Bùng nổ thông tin, dân vùng sâu vẫn mê phim chiếu lưu động
Dù giao thông đã thuận lợi hơn,ùngnổthôngtindânvùngsâuvẫnmêphimchiếulưuđộlịch âm vạn niên phương tiện nghe nhìn, ti vi, điện thoại không còn xa lạ nhưng tại nhiều vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp..., không ít người dân vẫn ngóng chờ, xí chỗ để được xem phim ngoài trời của các đội chiếu phim lưu động.
Tại bãi biển thôn Hải Đông, xã Nhơn Hải (Quy Nhơn, Bình Định), các buổi chiếu phim lưu động thường đủ các gia đình 2-3 thế hệ cùng ngồi xem. Từ chục năm nay, đi xem chiếu bóng lưu động gần như là một hoạt động sinh hoạt cộng đồng của bà con cư dân ven biển. Người ta hẹn nhau từ khi xe của đội chiếu phim xuất hiện; nhiều gia đình cắt cử người ra giữ chỗ từ chiều để cả nhà được ngồi gần nhau, tiện thể bàn chuyện làng chuyện xóm...
Chiếu phim lưu động phục vụ bà con dân tộc Bana ở làng Canh Giao (xã Canh Hiệp, Vân Canh, Bình Định)
Dân Hải Đông, cũng như nhiều vùng quê khác, thường xem phim tài liệu trước khi thưởng thức phim truyện. Với các phim tài liệu như Sống cùng lịch sử, 30/4 ngày thống nhất, Thép trong ngục lửa, 70 năm lịch sử hào hùng, Đỉnh cao chiến thắng..., các đội chiếu phim lưu động không chỉ nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, đưa thông tin, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cơ sở một cách thiết thực đối với địa bàn miền núi, hải đảo mà còn làm thay đổi nhận thức, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, góp phần giữ vững an ninh chính trị và chủ quyền biên giới.
Theo thống kê của Cục Điện ảnh, cả nước hiện có 270 đội chiếu phim lưu động; hàng năm thực hiện khoảng hơn 46 nghìn buổi chiếu, phục vụ trên 10 triệu lượt khán giả.
Tuy nhiên, con số đội chiếu bóng lưu động đã giảm gần một trăm đội so với cách đây 6 năm. Năm 2011, cả nước có 325 đội chiếu phim lưu động, thực hiện hơn 53 nghìn buổi chiếu phim phục vụ vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, vùng khó khăn
Đời sống nhân dân phát triển, nhiều vùng nông thôn có tivi với hàng chục, thậm chí gần trăm kênh phát sóng thì chiếu bóng không còn là kênh thông tin khiến nhiều người háo hức chờ đợi như trước. Tuy nhiên, ở vùng sâu, xa, dân tộc thiểu số, những nơi chưa có điện thắp sáng thì chiếu bóng lưu động vẫn hấp dẫn một lượng khán giả nhất định, bà Ngô Phương Lan, Cục trưởng Cục Điện ảnh nhận định.
Bộ VH-TT&DL cũng có những Thông tư, quy định về hoạt động của Đội chiếu phim lưu động hoạt động trong khu vực nông thôn, đồng bằng phải thực hiện ít nhất 12 buổi chiếu phim trong 1 tháng. Đội chiếu phim lưu động hoạt động trong khu vực miền núi, hải đảo, vùng biên giới, vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn phải thực hiện ít nhất 14 buổi chiếu phim trong 1 tháng.
Theo đề xuất của Cục Điện ảnh, Bộ VH-TT&DL đang lấy ý kiến các nhà quản lý, những người làm trong ngành điện ảnh để đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Điện ảnh, trong đó, đặc biệt chú ý đến hoạt động của đôi chiếu bóng lưu động, nhằm đưa hoạt động này trở nên hiệu quả, thiết thực hơn nữa.
Q. Hiếu - Hoàng Oanh
(责任编辑:Giải trí)
- Nhận định, soi kèo Chennaiyin vs Kerala Blasters, 21h00 ngày 30/1: San bằng cách biệt
Đen Vâu viết ca khúc để tôn vinh tình bạn. MV đan xen hình ảnh từng thành viên trong ban nhạc ở những bối cảnh đồi cát khác nhau, kết hợp cùng cô gái múa uyển chuyển dưới hồ nước. Điều này ẩn dụ cho một tâm hồn tự do, khát khao kết nối với mọi người.
Chi tiết nhân vật chính tìm thấy chiếc thuyền và hồ thuỷ tinh với chú cá nhỏ tượng trưng cho việc tìm thấy hy vọng và ý nghĩa trong cuộc sống. Việc anh gặp gỡ những người bạn, cùng nhau đẩy thuyền xuống nước biểu thị sức mạnh của tình bạn.
Soobin (Soobin Hoàng Sơn) cũng vừa ra mắt MV Ai mà biết được, tiếp nối đoạn kết dang dở trước đó của MVgiá như. Nam ca sĩ lần đầu kết hợp nữ rapper tlinh trong ca khúc hiphop, R&B, khai thác thế mạnh việc phát triển giai điệu, màu sắc cá nhân.
Ai mà biết đượckể về vấn đề chung của cặp đôi khi yêu: Người thì đổ lỗi, người lại thấy bản thân hy sinh quá nhiều dù đối phương không thể cảm nhận. Dù tình yêu có nồng nhiệt, những bất đồng vẫn xảy ra.
Hình ảnh trong MV thể hiện sự tương phản, mặt trời phản ánh nhân vật nam, mặt trăng thể hiện nhân vật nữ, thể hiện tình yêu luôn có những quan điểm đối nghịch.
Soobin cũng ra mắt toàn bộ 10 ca khúc thuộc album đầu tay Bật nó lên, gồm:Intro, Dancing in the dark, Sunset in the city, Sẽ quên em nhanh thôi, giá như, Ai mà biết được, Bật nó lên, Heyyy, Luật anh, Lu mờ. Phần nhạc được sản xuất bởi giám đốc âm nhạc SlimV và ê-kíp gồm Touliver, Binz...
Thay vì chọn cố định một thể loại xuyên suốt album, Soobin muốn thể hiện nhiều màu sắc mà anh ấp ủ như pop - R&B, ballad, hip hop và afrobeat, đồng thời cho thấy khía cạnh khác của bản thân trong tình yêu.
