Bí thư Đảng ủy xã Hữu Khuông (huyện Tương Dương) Lô Văn Tuấn cho biết, toàn xã có 7 bản, hơn 600 hộ dân với 2.677 nhân khẩu. Việc đi lại của người dân đang gặp rất nhiều khó khăn.
"Tính từ trung tâm xã đi đến bản gần nhất là hơn 3km. Có bản không có điện, không có sóng điện thoại, đường núi đồi dốc cao như ở Huội Bủng. Riêng Bản Huội Cọ và bản Sàn cách trung tâm xã gần 20km. Việc di chuyển đi đến các bản làm việc đều phải dùng thuyền nhỏ" - ông Tuấn chia sẻ.
Trong 7 bản thì có 4 bản người Khơ Mú, 2 bản người Thái và 1 bản người H’Mông. Việc di chuyển bằng đường sông thì thuận lợi hơn trước khi thủy điện tích nước thủy điện. Điện lưới mới được Nhà nước kéo về trung tâm xã từ tháng 12/2020.
Trước đó, toàn xã không có điện, chỉ dùng máy phát điện loại nhỏ để thắp sáng các bóng đèn công suất thấp.
"Riêng khẩu phần ăn của các cháu ở các cấp mầm non, tiểu học và THCS đang được sự hỗ trợ của Nhà nước. Nói thật là các suất ăn chỉ mới đảm bảo ăn no. Ở xã không có chợ lại cách xa trung tâm để mua các thực phẩm tươi. Vì thế, việc ăn uống hàng ngày của các cháu chủ yếu là rau củ quả mua từ trong nhà dân hoặc phụ huynh đóng góp" - ông Tuấn tâm sự.
Ông Tuấn cho biết, nếu mua thực phẩm tươi phải gửi từ thị trấn Hoà Bình (trung tâm huyện Tương Dương) hoặc từ xã Tri Lễ (huyện Quế Phong) đưa đến. Thời gian đi thuyền trên sông và đường bộ gần 3 giờ đồng hồ mới đến nơi mua thực phẩm.
“Quãng đường là như vậy nhưng phải phụ thuộc xe, thuyền gom đủ người và hàng hoá mới đưa được vào xã. Ở trong này thật sự khó khăn, vất vả trong việc đi lại. Thực phẩm sử dụng ngày hôm nay thì phải đặt từ ngày hôm qua” – ông Tuấn bộc bạch.
![]() |
Vào mùa khô, nước lòng hồ thủy điện Bản Vẽ hạ xuống thấp thì việc đi lại gặp nhiều khó khăn hơn vì bùn lầy |
![]() |
![]() |
Thầy cô đẩy xe xuống bến để gửi và bắt đầu hành trình đi thuyền vào trung tâm xã Hữu Khuông |
![]() |
Hàng trăm chiếc xe máy được gửi lại ở bãi bến thượng nguồn ở đập thủy điện |
![]() |
Di chuyển trên lòng hồ giữa bốn bề là núi non trùng điệp |
![]() |
Phương tiện đi lại chủ yếu của người dân ở xã Hữu Khuông là thuyền |
![]() |
Các thầy giáo Trường Tiểu học Hữu Khuông khi biết có khách vào thăm đã ra tận bến để tăng bo bằng xe máy vào đến trường |
![]() |
![]() |
Các em học sinh ở Trường Tiểu học Hữu Khuông chủ yếu là đồng bào Thái; Khơ Mú và H'Mông |
![]() |
![]() |
Đa số là con em hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn |
![]() |
Con đường bê tông hiếm hoi mới được nâng cấp lên từ đường đất |
![]() |
Cổng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú - THCS Hữu Khuông |
![]() |
Toàn trường có 209 học sinh, trong đó có 184 em ở lại khu vực bán trú. Có nhiều học sinh ở 2 bản Huội Cọ và bản Sàn phải đi thuyền khoảng 40 phút mới đến trường học. Nhiều giáo viên cũng ở cách xa hàng trăm cây số, mỗi tháng chỉ về nhà một đôi lần. |
![]() |
Mỗi cuối tháng, các em học sinh bán trú lại xếp hàng nhận suất ăn buổi trưa trước khi đi về nhà gồm: 2 gói mì tôm và 1 quả trứng gà |
