您的当前位置:首页 > Thể thao > Nếu Facebook tính phí thuê bao và không chạy quảng cáo, điều gì sẽ xảy ra? 正文

Nếu Facebook tính phí thuê bao và không chạy quảng cáo, điều gì sẽ xảy ra?

时间:2025-01-21 02:52:51 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Mới đây trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ,ếuFacebooktínhphíthuêbaovàkhôngchạyquảngcáođiềugìsẽxlich thi đaulich thi đau、、

Mới đây trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ,ếuFacebooktínhphíthuêbaovàkhôngchạyquảngcáođiềugìsẽxảlich thi đau Mark Zuckerberg đã xác nhận chiến lược về một Facebook không quảng cáo, và người dùng sẽ trả tiền để bảo vệ sự riêng tư của họ.

Cụ thể, Thượng nghị sĩ Bill Nelson đã hỏi Zuckerberg làm thế nào để những người dùng Facebook không muốn thấy quảng cáo mục tiêu có thể ngăn chặn quảng cáo tràn ngập trên bảng tin (newsfeed) của họ.

"Để không chạy quảng cáo, chúng tôi cần một mô hình kinh doanh khác", Zuckerberg nói.

"Vậy có phải tôi sẽ phải trả tiền cho anh để anh không gửi quảng cáo cho tôi, không sử dụng thông tin cá nhân của tôi, không làm điều gì mà tôi không muốn?" Thượng nghị sỹ Nelson hỏi.

"Đúng thế, thưa Thượng nghị sĩ," Zuckerberg trả lời.

Rõ ràng, chúng ta rất tức giận cách Facebook cho phép các nhà quảng cáo sử dụng dữ liệu của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta "tẩy chay" các dịch vụ dựa trên quảng cáo như Google và Facebook, các công ty này sẽ phải tìm kiếm mô hình kinh doanh mới.

Xét cho cùng, bạn không thể có tất cả mọi thứ mà không mất gì.

Khi hỏi một người thường xuyên sử dụng Instagram trả 10 USD/tháng để có một dịch vụ không quảng cáo, anh ta đã trả lời "không". Điều này cũng thật buồn cười. Vì anh ta rất vui vẻ chi 6 USD để mua một gói thuốc lá mỗi ngày - nhưng hoàn toàn bác bỏ ý tưởng trả tiền cho một dịch vụ kỹ thuật số mà anh ta đã sử dụng trong nhiều năm.

Hàng ngày, chúng ta tương tác với hai loại hàng hóa. Loại hàng hóa đầu tiên có ngay lập tức, không thể mất, và không thể bị hư hại. Loại hàng hóa thứ hai phải đi lại mới có được, không thể thay đổi, dễ bị mất và chắc chắn có thể hư hỏng. Mặc dù loại hàng hóa thứ nhất có nhiều ưu điểm – đó là hàng hóa kỹ thuật số - song mọi người vẫn đánh giá cao và sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho loại hàng hóa thứ hai – hàng hóa vật lý.

Nghiên cứu cho thấy hành vi mua sắm của người tiêu dùng khá thờ ơ với hàng hóa kỹ thuật số. Cụ thể, ngày càng nhiều người tiêu dùng sẵn sàng trả tiền cho hàng hóa vật lý hơn là các sản phẩm kỹ thuật số.

Tính chất "không sờ nắm được" của hàng hóa kỹ thuật số - ứng dụng, nhạc và phim, sách điện tử và ảnh kỹ thuật số - khiến mọi người không có cảm giác sở hữu chúng. Khi chúng ta cảm thấy sở hữu một cái gì đó, tâm lý sẵn sàng bỏ tiền ra mua sẽ tăng lên. Kết quả là, các loại hàng hóa kỹ thuật số như đăng ký thuê bao các ứng dụng như Facebook, Messenger và Snapchat không mang lại cảm giác thỏa mãn như khi chúng ta bỏ tiền ra mua những thứ có thể sờ, cầm nắm và cảm thấy.

Các dịch vụ kỹ thuật số chạy quảng cáo sẽ phải vượt qua thử thách này, đặc biệt khi chúng ta sắp phải đối mặt với nhiều quy định mới. Quy định bảo vệ dữ liệu chung mới của châu Âu (GDPR), có hiệu lực vào tháng tới, mang lại cho người tiêu dùng nhiều quyền lực bảo vệ dữ liệu cá nhân hơn.

Facebook đã bị xáo trộn và phải thay đổi để tuân thủ GDPR trước khi quy định này có hiệu lực vào ngày 25/5/2018. Hiện tại, Facebook kiếm được hơn 1 tỷ USD mỗi quý trong doanh thu quảng cáo. Nếu Facebook tính phí mỗi người trong số 1,2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng 2,99 USD/năm (bằng mức giá của một cốc café Starbucks Latte) – để sử dụng phiên bản Facebook không quảng cáo, công ty có thể kiếm được 3,58 tỷ USD mỗi năm.

Câu hỏi đặt ra là: làm thế nào Mark Zuckerberg có thể tạo ra giá trị cho một phiên bản Facebook không có quảng cáo để nó có thể tồn tại? Câu hỏi này không chỉ dành cho CEO của mạng xã hội hàng đầu thế giới, mà mỗi người trong số chúng ta cũng phải trả lời - các nhà phát triển, doanh nhân và 87 triệu người dùng muốn bảo vệ dữ liệu của họ.