Thái Trinh ra MV sau đám hỏi với chàng trai bí ẩn
Ra mắt MV ngay sau lễ ăn hỏi, Dung dăng dung dẻ là món quà Thái Trinh muốn dành tặng hôn phu cùng người hâm mộ trong sự kiện trọng đại của cuộc đời.
Bài hát thuộc thể loại R&B được viết mộc mạc, đưa người nghe vào thế giới tình yêu trong trẻo, tươi sáng, tránh xa cuộc sống bộn bề.
Sau khi chia tay người yêu cũ, Thái Trinh viết bài này với ước mong gặp được một chàng trai bình thường, biết quan tâm, lo lắng cho cô, có thể cùng nắm tay dạo phố và tận hưởng tình yêu giản dị như bao người. Khi tìm được người đó - là chồng hiện tại, cô quyết định phát hành bài hát.
MV ngập tràn hoa và cây cỏ biểu thị thế giới nội tâm của cô gái khi yêu. Ở đó, cô say sưa làm việc cả ngày không biết mệt để chăm sóc khu vườn cùng cây cà chua đặc biệt. Nhờ công sức và tấm lòng của cô gái, cây đơm hoa kết trái tình yêu, trở thành con người và đáp lại tình cảm của người vun trồng.
Trích đoạn MV 'Dung dăng dung dẻ'
Freaky đảm nhận phần rap và đóng vai người làm vườn. Nhân vật của anh lại mang thông điệp không phải lúc nào cho đi tình yêu cũng được đáp lại tương xứng.
Thái Trinh sinh năm 1993, vừa tổ chức lễ ăn hỏi tại Thái Bình hôm 24/6. Cô che mặt chú rể vì anh không hoạt động showbiz, ngại lộ danh tính trước truyền thông.
Ảnh, video: NVCC
Ca sĩ Thái Trinh lên tiếng khi bị chê 'phát tướng, mặc như phù thủy'Theo ca sĩ Thái Trinh, việc sống không điều độ trong thời gian dài dẫn đến mất kiểm soát cân nặng, để lại hình ảnh chưa đẹp trước công chúng." alt="Đen Vâu gợi nhắc 2 tác phẩm kinh điển, Thái Trinh ra mắt MV mới sau lễ ăn hỏi" />Đen Vâu gợi nhắc 2 tác phẩm kinh điển, Thái Trinh ra mắt MV mới sau lễ ăn hỏiChàng trai vạm vỡ gây chú ý với đôi bàn tay khéo léo Hình ảnh những sản phẩm dễ thương bằng len, do chính tay Minh Tùng móc, đã thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội. Từ những cuộn len đa màu sắc, anh có thể tạo ra nhiều món đồ đáng yêu như mũ len, túi len, thú len...
Sự khéo léo, tinh tế của anh chàng lực lưỡng khiến nhiều người trầm trồ.
Minh Tùng bắt đầu học móc len từ cách đây hơn 1 năm. Sở thích đặc biệt này bắt nguồn từ một lời hứa đặc biệt với người cháu trai bị bệnh nan y.
Tùng có một người chị gái, hai chị em rất thân nhau. Năm 2010, chị gái Tùng sinh con trai đầu lòng. Lên 5 tuổi, em bé bị chẩn đoán mắc bệnh u màng não.
“Cháu mình rất thích gấu bông, thường để chúng bên cạnh hoặc ôm khi ngủ. Trong số đó, một em thỏ len được bé yêu quý hơn cả. Mình thấy vậy nên hứa hẹn, nhất định học móc len để móc tặng bé một căn phòng ngập tràn thú len.
Cuối năm 2023, mình vừa móc xong sản phẩm đầu tiên thì bé qua đời”, Tùng nghẹn ngào kể lại.
Dẫu vậy, Tùng vẫn luôn biết ơn cháu trai cũng như lời hứa đặc biệt ấy. Bởi nhờ đó, anh đã bắt đầu một niềm đam mê nuôi dưỡng tâm hồn.
Tùng học móc len qua các video được đăng tải trên những nền tảng mạng xã hội như YouTube, TikTok, Facebook... Trong hai tháng liền, anh ngồi miệt mài với cây kim móc và những sợi len.
Những mũi kim đầu tiên, Tùng lóng ngóng. Anh sai công thức, sai những bước tạo nên sản phẩm, móc chưa đều, chưa đẹp và gặp ti tỉ vấn đề khác nữa. Không nản lòng, Tùng dành 3-5 tiếng mỗi ngày để học móc len.
Anh tỉ mỉ, cẩn thận trong từng mũi kim để tránh sai sót.
“Để có được sản phẩm hoàn chỉnh và đẹp thì mọi công đoạn đều quan trọng. Công đoạn khó nhất với mình là định hình sản phẩm vì ở khâu này, chỉ cần lơ là một chút là phải làm lại từ đầu”, Tùng nói.
Tháng 11/2023, Tùng hoàn thành chú thỏ len đầu tiên. Anh vẫn kịp tặng người cháu yêu quý của mình, nhận lại lời cảm ơn và một nụ cười trong trẻo.
Công việc đem đến phút giây bình yên
Giờ đây, móc len đã trở thành thói quen của Tùng. Sau hơn 1 năm cần mẫn, anh không nhớ mình đã móc được bao nhiêu món đồ dễ thương từ len.
Những mẫu túi xách dễ thương do chính tay Tùng đan móc Tùy vào kích thước và độ khó của mỗi sản phẩm, thời gian hoàn thành sẽ khác nhau. Anh thường mất từ 4-15 tiếng đồng hồ để móc xong một món đồ cơ bản. Có những sản phẩm, anh dành cả tuần đan móc.
Chàng trai Đà Nẵng có niềm đam mê đặc biệt với sản phẩm gấu Teddy – một nhân vật trong bộ phim Mr.Bean. Đó cũng là món đồ được nhiều em bé yêu thích.
“Việc móc len giúp mình hình thành được tính tập trung, kiên nhẫn. Không những thế, khi móc len mình được tĩnh lại, giúp giảm căng thẳng sau những giờ làm việc”, Tùng chia sẻ.
Một ngày, Tùng nảy ra ý tưởng đăng video chia sẻ niềm đam mê móc len của mình lên TikTok. Sự khéo léo, tinh tế và những sản phẩm dễ thương của anh khiến mọi người trầm trồ. Những đơn hàng đầu tiên cứ thế tìm đến.