![]() |
Các em vui vẻ nhận trứng và mì tôm trước khi đi thuyền về nhà |
![]() |
Khu vực có 184 học sinh bán trú ở lại ăn và học tại chỗ |
Quốc Huy
Trong 8 năm, thầy Vỹ và bạn bè đã vận động xin tài trợ để xây mới 40 điểm trường, 30 điểm trường được sửa chữa và hỗ trợ trang thiết bị phòng học như điện năng lượng mặt trời, bàn ghế, bảng, sách vở…
" alt=""/>Gian nan đi thuyền đến ngôi trường nằm giữa ốc đảo thủy điện Bản Vẽ![]() |
Từ trái sang: Nguyễn Hoàng Khánh (Trường THPT Bạch Đằng, Quảng Ninh); Nguyễn Việt Thái (Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - Trường ĐH Ngoại Ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội); Nguyễn Thiện Hải An (Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) và Nguyễn Đình Duy Anh (Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An). |
Chia sẻ với VietNamNet, Nguyễn Việt Thái(học sinh Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ - Trường ĐH Ngoại Ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho hay, cũng như 3 bạn cùng chơi, năm nay các em có quãng thời gian để ôn luyện nhiều hơn so với mọi năm khi trận chung kết diễn ra muộn hơn so với thường lệ bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.
“Hiện, em đã hoàn toàn sẵn sàng cho trận đấu sắp tới. Tất nhiên, em cũng có chút hồi hộp.
Trong thời gian qua, em đã cố gắng để thu nhận những kiến thức trong chương trình THPT và cập nhật các kiến thức thời sự để chuẩn bị cho cuộc thi chung kết”.
Việt Thái cho rằng mình có một chút lợi thế về tốc độ. Ngoài ra, là học sinh chuyên ngữ nên Thái có lợi thể ở một số câu hỏi tiếng Anh. Tuy nhiên, em lại không tự tin với những câu hỏi về IQ, tư duy logic.
“Nếu giành chiến thắng thì đó là một điều gì đó rất vui và tự hào với bản thân em. Nhưng nếu không chiến thắng, em vẫn có cho mình những mục tiêu để hướng đến trong tương lai như thi vào đại học, theo đuổi ngành học mà mình yêu thích,...”.
Còn Nguyễn Thiện Hải An(học sinh Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho hay, trước vòng thi chung kết năm, em chuẩn bị cho mình một tinh thần thoải mái, sức khỏe tốt và bồi đắp những phần kiến thức bản thân còn thiếu.
“Em bổ sung nhiều hơn về những kiến thức về thể thao, nghệ thuật cũng như tin tức thời sự gần đây”, Hải An chia sẻ.
Hải An nhìn nhận mình có điểm mạnh là tốc độ, tuy nhiên một vài phần kiến thức như kể trên là những vấn đề mà em đang cố gắng hơn.
Không đặt quá nhiều kì vọng vào phần thi nào nhưng em mong muốn đạt được điểm số cao ở phần Khởi động. “Còn phần thi Vượt chướng ngại vật là phần em khá lo ngại vì tính chất khó lường và quỹ điểm lớn của nó”.
Hải An cũng đánh giá cả 3 bạn chơi còn lại đều là những thí sinh rất mạnh.
“Em thấy Hoàng Khánh là bạn chơi có tốc độ cao, phạm vi kiến thức rộng. Việt Thái thì khá cẩn thận và chính xác. Còn Duy Anh có chiến thuật chơi tốt và kiến thức cũng chắc chắn”, Hải An đánh giá.
Là học sinh chuyên tự nhiên, song Thái không cho rằng mình có lợi thế hơn các bạn khác ở những câu hỏi về logic, tính toán.
