Canh bạc mạo hiểm giúp Facebook Messenger cán đích 1 tỉ người dùng
Từng bị coi là một canh bạc mạo hiểm,ạcmạohiểmgiúpFacebookMessengercánđíchtỉngườidùbóng đá kết quả ngoại hạng anh nhưng việc Facebook ép người dùng phải tải về ứng dụng độc lập Messenger rốt cuộc đã mang tới thành công rực rỡ. Bất chấp sự chỉ trích, ứng dụng nhắn tin/gọi điện này của Facebook hiện đã tăng gấp đôi số người dùng trong vòng 20 tháng, cán mốc 1 tỉ người dùng trên khắp toàn cầu sau 5 năm ra mắt.
Như vậy, Messenger hiện đã gia nhập "câu lạc bộ ứng dụng di động tỉ người dùng" cùng với Facebook, WhatsApp và YouTube (của Google). Ứng dụng này còn thu được một số thành tựu ấn tượng khác: Mỗi tháng có 17 tỉ bức ảnh được gửi và 1 tỉ thông điệp được trao đổi giữa các người dùng cá nhân và doanh nghiệp.
380 triệu sticker và 22 triệu ảnh GIF được gửi mỗi ngày, cũng như 10% trong tổng số các cuộc gọi VoIP được thực hiện qua ứng dụng Messenger. Nền tảng mới của ứng dụng này hiện có 18.000 chương trình tự động (bot) và 23.000 chuyên gia lập trình đã đăng ký tham gia chương trình Wit.ai Bot Engine của Facebook.
Việc cán mốc 1 tỉ người dùng có thể giúp Facebook thu hút các thương hiệu và chuyên gia lập trình tham gia phát triển nền tảng của Messenger. Đồng thời, nó cũng khiến Messenger trở nên hấp dẫn hơn trước những người vẫn còn đang sử dụng SMS hay các ứng dụng nhắn tin/gọi điện đối thủ.
Đường tới thành công
Beluga có các "tốp" (pods) thay vì các "nhóm" (groups) |
Messenger ban đầu được trình làng như phiên bản làm mới của Beluga, một ứng dụng chat 3 người do các cựu nhân viên Google phát triển và được Facebook mua về vào tháng 3/2011. Vào thời điểm ấy, những năm 2010 - 2011, chat nhóm ngày càng được ưa chuộng, nhưng SMS tỏ ra quá tệ trong việc cung cấp tính năng này. Trong khi đó, Facebook Chat dường như mới chỉ là một dịch vụ nhắn tin thiếu đồng bộ, tích hợp bên trong các ứng dụng di động được thiết kế vụng về. Chính vì vậy, Facebook đã nhìn thấy tiềm năng từ Beluga, ứng dụng ra đời vào tháng 7/2010, tập trung vào chat hơn là các dữ liệu.
Giao diện Messenger đời đầu (trái) so với hiện nay (phải). |
Mất 3 - 4 tháng nghiên cứu và phát triển, các chuyên gia của Facebook rốt cuộc đã cho trình làng phiên bản Messenger đầu tiên vào tháng 8/2011. Phiên bản Messenger đời đầu tập trung vào việc chuyển phát nhanh chóng các tin nhắn dù các đối tượng đang sử dụng máy tính cố định hay thiết bị di động. Nó cũng được trang bị một vài tính năng hay ho của Messenger ngày nay, ngoại trừ khả năng chia sẻ ảnh và vị trí. Một năm sau, thêm tính năng báo "tin nhắn đã được đọc" trình làng, khiến chat giống việc trò chuyện trực diện hơn.
Là ứng dụng độc lập đầu tiên của Facebook, Messenger sau đó đã chứng minh giá trị của các sản phẩm di động được sắp xếp hợp lý, cung cấp một tính năng quan trọng. Facebook đã nhanh chóng xúc tiến một chiến lược khiến Messenger trở nên lớn mạnh, bằng cách gia tăng tính linh hoạt, giúp người dùng có thể giao tiếp theo ý muốn.
Trong những năm 2012 - 2013, Facebook bắt đầu bỏ yêu cầu phải có tài khoản của mạng xã hội này để sử dụng Messenger. Ứng dụng cũng cho phép người dùng liên lạc với nhau bằng số điện thoại, thông qua SMS nếu họ không phải là bạn bè Facebook của nhau. Tính năng gọi điện VoIP được bổ sung khi Messenger cố gắng thay thế các công cụ liên lạc mặc định trên điện thoại. Thiết kế của Messenger cũng bắt đầu tách khỏi Facebook để khiến ứng dụng trông đơn giản và có tốc độ chạy nhanh hơn.
Tốc độ phát triển của Messenger khá chậm trong 3 năm đầu ra mắt. Song, ngay trước khi tuyên bố Messenger đạt 200 triệu người dùng vào tháng 4/2014, Facebook đã gây xôn xao dư luận bằng thông báo sẽ loại bỏ tính năng chat khỏi ứng dụng "mẹ" Facebook, buộc người dùng phải download ứng dụng Messenger thay vào đó. Động thái này được giải thích nhằm giúp người dùng hồi đáp nhanh hơn và ít khả năng bỏ lỡ các tin nhắn hơn nhờ một ứng dụng chuyên biệt.
Nhiều người tỏ ra bực bội. Họ cáo buộc Facebook đang cưỡng ép họ phải để nó thống trị màn hình chính smartphone. Bất chấp những tiếng ì xèo và vô số đánh giá xếp hạng thấp (1 sao), Messenger vẫn trở thành ứng dụng chat số 1 trên cửa hàng ứng dụng trực tuyến.