Sản phẩm dễ thương của Minh Tùng được nhiều người khen ngợi Sản phẩm của Tùng có giá từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng. Niềm đam mê trở thành một công việc giúp anh tăng thu nhập. Có những mẫu sản phẩm, anh bán hết sạch chỉ trong 1 ngày.
Nhưng không vì thế mà anh chạy theo số lượng, làm một cách công nghiệp. Với mỗi sản phẩm, Tùng muốn để lại dấu ấn riêng biệt, không trộn lẫn vì đó mới là cái hồn cốt của sản phẩm thủ công.
Những lời nhận xét tích cực của cộng đồng mạng cũng đã tiếp thêm cho anh động lực.
“Một em bé bị sụp mí mắt từng nhắn tin chia sẻ với mình rằng, em có rất ít bạn. Mình đã tặng em ấy một con thú len như món quà động viên.
Cũng có bạn bình luận, khi xem video của mình họ cảm thấy bình yên hơn, tĩnh lặng hơn giữa cuộc sống xô bồ. Điều tích cực ấy khiến mình thêm yêu những cuộn len”, Tùng chia sẻ.
Ảnh NVCC
Xúc động lá đơn xin nhập ngũ của chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ AnMặc dù thuộc diện được tạm hoãn nhập ngũ nhưng chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An đã viết đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự." alt="Chàng trai Đà Nẵng cơ bắp lực lưỡng, miệt mài móc len thành món đồ hút khách" />Chàng trai Đà Nẵng cơ bắp lực lưỡng, miệt mài móc len thành món đồ hút kháchCụ Patricia, sinh năm 1922, từng là y tá. Ảnh: BBC Nhân viên làm thủ tục check-in và phi hành đoàn nhiều lần ngạc nhiên vì tưởng rằng sẽ có một hành khách được người lớn bế theo.
“Thật buồn cười khi họ nghĩ tôi chỉ là một đứa trẻ và tôi là một bà cụ”, bà Patricia nói:
“Con gái tôi đã đặt vé trực tuyến và máy tính ở sân bay cho rằng năm sinh của tôi là 2022 chứ không phải năm 1922”, bà Patricia nói với phóng viên mạng của BBC, Joe Tidy, người chứng kiến sự nhầm lẫn mới nhất trên chuyến bay giữa Chicago và Marquette, Michigan - nơi vị phóng viên cũng đang tới.
“Điều tương tự đã xảy ra vào năm ngoái và họ cũng đang mong đợi một đứa trẻ chứ không phải tôi”, bà Patricia cho hay.
Nhầm lẫn này thường xuyên xảy ra mặc dù bà Patricia được đặt vé người lớn chứ không phải vé trẻ em.
Patricia cho biết bà bay hàng năm để thăm gia đình nhưng nhầm lẫn luôn xảy ra kể từ khi bà bước sang tuổi 100, mặc dù thực tế là bà đã bay một mình cho đến năm 97 tuổi, khi bà cần sự giúp đỡ từ các thành viên trong gia đình do vấn đề về thị lực.
Bà hy vọng hãng hàng không sẽ sớm ghi nhận được tuổi thật của mình và nói thêm: “Tôi muốn họ sửa máy tính vì con gái tội nghiệp đi cùng tôi phải mang toàn bộ hành lý và quần áo của chúng tôi gần 2km từ cổng này sang cổng kia”. BBC cho biết American Airlines chưa trả lời yêu cầu bình luận.
Đề cập đến sự nhầm lẫn trước đó, Patricia cho biết bà và con gái phải đợi bên trong máy bay khi những người khác xuống máy bay vì xe lăn chưa được bố trí cho bà.
Mặc dù vậy, cụ bà cho biết đang mong chờ chuyến bay tiếp theo vào mùa thu, khi đó bà sẽ 102 tuổi.
Theo Znews
Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng
Dù không phải là máu mủ ruột rà, hơn 6 năm qua, bà Thử vẫn tình nguyện chăm sóc nam bệnh nhân liệt tứ chi tại bệnh viện, đưa anh về nhà chăm lo như con ruột." alt="Hành khách 101 tuổi liên tục bị hãng bay tưởng nhầm là trẻ sơ sinh" />Hành khách 101 tuổi liên tục bị hãng bay tưởng nhầm là trẻ sơ sinh- Nhận định, soi kèo Pumas UNAM vs Deportivo Toluca, 10h05 ngày 30/1: Lợi thế sân nhà
- Siêu máy tính dự đoán FCSB vs MU, 03h00 ngày 31/1
- Đời sóng gió của các nàng thơ
- Hai tác phẩm Việt nhận giải thưởng dịch thuật tại Anh
- Diễn viên Kiều Anh nhờ anh trai công an phụ đạo khi vào vai đội trưởng trọng án
- Nhận định, soi kèo Neftchi Baku vs Samaxi, 21h30 ngày 31/1: Đối thủ khó nhằn
- 'Cascadeur số 1 Việt Nam' Nguyễn Quốc Thịnh và những lần suýt chết
- Nên có một ‘cuộc cách mạng’ về tranh khỏa thân
- Nơi đèn giao thông chỉ xanh một lần trong năm
-
Nhận định, soi kèo Deportivo Xinabajul vs Deportivo Achuapa, 09h00 ngày 31/1: Chủ nhà gặp khắc tinh
Linh Lê - 30/01/2025 07:56 Nhận định bóng đá ...[详细] -
Vợ thản nhiên dẫn nhân tình về sống chung cùng... chồng
Prince Soy và cô vợ kém 6 tuổi. Ảnh: Soy16925506/X Thay vì ghen tuông hay tức giận, ngày 12/7, Soy đã ra tận sân bay để đón cả người tình của vợ về nhà.
Anh nói: "Vợ tôi đã trải qua thời gian rất khó khăn ở nước ngoài. Tôi thực sự rất biết ơn bạn trai mới đã ở bên cạnh và hỗ trợ cô ấy. Vợ tôi hẹn hò với anh ấy, điều đó có nghĩa anh ấy là một người thú vị. Tôi rất mong được trò chuyện với anh ấy".
Sau đó, cả ba đã cùng sống chung dưới một mái nhà trong một tuần. Hàng ngày, Soy đều cập nhật cuộc sống của gia đình họ lên mạng xã hội. Theo đó, cặp vợ chồng ngủ trong phòng ngủ lớn, còn bạn trai của vợ ngủ trên sofa.