“Vì thực tế 3 bạn cùng chơi với em trong trận chung kết cũng khá mạnh ở khả năng Toán học”, Hải An nói.
Theo Hải An, đã đi đến vòng cuối cùng thì tất nhiên ai cũng muốn giành chiến thắng, tuy nhiên em không quá đặt nặng vấn đề này cho mình mà điều quan trọng nhất là mình cần thi đấu hết sức, đúng với khả năng.
Còn Nguyễn Đình Duy Anh(học sinh Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) cho hay, em chuẩn bị một tâm lý thoải mái, hết mình và chuẩn bị một sức khỏe tốt bằng việc ăn, ngủ điều độ.
"Em tự nhủ với bản thân rằng đến được trận chung kết đã là một chặng đường dài và đáng nhớ nên mình cần thi đấu làm sao để không phải tiếc nuối với những gì mình trải qua”.
Duy Anh cho rằng mình yếu nhất ở phần thi Tăng tốc. “Em nhận thấy mình là một người hoạt động đa nhiệm cùng lúc khá kém. Trong khi phần Tăng tốc yêu cầu thí sinh vừa phải tính toán, phán đoán vừa phải quan sát và đánh máy”.
Cho rằng càng đi sâu vào các vòng trong các câu hỏi sẽ càng khó hơn nên Duy Anh ôn những mảng kiến thức mở, kiến thức xã hội hơn và tập trung vào những thông tin thời sự.
“4 bạn tham gia chung kết đều hướng đến vòng nguyệt quế, nên có được chiến thắng là điều tuyệt vời. Em đánh giá 3 bạn chơi còn lại có phần nhỉnh hơn mình. Tuy nhiên, ai cũng có cơ hội. Em đặt mục tiêu sẽ thi đấu hết mình, đúng sức và có thể tự hào với màn thể hiện của mình dù kết quả ra sao”, Duy Anh chia sẻ.
Trong số các bạn chơi, Duy Anh đánh giá cao nhất khả năng chiến thắng của Hải An.
“Hải An không chỉ có kiến thức rộng mà còn sâu ở nhiều lĩnh vực. Cộng với tâm lý thi đấu tự tin, minh chứng bằng màn lội ngược dòng ở cuộc thi Quý 3, Hải An là một đối thủ đáng gờm. Còn Việt Thái có vùng hiểu biết rộng, thi đấu tự tin, bay bổng như không hề có áp lực. Hoàng Khánh có những câu trả lời rất quyết đoán”.
![]() |
Ảnh: VTV. |
Trước trận chung kết, các thí sinh cho biết vẫn giữ liên hệ, nói chuyện, nhắn tin và thi thoảng rủ nhau cùng tham gia một trận Olympia online. “Em nghĩ đây cũng là một cách để chúng em tự ôn luyện, bổ sung kiến thức và rèn luyện phản xạ. Ở những cuộc thi online như thế, thường thì em là người dẫn chương trình, nhưng cũng có khi thì Hoàng Khánh, khi Hải An. Chúng em giữ liên lạc với nhau qua những kênh như thế”, Việt Thái chia sẻ.
Chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 21 được tổ chức vào ngày Chủ nhật 14/11/2021 tại Trường quay S14 - Đài Truyền hình Việt Nam và truyền hình trực tiếp đến 4 điểm cầu - trường THPT mà các “nhà leo núi” đang theo học.
Thí sinh giành chiến thắng trận chung kết năm sẽ nhận được vòng nguyệt quế, cúp kỷ niệm cùng phần thưởng trị giá 40.000 USD và cơ hội du học. Các thí sinh về Nhì và Ba nhận giải thưởng trị giá 100 và 50 triệu đồng.
Thanh Hùng
Trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 21 diễn ra sáng nay 14/11/2021 tại Trường quay S14 - Đài Truyền hình Việt Nam và truyền hình trực tiếp đến 4 điểm cầu tại các trường THPT mà các “nhà leo núi” đang theo học.
" alt=""/>Các nhà leo núi chuẩn bị ra sao trước trận chung kết Olympia năm 2021?