộ này lưu lại.
Gần 40 năm đi tìm người điên về nuôi
Nhà ông Nhẫn nằm ngay mặt đường. Khi chúng tôi đến, có hai người đàn ông đang ngồi trước cửa. Thấy có khách, người đàn ông trẻ tuổi, mặc áo đỏ đứng dậy, đi về phía gốc cây gần đó để trốn. Thỉnh thoảng anh ngó ra nhìn khách rồi cười tủm tỉm .
Ông Phạm Văn Nhẫn (SN 1963). Chỉ tay về phía chàng thanh niên ấy, ông Nhẫn cho biết, anh tên Bình, được ông đón về nuôi 2 tháng nay, nhưng đến giờ Bình vẫn không nhớ được quê quán, cha mẹ của mình.
"Cách đây 2 tháng, vào lúc nửa đêm, người dân trong xã gọi điện cho tôi, báo có người nằm trong nghĩa trang xã Thanh Hải (huyện Thanh Liêm). Tôi phi xe đến thì thấy cậu này. Quần áo, đầu tóc cậu ấy lấm lem, hôi hám lắm. Tôi đưa cậu ấy về nhà, ép một cốc nước mía cho uống rồi đưa đi tắm, ăn cơm, sau đó chỉ phòng cho ngủ. Sáng hôm sau, tôi hỏi tên tuổi, quê quán nhưng cậu ta chỉ nhớ mỗi tên mình", ông Nhẫn nhớ lại cuộc gặp gỡ với Bình.
Từ đó đến nay, Bình được gia đình ông Nhẫn nuôi, chăm sóc như người thân trong nhà. "Cậu ấy ăn khỏe lắm, mỗi ngày 3 tô cơm to. Nhìn cậu ta, chẳng ai bảo có vấn đề về thần kinh, thế mà có nhớ được gì đâu", ông Nhẫn nói.
Anh Bình (áo đỏ) và ông Cường đang được cưu mang tại nhà ông Nhẫn. Bên cạnh anh Bình, một người đàn ông có đôi mắt buồn, liên tục nhìn xa xăm. Từ lúc chúng tôi đến, ông không nói lời nào, nhưng ông Nhẫn bảo, những lúc "lên cơn", anh ta gào, thét, đập chân đập tay dữ dội lắm.
"Ông ấy tên Cường (50 tuổi) ở với chúng tôi đã 14 năm rồi", ông Nhẫn giới thiệu.
Một buổi tối cách đây 14 năm, đang ở trong nhà, ông Nhẫn nghe tiếng gào thét ngoài đường. Mở cửa ra, ông thấy một người đàn ông ăn mặc rách rưới, mặt mũi đầy máu. Ông đưa vào nhà, cho đi tắm rửa, ăn uống. Sau đó, người đàn ông này nói với ông Nhẫn, quê của mình ở thị trấn Vôi (Lạng Giang, Bắc Giang).
Hôm sau, ông Nhẫn liên hệ địa phương, nhưng gia đình của ông Cường đã không còn ở đó. Vậy là, việc tìm kiếm thân nhân cho ông Cường rơi vào bế tắc. Gia đình ông Nhẫn thương tình, làm các thủ tục cần thiết để nhập khẩu cho ông vào nhà mình.
Cách đây mấy năm, ông Nhẫn nhận được một cuộc điện thoại. Phía đầu dây bên kia, người phụ nữ nhận là họ hàng của ông Cường, nhưng vì điều kiện xa xôi, chị không về thăm được. Một thời gian sau, người này mới thừa nhận là em gái của ông Cường.
"Năm ngoái, cô ấy về đây thăm. Lúc đó câu chuyện về ông Cường mới được làm rõ", ông Nhẫn kể.
Hóa ra, ông Cường bỏ nhà đi từ năm 1987. Gia đình đi tìm nhiều nơi không thấy, tưởng ông đã mất nên lấy ngày 30 Tết làm ngày giỗ của ông. Sau này, khi bố mẹ khuất núi, người em vào Nam xây dựng gia đình còn làm lễ đưa ông lên chùa. Không ngờ, ông Cường còn sống.
Hôm gặp gỡ, người em mừng mừng tủi tủi, nhưng vì nhiều lý do không thể đón anh về đoàn tụ. Người này lại nhờ ông Nhẫn tiếp tục cưu mang anh mình.
Ông Cường đã ở nhà ông Nhẫn được 14 năm. Lao động cật lực nuôi người điên
Nhiều người đến nhà ông Nhẫn, thấy cảnh người điên đứng ngồi, khóc cười ầm ĩ thì cám cảnh. Họ gọi ông là gàn dở, là bị "giời đày", bởi nuôi một người như vậy không đơn giản, huống hồ, họ chẳng máu mủ ruột già với gia đình ông. Thế nhưng, ông Nhẫn chỉ cười.
"Họ bị bệnh như vậy là đã khổ rồi. Mình giúp họ cũng là làm phúc cho mình”, ông Nhẫn nói.