Họ cùng nhau nấu ăn, làm việc nhà và chia sẻ những khoảnh khắc vui vẻ. Soy cho biết, anh và vợ đã thống nhất về một mối quan hệ "cởi mở" từ trước đó, nên anh luôn đặt hạnh phúc của vợ lên hàng đầu.
Soy tiết lộ rằng, vợ anh có nhiều người yêu cùng lúc và luôn trung thực về điều đó. Anh nói thêm, mối quan hệ ba người đã mang lại cho anh “kinh nghiệm quý báu”.
Tuy nhiên, Soy khẳng định rằng dù vợ anh có bao nhiêu bạn trai thì cũng không ai có thể thay thế được anh. Anh còn cảm thấy tiếc cho những người đàn ông khác vì "họ không bao giờ có thể trở thành chồng cô ấy".
Mối quan hệ ba người kỳ lạ này đã gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng. Những bài đăng trên mạng xã hội của Soy luôn thu hút hàng trăm nghìn lượt thích và hàng nghìn lượt chia sẻ.
Một số người ngưỡng mộ sự cởi mở và bao dung của Soy, trong khi số khác lại tỏ ra khó hiểu và lên tiếng chỉ trích.
Chồng dùng flycam bắt quả tang vợ ngoại tình với sếp ở nhà hoangTRUNG QUỐC - Thấy vợ ngày càng lạnh nhạt, xa cách, một người đàn ông họ Jing ở Thập Yển, miền trung tỉnh Hồ Bắc, đã sử dụng máy bay không người lái để theo dõi hành tung của người bạn đời." alt="Vợ thản nhiên dẫn nhân tình về sống chung cùng... chồng" /> ...[详细] -
Nhà văn Phạm Thị Bích Thuỷ bi kịch hóa câu chuyện của gia đình có bốn chị em gái
Tiểu thuyết "Nhà có bốn chị em gái". Ảnh: NVCC Mỗi người trong bọn họ đều cố tìm cách thu vén nhiều nhất cho tổ ấm riêng của mình, điều này đã dẫn tới sự chênh lệch điều kiện sống giữa các gia đình. Chính hố ngăn cách khác biệt về đời sống vật chất và sự thụ hưởng các quyền lợi xã hội đã nuôi lòng đố kị, sau đó là sự thù hận nghiệt ngã giữa Thương và Ái.
Nhưng thông điệp quan trọng nhất mà tác giả muốn gửi gắm trong cuốn tiểu thuyết nặng ký của mình (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) là sự bất bình đẳng cơ hội vì văn hóa thân tộc, một người làm quan cả họ được nhờ của người Việt.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho rằng, cuốn sách dày hơn 600 trang đặt ra vấn đề lớn trong gia đình hiện đại. Ở đó có những điều tốt đẹp nhưng cũng có nhiều sự ích kỷ, hủ lậu, mưu mô...
"Bốn chị em gái đại diện cho bốn cách nhìn khác nhau về thế giới. Càng đọc càng thấy sự kinh hoàng trong đời sống. Là một độc giả, tôi thấy chính mình từng đi qua những cung bậc cảm xúc đó", ông Thiều nhận xét.
Còn nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam cho rằng Gia đình có bốn chị em gáilà cuốn tiểu thuyết mà tác giả đã vượt lên sự quan tâm số phận cá nhân, để đặt mình vào sự quan tâm đến số phận cộng đồng và xã hội dân sự trong sự phát triển liên tục của nó.
Nhà văn Phạm Thị Bích Thủy sinh năm 1964, là thạc sĩ quản trị kinh doanh, cử nhân văn chương và tiếng Nga. Từ năm 1986 đến 2000, chị là giảng viên Văn học Nga tại Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ năm 2000 đến nay, Phạm Thị Bích Thủy làm việc cho các tổ chức quốc tế và tập đoàn đa quốc gia.
Chị có các tác phẩm từng xuất bản: truyện ngắnChạy trốn(2013),Zero(2017), tiểu thuyết Đồi cát bay (2014),Tiếng sáo lạc(2015),Đáy giếng (2015).
" alt="Nhà văn Phạm Thị Bích Thuỷ bi kịch hóa câu chuyện của gia đình có bốn chị em gái" /> ...[详细] -
Công lý, không chỉ cho Trần Tố Nga
Do sống ở một vùng sâu, vùng xa thuộc miền Đông Nam Bộ nên khi mang thai, mẹ An không có điều kiện đi thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi. Ba của An từng đi làm thuê một thời gian dài ở khu vực bị ảnh hưởng chất độc da cam, dị tật của An nhiều khả năng là hậu quả của việc phơi nhiễm loại hóa chất này.An được mẹ tổ chức sinh nhật tuổi 15 vào giữa tháng 5 năm nay. Chỉ cách một tuần trước đó, ngày 7/5/2024, Tòa án phúc thẩm Paris mở phiên tranh tụng vụ kiện của công dân Pháp gốc Việt, bà Trần Tố Nga, chống lại 14 tập đoàn hóa chất đa quốc gia. Họ bị kiện bởi đã cung cấp cho quân đội Mỹ chất độc dioxin để sử dụng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Khi đến chúc mừng sinh nhật An, tôi nghĩ ngay đến vụ kiện lịch sử trên. Đó là vụ kiện của một cá nhân, nhưng một phán quyết có lợi dành cho bà Nga sẽ được xem là chiến thắng dành cho công lý và hòa bình. Đặc biệt chiến thắng đó sẽ có ý nghĩa vô cùng lớn lao cho cộng đồng người Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam.
Theo số liệu thống kê của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, có 4,8 triệu người Việt bị nhiễm chất độc hóa học, bao gồm những người trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh và người dân sinh sống trong những vùng bị ảnh hưởng. Trong đó, có hơn 150.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ hai, hơn 35.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ ba, hơn 2.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ tư.
Một nỗi đau đã kéo dài hơn 60 năm, qua bốn thế hệ và sẽ rất khó quên bởi chứng nhân là những đứa trẻ khuyết tật vẫn còn đang được chăm sóc và nuôi dưỡng tại nhiều gia đình và ở các trung tâm xã hội, cơ sở từ thiện trên cả nước.
