Một đoàn tàu chở hàng đã bị trật đường ray và lao thẳng xuống sông Floyd,ậncảnhđoàntàutrậtđườngraylaoxuốngsôngnhiềukhoangvỡnáclip nóng ngân 98 thuộc bang Iowa, Mỹ. Nguyên nhân của vụ tai nạn là tuyến đường sắt bắc qua sông bị sập do lũ lụt dâng cao tại Iowa.
.
VietNamNet TV
Video tái dựng phút cuối đau thương của MH370
Tập hợp và ráp những manh mối về MH370, National Geographic đã tái dựng một video về phút cuối của chiếc máy bay MH370 của Malaysia Airlines.
Siêu mặt trăng nhìn từ Hồ Tây, Hà Nội. (Ảnh: Lê Minh)
Thời tiết ở Hà Nội khá thuận lợi để quan sát siêu trăng. (Ảnh: Quang Vinh)
Siêu trăng xuất hiện trên di tích Cột cờ Hà Nội. (Ảnh: Quang Vinh)
Siêu trăng nhìn từ quảng trường Cách mạng tháng 8, Hà Nội. (Ảnh: Quang Vinh)
Mặt trăng di chuyển quanh Trái đất theo một quỹ đạo hình elip. Khi Mặt trăng di chuyển tới vị trí có khoảng cách gần với Trái đất nhất (điểm cận địa), kích thước Mặt trăng khi nhìn từ Trái đất sẽ lớn hơn. (Ảnh: Quang Vinh)
(Ảnh: Quang Vinh)
Quan sát siêu mặt trăng từ Hồ Gươm, Hà Nội. (Ảnh: Lê Minh)
(Ảnh: Lê Minh)
Ngắm siêu trăng từ khu vực Nhà thờ Lớn, Hà Nội khá dễ dàng. (Ảnh: Lê Minh)
Siêu trăng di chuyển trên bầu trời tòa nhà Lotte, Hà Nội. (Ảnh: Lê Minh)
Đêm nay, Việt Nam đón siêu trăng
Vào đêm 9 rạng sáng 10/3, những người yêu thiên văn ở Việt Nam và các nước sẽ có cơ hội ngắm siêu trăng.
" alt="Những hình ảnh đẹp về siêu trăng trên bầu trời Hà Nội"/>
Bản di chúc do chính tay Sharon Faye Smith viết được gửi đến cho gia đình cô.
Tên sát nhân xảo quyệt
Khi kẻ bắt cóc gọi điện tới khẳng định Sharon Faye Smith vẫn khỏe mạnh và thông báo hắn sẽ thả cô sớm, gia đình Smith đã nhen nhóm hy vọng con gái họ còn sống quay về.
Năm ngày kể từ khi Smith biến mất, kẻ bắt cóc lại gọi điện thoại cho mẹ và chị gái cô. Sáng hôm sau, hắn tiếp tục gọi điện thoại một lần nữa. Lần này, hắn để lại chỉ dẫn đi đến một ngôi nhà. Gia đình Smith đã rất mừng vì nghĩ rằng tên bắt cóc đã thực hiện đúng lời hứa. Thế nhưng, mọi hy vọng của họ đã sụp đổ hoàn toàn. Khi cảnh sát đến, họ tìm thấy xác của Smith đã phân hủy, trên người mặc bộ quần áo lần cuối cùng được nhìn thấy.
Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, cô gái chết vì ngạt thở chỉ khoảng 12 tiếng sau khi bị bắt cóc. Cảnh sát tin rằng những hành động vừa qua của kẻ bắt cóc chỉ nhằm kéo dài thời gian để xác chết phân hủy và như vậy, các bằng chứng sẽ bị xóa đi, gây khó dễ cho quá trình điều tra vụ án. Cảnh sát biết rằng họ đang phải đối phó với tên sát nhân xảo quyệt.