Nghĩ thế nên từ năm 1984 đến nay, cứ dăm bữa nửa tháng, ông Nhẫn lại đưa một người điên về nhà chăm sóc. Căn nhà nhỏ, tuềnh toàng không đủ chỗ ở cho những người lạ, ông Nhẫn phải xây thêm phòng ở phần đất phía sau. Đợt nào đông quá, ông phải trải chiếu trên nền nhà để họ có chỗ nghỉ ngơi.
Đó là những người đi lang thang trên quốc lộ 1A, đoạn qua địa phận huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Người dân thấy nên đưa về nhà ông hoặc gọi ông đến đón.
“Tôi cưu mang những người điên dại, đi lang thang gần 40 năm nay, nên bây giờ, cứ thấy trường hợp như vậy là người dân trong vùng gọi điện cho tôi. Tôi lại đi đón bất kể ngày đêm”.
“Cách đây không lâu, tôi cũng giúp đỡ một phụ nữ quê Hải Dương. Chị ta bị trầm cảm sau sinh, không mặc quần áo, cứ chạy trên đường. Bây giờ chị ấy được gia đình đón đi rồi”, ông Nhẫn kể lại.
Để tiện cho sinh hoạt, ông Nhẫn xây riêng một gian nhà nhỏ cho những người ông đưa về cưu mang. Theo lời ông Nhẫn, những người có thần kinh không bình thường được ông đưa về nhà cho ăn uống, ngủ nghỉ, sau đó, ông sẽ tìm thân nhân cho họ. May mắn, hầu hết những người được ông cưu mang, sau một thời gian đều được gia đình đón về. Trong đó có cả những người ở Quảng Ngãi, Lạng Sơn, Yên Bái, Bắc Giang …
Để có kinh phí làm những việc như vậy, ông Nhẫn bảo, vợ chồng ông cấy 1 mẫu ruộng. Ngoài ra, ông còn làm thêm nhiều việc khác như bán nước, sửa xe, chạy xe ôm …để mưu sinh, nuôi 4 đứa con.
Cuộc sống khó khăn nhưng cứ thấy những người như vậy đi lang thang là ông không cầm lòng được.
"Tôi giúp cho hàng trăm người rồi, nhưng không mong được đền đáp. Tôi cũng chẳng đòi hỏi gì từ thân nhân của họ". Nhưng bù lại, ông khoe, bản thân có tới cả chục con nuôi - là những người ông đã cưu mang, giúp đỡ.
Những ngày Tết hay nhà có việc, họ lại tập trung về khiến căn nhà nhỏ của ông thêm rộn tiếng cười.
Chia sẻ với PV VietNamNet, ông Trần Văn Tắm, Chủ tịch UBND xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, Hà Nam cho biết, gia đình ông Nhẫn không khá giả, thu nhập chủ yếu dựa vào đồng ruộng và một vài nghề phụ nhưng nhiều năm nay, ông Nhẫn liên tục có những hoạt động giúp đỡ người có vấn đề về thần kinh, đi lang thang trên địa bàn. Những người này được ông đưa về nuôi, chăm sóc sau đó tìm thân nhân giúp.
Đây là hành động đáng quý. Và đáng ngưỡng mộ hơn là mọi chi phí giúp đỡ người đều do gia đình ông Nhẫn tự bỏ tiền túi ra làm.
Đầu năm 2013, ông Nhẫn đã vinh dự được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam vì: “Đã có thành tích trong hoạt động nhân đạo và từ thiện”.
Người phụ nữ Bắc Giang học hết lớp 3 trở thành ‘đại gia chân đất’
Tay cầm phích nước, đầu đội chiếc nón đã cũ sờn, bà Thuỷ đi chân đất từ phía cuối xưởng lên tiếp chúng tôi. Vừa mời khách vào, bà vừa giải thích “phải giám sát công nhân liên tục, không lại làm láo báo cáo hay”.
" alt="Lão nông Hà Nam gần 40 năm làm lụng nuôi những người tâm thần" />Cặp đôi Thùy Anh (SN 1993, Hà Nam) - Thành Nam (SN 1996, Cao Bằng) gây bất ngờ khi mặc áo Nhật Bình và áo tấc thay cho váy cưới và Âu phục trong ngày trọng đại. Thùy Anh là người yêu những giá trị cổ xưa nên khi có kế hoạch tổ chức đám cưới, cô nảy ra ý tưởng mặc trang phục cổ để vừa thoả mãn đam mê vừa gìn giữ được nét văn hoá mang đậm bản sắc Việt.
Cô dâu Thùy Anh cho hay, áo Nhật Bình (cô dâu mặc) là thường phục của bậc Hoàng Thái hậu, Hoàng hậu, Hoàng Quý phi; lễ phục của các bậc từ Nhất giai phi đến Tứ giai tần của triều đình nhà Nguyễn. Tùy phẩm cấp mà màu sắc, hoa văn của Nhật Bình có điểm khác biệt để phân định. Áo Nhật Bình được đặt may bằng chất liệu gấm.