Thời sinh viên, tôi từng cùng một nhóm công tác xã hội của trường đại học ghé thăm ngôi làng Hòa Bình ở Bệnh viện Từ Dũ, TP HCM. Thời điểm đó, có gần 60 trẻ khuyết tật là nạn nhân của chất độc da cam được chăm sóc y tế tại ngôi làng nhân ái này. Có quá nhiều cảm xúc dấy lên trong lòng mỗi thành viên của nhóm khi tận mắt nhìn thấy cơ thể dị dạng của các em. Đau lòng, xót xa và nhiều thương cảm. Ánh mắt ngây dại, nụ cười méo mó trên nét mặt không bình thường của những đứa trẻ luôn ám ảnh tâm trí chúng tôi khi trở về.
Chính ngôi làng nhân ái đầu tiên đó của Việt Nam là nơi cưu mang cho cặp song sinh dính liền Việt - Đức. Hai cậu bé cũng là nạn nhân của chất độc da cam và là nhân vật gắn liền với ca phẫu thuật tách rời nổi tiếng thế giới năm 1988, một thành tựu y học được thực hiện bởi chính các bác sĩ người Việt.
Trở lại với vụ kiện của bà Trần Tố Nga, như tất cả những người dành sự quan tâm lớn đến sự kiện quan trọng này, tôi hồi hộp chờ đợi đến ngày 22/8/2024, khi phán quyết của thẩm phán Tòa phúc thẩm Paris sẽ được đưa ra.
Không dễ dàng cho bản thân bà Tố Nga và các luật sư tự nguyện bảo vệ bà trong cuộc chiến đương đầu với những tập đoàn hóa chất có thế lực tầm cỡ quốc tế. Nhưng họ vẫn đang chiến đấu hết mình, làm tất cả những gì có thể để hướng về một chiến thắng lịch sử.
Tôi tin những người yêu chuộng hòa bình, những nạn nhân của chiến tranh, không chỉ ở Việt Nam mà ở các quốc gia tiến bộ khác trên thế giới đều mong đợi một phán quyết thắng lợi dành cho người phụ nữ đã dũng cảm đưa vụ kiện ra một tòa án lớn. Sự can đảm, lòng quyết tâm, tính bền bỉ và kiên cường trong cuộc chiến đấu của bà Tố Nga cùng các luật sư đã mang lại cho những người ủng hộ họ một niềm tin.
Đọc tự truyện Đường trần - ngọn lửa không bao giờ tắtcủa bà Tố Nga, độc giả sẽ hiểu vì sao mà bà, một cựu phóng viên chiến trường và cũng chính là nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam trong những năm chiến tranh, đã và đang dành một phần quan trọng của cuộc đời mình để đấu tranh cho quyền lợi của hàng triệu nạn nhân như bà. Bà đã xác định rõ, là thế hệ thứ nhất gánh chịu hậu quả của chiến tranh, nếu bà không dấn mình vào cuộc đấu tranh này thì còn ai nữa sẽ làm điều đó để tìm lại công bằng cho những nạn nhân?
Công lý có thể bị trì hoãn nhưng không thể nào bị phủ nhận. Chiến thắng được mong đợi cho lẽ phải sẽ làm dịu đi nỗi đau tinh thần và thể xác không chỉ riêng bà Tố Nga mà còn cho tất cả nạn nhân chiến tranh khác. Người ta mong đợi các tập đoàn hóa chất bị kiện sẽ hành động có lương tâm và trách nhiệm hơn đối với các vấn đề thảm họa mà họ đã góp phần tạo ra, liên quan đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Thủ đô Paris của nước Pháp vừa trải qua những ngày tháng sôi động của Thế vận hội Olymplic 2024. Nước mắt, nụ cười cùng nhiều cung bậc cảm xúc của khán giả và vận động viên đã hòa lẫn vào nhau, đón mừng những kỳ tích thể thao bùng nổ từ khả năng kỳ diệu và sức mạnh phi thường của con người. Olympic là biểu tượng truyền thống cho sự đoàn kết và tình yêu hòa bình của nhân loại. Vì thế, giờ đây người ta tiếp tục mong đợi tinh thần của ngọn lửa luôn bừng cháy trong sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh ấy sẽ tiếp tục lan tỏa ở Paris trong những ngày tới, mang lại hy vọng và niềm tin về một phán quyết lịch sử dành cho công lý.
Hà Đức Trí
" alt="Công lý, không chỉ cho Trần Tố Nga" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Nacional vs Arouca, 22h30 ngày 1/2: Vượt mặt khách
Hoàng Ngọc - 01/02/2025 08:26 Bồ Đào Nha ...[详细] -
Ra mắt tự truyện ở tuổi 54, danh thủ Hồng Sơn liệu có gây tranh cãi?
mừng sinh nhật 54 tuổi. Sách được cựu danh thủ ấp ủ hơn 7 năm qua.Ban đầu, anh dự định phát hành vào năm 2020, đúng dịp sinh nhật tròn 50 tuổi nhưng phải hoãn lại do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Theo Hồng Sơn, đây không chỉ là một cuốn sách đơn thuần mà còn là hành trình dài khám phá cuộc đời, sự nghiệp và những nỗi niềm phía sau sân cỏ của một người đã dành cả tuổi trẻ cho trái bóng.
Nam danh thủ gọi đây là đứa con tinh thần - nơi anh đã trút cạn tâm tư về công việc và cuộc sống thành con chữ. Hồng Sơn muốn viết lại tường tận sự nghiệp, không bỏ sót bất kỳ chi tiết nào. Anh đã ngồi cùng các nhà báo để tâm sự, ôn lại kỷ niệm và hoàn thành quyển sách trọn vẹn nhất.
Trong hồi ký, cựu danh thủ chia sẻ về những giai đoạn thăng trầm của sự nghiệp, từ lúc còn là một cậu bé cho đến khi trưởng thành và giải nghệ.
Nhiều đồng nghiệp một thời và các nghệ sĩ có mặt chúc mừng Hồng Sơn. Về tựa sách với cụm từ “Công chúa” gây tò mò, mẹ Hồng Sơn kể năm lên 3 tuổi, sau một lần thử váy cô dâu trong tiệm áo cưới của gia đình, cộng với tính cách điệu đà nên anh được mọi người đặt cho nickname trên.