Ngay sau khi nhận được cuộc gọi đầu tiên của kẻ bắt cóc, cảnh sát đã bắt đầu tập trung phân tích. Họ cho rằng chất giọng khá thô và trầm này thuộc về một người đàn ông trẻ, có học thức. Do giọng nói đã bị bóp méo bằng thiết bị điều chỉnh tốc độ âm thanh, cảnh sát kết luận rằng người này có khả năng hiểu biết về lĩnh vực điện tử.
Với cuộc gọi thứ hai, cảnh sát đã lần ra được địa điểm của kẻ phạm tội. Hắn ta đã sử dụng một buồng điện thoại công cộng ở trung tâm Lexington để gọi đến cho gia đình Smith. Tuy nhiên, do công nghệ những năm 80 còn nhiều hạn chế nên để lần theo và đến được địa điểm gọi điện, cảnh sát phải mất ít nhất 15 phút nên khi họ đến nơi, kẻ bắt cóc đã rời khỏi đó. Tất cả các cuộc gọi đều được hắn lên kịch bản kỹ lưỡng.
Vụ án mạng thứ hai
Sau đám tang của Sharon Smith, tên bắt cóc gọi điện một lần nữa thách thức gia đình nạn nhân và cảnh sát. Hắn mô tả việc gây án, rằng đã dùng súng uy hiếp, bắt cóc, cưỡng hiếp và cuốn băng dính lên đầu khiến Sharon ngạt thở. Gia đình Smith tuy rất đau khổ trước cái chết khủng khiếp của con gái mình nhưng vẫn cố gắng nghe hết, hy vọng có thể giúp ích cho cuộc điều tra. Tuy nhiên, điều này vẫn không đem lại nhiều kết quả.
Ngày 14/6/1985, vài tuần sau cái chết của Smith, tên sát nhân lại gọi đến một lần nữa. Tuy nhiên lần này, hắn không còn nhắc đến nữ sinh 17 tuổi nữa mà nhắc đến một cái tên khác là Debra May Helmick.
Cảnh sát nhanh chóng tìm ra Debra May Helmick là một cô bé 10 tuổi. Hàng xóm nhìn thấy một chiếc ô tô lạ đột ngột dừng lại, một người đàn ông bước xuống và nhanh chóng kéo Helmick lên xe khi cô bé đang chơi cùng vài đứa trẻ khác rồi phóng đi. Tất cả diễn ra quá nhanh khiến không ai kịp phản ứng.
Tương tự với Sharon, kẻ bắt cóc cũng đưa ra một địa chỉ và khi cảnh sát tới họ cũng chỉ tìm thấy xác cô bé đã phân hủy nhiều ngày. Do gia đình bé Debra không có điện thoại nên vụ án này không có manh mối để điều tra. Các nhà điều tra nhận ra họ đang phải đối mặt với một kẻ giết người hàng loạt thích trêu đùa cảnh sát.
Dựa vào các nghiên cứu tội phạm, các nhà điều tra đoán rằng thủ phạm có thể là người bị rối loạn hành vi, nghiện rượu nặng, rất hào hứng khi nói về chuyện giết người. Tuy nhiên, những suy đoán về thủ phạm chỉ dừng lại tại đó khiến cuộc điều tra rơi vào bế tắc cho đến khi cảnh sát tìm thấy một manh mối vô cùng quan trọng.
(Còn nữa)
32 ngày cách ly ở Campuchia và Sài Gòn của em bé 10 tháng tuổi
Lần thứ nhất, New New cách ly cùng mẹ ở Campuchia 15 ngày. Trở về Sài Gòn, em cùng mẹ đến KTX Đại học Quốc gia TP.HCM cách ly 17 ngày nữa.
" alt="Bản di chúc bí ẩn của thiếu nữ xinh đẹp bị bắt cóc: Cái chết đau đớn"/>
Ở các trường học Nhật Bản, học sinh không phải tham gia bất cứ kỳ thi nào cho tới khi vào lớp 4 (khoảng 10 tuổi). Các em chỉ làm những bài kiểm tra nhỏ. Người Nhật tin rằng mục tiêu 3 năm học đầu tiên của trẻ không phải là đánh giá kiến thức của đứa trẻ, mà là hình thành cách cư xử tốt và phát triển tính cách.