Áo tấc (chú rể mặc) - hay còn gọi là áo ngũ thân tay thụng, áo lễ, áo thụng - là là lễ phục trang trọng thời Nguyễn. Tên áo xuất phát từ phần viền áo rộng đúng 1 tấc. Hai loại áo này đều rất kỳ công khi may. Áo tấc được may bằng chất liệu tơ xước. Cặp vợ chồng 9X mất khoảng 1 tháng để hoàn thiện bộ trang phục này. Họ tham khảo qua các diễn đàn liên quan đến trang phục cổ. Để bối cảnh phù hợp với trang phục, vợ chồng Thùy Anh và người bạn đã tự chuẩn bị hôn trường. Cô bày tỏ: "Ai mà không mong có một đám cưới đẹp. Nhưng điều kiện chưa cho phép để đầu tư vào việc trang trí theo ý muốn nên chúng tôi đã tự làm gần như tất cả, không ekip trang trí hùng hậu, cũng không có các chuyên gia tư vấn hàng đầu".
Tận dụng chút vốn kiến thức thiết kế sẵn có, cô dâu cùng bạn bè lên ý tưởng cho đám cưới của mình bằng việc thiết kế 1 phông với hoạ tiết đôi Hạc phi thiên trên nền vàng đồng trầm mặc, kết hợp cùng lọ hoa thiên điểu cùng đôi đôn giả cổ nhằm tạo cảm giác giống các gia đình quyền quý ngày xưa.
Bên cạnh trang phục, bối ảnh, cô dâu chú trọng đến cách làm tóc và trang điểm cùng trang sức, đảm bảo mọi thứ đều hài hòa với nhau. Quá trình chuẩn bị hôn lễ, Thùy Anh khẳng định rất mệt. Nhiều khi mọi việc rối tung và thiếu thốn. Cô định từ bỏ ý định làm đám cưới, thay vào đó chuẩn bị mâm cơm báo hỉ cho gọn nhẹ. Sau cùng, thành quả tuyệt vời khiến cô quên đi những khó khăn vừa qua.
Khi biết vợ chồng Thùy Anh dùng trang phục cổ cho lễ vu quy, mọi người đều phản đối vì sợ tốn kém, rườm rà, chỉ có mẹ Thùy Anh là ủng hộ.
"Vợ chồng tôi vui vì giúp mọi người biết thêm về nét văn hóa truyền thống của Việt Nam", cô dâu 9X nói. Theo Thùy Anh, hai vợ chồng yêu nhau 3 năm mới quyết định kết hôn. Do chênh lệch tuổi tác nên thời gian đầu, bố mẹ hai bên có nhiều lo lắng. Sau này, hai bên thấy các con quyết tâm gắn bó, yêu thương nhau thật lòng, đã đồng ý tác thành.
Mặc dù ít tuổi nhưng Thành Nam khá chín chắn, biết quan tâm, lo lắng cho vợ. Thùy Anh khẳng định, vấn đề tuổi tác không ảnh hưởng đến tình cảm hai người dành cho nhau. Từ ngày bên Thành Nam, cô luôn được chồng chăm sóc hết mực. Đàm Anh - nhiếp ảnh gia chụp bộ ảnh chia sẻ: "Đến đám cưới, tôi ngạc nhiên khi thấy hai bạn diện trang phục lạ vì bình thường, người ta thích mặc đồ hiện đại hơn". Nhiếp ảnh gia 9X cho biết thêm, ban đầu anh không biết đây là trang phục cổ nên không chuẩn bị ý tưởng gì. Sau khi tham khảo cô dâu, anh mới biết, đây là áo tấc và Nhật Bình. Quá trình diễn ra hôn lễ, anh cố gắng ghi lại khoảnh khắp đẹp và tự nhiên nhất cho cô dâu, chú rể. Đồng thời, lột tả được vẻ đẹp của trang phục. Chuyện tình người phụ nữ lớn tuổi hơn cả mẹ người yêu
Pam Shasteen, 60 tuổi và Jonathan Langevin, 21 tuổi đã yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên.
" alt="Cô dâu khoác áo Nhật Bình, chú rể diện áo tấc trong đám cưới" />
- ·Nhận định, soi kèo Ararat
- ·Hồ bơi tự nhiên ngoạn mục lúc xuất hiện, lúc biến mất
- ·Phan Đăng Hoàng ra bộ sưu tập cảm hứng điêu khắc ở Milan
- ·Đầm sen ở Hang Múa nở rộ, giới trẻ thích thú đến check
- ·Nhận định, soi kèo GAIS vs AIK Solna, 0h100 ngày 1/4: Đầu xuôi đuôi lọt
- ·Cụ ông An Giang nhận bằng huấn luyện viên thể hình năm 80 tuổi
- ·Có sự kiện đặc biệt nào trong Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội?
- ·Đồ ăn của du khách bị tịch thu ở sân bay sẽ được xử lý như thế nào?
- ·Nhận định, soi kèo Spartak Varna vs Botev Vratsa, 20h15 ngày 1/4: Khó tin cửa trên
- ·Lưu ý gì khi tự lái xe du lịch Đà Nẵng dịp 2/9?