Ngoài ra, điều này còn xuất phát từ phong cách nhẹ nhàng ít chơi xấu trong lối đá của anh. Nam danh thủ vốn chỉn chu, hay xịt nước hoa khi ra sân nên cũng bị mọi người trêu.
“Tôi không kỳ vọng tác phẩm mới ra mắt sẽ đạt được cột mốc gì, chỉ mong truyền tải câu chuyện chân thật đời thường từ tập luyện đến khi đoạt Giải Quả bóng vàng. Đây là ký ức tôi không thể quên”, anh nói.
Trước câu hỏi: Ra mắt hồi ký với người thật - việc thật, anh có sợ gây tranh cãi?, Hồng Sơn khẳng định những câu chuyện từ bé đến lớn, với từng cột mốc đáng nhớ trong đời đều là thật 100%.
Clip Hồng Sơn chia sẻ
"Tôi không cố tình tạo drama hay scandal gì cả. Con người của tôi bên ngoài thế nào thì cuốn hồi ký này y như thế. Cá tính chỉ là một phần nhưng môi trường gia đình, môi trường quân đội đã tạo nên Hồng Sơn của ngày hôm nay", anh nói.
Sách chia làm bốn phần: Thời thơ ấu và những bước chập chững vào nghề; Những năm tháng vinh quang và cay đắng; Hồng Sơn và gia đình; Hồng Sơn trong mắt bạn bè, đồng nghiệp, người hâm mộ.
Tại sự kiện, nhiều khách mời là các nghệ sĩ từ show Anh trai vượt ngàn chông gai như: Tiến Luật, rapper Tiến Đạt, ST Sơn Thạch, Phan Đinh Tùng, Jun Phạm… hay các đồng nghiệp một thời gắn bó trên sân cỏ như Hữu Thắng, Lương Đình Tuấn, Đỗ Khải, Huỳnh Quốc Cường, Phan Văn Tài Em. Họ bày tỏ sự ngưỡng mộ và nể phục trước những dấu ấn Hồng Sơn đã ghi được trong giai đoạn huy hoàng của sự nghiệp.
Hồng Sơn dành hẳn một phần không gian để trưng bày nhiều kỷ vật như cúp, huy chương, bằng khen, áo thi đấu, những tấm ảnh quý giá… Anh gửi lời tri ân tới bạn bè, đồng đội, khán giả, đặc biệt là gia đình. Sự kiện ra mắt sách có sự góp mặt của bố mẹ anh. Đấng sinh thành dành lời chia sẻ tâm tình về con trai khiến mọi người xúc động.
Ảnh, clip: HK, NVCC
'Anh trai vượt ngàn chông gai' Hồng Sơn: 20 năm hạnh phúc, vợ không bao giờ ghenDanh thủ Hồng Sơn hạnh phúc bên gia đình nhỏ, không ngần ngại phụ vợ làm việc nhà, chăm sóc và cùng vợ nuôi dạy các con." alt="Ra mắt tự truyện ở tuổi 54, danh thủ Hồng Sơn liệu có gây tranh cãi?" /> ...[详细] -
Đi giữa trời rực rỡ tập 26: Chải gặp Thái để khẳng định chủ quyền với Pu
Và để bảo vệ Pu mỗi khi cô đi làm về khuya, Chải âm thầm đi theo vợ sắp cưới.
Trong khi đó, sau khi cứu Pu (Thu Hà Ceri) khỏi đám thanh niên hư hỏng giữa đêm, không hiểu vì lý do gì mà Thái (Vương Anh Ole) lại mắng cô. Nghe chuyện, Quang (Võ Hoài Vũ) rất hả hê dù trước đó chưa từng thấy bạn thân nặng lời với phụ nữ.
Ở diễn biến khác, lo lắng vì em út của phòng gặp nguy hiểm, Như (Yên Đan) không ngần ngại chỉ cho Pu bí kíp để phòng thân mỗi khi bị sàm sỡ. Hành động của Như khiến Pu bật cười thích thú nhưng lại bị chị Lê (Khánh Ly) phản đối.
Lý do Thái mắng Pu? Diễn biến chi tiết tập 26 phimĐi giữa trời rực rỡlên sóng VTV3 vào 20h tối nay.
Quỳnh An
Diễn viên gây tranh cãi nhất Đi giữa trời rực rỡ là ai?
Hoàng Khánh Ly, diễn viên thủ vai Lê trong "Đi giữa trời rực rỡ" đến từ Nghệ An. Cô sở hữu vóc dáng cao ráo và gương mặt ăn ảnh, phong cách đời thường trái ngược trên phim." alt="Đi giữa trời rực rỡ tập 26: Chải gặp Thái để khẳng định chủ quyền với Pu" /> ...[详细] -
Quách Mai Thy, Bảo Yến đứng chung sân khấu
Ca sĩ Bảo Yến. Hàng loạt các ca khúc cách mạng mang tính sử thi hào hùng của các nhạc sĩ Phạm Duy, Lưu Hữu Phước, Chu Minh, Thanh Sơn, Lê Quang, Lê Minh Sơn, Quang Vinh sẽ được sử dụng trong chương trình như: Lời ru Âu Lạc, Dòng máu Lạc Hồng, trường ca Con đường cái quan, Bạch Đằng giang, Tây Sơn bước chân hào kiệt, Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam, Rạng rỡ Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhiều ca khúc của các nhạc sĩ trẻ như DTAP, Trịnh Trần Phương Tuấn, Bùi Trường Linh, Đông Thiên Đức cũng sẽ được dàn dựng, đan xen, kết nối với những phóng sự đặc biệt mang lại nhiều thông tin quý giá, nhiều bài học lịch sử.
Chương trình sẽ mang tới cho người xem những thước phim tư liệu vô giá với những đóng góp to lớn của đội ngũ nhân sĩ, trí thức, nhà cách mạng bản lĩnh, trí tuệ, cùng nhân dân cả nước… Đó là những câu chuyện kể từ các nhân chứng lịch sử trong những thời khắc trọng đại của dân tộc đó là bà Hoàng Thị Minh Hồ - vợ nhà tư sản Trịnh Văn Bô - chủ của căn nhà 48 phố Hàng Ngang – nơi bí mật mà Hồ Chủ Tịch đã chuyển về ở vào buổi chiều 24/8/1945 để viết bản Tuyên ngôn độc lập.