Trẻ em Nhật được dạy cách tôn trọng người khác, nhẹ nhàng với động vật và thiên nhiên. Chúng cũng được dạy phải hào phóng, nhân hậu và biết cảm thông. Ngoài ra, trẻ cũng được dạy những phẩm chất như biết ơn, tự quản và công bằng.
Năm học mới bắt đầu vào mùa hoa anh đào
Trong khi hầu hết các trường trên thế giới đều bắt đầu năm học vào tháng 9 hoặc tháng 10 thì ở Nhật Bản, tháng 4 là thời điểm bắt đầu năm học mới. Ngày đầu tiên tới trường thường trùng với một trong những hiện tượng tự nhiên đẹp nhất đất nước này - đó là thời điểm hoa anh đào nở rộ.
Năm học ở Nhật Bản được chia thành 3 kỳ: từ 1/4 đến 20/7, từ 1/9 đến 26/12 và từ 7/1 đến 25/3. Học sinh Nhật được nghỉ 6 tuần vào mùa hè, ngoài ra còn có 2 tuần nghỉ đông và xuân.
Hầu hết các trường không có lao công
Học sinh sẽ phải lau dọn lớp học, nhà ăn, thậm chí là cả nhà vệ sinh. Khi dọn vệ sinh, học sinh được chia thành những nhóm nhỏ và được phân công nhiệm vụ luân phiên suốt năm học.
Người Nhật tin rằng việc yêu cầu học sinh dọn dẹp sẽ dạy trẻ cách làm việc theo nhóm và biết giúp đỡ lẫn nhau. Ngoài ra, việc dành thời gian và công sức cho những việc như quét dọn sẽ khiến bọn trẻ tôn trọng công việc của người khác.
Cơm trưa tự phục vụ
Các trường học Nhật Bản cố gắng hết sức để đảm bảo rằng học sinh được ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng.
Ở các trường tiểu học và trung học cơ sở, bữa trưa được nấu theo một thực đơn chuẩn do các đầu bếp và chuyên gia chăm sóc sức khỏe đưa ra. Tất cả học sinh sẽ ngồi ăn trong lớp học cùng với giáo viên. Điều này giúp xây dựng mối quan hệ thầy trò tích cực.
Học sinh cũng chính là những người hỗ trợ bộ phận bếp phục vụ cả lớp. Nhiệm vụ này được luân phiên mỗi ngày.
Học thêm giờ rất phổ biến ở Nhật
Để vào được một trường trung học tốt, hầu hết học sinh Nhật Bản đều phải học thêm. Các lớp học thường được tổ chức vào buổi tối. Việc trẻ đi học thêm về muộn vào buổi tối là cảnh tượng hết sức quen thuộc ở Nhật Bản.
Học sinh Nhật học 8 tiếng ở trường, nhưng thậm chí trong các kỳ nghỉ hay cuối tuần, chúng lại vẫn phải học tiếp.
Không có gì phải ngạc nhiên khi học sinh ở đất nước này hầu như không bao giờ phải học lại ở cấp tiểu học, trung học.
Học thư pháp và thi ca
Thư pháp và thi ca Nhật dạy bọn trẻ nên tôn trọng văn hóa và các truyền thống lâu đời của đất nước này.
Mặc đồng phục để xoá bỏ khoảng cách
Hầu hết các trường đều yêu cầu học sinh phải mặc đồng phục. Trong khi một số trường có đồng phục riêng, thì đồng phục truyền thống của học sinh Nhật là trang phục kiểu quân đội dành cho nam sinh và áo váy thủy thủ cho nữ sinh.
Chính sách đồng phục của giáo dục nước này nhằm xóa bỏ các khoảng cách về mặt tầng lớp xã hội, giúp cho học sinh có tâm trạng thoải mái hơn trong trường học. Ngoài ra, mặc đồng phục cũng giúp nâng cao tính cộng đồng của trẻ.