Bằng cách giải phóng Messenger khỏi ứng dụng Facebook, công ty chủ quản đã có thể nhanh chóng bổ sung thêm các tính năng mới hấp dẫn cho ứng dụng chat/tin nhắn này, thu hút đông đảo người dùng. Tháng 11/2014, số người dùng Messenger tăng vọt lên con số 500 triệu.
Cuối năm 2014, Facebook đã hoàn thành một đợt cập nhật kỹ thuật quan trọng cho Messenger. Với quy mô hàng tỉ tin nhắn được gửi đi thì việc giảm chỉ vài phần nghìn giây chuyển phát chúng cũng đủ tạo nên khác biệt lớn. Để người dùng biết rõ hơn tin nhắn của họ đang ở đâu, Messenger đã đưa thêm các vòng tròn nhỏ bên cạnh các tin nhắn. Vòng tròn trống đồng nghĩa tinh nhắn đang được gửi đi, trống nhưng có kẻ sọc báo hiệu đã được gửi, đầy và có kẻ sọc cho biết tin nhắn đã được chuyển tới người nhận và ảnh avatar của người nhận trong bong bóng đồng nghĩa họ đã đọc tin nhắn.
2015 là năm Messenger phát triển vượt ra ngoài một công cụ chat thông thường. Facebook đã giới thiệu thêm các tính năng mới hấp dẫn cho ứng dụng này như chat video, gửi tiền cho bạn bè, ... Messenger cũng bổ sung chế độ mã hóa đầu - cuối cho các tin nhắn nhằm gia tăng tính bảo mật cho các cuộc trò chuyện của người dùng.
Tại hội nghị F8, Facebook đã nâng tầm Messenger thành một nền tảng di động, tích hợp các ứng dụng chia sẻ nội dung như Giphy. Đến năm 2016, công ty không giấu giếm ý định thu hút thêm các chuyên gia lập trình chương trình trả lời tự động (chatbot) và các hãng tin tham gia vào Messenger, nhằm biến nó trở thành một công cụ liên lạc, tương tác đa năng với người dùng.
Mục tiêu tương lai của Messenger
Với những tiến bộ không ngừng, Facebook Messenger đã vượt xa các ứng dụng di động đối thủ khác. KakaoTalk hiện có hơn 50 triệu người dùng, Kik 175 triệu người dùng và LINE đạt 218 triệu người dùng.
Các đối thủ nặng ký nhất của Messenger hiện là WeChat với 762 triệu người dùng ở Trung Quốc, nơi Messenger bị chặn hoạt động và Snapchat với 150 triệu người dùng hàng ngày, các đối tượng chủ yếu quan tâm đến việc nhắn tin ảnh cũng như chia sẻ câu chuyện hơn là tính tiện dụng cốt lõi. Điều đó khiến Messenger và WhatsApp, ứng dụng mà Facebook mới thâu tóm, gần như thống trị cuộc đua ứng dụng chat ở bên ngoài Trung Quốc, ngoại trừ "kẻ thù cứng đầu" nhất là phương thức nhắn tin truyền thống SMS.
Tuy nhiên, theo nhóm phát triển Messenger, để đánh bại SMS, ứng dụng nhắn tin/chat của Facebook cần phải phủ sóng rộng khắp hay có mặt ở khắp mọi nơi. Điều Messenger cần nhất hiện nay là thời gian để gia tăng sức hấp dẫn và khiến mọi người dần dần yêu thích nó hơn.
Tuấn Anh(theo Techcrunch)
(责任编辑:Kinh doanh)
- Nhận định, soi kèo U21 Bristol City vs U21 Swansea, 21h00 ngày 13/1: Đối thủ khó chịu
- Đến 'Địa Trung Hải trong lòng Hạ Long', giới trẻ mê mẩn ngắm hoàng hôn trên biển
- Bé 5 tuổi bí mật thu dọn hành lý cùng bạn bỏ nhà đi?
- Các công dụng bất ngờ của vỏ chanh với sức khỏe của bạn
- Nhận định, soi kèo PSG vs Saint
- Nguy cơ ung thư thực quản từ chứng trào ngược dạ dày thực quản
- Giá xe máy đồng loạt giảm trong tháng 6, nhiều xe dưới giá niêm yết
- Q&A: Cách ăn uống phòng bệnh ung thư gan, căn bệnh đứng số 1 tại Việt Nam
- Siêu máy tính dự đoán Sociedad vs Villarreal, 03h00 ngày 14/01
- Mùa xuân ở nơi 'hoa nở trên đá'
- Chiếc ô tô giá rẻ 'gây sốc' chỉ từ 162 triệu đồng sắp trình làng có gì hay?
- Băng tuyết kết hình hoa nở trên mặt hồ, cảnh ngoạn mục khiến du khách say lòng
- Nhận định, soi kèo Rayong FC vs BG Pathum United, 18h00 ngày 12/1: Cửa trên thất thế
- Tổ yến giúp bồi bổ sức khỏe nhưng ai không nên ăn?
- Nhận định, soi kèo Reading vs Burnley, 22h00 ngày 11/1: Đi dễ khó về
- 51 du khách nghi ngộ độc: Sở Y tế Bình Thuận không thể lấy mẫu thực phẩm
- Cụ bà nguy hiểm tính mạng sau khi cùng hàng xóm tiêm mật gấu vào đầu gối
- 4,5 triệu khách du lịch Trung Quốc có thể quay lại Việt Nam
- Nhận định, soi kèo Nacional vs Porto, 22h30 ngày 12/01: Ca khúc khải hoàn
- Có 800 triệu chọn xe phổ thông mới hay xe sang cũ giá rẻ?