Hay Thiếu tá Archimedes Patti - Trưởng ban Đông Dương của Cơ quan Phục vụ Chiến lược Hoa Kỳ OSS (tiền thân của CIA) có mặt tại Hà Nội để thực hiện nhiệm vụ giải cứu tù binh và chuẩn bị cho việc giải giáp quân Nhật tại Bắc Đông Dương vào ngày 22/8/1945.
Khán giả được gặp lại bác sĩ Trần Duy Hưng - nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội. Người xem sẽ được chứng kiến GS. Lê Thi - người kéo Quốc kỳ trong ngày 2/9/1945 cùng nghe những câu chuyện lịch sử của dân tộc qua lời kể của nhà sử học Lê Văn Lan, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam…
Vừa là người viết kịch bản đồng thời là đạo diễn của chương trình, nhà báo Ngô Thanh cho biết chương trình sẽ dùng âm nhạc và các phóng sự để đi dọc chiều dài lịch sử của đất nước với 3 chương (Con đường cái quan, Thiêng liêng bờ cõi, Đất nước gấm hoa).
"Một thách thức không hề nhỏ khi lần đầu tiên chúng tôi dàn dựng hoạt cảnh cho bản trường ca Con đường cái quancủa nhạc sĩ Phạm Duy. Bản trường ca này, cố nhạc sĩ Phạm Duy đã viết từ năm 1954-1960, chia làm 19 bài hát nhỏ. Đó là cuộc du hành của người lữ khách đi trên Đường Cái Quan xuyên Việt mà theo Phạm Duy là: Đi từ Ải Nam Quan cho tới mũi Cà Mau, đi từ ngày mới lập quốc cho tới khi đã hoàn thành xứ sở, đi trong lịch sử và lòng dân...
Bởi vậy mà tôi đã cùng với giám đốc âm nhạc - nhạc sĩ Thành Vương vô cùng tâm huyết khi dàn dựng lại một phần của tác phẩm âm nhạc đồ sộ, hoành tráng này. Đó sẽ là một hoạt cảnh dài 20 phút, quy tụ dàn ca sĩ, nghệ sĩ đông đảo và hứa hẹn sẽ là điểm nhấn rất ấn tượng của chương trình Việt Nam giang sơn gấm vóc”, đạo diễn Ngô Thanh chia sẻ.
Đỗ Lê
Giọng trong trẻo, cao vút của Soprano Bảo Yến tại 'Điều còn mãi'Lần đầu biểu diễn tại Hòa nhạc Quốc gia "Điều còn mãi", Soprano Bảo Yến thể hiện tự tin, thăng hoa với nhạc phẩm "Bài ca trên núi" (sáng tác: nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương)." alt="Quách Mai Thy, Bảo Yến đứng chung sân khấu" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Qatar SC vs Al
Pha lê - 29/01/2025 18:34 Nhận định bóng đá g ...[详细] -
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng vẫn đi diễn dù có lệnh cấm diễn 9 tháng?
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị cấm diễn 9 tháng vì bộ trang phục gắn huy hiệu "lạ"
Sau khi nhận quyết định xử phạt hành chính từ UBND TP HCM với hình thức phạt là cấm diễn 9 tháng và nộp phạt hành 27,5 triệu đồng, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã khóa bình luận fanpage có 6,5 triệu người theo dõi.
Động thái này của Đàm Vĩnh Hưng là dễ hiểu khi dưới nhiều bài đăng trên trang fanpage (có tích xanh chính chủ), cư dân mạng thể hiện sự cợt nhả khi bình luận vụ việc anh bị cấm diễn 9 tháng.
Hình ảnh nam ca sĩ mặc trang phục cài huy hiệu "lạ" trong show diễn Ngày em thắp sao trời(diễn ra ngày 4/5) bị đào lại, kèm bình luận tiêu cực.
Ngày 18/7, fanpage đăng poster Đàm Vĩnh Hưng diễn show "Người tình Bolero" tại Mỹ. Đêm nhạc diễn ra ngày 13/7, có sự góp mặt của các ca sĩ Tố My, Giang Hồng Ngọc, Bạch Công Khanh...
Ngoài ra, nam ca sĩ còn cập nhật lịch diễn ngày 14/7, 18/7, 20/7, chủ yếu là tại Mỹ. Với lịch diễn này, nhiều suy đoán ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng sẽ tiếp tục biểu diễn vì lịch diễn của ca sĩ đã có từ khá lâu.
Việc bất ngờ nhận mức xử phạt hành chính là cấm diễn trong 9 tháng có thể ảnh hưởng ít nhiều đến lịch làm việc có sẵn của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng.
Nhiều ý kiến cho rằng có lẽ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cũng đang ở thế "khó xử" bởi lịch làm việc đã có sẵn và phải hoàn thành nó nếu không muốn đền hợp đồng. Trong khi đó, theo quyết định xử phạt của UBND TP HCM, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng phải thực hiện lệnh phạt ngay sau khi nhận quyết định (ngày 16/7 công bố công khai trên truyền thông).
Chính vì vậy, mọi động thái lúc này của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đều nhận được sự quan tâm. Cư dân mạng cho rằng ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị cấm diễn 9 tháng nhưng là trên sân khấu trong nước.
Vì vậy, nếu ở sân khấu nước ngoài thì Đàm Vĩnh Hưng vẫn có thể diễn vì không nằm trong phạm vi cấm của quyết định xử phạt.
Dù phỏng đoán này có phần có lý và được xem là giải pháp cho Đàm Vĩnh Hưng lúc này nhưng điều này cũng tạo nên luồng dư luận trái chiều.
Nhiều ý kiến cho rằng nếu "nghỉ hát ở Việt Nam 9 tháng nhưng vẫn hát ở sân khấu nước ngoài, e rằng cảm tình của khán giả dành cho Đàm Vĩnh Hưng sẽ vơi đi ít nhiều. Bởi đó là sự cố chấp, lắt léo án phạt". Tuy nhiên, tất cả những điều này chỉ là phỏng đoán của cư dân mạng.
Tính đến thời điểm hiện tại, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng vẫn chưa lên tiếng về mức phạt dành cho mình dù được truyền thông hỏi han. Trước đó, UBND TPHCM đã ký quyết định xử phạt hành chính ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng) sau vụ cài huy hiệu "lạ" trong liveshow Ngày em thắp sao trời tại TP HCM vào tháng 5/2024.