Tỷ lệ đi học khoảng 99,99%
Có thể mỗi chúng ta từng trốn học ít nhất một lần trong đời. Nhưng, học sinh Nhật Bản thì không. Thậm chí họ còn hiếm khi đi học muộn. Khoảng 91% học sinh ở Nhật Bản cho biết, họ chưa bao giờ hoặc chỉ có một vài tiết học không chú ý tới những gì giáo viên đang giảng.
Thi cử gắt gao
Vào cuối cấp trung học phổ thông, học sinh Nhật Bản phải tham gia một kỳ thi rất quan trọng sẽ quyết định tương lai của họ. Học sinh có thể chọn một trường đại học mà họ muốn vào, và trường sẽ đưa ra những yêu cầu về điểm số. Nếu học sinh không đạt được tiêu chí đó thì sẽ không được vào.
Sự cạnh tranh để vào đại học ở Nhật là rất gắt gao - chỉ có 76% học sinh tốt nghiệp phổ thông tiếp tục học đại học. Không phải ngẫu nhiên mà giai đoạn chuẩn bị vào đại học được đặt tên là ‘địa ngục thi cử’.
Thời sinh viên - ‘kỳ nghỉ’ tốt nhất trong đời
Sau khi đã vượt qua ‘địa ngục thi cử’, sinh viên Nhật sẽ được nghỉ ngơi một chút. Ở đất nước này, thời sinh viên được cho là những năm tháng sung sướng nhất trong cuộc đời. Đôi khi, người Nhật gọi giai đoạn này là ‘kỳ nghỉ’ trước khi bước vào thế giới công việc đầy áp lực của một người trưởng thành.
Cuộc sống lạ lùng ở Nhật Bản dưới con mắt của bà mẹ yêu nước Mỹ
Cuộc sống ở Nhật Bản được hé mở rất chân thực và đa dạng dưới góc nhìn của một bà mẹ nhiều năm xa quê.
" alt="10 điều bên trong trường học khiến người Nhật được cả thế giới ngưỡng mộ"/>
Những loại thực phẩm cao cấp vốn chỉ được giao cho các nhà hàng nổi tiếng bây giờ phục vụ cả những gia đình giàu có trong thời kỳ dịch bệnh.
Dịch bệnh có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế nhưng với giới siêu giàu vốn sở hữu nhiều căn nhà, máy bay riêng thì tối thiểu họ có tới 15-20 giúp việc trong nhà. Khi họ phải ở nhà nhiều hơn, họ nhận ra rằng họ không thể cắt giảm khoản nấu ăn.
Nếu chỉ phải cách ly trong một vài tuần, họ có thể mua đồ ăn mang đi hoặc tự nấu, nhưng nếu thời gian cách ly lên tới vài tháng, họ bắt đầu tìm đến sự giúp đỡ bên ngoài, Tiana Tenet – đồng sáng lập The Culinistas, công ty chuyên cung cấp đầu bếp riêng cho các thành phố lớn của Mỹ, cho hay.
Các khách hàng của Tenet cũng được khuyên nên ở trong một phòng khác hoặc ra khỏi nhà trong khi các đầu bếp có mặt ở nhà họ để nấu ăn để đảm bảo giãn cách xã hội.
Một số gia đình thậm chí còn đề nghị tăng lương cho các nhân viên giúp việc để họ cách ly cùng chủ nhà trong suốt thời gian dịch bệnh.
Nữ doanh nhân Martha Stewart từng chia sẻ rằng lái xe, quản gia, người làm vườn của cô hiện đang ở chung với cô trong căn biệt thự riêng ở Bedford, New York trong suốt thời gian dịch bệnh. ‘Chúng tôi cùng nhau ăn tối, uống cocktail và chơi bài sau bữa ăn’.
Những nông trại hữu cơ miễn phí
Khu dân cư Kohanaiki - nơi có trang trại hữu cơ dành riêng cho các thành viên.
Một số gia đình chọn cách sử dụng thực phẩm từ các trang trại hữu cơ – nơi có ít nguy cơ lây nhiễm hơn các siêu thị đông đúc.
Ở một khu dân cư có tên là Kohanaiki (Hawaii, Mỹ), nơi mà giá nhà dao động từ 3 triệu USD tới 20 triệu USD, cư dân thường được cung cấp thực phẩm từ một nông trại dành riêng cho thành viên của khu dân cư hoàn toàn miễn phí.
Người phát ngôn của cộng đồng này cho biết, lượng cư dân đến lấy thực phẩm từ nông trại tăng lên trong thời gian dịch bệnh. Họ phải cử một nông dân luôn có mặt ở đó để tư vấn xem cư dân nên hái những loại rau củ nào.
Một khu dân cư cao cấp khác ở Utah cho biết, cư dân ở đây không cần phải đến siêu thị mua lương thực mà có thể đặt hàng tại nhà.
Youdovin chia sẻ, một số khách hàng của ông còn có những khu vườn hữu cơ riêng, thậm chí là các trang trại này còn chăn nuôi một số loại gia cầm để cung cấp thịt.
Giao hàng cao cấp tại nhà
Trước khi dịch bệnh hoành hành tại Mỹ, công ty cung cấp thực phẩm Regalis Foods thường giao trứng cá muối, nấm, cua hoàng đế, thịt bò Wagyu cho các nhà hàng Michelin trên khắp nước Mỹ. Nhưng từ khi dịch bệnh xuất hiện, công ty này còn mở thêm dịch vụ giao hàng tới tận nhà những vị khách sành ăn.
Khách hàng được ăn cua hoàng đế với giá 395 USD, thịt bò Wagyu với giá 17 USD cho gần nửa cân thịt…
Người sáng lập Regalis thừa nhận rằng công ty của ông phục vụ cho một đối tượng rất cụ thể. Ông cũng lo lắng về việc khi dịch bệnh còn tiếp tục gây ảnh hưởng trong thời gian tới thì đối tượng khách hàng này có tiếp tục sử dụng các sản phẩm cao cấp nữa hay không.
‘Tôi không biết người ta sẽ chuyển sang sử dụng các loại thực phẩm thông thường hay vẫn tiếp tục sử dụng sản phẩm của chúng tôi’.
Bên trong nghĩa trang của giới nhà giàu
Được thiết kế như khu nghỉ dưỡng sang trọng, đây là nơi an nghỉ của những người giàu có và quyền lực nhất thành phố New York nói riêng cũng như nước Mỹ nói chung.
Liên tục có các mạnh thường quân gọi điện tới ngỏ ý giúp đỡ ông Hải
Trong số các mạnh thường quân có vợ chồng chị Ngọc Hân, 37 tuổi, chủ cửa hàng kinh doanh ở đường Tôn Thất Thuyết (quận 4, TP.HCM) tìm tới đưa ông về nhà chăm sóc và tạo điều kiện cho ông có việc làm.
Chị Ngọc Hân kể, biết hoàn cảnh của ông Hải, vợ chồng chị đến đón về nhà từ ngày 8/4. ‘Vợ chồng tôi sẽ để chú làm việc tại cửa hàng, có trả lương và nuôi chú ăn ở. Nếu chú ấy ở đây không thoải mái, vợ chồng tôi sẽ thuê phòng cho chú ở’, chị Ngọc Hân nói.
Nhắc tới gia đình, vợ con, ánh mắt ông Hải buồn hẳn lại. Hồi tưởng lại quá khứ, ông kể, sau khi rời quân ngũ, ông đi làm ở hội chợ Quang Trung (Quận 12, TP.HCM). Do công việc phải làm từ sáng tới tối nên không có nhiều thời gian bên vợ con khiến mâu thuẫn xảy ra, hai vợ chồng ông chia tay. Vợ ông bỏ đi tìm hạnh phúc, mang theo cô con gái.