Sau buổi thẩm định ngày 12/6, Hội đồng nghệ thuật của Sở Văn hóa - Thể thao TP HCM nhận định việc ông Huỳnh Minh Hưng sử dụng trang phục gắn phụ kiện trên ngực áo biểu diễn trước khán giả là vi phạm hành chính biểu diễn nghệ thuật sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong mỹ tục.
Theo quy định tại điểm b, khoản 5, Điều 11 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, ông Huỳnh Minh Hưng bị phạt tiền với mức 27,5 triệu đồng.
Ngoài ra, ông Huỳnh Minh Hưng bị đình chỉ hoạt động biểu diễn 9 tháng theo quy định tại điểm b, khoản 9, Điều 11 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ. Thời hạn thực hiện hình thức xử phạt bổ sung là kể từ ngày nhận được quyết định, không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ.
Trước đó, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng lên làm việc với Sở Văn hóa - Thể thao TP HCM, giải thích về huy hiệu "lạ" gắn trên áo trong liveshow Ngày em thắp sao trờitối 4/5. Trước khi lên làm việc với cơ quan chức năng, Đàm Vĩnh Hưng nói huy hiệu là phụ kiện bình thường, mang tính chất trang trí, để bộ trang phục thêm bắt mắt, không có ẩn ý khác. Anh cũng 2 lần xin lỗi trước sự chỉ trích của khán giả.
(Theo Người Lao Động)
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị đình chỉ biểu diễn 9 tháng vì 'đeo huy hiệu lạ'Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị xử phạt hành chính 27,5 triệu đồng, kèm đình chỉ biểu diễn 9 tháng vì vụ việc "đeo huy hiệu lạ" trình diễn trong concert gần đây." alt="Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng vẫn đi diễn dù có lệnh cấm diễn 9 tháng?" /> ...[详细]
Nhận định, soi kèo Sturm Graz vs Leipzig, 3h00 ngày 30/1: Không nhiều động lực
Câu chuyện thức tỉnh về cái thiện và cái ác trong mỗi người
Đừng tính toán thiệt hơn khi làm việc thiện. Ảnh: Inspiringy Người phụ nữ cảm thấy khó chịu. Bà nghĩ thầm: “Ngày nào cũng tới lấy bánh mà chẳng nói được một lời cảm ơn, còn lải nhải mấy lời khó hiểu, ý của anh ta là sao?”.
Vào một ngày nọ, trong cơn tức giận, bà muốn người ăn xin biến mất mãi mãi. Bà thêm thuốc độc vào chiếc bánh mì.
Khi định đặt chiếc bánh mì lên bậu cửa sổ, tay bà run rẩy. Bà bỗng nhận ra điều khủng khiếp mình đang làm. Bà ném chiếc bánh mì vào bếp lửa, chuẩn bị một cái mới rồi đặt lên bậu cửa sổ như cũ.
Như thường lệ, người ăn xin kia lại đến lấy chiếc bánh, lẩm nhẩm những lời quen thuộc: “Việc ác ngươi làm sẽ ở lại với ngươi, việc tốt ngươi làm sẽ quay lại với ngươi”.
Người ăn xin lấy bánh, vui vẻ lên đường mà không biết chuyện gì vừa xảy ra với người làm ra chiếc bánh này.
Không ai biết rằng, mỗi ngày, khi đặt chiếc bánh mì lên bậu cửa sổ, bà luôn cầu nguyện cho đứa con trai ở nơi xa đang tìm việc, đã nhiều tháng qua bà không có tin tức gì.
Ngay buổi tối hôm đó, có tiếng gõ cửa. Mở cửa ra, bà ngạc nhiên khi thấy con trai mình xuất hiện trước mặt. Anh gầy xọp đi, quần áo rách rưới, đói lả.
Khi nhìn thấy mẹ, anh vội nói: “Mẹ ơi, đúng là một phép lạ khi con có thể về được tới nhà. Khi còn cách nhà mình cả dặm đường, con cảm thấy kiệt sức tới mức muốn gục ngã.
Đáng lẽ con đã chết nhưng may mắn có một ông già ăn xin đi qua. Con đã xin ông ấy một ít thức ăn. Ông ấy thật tử tế khi cho con cả một chiếc bánh mì. Khi đưa cho con, ông ấy nói: 'Đây là thứ tôi ăn hằng ngày, hôm nay tôi đưa nó cho cậu vì cậu cần nó hơn tôi'”.
Nghe thấy những lời này của con trai, sắc mặt của người mẹ tái nhợt đi. Bà dựa vào cửa để khỏi bị ngã. Bà nhớ lại chiếc bánh mì tẩm độc mình làm sáng nay. Nếu không vứt nó vào bếp lửa, có lẽ con trai bà đã ăn nó và mất mạng.
Lúc đó, bà nhớ lại câu nói của người ăn xin: “Việc ác ngươi làm sẽ ở lại với ngươi, việc tốt ngươi làm sẽ quay lại với ngươi”.
Hãy luôn làm việc thiện, đừng bao giờ ngừng lại ngay cả khi điều ấy không được đánh giá cao vào thời điểm đó.
Cả đời làm việc thiện, cụ ông hồi sinh nhờ quả thận của 'ân nhân thầm lặng'
Ông Nguyễn Văn Lực được mẹ dạy làm việc thiện, phát gạo, tiền cho người nghèo từ năm 6 tuổi. Đó là khởi đầu cho hành trình thiện nguyện 64 năm, vận động hơn 500 tỷ đồng giúp đời." alt="Câu chuyện thức tỉnh về cái thiện và cái ác trong mỗi người" />
- Nhận định, soi kèo Chennaiyin vs Kerala Blasters, 21h00 ngày 30/1: San bằng cách biệt
- Thí sinh Miss Grand International 2023 trình diễn áo dài với đôi cánh 5m
- Sinh 8 con gái, ông bố nghèo Nghệ An dạy con 2 câu, tuổi già hưởng trái ngọt
- Sao Mai Huyền Trang gây ngạc nhiên khi hát nhạc trữ tình
- Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Hyderabad, 21h00 ngày 29/1: Cửa trên ‘tạch’
- Dàn sao Hàn khuấy động ‘trung tâm Hàn Quốc mới’ ở Hà Nội
- Timothée Chalamet kể chuyện trượt vai do 'xấu xí'