Một thời gian sau, ông cũng lập gia đình và sinh thêm được cậu con trai. Tuy nhiên, hạnh phúc không kéo dài được bao lâu. Năm 1994, người vợ hai mắc bệnh, ông phải bán nhà chạy chữa cho vợ nhưng bà cũng mất vì bệnh nặng. Một thời gian sau, người con trai cũng qua đời vì tai nạn giao thông.
Không nhà cửa, vợ con, ông lang thang khắp nơi kiếm sống. Sau này, ông ở trọ trên đường Bến Vân Đồn (Quận 4, TP.HCM) rồi xin làm bảo vệ cho một cửa hàng ở đường Trần Hưng Đạo, Quận 1.
Ông Hải ao ước gặp lại người con gái của mình
Hai tháng nay, dịch Covid-19 hoành hành, cửa hàng nơi ông làm việc phải đóng cửa, ông thành thất nghiệp. Không có tiền trả tiền nhà, ông đành mang hộ khẩu và chứng minh thư đi cầm cố. Mất việc lâu, tiền không có, tiền nhà nợ mấy tháng khiến bản thân ông tự thấy xấu hổ nên đã trả lại phòng trọ, sống lang thang.
May mắn, nhờ những tấm lòng hảo tâm của người Sài Gòn đầy nghĩa khí, giờ đây cuộc đời ông Hải đã bước sáng một trang mới đầy tươi sáng hơn.
Tất tả mang thức ăn về cho ông Hải, anh Bình - chồng chị Ngọc Hân liên tục nhắc ông ráng ăn hết. “Mấy hôm nay nhiều người tìm đến giúp đỡ chú lắm. Có ngày vài chục người tìm tới. Khách đến, chú đang ăn cơm cũng phải đặt chén xuống. Khách về, chú không ăn nổi chén cơm. Ngày ba bữa, chỉ vài ba thìa đồ ăn vào bụng. Chú già rồi, lại đang bị bệnh, ăn uống thất thường sẽ không có sức khỏe”, anh Bình xót xa nói.
Do lượng người tới giúp đỡ ông Hải khá nhiều nên vợ chồng anh Bình sợ mang tiếng là đưa ông về chăm sóc để lợi dụng số tiền các mạnh thường quân ủng hộ. Vì vậy, vợ chồng anh tính kiếm cho ông một phòng trọ gần cơ sở để ông về đó sống, tự quản tài sản.
“Xưa giờ vợ chồng tui cũng hay đưa những người nghèo khó về, tạo công ăn việc làm cho họ, không ai biết cả. Chú Hải được nhiều người quan tâm, vợ chồng tôi sợ mang tiếng lợi dụng nên đang kiếm phòng trọ cho chú còn việc ăn uống và công việc tôi vẫn giúp đỡ chú”, anh Bình cho hay.
Đang ăn dở bữa sáng, điện thoại ông Hải lại đổ chuông, đầu bên kia là một Việt kiều Mỹ gọi, ngỏ ý muốn ủng hộ, bằng giọng nhỏ nhẹ ông Hải từ chối: “Các mạnh thường quân giúp chú nhiều rồi, chú cũng chuộc được giấy tờ về rồi, con hãy giúp những người có hoàn cảnh khó khăn hơn”.
Ông Hải tâm sự, giờ không phải lo miếng ăn, chốn ở nữa, điều ông chỉ ao ước được gặp lại người con gái - tên Đào Thị Hoàng Ngọc, sinh năm 1987. ‘Con bé đi cùng mẹ khi mới 6 tuổi. Hơn 20 năm qua, chú không được gặp con. Con gái ơi, hãy liên lạc với ba nha con’, chú Hải nhắn nhủ.
Phút nhẫn nại của anh bộ đội trước hành xử nóng nảy của người cách ly
Mang đồ tiếp tế đến, nhiều người muốn đồ của họ phải được ưu tiên trước, không được thì lớn tiếng mắng mỏ. Dù thế, anh Thi và các đồng đội vẫn nhẫn nại để tiếp tục công việc.
" alt="Ông lão vô gia cư được vợ chồng bà chủ ở Sài Gòn nhận nuôi"/>